Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Cách làm cá chạch kho nghệ và kho tiêu ngon

Cá chạch là loài cá đặc sản miền Tây với phần thịt chắc nịch, thơm ngon nên thường được người Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đặc biệt, với món cá chạch kho sẽ khiến bạn không khỏi ngất ngây bởi hương vị tuyệt vời của nó. Hôm nay, Cet.edu.vn giới thiệu đến bạn cách làm cá chạch kho nghệ và kho tiêu ngon để bạn tha hồ “biến tấu” cho mâm cơm hằng ngày của gia đình.

Cá chạch thường sinh sống trong môi trường cả nước ngọt và nước lợ, tại nơi có nhiều sình lầy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá chạch có thân hình mập mạp, đầu nhọn, da trơn, dài khoảng 1 gang tay. Thịt cá nhiều chất dinh dưỡng, theo dân gian thì cá chạch là thuốc quý có tác dụng bồi bổ sinh lực cho đàn ông. Cá chạch được người Nam Bộ đem chế biến thành nhiều món hấp dẫn: cá chạch nướng chấm mắm me, cá chạch chiên giòn, cá chạch nấu canh chua… Đặc biệt, món cá chạch kho nghệ dù dân dã nhưng vẫn được xem là “cực phẩm” vì vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.

Cá chạch kho nghệ

cá chạch kho nghệ

Cá chạch kho nghệ là bài thuốc quý cho các quý ông. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm cá chạch kho nghệ

– 700 gr cá chạch

– 1 muỗng canh sả băm

– 1 muỗng cà phê bột nghệ

– 1 muỗng cà phê tỏi băm

– 1 muỗng cà phê ớt băm

– 2 muỗng canh nước mắm

– 1 muỗng canh đường trắng

– 1 muỗng cà phê bột ngọt

– 1/2 muỗng cà phê muối

– 2 muỗng canh dầu ăn

Cách làm món cá chạch kho nghệ

Bước 1: Sơ chế cá chạch kho nghệ

sơ chế cá chạch

Cá chạch rất nhớt nên bạn phải chú ý sơ chế thật sạch trước khi chế biến.
(Ảnh: Internet)

 Cá chạch đem vùi tro hoặc bóp muối rồi tiến hành cạo sạch nhớt, bỏ ruột, rửa qua nước muối có vắt chanh và rửa lại nhiều lần với nước sạch, sau đó để ráo. Phần đầu cá bạn có thể bỏ hoặc giữ lại đều được.

Bước 2: Kho cá chạch với nghệ

Bắc chảo lên bếp. Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn, sả băm, ớt băm và tỏi băm vào chảo xào thơm. Sau đó trút cá chạch vào đảo nhẹ tay cho cá hơi săn lại. Nêm vào thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 chén nước. Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, kho đun liu riu cho đến khi nước gần cạn là được.

kho cá chạch với nghệ

Kho cá chạch với nghệ (Ảnh: Internet)

Bước 3: Thưởng thức

Cho cá ra đĩa và dùng ngay khi còn nóng cùng cơm trắng. Cá chạch kho nghệ với thịt cá chạch bùi béo, quyện cùng sả ớt cay thơm. Đặc biệt hương nghệ thơm và màu nghệ vàng óng đặc trưng giúp món ăn trông ngon miệng.

Yêu cầu thành phẩm: cá chạch kho nghệ phải có mùi thơm và màu vàng của bột nghệ, thịt cá săn chắc, bùi bùi béo béo, khi ăn đậm đà đưa cơm.

Cá chạch kho tiêu

Nguyên liệu làm món cá chạch kho tiêu

– 500gr cá chạch

– Hành lá, tỏi, ớt, hành củ

– Gia vị: nước hàng, đường trắng, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn, muối.

Cách làm cá chạch kho tiêu đậm đà đưa cơm

 cá chạch kho tiêu

Cá chạch kho tiêu đậm đà, hấp dẫn. (Ảnh: Internet) 

Bước 1: Sơ chế và ướp cá chạch

– Đầu tiên cá chạch bạn moi bỏ hết phần ruột rồi mang rửa với nước muối pha loãng cho sạch hết chất nhớt, rửa sạch lại với nước rồi vớt cá ra rổ cho ráo nước.

– Sau đó, bạn ướp cá chạch trong tô lớn với các gia vị gồm: hành tím, ớt, tỏi băm nhỏ nước màu, hạt tiêu, muối ăn và chút đường rồi trộn đều lên để ướp chừng 25 – 30 phút cho cá ngấm đều gia vị.

ướp cá chạch

Ướp cá chạch (Ảnh: Internet)

Bước 2: Kho cá

– Sau đó bạn xếp cá chạch vào trong nồi kho, rồi cho thêm bát nước hành vào sao cho ngập xăm xắp đến mặt cá và nêm thêm chút gia vị.

– Tiếp đó bạn đun sôi nồi cá kho rồi vặn thật nhỏ lửa liu riu đến khi bạn thấy nước kho trong nồi cá cạn dần, có độ sền sệt thì tắt bếp.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Cuối cùng bạn chỉ cần bắc nồi cá ra ngoài mâm cơm rồi rưới 1 thìa dầu ăn khắp mặt cá, rắc hành lá, chút hạt tiêu lên trên và thưởng thức món cá kho chạch kho tiêu ngay khi còn nóng nhé. Ngày mùa đông mà có một nồi cá chạch kho để nhâm nhi cùng cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn.

Với cách làm cá chạch kho nghệ và kho tiêu mà Cet.edu.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm vài công thức món ngon, bổ, rẻ cho gia đình rồi phải không nào? Chúc bạn thành công khi chế biến món cá chạch kho chuẩn vị Nam Bộ nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/kho/ca-chach-kho

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm của Gordon Ramsay có thể bạn chưa biết

Cách nấu cháo móng giò ngon cho bà đẻ và cho bé đơn giản

Cháo móng giò với phần thịt thơm mềm cùng phần cháo nhừ có vị hài hòa không chỉ mang đến bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn mà còn cực kỳ bổ ích đối với bà bầu và em bé. Hãy cùng chuyên mục Món Cháo của CET tìm hiểu cách nấu cháo móng giò ngon cho bà đẻ và cho bé trong bài viết sau đây nhé!

Cháo móng giò là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các mẹ bầu và các mẹ sau khi sinh. Trong cháo móng giò có nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, đường, đạm… giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và đặc biệt giúp các bà bầu có nhiều sữa. Không dừng lại ở đó, cháo móng giò còn giúp các bé tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay món ăn này nhé!

