Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Tìm hiểu sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng khách sạn

Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, Buồng phòng là bộ phận có vai trò chủ chốt và không thể thiếu khi đóng góp đến 60% tổng doanh thu của khách sạn. Vậy bộ phận Buồng phòng là gì? Và sơ đồ tổ chức bộ phận Buồng phòng ra sao? Hãy cùng CET tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Bộ phận Buồng phòng hay còn có tên gọi là Housekeeping, có nhiệm vụ chính là đảm bảo chất lượng cho từng căn phòng của khách sạn. Không hào nhoáng hay sang trọng như bộ phận Tiền sảnh, Lễ tân, bộ phận Buồng phòng là “những người hùng thầm lặng”, duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ phòng, khẳng định chất lượng của khách sạn.

Bộ phận Buồng phòng

Bộ phận Buồng phòng

Bộ phận Buồng phòng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong khách sạn
(Ảnh: Internet)

Để đảm bảo công việc được trôi chảy và hoàn thành thật tốt đòi hỏi các vị trí trong bộ phận Buồng phòng phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và chính xác. Bộ phận Buồng phòng có các vị trí như sau:

– Dọn phòng: Công việc của vị trí này là dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc theo tiêu chuẩn khách sạn, đảm bảo tài sản và sức khỏe cho khách hàng, đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động tốt, nếu phát hiện hỏng hóc trong phòng phải báo nhân viên sửa chữa…

– Giặt ủi: Vị trí giặt ủi có nhiệm vụ thu gom, giặt ủi tất cả quần áo của khách, kể cả các loại khăn ăn, khăn trải bàn của khách sạn và đồng phục nhân viên…

– Nhân viên minibar: Kiểm tra, nhập dữ liệu tiêu dùng của khách, thay thế thức uống hết hạn sử dụng, đảm bảo số lượng lưu kho đủ phục vụ khách hàng, tiếp nhận và chuyển đồ theo yêu cầu…

– Nhân viên dọn dẹp công cộng: Có nhiệm vụ phối hợp với Lễ tân, Bảo vệ xử lý trường hợp khách quên đồ hay hỗ trợ khi khách có nhu cầu, đảm bảo tác phong, đồng phục theo đúng tiêu chuẩn khách sạn, dọn dẹp sạch sẽ khu vực công cộng…

– Nhân viên cắm hoa: Kiểm tra yêu cầu cắm hoa trong ngày, chuẩn bị hoa theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng hoa trong các khu vực của khách sạn, bảo quản đồ nghề cắm hoa…

– Nhân viên làm vườn: Có nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, cắt tỉa cây xanh…

– Ngoài cấp nhân viên, sẽ có những vị trí quản lý như: Trưởng phòng Housekeeping, Trợ lý trưởng phòng Housekeeping, Giám sát giặt là, Trưởng bộ phận dọn dẹp công cộng, Giám sát tầng…

Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng khách sạn

Thông thường, bộ phận Buồng phòng trong các khách sạn được tổ chức như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng khách sạn

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 2 sao

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 2 sao

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 3 sao quốc tế

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 3 sao

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 4 – 5 sao

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 4 – 5 sao

Những tố chất đối với nhân viên Buồng phòng

Vì đặc thù của công việc khá nặng nhọc, vất vả với khối lượng công việc lớn, nên để trở thành nhân viên Buồng phòng đòi hỏi bạn phải có một thể lực tốt và chịu được áp lực cao. Ngoài ra, bạn cần phải hội đủ những điều kiện như:

Vui vẻ, nhiệt tình và không ngừng học hỏi

Vì công việc của nhân viên Buồng phòng là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, nên sự vui vẻ, nhiệt tình sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc, phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán của những đất nước khác nhau để có thể trò chuyện và hiểu khách hàng hơn. Từ đó, mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng và tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn.

Cẩn thận, gọn gàng và sạch sẽ

Đây chính là những nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ nhân viên Buồng phòng nào cũng phải tuân thủ. Cẩn thận trong từng công việc, bảo quản tài sản chung của khách sạn và vật dụng của khách, gọn gàng, sạch sẽ trong quá trình làm việc, thể hiện tác phong chuyên nghiệp, sẽ giúp khách sạn ghi điểm tuyệt đối.

Hiểu rõ nguyên tắc dọn phòng

Ngoài những tố chất trên, kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn là điều không thể thiếu. Bạn phải nắm được và thành thạo quy trình cùng với các nguyên tắc dọn phòng. Từ việc chuẩn bị dụng cụ, đến việc nhẹ nhàng gõ cửa, tác phong chỉn chu, tỉ mỉ đến việc kịp thời báo cáo tình trạng hư hỏng của các thiết bị trong phòng…

Với sơ đồ tổ chức bộ phận Buồng phòng trong khách sạn cùng những tố chất cần có để trở thành nhân viên bộ phận Buồng phòng như trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu thêm về bộ phận này. Nếu yêu thích, bạn đừng ngần ngại theo đuổi đến cùng nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/so-do-to-chuc-bo-phan-buong-phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...