Cách nấu cháo móng giò cho bà đẻ

Nguyên liệu nấu cháo móng giò đậu xanh

– 1 cái chân giò

– 250g đậu xanh

– 100g gạo nếp

– 50g gạo tẻ

– Đường, hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt

– Hành lá, ngò rí

cháo chân giò

Cháo chân giò giúp bà bầu lợi sữa và giúp cơ thể bé
tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo móng giò đậu xanh cho bà bầu

Bước 1: Chọn chân giò ngon và sơ chế

– Khi mua móng giò, bạn nên chọn chân giò sau vì nó ngon và to hơn chân trước. Tiếp theo, khi mua về bạn nấu nước sôi cho vào đó vài lát gừng và muối. Khi nước sôi, bạn cho chân giò vào trụng sơ rồi vớt ra. Sau đó, bạn cạo sạch lông rồi rửa lại với nước và chặt chân giò thành từng khúc vừa ăn.

– Gạo nếp bạn nên chọn loại gạo nếp thơm và dẻo sẽ mang lại hương thơm và độ ngon cho cháo. Tiếp theo, khi mua về bạn nhặt sạch sạn rồi vo gạo nếp sạch sẽ, ngâm gạo với nước trong khoảng 20 phút để gạo mềm hơn.

– Gạo tẻ khi mua về bạn cũng nhặt sạch rồi vo sạch, sau đó ngâm gạo trong nước để gạo nở mềm.

– Đậu xanh tùy vào sở thích bạn có thể chọn loại không vỏ hoặc có vỏ. Tuy nhiên, loại đậu xanh có vỏ ăn sẽ bùi, ngon và bở hơn. Sau khi mua về, bạn vo sạch đậu rồi ngâm đậu trong khoảng 20 phút cho các hạt lép và hư nổi lên trên. Tiếp đến, bạn loại bỏ phần nước đó rồi tiếp tục cho nước vào ngâm thêm 20 phút cho đến khi đậu xanh mềm.

– Hành lá và ngò bạn đem nhặt sạch, loại bỏ phần lá úa, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Bước 2: Tiến hành hầm xương

Móng giò bạn cho vào nồi cùng 2 lít nước nấu với lửa nhỏ để xương chín nhừ và tiết ra hết chất. Tiếp theo, bạn nêm nếm với một ít bột ngọt, hạt nêm, đường vào nồi rồi đậy nắp hầm chín móng giò. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ, khi móng giò đã nhừ thì bạn cho đậu xanh, gạo nếp, gạo tẻ vào nồi rồi khuấy đều lên. Tiếp theo, nấu cho đến khi đậu xanh và gạo nở ra, rồi nêm nếm lại với ít nước mắm, đường. Nếu bạn thấy cháo cạn nước bạn cho thêm một chút nước rồi nấu lửa nhỏ tới khi cháo nhừ thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Bạn cho cháo ra tô rồi rắc hành lá, ngò rí băm nhỏ và hạt tiêu xay lên trên. Vậy là hoàn thành, bạn có thể thưởng thức món cháo móng giò cháo nóng hổi, thơm ngon giàu dưỡng chất rồi đấy.

cháo giò heo đậu xanh

Món cháo đậu xanh giò heo thơm ngất ngây (Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo móng giò cho bé

Nguyên liệu nấu cháo móng giò bí đỏ

– 1 cái chân giò

– 500g bí đỏ

– 100g gạo nếp

– 50g gạo tẻ

– Đường, hạt nêm, bột ngọt

– Hành lá, ngò

cháo thịt chân giò cho bé

Thịt chân giò bạn có thể xay nhuyễn hoặc cho ra đĩa riêng để bé dễ ăn
(Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo móng giò bí đỏ cho bé

Bước 1: Sơ chế móng giò và nguyên liệu khác

– Cũng tương tự như cách nấu móng giò cho bà bầu như trên, móng giò khi mua về bạn làm sạch, chần sơ với nước sôi rồi chặt thành từng khúc vừa ăn.

– Gạo nếp, gạo tẻ bạn cũng đem vo sạch rồi ngâm cho đến khi mềm.

– Bí đỏ bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

– Hành lá và ngò rí bạn đem nhặt sạch, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Bước 2: Hầm xương và bí đỏ

Bạn đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho chân giò vào nấu. Cho vào nồi một ít hạt nêm, đường, bột ngọt rồi nấu với lửa nhỏ đến khi chân giò chín nhừ. Tiếp theo, khi móng giò đã nhừ, thì bạn cho gạo nếp, gạo tẻ vào nồi rồi khuấy đều lên. Sau khoảng 10 phút, bạn cho bí đỏ vào và nấu sôi đến khi bí mềm và cháo chín nhừ. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại lần nữa và tắt bếp.

hầm xương giò

Hầm xương giò heo (Ảnh: Internet)

Bước 3: Hoàn thành

Khi hoàn thành, bạn cho cháo ra tô, có thể cắt chân giò thành từng miếng để bé dễ ăn hơn. Tùy vào sở thích của bé mà bạn cân nhắc có rắc hành và ngò hay không. Vậy là hoàn thành, cháo móng giò bí đỏ đẹp mắt thơm ngon sẽ làm bé thích thú cho xem.

Cách làm cháo móng giò cho bà đẻ và cho bé thơm ngon thật đơn giản đúng không nào? Chúc các bạn thành công!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chao/chao-mong-gio

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Cách nấu canh rau ngót thịt băm và nấu tôm ngon

Từ lâu, rau ngót được rất nhiều gia đình Việt yêu thích bởi nó có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và mang đến hương vị thanh mát. Trong bài viết sau đây, cùng CET tìm hiểu cách làm hai món canh rau ngót cực kỳ thơm ngon chính là canh rau ngót thịt băm và canh rau ngót nấu tôm nhé!

Các món canh rau ngót có cách làm đơn giản, tiết kiệm thời gian và mang đến cho gia đình nguồn dinh dưỡng quý báu từ Vitamin cùng chất xơ. Tuy nhiên, để nấu canh rau ngót vẫn giữ được màu xanh, không làm mất đi chất dinh dưỡng và độ ngọt tự nhiên của rau thì không phải ai cũng biết cách. Hãy cùng thực hiện cách nấu canh rau ngót thịt băm và nấu tôm thật ngon ngay thôi nào!

Cách nấu canh rau ngót với thịt băm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 300g rau ngót

– 150g thịt nạc

– Hành khô

– Nước mắm, bột ngọt, muối, dầu ăn

– Hành lá

– Hành tím

canh rau ngót thịt bằm

Canh rau ngót thịt bằm thanh mát, đậm đà (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh rau ngót thịt bằm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hành lá bạn rửa sạch, băm nhuyễn.

– Hành tím bạn bóc vỏ, băm nhỏ.

– Rau ngót khi mua về, bạn tuốt lấy lá non, bỏ phần cọng, rồi đem rau ngót rửa sạch với nước. Trong khi rửa, bạn dùng tay vò cho rau ngót hơi giập. Sau đó, vớt ra để ráo.

– Thịt nạc khi mua về bạn rửa sạch với nước muối pha loãng rồi đem băm hoặc xay nhỏ đều được. Tiếp theo, bạn cho phần thịt xay vào chén và ướp cùng ít hành tím và hành lá băm, một ít muối, hạt tiêu xay, hạt nêm, rồi trộn đều, ướp khoảng 10 phút cho thịt thấm gia vị.

thịt bằm

Thịt băm sẽ mang lại độ ngọt cho món canh ngót (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu canh rau ngót thịt bằm

Bạn cho nồi lên bếp rồi cho dầu ăn và hành tím vào phi thơm. Tiếp đến, cho thịt băm vào xào đến khi thịt tơi ra là được. Sau đó, cho một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn nếm nếm canh với ½ muỗng nước mắm, ½ muỗng đường cho vừa ăn thì tắt bếp. Sau cùng, bạn cho hành lá và tiêu xay vào là hoàn thành.

Bước 3: Thưởng thức

Khi canh chín, bạn nhấc nồi khỏi bếp và không đậy nắp tránh làm cho rau ngót chuyển sang màu vàng mất ngon. Sau đó, bạn múc canh ra tô và thưởng thức cùng với cơm.

Cách nấu canh rau ngót với tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 300g rau ngót

– 200g tôm sú

– Hành khô

– Hành lá

– Tỏi

– Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn

canh rau ngót nấu tôm

Canh rau ngót nấu tôm ngọt thanh, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Các bước nấu canh rau ngót với tôm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hành khô và tỏi bạn bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Rau ngót bạn đem tuốt sạch lá, rửa sạch và vò nhẹ cho rau hơi dập. Tiếp đến, vớt ra để ráo.

– Tôm sú bạn đem bóc sạch vỏ, loại bỏ phần đuôi và chân. Sau đó, đem tôm sú băm nhuyễn và cho vào chén và ướp cùng 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng tiêu xay, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng dầu ăn rồi trộn đều. Ướp tôm trong khoảng 20 phút cho thấm đều gia vị. Hoặc bạn có thể băm nhuyễn tôm rồi ướp vị và vo thành những viên tròn nhỏ.

tôm sú bằm

Tôm không thể thiếu trong hầu hết các món canh giúp

tăng hương vị (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu canh

Bạn cho dầu ăn và hành tỏi băm nhuyễn vào nồi rồi phi thơm. Tiếp theo, bạn cho tôm đã ướp vào xào cho đến khi tôm săn lại thì cho vào nồi một lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi, bạn vặn lửa nhỏ và cho rau ngót vào. Nấu khoảng 5 phút, bạn nêm nếm canh cùng với ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng đường sao cho vừa khẩu vị gia đình. Khi thấy tôm và rau ngót chín thì bạn tắt bếp và nhấc nồi xuống.

Vậy là hoàn thành, bạn cho canh rau ngót nấu tôm ra tô và rắc hạt tiêu xay cùng hành lá băm nhuyễn lên trên là có thể thưởng thức rồi đấy.

Yêu cầu thành phẩm của món canh rau ngót nấu thịt băm và tôm

– Món canh rau ngót khi hoàn thành phải có vị ngọt mát vừa ăn, không quá mặn không quá ngọt.

– Thịt băm và tôm thấm đều gia vị.

– Rau ngót còn tươi xanh, không bị vàng, nước canh trong và tỏa hương thơm.

Với cách làm hai món canh rau ngót nấu thịt băm và nấu tôm trên đây, hy vọng các bạn sẽ trổ tài chiêu đãi cả gia đình nhé! Chúc các bạn thành công.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/khong-phan-loai/canh-rau-ngot-thit-bam-va-tom

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Mỹ

Mỹ – một cái tên chẳng còn xa lạ đối với bất kỳ ai. Với diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc, Mỹ còn sở hữu nhiều loại hình khí hậu đa dạng. Mỹ còn còn có tên gọi đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States, viết tắt là US), là nơi hội tụ của nhiều sắc tố văn hóa từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi.

Nhờ sự đa dạng đó, khi du lịch, xứ Cờ Hoa, không chỉ hấp dẫn khách bốn phương với các danh thắng đẹp mắt như tượng Nữ Thần Tự Do, công viên trung tâm Center Park… mà còn ẩn chứa nền văn hóa đa dạng những lễ hội truyền thống đặc sắc và nền văn hóa ẩm thực thú vị. Để giúp bạn có chuyến du lịch thêm thú vị tại xứ sở Cờ Hoa, dưới đây sẽ là những ngày lễ truyền thống trong một năm của người Mỹ và văn hóa ẩm thực đặc trưng mà bạn có thể tìm hiểu trước để có cơ hội được trải nghiệm trọn vẹn khoảnh khắc tại nơi đây nhé.

Đặc trưng lễ hội của Mỹ

Ngày đầu năm mới (1/1)

Ngày 1/1 là ngày tết tây. Vào thời khắc chuyển sang năm mới, người Mỹ thường ngồi trong các quán rượu hoặc quây quần với gia đình trước màn hình, theo dõi màn hình đếm ngược những giây cuối cùng của năm cũ. Còn ở New York, họ có thể tới quảng trường Thời Đại (Time Squares) để chờ trực tiếp quả cầu rơi xuống như dấu chấm kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa. Ngay trong giờ phút đó, các chương trình ca nhạc với sự biểu diễn của các ca sĩ nổi tiếng cũng sẽ bắt đầu.

Mặc dù là ngày lễ lớn nhất trong năm, nhưng nước Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này, nên thường người Mỹ sẽ kết hợp nghỉ vào thứ 6, 7 để có 3 ngày nghỉ tết – 1 con số khá khiêm tốn phải không nào!

Tết tây

Tết tây là ngày lễ lớn nhất trong năm tại Mỹ
(Ảnh: Internet)

Ngày lễ độc lập (4/7)

Tại Hoa Kỳ, ngày Độc lập còn gọi là 4 tháng 7. Đây là ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký vào năm 1776. Trong ngày này, các cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời và nhiều buổi lễ công động được diễn ra. Từ năm 1777, pháo hoa được đốt để mừng ngày lễ.

Bên cạnh đó, có rất nhiều hoạt động diễn ra thể hiện lòng yêu nước như nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Người Mỹ thường được nghỉ nhiều ngày nên các gia đình thường tổ chức liên hoan ngoài trời và gặp gỡ họ hàng ở xa. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà.

Ngày lễ Lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9)

Mỹ có trên 155 triệu công nhân viên. Lễ lao động có hơn 100 năm trước, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho xứ sở này. Khác với các đất nước khác xung quanh ngày lễ lao động là 01/05, tại Hoa Kỳ ngày lễ Lao động là ngày thứ 2 đầu tiên của tháng chín. Đây là thời điểm các đội bóng, thể thao được nghỉ dài ngày sau mùa thi đấu. Người dân Mỹ được nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ.

Haloween (31/10)

Ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch là ngay Halloween hay còn gọi là lễ hội ma quỷ. Lễ hội sẽ bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31/10 cho tới 12 giờ đêm với trò chơi “Trick or Treat” là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại đây trong đêm Halloween.

Theo đó, mọi người sẽ hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác, gõ cửa và nói “trick or treat.” “Trick” có nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm. “Treat” nghĩa là tiếp đón, đối xử tử tế. Nguyên câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đó và đối xử tử tế đi.”

Lễ Giáng sinh (25/12)

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thông thường người dân sẽ mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch người Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày lúc hoàng hôn chứ không phải là nửa đêm. Người Mỹ hay các quốc gia có theo đạo Thiên Chúa thường rất coi trọng ngày lễ này, bạn có thể bắt gặp các hình ảnh trang trí về cây thông, hàng đá và những bài hát Giáng sinh khắp nơi trước ngày lễ khoảng 1 tháng. Khắp các nẻo đường của nước Mỹ và các nước khác trên thế giới đều đầy ắp những hoạt động vui chơi náo nhiệt.

Lễ giáng sinh

Lễ giáng sinh đầy ắp hoạt động vui chơi náo nhiệt
(Ảnh: Internet)

Black Friday (Ngày thứ 6)

Black Friday là ngày thứ sáu sau lễ Tạ Ơn và là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ. Hàng trăm hàng nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sắm sửa cho lễ Noel sắp đến. Ngày này cũng là ngày đại hạ giá lớn nhất trong năm. Giá hạ, hàng bán giới hạn nên người đứng xếp hàng mua rất đông, xếp thành hàng dài trước cửa hàng. Giới kinh doanh cũng quảng cáo rầm rộ với đồng loạt các khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.

Sinh nhật Martin Luther King (15/1)

Năm 1955, mục sư King đã lãnh đạo cuộc tẩy chay những đường xe buýt công cộng tại thành phố Montgomery thuộc tiểu bang Alabama ở miền Nam nước Mỹ, nhằm phản đối sự phân biệt của thành phố với những hành khách da den.

Ông được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1964, cùng năm bộ luật dân quyền quan trọng chấm dứt phân biệt tại những nơi công cộng và cấm phân biệt trong việc làm căn cứ trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo hay nguồn gốc quốc gia do tổng thống Johnson ký ban hành.

Ngày Columbus (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)

Christopher Columbus đã có công tìm ra châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người châu Âu sang châu Mỹ. Do vậy mà, đây được coi là ngày vô cùng trọng đại của người Mỹ. Mặc dù, có những ý kiến trái chiều về người tìm ra châu Mỹ nhưng Columbus vẫn được lấy tên danh dự cho ngày kỉ niệm đặc biệt này.

Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần thứ 4 tháng 11)

Trước đây, dân chúng tiểu bang Hoa Kỳ mỗi tiêu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ ơn để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho người di dân tới Mỹ Châu. Nhưng đến nay, hằng năm, cứ đến thứ 5 tuần thứ 4 tháng 11, người Mỹ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. Đây là ngày Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ.

Lễ Tạ Ơn

Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ
(Ảnh: Internet)

Văn hóa ẩm thực Mỹ

Mỹ là đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa. Do vậy mà ẩm thực ở daya rất da dạng và có nguồn gốc từ nhiêu nơi khác nhau. Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn có những nét đặc trưng và phong cách riêng trong ẩm thực.

Bữa sáng

Trong thực tế, người Mỹ xem thường bữa ăn sáng, phần thì do họ bận rộn, phần vì họ ăn kiêng. Người trưởng thành dùng bữa sáng rất qua loa, chỉ một ly nước cam ép với bánh nướng quết peanut butter rất ngon nhưng có vị hơi mặn hoặc dùng café.

Một bữa sáng thịnh soạn hơn sẽ gồm có trứng rán, bánh mỳ nướng, nước hoa quả và trái cây nhưng thường chỉ vào sáng chủ nhật. Vào những sáng làm việc vội vã trong tuần, người Mỹ thường chỉ uống những loại như café mà thôi.

Bữa trưa

Hầu hết người Mỹ ăn trưa từ giữa trưa tới 2h chiều. Bữa ăn này thường không ăn ở nhà mà một số người sẽ mang cơm được chuẩn bị từ nhà đi, đựng trong các túi giấy, gọn nhẹ,

Thường thì bạn sẽ thấy buổi ăn trưa sẽ là bánh mỳ sandwich. Nó vừa rẻ mà cũng vừa nhanh. Bánh mỳ sanwich chỉ có hai miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, phết với bơ, nước sốt, mù tạc và kẹp ở giữa là thịt, cá, gà, phomat, xà lách, thịt bò nướng… Người ăn trưa ở nhà hàng thì chuộng các món sandwich nóng. Phổ biến nhất là hamburger và hotdog.

Hamburger

Hamburger là món ăn trưa rất phổ biến tại Mỹ
(Ảnh: Internet)

Bữa tối

Bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường là vào 6h tối. Bữa ăn gồm các món: khai vị (trái cây tươi, nước ép trái cây, ít cá…), súp, salad trộn, món chính có thịt gà, cá hoặc có các món canh, cơm hoặc mì sợi.

Khi kết thúc bữa ăn, người ta thường uống trà hoặc cà phê. Món tráng miệng gồm có bánh ngọt, bánh pate hoặc kem. Món tráng miệng rất phổ biến là kem táo hoặc một ít phomat.

Ngoài ra, trong bữa trưa và tối, người Mỹ thường uống nước lọc, nước ép trái cây, bia, café, trà, đặc biệt lfa nước có ga (quen gọi là soda). Rượu vang thường được dùng trong các bữa tiệc, buổi lễ sang trọng hoặc đi ăn ngoài nhà hàng.

Rượu vang

Rượu vang thường được dùng trong các bữa tiệc hoặc tại nhà hàng sang trọng
(Ảnh: Internet)

Với những thông tin hữu ích vừa rồi, hy vọng đã giúp chuyến đi của bạn thêm thú vị và tiện lợi. Và đừng quên lưu lại thời điểm diễn ra các lễ hội trên để vừa thưởng thức ẩm thực vừa trải nghiệm không khí náo nhiệt nơi đây, bạn nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-cua-my

Cách làm món mắm ruốc xào thịt ngon cùng cách để lâu

Với cách làm món mắm ruốc xào thịt ngon mà Cet.edu.vn hướng dẫn sau đây, sau khi làm xong, bạn chỉ cần bỏ mắm ruốc vào ngăn mát tủ lạnh. Cho dù hũ mắm ruốc bạn để hàng tháng mà vẫn không làm ảnh hưởng tới mùi vị thơm ngon.

Thịt xào mắm ruốc là món ngon đặc trưng của người dân xứ Huế. Ngày nay, món ăn này có mặt và trở thành món ngon không thể thiếu trong nhiều bữa ăn gia đình ở khắp các vùng miền. Nhờ vào hương thơm ngon được kết hợp hoàn hảo giữa thịt ba chỉ thơm ngon cùng vị mặn mòi của mắm ruốc Huế, vị cay cay của ớt, sả càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và đưa cơm. Chẳng cần cao lương mỹ vị, với món ăn bình dân này đã đủ khiến bữa cơm gia đình bạn trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết.

Thịt kho mắm ruốc

Thịt kho mắm ruốc đậm đà cho bữa cơm
(Ảnh: Internet)

Mắm ruốc là gì? Vì sao mắm ruốc được ưa chuộng đến vậy?

Con ruốc, miền Bắc gọi là moi, miền Nam lại gọi là khuếch. Ruốc là loài giáp sát trông như con tép nhưng nhỏ hơn nhiều lần. Do kích thước nhỏ li ti nên thường dùng ăn tươi, phơi khô hoặc làm mắm. Con ruốc sống ở môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng có mặt suốt dọc bờ biển nước ta. Nhưng ở mỗi vùng mỗi khác, thường thì từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3 năm sau là mùa mà bạn có thể bắt được nhiều ruốc nhất.

Về hương vị của con ruốc thì ở mỗi miền sẽ có cách làm khác nhau nhưng nhìn chung đều có vị mặn và mùi đặc trưng. Mắm ruốc miền Nam có màu nâu tím, ruốc miền Trung có màu nhạt hơn đôi chút. Ở miền Nam, mắm ruốc thường được dùng làm gia vị nêm nếm, ăn ngay hoặc chế biến ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau. Trong đó, mắm ruốc xào thịt ba chỉ là món được nhiều người ưa chuộng bởi vừa rất ngon miệng vừa bảo quản được lâu.

Hướng dẫn cách làm mắm ruốc xào thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mắm ruốc xào thịt

– ½ chén mắm ruốc

– Hành tím

– 500gr thịt ba chỉ (nên lựa chọn loại vừa có nạc và mỡ là ngon nhất)

– Ớt hiểm

– 1 chén sả bằm

– Đường cát

– Bột ngọt

mắm ruốc

½ chén mắm ruốc là đủ chế biến cho 4 người ăn
(Ảnh: Internet)

Hướng dẫn cách làm mắm ruốc xào thịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt ba chỉ mua về, đem rửa sạch rồi cắt miếng vuông vừa phải, rồi sau đó lại cắt đôi từng miếng vuông bằng đầu ngón tay.

Lưu ý:

– Với món thịt xào mắm ruốc, bạn không nên cắt thịt miếng như kho thông thường vì sẽ không thấm gia vị đâu nhé.

– Mắm ruốc thì bạn cho vào đó 1 nước, khuấy đều, để yên cho cặn được lắng xuống dưới đáy. Nếu bạn mua được mắm ruốc Huế thì món ăn sẽ càng chuẩn ngon hơn nữa.

Bước 2: Chế biến

– Bây giờ, bạn đun nóng dầu ăn rồi thả hành tím băm vào phi thơm.

– Trút thịt vào đảo dều cho tới khi săn lại thì cho sả băm vào, đảo đều tay sao cho sả thật dậy mùi thơm và khô là thả ớt bằm vào.

– Lúc này, đổ từ từ mắm ruốc vào, tiến hành đun cho tới khi thịt heo xào mắm ruốc sôi lại thì nêm thêm đường, bột ngọt sao cho vừa ăn. Tiếp tục nấu thịt kho mắm ruốc trên lửa nhỏ cho tới khi mắm ruốc sền sệt và keo lại thì tắt bếp, nhấc nồi xuống khỏi bếp.

Mẹo làm mắm ruốc xào thịt để lâu

– Để mắm ruốc xào thịt để lâu, bạn nên đun thịt heo xào mắm ruốc sôi lâu để kho mặn hơn.

– Bên cạnh việc xào mặn, mắm ruốc được làm khô ráo hoàn toàn và bảo quản thêm trong tủ lạnh sẽ để lâu hơn.

– Để mắm ruốc có vị vừa ăn, cho đường cát và bột ngọt theo định lượng theo khẩu vị riêng của gia đình bạn. Sau khi nêm gia vị, bạn có thể cho sa tế hoặc ớt tươi băm nhuyễn vào cho có vị cay.

– Mắm ruốc khi xào rất bắn nên bạn nên mang găng tay, đeo tạp dề và chịu khó lau chùi bếp sau khi chế biến.

Món thịt xào mắm ruốc đậm đà được chế biến nhanh chóng mà không cần phải ướp thịt từ trước. Chế biến món ăn tới đâu mùi thơm cứ dậy lên, hấp dẫn đến đó, khiến bạn muốn thưởng thức ngay lập tức. Một lưu ý đặc biệt khi nấu món này là bạn phải nấu cơm thật nhiều vì sẽ rất tốn cơm lắm đấy. Cách làm món mắm ruốc xào thịt và mẹo làm mắm ruốc quá tiện lợi cho bữa cơm tối nay phải không nào. Chúc bạn và gia đình có bữa ăn thật ngon miệng, ấm cúng nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xao/mam-ruoc-xao-thit

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Hải Phòng

Dù không phải là đô thị hàng đầu như Sài Gòn hay Hà Nội nhưng Hải Phòng vẫn được xem là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, nghệ thuật lớn của nước ta. Nói về văn hóa của Hải Phòng là nói đến đặc trưng của vùng đất cảng với nền kinh tế giao thương phát triển nhưng vẫn giữ lại được các truyền thống văn hóa và hương vị ẩm thực lâu đời. Hãy cùng Cet.edu.vn khám phá sự thú vị trong đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Hải Phòng nhé!

Đặc trưng văn hóa lễ hội Hải Phòng

Dù ở các quận nội thành hay các huyện ở vùng nông thôn hải đảo tại Hải Phòng đều có những nơi đang bảo tồn, lưu giữ những thiết chế văn hóa cổ truyền có nguồn gốc từ rất lâu đời. Bên cạnh các hoạt động bảo tồn, lưu giữ, trùng tu chống xuống cấp là các hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân địa phương nơi có di tích.

Các lễ hội ở Hải Phòng rất phong phú và đa dạng, phản ánh nét văn hóa vùng miền. Trong đó phải kể đến các lễ hội làng, hay một số lễ hội mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Tiêu biểu có thể kể đến như:

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn, Hải Phòng được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó là hai cuộc đấu vòng loại diễn ra vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Đây không chỉ là một lễ hội gắn liền với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng.

Lễ hội Chọi trâu

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Internet)

Lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lão mang đặc trưng văn hoá của người dân miền biển diễn ra từ ngày 12 đến 14/2 hằng năm. Đây là dịp để du khách được tìm hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt động văn hoá độc đáo ở địa phương.

Lễ hội đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng trình. Ngoài tuần lễ, phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người…

lễ hội Trạng trình

Tưng bừng lễ hội Trạng trình ngày 23/12 hàng năm. (Ảnh: Internet)

Lễ hội Từ Lương Xâm được tổ chức trong từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng hàng năm tại phường Nam Hải, quận Hải An. Đây là dịp để người dân Hải Phòng ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc và tấm gương công đức của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Lễ hội Minh thề diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm, tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ, thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy. Đây là một lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh đức tính thật thà, lời thề sống trung thực, không tham nhũng….

Dù tổ chức với quy mô lớn cấp thành phố, quận huyện hay nhỏ hơn là trong phạm vi làng xã, các lễ hội Hải Phòng phần lớn được tổ chức với các nghi thức truyền thống diễn ra trang trọng linh thiêng và thành kính cùng phần hội phong phú, hấp dẫn. Các hoạt động này đã góp phần bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng và dân tộc, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc tại Hải Phòng đến đông đảo du khách xa gần.

Đặc trưng văn hóa ẩm thực Hải Phòng

Thành phố hoa phượng đỏ không chỉ nổi tiếng với các lễ hội mang đậm tinh thần truyền thống dân tộc mà còn thu hút du khách thập phương với nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Đến Hải Phòng, ghé chợ Cố Đạo tại đường Trần Nhật Duật, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, bạn sẽ không ngừng ngạc nhiên với các món ăn vừa ngon vừa lạ tại đây. Nơi đây cũng được xem là “thiên đường ăn uống” của giới trẻ Hải Phòng và các tín đồ ẩm thực.

Sứa đỏ

 sứa đỏ

Về Hải Phòng thưởng thức gỏi sứa đỏ độc đáo. (Ảnh: Internet)

Để thưởng thức món gỏi sứa đặc sản đất cảng, bạn phải đi du lịch đúng vào mùa sứa đỏ. Ở đây đặc biệt có thứ nước chấm đặc sánh gọi là dấm bỗng. Để thưởng thức món ăn hấp dẫn này, nguyên liệu đi kèm cần phải có bao gồm bỗng, dừa nạo, đậu phụ rán. Bạn cuốn tất cả nguyên liệu trong lá tía tô, thêm chút sứa đỏ giòn sần sật, chấm vào bát dấm bỗng và cảm nhận hương vị vừa ngon vừa mát có “một không hai”.

Cuốn bỗng

Cuốn bỗng Hải Phòng hai loại: một loại cuốn bằng lá hẹ hoặc hành, loại còn lại cuốn bằng nem tráng. Về bản chất thì món ăn này khá giống với phở cuốn của người Hà Nội. Nhưng thứ làm nên sự độc đáo chính là dấm bỗng, loại nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của người Hải Phòng.

Nem cua bể

Đến với thành phố đất cảng, đừng quên thưởng thức món ăn nổi tiếng nem cua bể ở chợ Cố Đạo, món ăn này gần như đã trở thành một đặc trưng riêng của Hải Phòng. Nem cua bể nhìn bên ngoài khá giống chả giò, nhưng phần nhân trong là cua đã được lọc lấy thịt trộn cùng mộc nhĩ, nấm hương, thịt xay nhỏ, lòng đỏ trứng… sau đó được cuốn trong nem và đem đi chiên vàng rụm, trông rất hấp dẫn. Nem cua bể thường được dùng chung với bún hoặc kết hợp với món bún chả Hà Nội nức tiếng.

Nem cua bể

Nem cua bể giòn rụm, hấp dẫn. (Ảnh: Internet)

Bánh rán nhân đỗ

Có lẽ không nơi đâu có món bánh rán dẹt như ở Hải Phòng dù công thức và hương vị làm bánh ở đây khá giống với những nơi khác. Chính hình dạng đặc biệt và cảm giác thú vị khi ăn một món ăn quen mà lạ này là điều khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Chả mực

Du lịch thành phố cảng có lẽ ai cũng phải nhớ đến món chả mực đặc biệt với một ít thơm của hạt tiêu, tươi ngon của mực. Không cần đến những nhà hàng sang trọng, bạn có thể ăn chả mực tại chợ Cố Đạo. Chả mực tại đây được chế biến từ thực phẩm tươi ngon, phương pháp chế biến gần như là thủ công và người ăn có thể chứng kiến được.

Bánh đa cua

Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng không thể bỏ qua đặc sản bánh đa cua nức tiếng, được nấu từ bánh đa đỏ, giò bò, chả cá và rau xanh. Điều tinh túy nhất của món ăn có lẽ là gạch cua và nước dùng. Tất cả những thứ trên hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà khó cưỡng của một bát bánh đa cua Hải Phòng. Bát bánh đa bình dị, mặn mòi như những con người miền biển gần gũi, chân chất. Bởi vậy, người dân Hải Phòng xa quê, dù đi đâu cũng nhớ đến món ăn này như một hương vị quê hương.

Bánh đa cua

Bánh đa cua – đặc sản Hải Phòng. (Ảnh: Internet)

Hải sản

Đến với thành phố cảng mà lỡ quên thưởng thức những món hải sản vừa ngon vừa bổ thì quả là một điều đáng tiếc. Với nguồn hải sản phong phú, ẩm thực Hải Phòng luôn mang đậm hương vị biển. Hải sản đất cảng cực tươi ngon do lấy trực tiếp từ tàu thuyền vừa cập bến là một trong những món ngon mà bạn không nên bỏ qua khi đến nơi đây.

Bánh mì que

Khách du lịch đến với Hải Phòng thường nhớ mãi hương vị của những chiếc bánh mì que nhỏ xinh ở đây. Bánh mì que Hải Phòng không cầu kỳ, không quá sang chảnh và cũng chẳng đắt đỏ nhưng lại dễ dàng chinh phục thực khách bởi hương thơm nồng, beo béo, bùi bùi, đậm đà vừa miệng lại cay cay tê tê của sa tế, tất cả tạo thành một món ăn kích thích vị giác khó tả.

Bánh mì cay

Bánh mì cay Hải Phòng chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực.
(Ảnh: Internet)

Hải Phòng là nơi hội tụ, bảo tồn, tái hiện và tôn vinh nhiều danh thắng, di tích lịch sử và truyền thống của dân tộc. Văn hóa Hải Phòng đa sắc nhưng không trộn lẫn. Chính những đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Hải Phòng đặc sắc đã tạo nên dấu ấn với du khách về một thành phố biển hiện đại, cuốn hút mà vẫn gìn giữ được các nét đẹp truyền thống.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/am-thuc-hai-phong

Cách nấu lẩu cua biển chua cay cùng nước lẩu ngon

Món lẩu cua biển chua cay với thịt cua thơm béo, nước lẩu ngọt đậm đà hòa cùng vị chua cay kích thích vị giác sẽ khiến bạn phát ghiền ngay lần thưởng thức đầu tiên. Chỉ miêu tả thôi đã nghe hấp dẫn quá phải không nào! Và bạn biết không, cách nấu lẩu cua biển chua cay không quá khó. Vì vậy, bạn có thể tự tin chế biến món lẩu tại nhà nhé!

Lẩu cua biển

Lẩu cua biển hấp dẫn người ăn ngay từ lần đầu thưởng thức (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu nấu lẩu cua biển chua cay

– Cua biển tươi: 2 đến 3 con

– Tôm khô: 100gr

– Mực khô: 100gr

– Xương ống heo: 1kg

– Đậu phụ: 5 bìa

– Nấm rơm: 100gr

– Nấm kim châm: 100gr

– Súp lơ: 1 bông

– Cà chua: 3 trái

– Hành tây: 1 củ lớn

– Hành lá: 100gr

– Hành tím, tỏi: mỗi thứ 1 củ

– Ớt: 3 trái

– Rau muống, cải cúc, mồng tơi ăn kèm

– Bún tươi: 1kg

– Gia vị thông dụng: hạt tiêu xay, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, hạt nêm…

 Cua biển

Cua biển tươi – nguyên liệu chính của món ăn (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu cua biển chua cay siêu ngon, siêu đơn giản

Bước 1: Sơ chế cua biển

– Trong cách nấu lẩu cua biển chua cay ngon, khâu chọn và sơ chế cua biển rất quan trọng. Khi chọn cua biển nấu lẩu, bạn nên chọn loại cua gạch sẽ ngon hơn cua thịt. Đặc biệt là chọn mua cua ở những địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng nhất.

– Sau khi mua cua về, bạn ngâm và rửa cua cho sạch. Kế tiếp, tách mai cua, lấy gạch cua để vào một cái chén riêng rồi chặt đôi cua. Phần thịt cua bạn rửa lại thêm 1 lần với nước cho sạch nhé!

Bước 2: Ninh xương lấy lẩu

– Xương heo ống mua về, bạn mang rửa với nước lạnh có pha một ít muối rồi bạn chặt khúc và chần sơ qua nước sôi cho sạch.

– Sau đó, bạn cho xương vào nồi cùng với 3 – 4 lít nước và bắt đầu hầm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ cho xương tiết ra nước ngọt.

– Hầm xong, bạn gắp xương cho ra một cái thau riêng, còn nước dùng lẩu thì tiếp tục nêm thêm một chút muối, bột ngọt, hành tím nướng cho nước lẩu thơm.

nước hầm xương

Nước lẩu cua dùng nước hầm xương là ngon nhất (Ảnh: Internet)

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu ăn kèm

– Tôm khô và mực khô, bạn ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút cho mềm, rửa thật sạch, mực khô xé thành sợi nhỏ, còn tôm khô để nguyên. Dùng tôm khô và mực khô sẽ giúp cho nước lẩu cua có vị ngọt đậm đà. Đây là bí quyết trong cách nấu lẩu cua biển chua cay mà chúng tôi muốn bật mí với các bạn.

– Nấm rơm, cắt chân, rửa sạch, cho vào rổ để ráo nước. Nấm kim châm cắt bỏ gốc, ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch lại lần nữa thì để cho ráo nước.

– Hành tây lột vỏ cắt múi cau, cà chua cũng rửa sạch rồi cắt múi cau. Hành tím, tỏi khô cũng bóc vỏ và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, bỏ cuốn và đập dập.

– Súp lơ tách thành từng nhánh nhỏ, ngâm với nước muối chừng 1 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo nước.

– Rau muống, mồng tơi, cải cúc nhặt bỏ lá sâu, hư, ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, để ráo nước.

Bước 4: Cách làm nước lẩu cua biển

Để món ăn đạt hương vị thơm ngon nhất thì cách làm nước lẩu cua biển chua cay sau đây sẽ là bí quyết dành cho bạn. Bạn thực hiện theo các bước như sau:

– Khi cua biển sơ chế đã ráo nước, bạn ướp với: 1 muỗng canh hành băm, 1 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay và đảo cho đều, để khoảng 30 phút cho cua ngấm gia vị.

– Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng thì bạn cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Kế tiếp, bạn đổ phần gạch cua vào xào sơ rồi cho mực khô, tôm khô vào xào đến khi các nguyên liệu này chín thì cho tất cả vào nồi ninh nước dùng. Nấm rơm, bạn cũng làm tương tự như với gạch cua.

– Đặt nồi nước lẩu lên bếp, đun sôi. Nước sôi thì bạn cho cua vào nấu chín. Cua chín, bạn cho tiếp cà chua, hành tây vào nấu cùng. Cà chua là nguyên liệu giúp cho cách làm nước lẩu cua biển của bạn có vị chua tự nhiên đấy. Sau đó, bạn lại cho thêm một ít sa tế và ớt tươi đập dập vào để tạo vị cay cho món ăn. Lúc này, bạn chỉ cần nêm nếm muối, đường, bột ngọt, hạt nêm lại cho nước lẩu vừa miệng nữa là được.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức món lẩu

lẩu cua biển chua cay

Vừa thưởng thức lẩu cua biển chua cay vừa cùng bạn bè,
người thân trò chuyện thì còn gì bằng (Ảnh: Internet)

– Nước lẩu đã xong, bạn bày bún tươi ra đĩa, rau muống, mồng tơi, cải cúc cho vào rổ hoặc xếp vào một cái đĩa lớn cho đẹp mắt. Chuẩn bị thêm một chén muối tiêu chanh để chấm cua nữa là hoàn hảo.

– Đặt nồi lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp ăn lẩu chuyên dụng, nước sôi lại thì bạn vớt thịt cua ra một cái đĩa riêng rồi cho lần lượt nấm kim châm và các loại rau ăn lẩu vào nồi. Bây giờ, bạn chỉ cần chờ rau chín nữa là thưởng thức.

Như vậy là Cet.edu.vn đã hướng dẫn bạn cách nấu lẩu cua biển chua cay ngon rồi. Với bí quyết mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ chế biến thành công món ăn ngon này để chiêu đãi gia đình và bạn bè nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/lau/lau-cua-bien-chua-cay

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Cách làm món thịt kho củ cải trắng ngon cho bữa ăn thêm hấp dẫn

Thịt heo ngoài chế biến thành các món ăn quen thuộc như thịt kho tàu, thịt chiên, thịt xá xíu… thì thịt heo kho củ cải trắng cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Vậy bạn đã biết cách làm món thịt kho củ cải ngon chưa? Nếu chưa, cùng tham khảo công thức tại Cet.edu.vn ngay nhé!

Thịt heo kho củ cải trắng – món ăn đậm hương vị gia đình

Để nói một câu về món thịt heo kho củ cải trắng thì có lẽ bạn sẽ nghĩ đến cụm từ “hương vị gia đình” đầu tiên nhỉ! Thật ra, với người Việt, các món ăn càng đơn giản, càng gần gũi thì càng mang hương vị gia đình nồng đậm. Đó là hương vị tình yêu của mẹ, tình thương của bà và sự quan tâm của cha.

Thịt kho củ cải trắng

Thịt kho củ cải trắng – món ăn đậm hương vị gia đình (Ảnh: Internet)

Món ăn gia đình nói chung và món thịt heo kho củ cải nói riêng được chế biến có thêm vào sự quan tâm và lo lắng của mẹ dành cho cả gia đình. Không cao sang, chỉ là những nguyên liệu gần gũi, dễ tìm như thịt heo ba rọi, củ cải trắng và các loại gia vị thông dụng nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn.

Từng miếng thịt heo nhuộm màu nâu cánh gián, độ mềm vừa phải, vừa có nạc vừa có mỡ, cắn một miếng là bạn như muốn cắn thêm nhiều miếng nữa. Để chống ngán cho món ăn, mẹ đã cho thêm củ cải trắng. Đây chính là điểm nhấn hấp dẫn cho món ăn. Củ cải được kho cùng thịt nên thấm gia vị đậm đà, bên ngoài phủ màu nâu vàng đẹp mắt nhưng bên trong vẫn giữ một màu trong suốt. Gắp miếng thịt kèm thêm chút củ cải đậm đà, múc thêm xíu cơm là hương vị trong miệng trở nên hài hòa hoàn hảo.

Cách làm món thịt kho củ cải mang hương vị mẹ nấu

Nguyên liệu nấu món thịt kho củ cải trắng

– 400gr thịt heo ba rọi

– 2 củ cải cỡ vừa

– Hành tím, tỏi, ớt, tiêu

– Hành lá và rau ngò tây

– Đường, dầu ăn

– Gia vị thông dụng: muối, nước mắm, hạt nêm, muối

Nguyên liệu làm món thịt kho

Nguyên liệu làm món thịt kho củ cải trắng (Ảnh: Internet)

Cách làm món thịt kho củ cải ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt heo mua về, bạn rửa qua với nước sạch, kế tiếp, rửa qua nước muối pha loãng để khử mùi hôi rồi rửa lại với nước sạch một lần nữa và để ráo nước. Thịt ráo nước, bạn cắt thành từng khối có kích thước khoảng 3 – 4cm. Lưu ý với món này, bạn nên cắt thịt dày một tý.

– Củ cải bạn chọn củ to đều, sau đó, gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành từng thanh dài khoảng 5cm, dày khoảng 2cm. Vì củ cải nhanh chín và dễ thấm gia vị nên bạn cắt tương đối to nhé.

– Hành tím lột vỏ, đập dập, tỏi, ớt, tiêu cho vào cối giã nát cho thơm.

– Hành lá và rau ngò tây nhặt bỏ lá hư, sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm và để ráo nước.

Bước 2: Ướp thịt kho

– Thịt sau khi sơ chế, bạn cho vào một cái tô, ướp với một muỗng canh đường, ½ muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm và cho phần hành tím đập dập, tỏi, tiêu, ớt giả nát vào. Bạn trộn đều và ướp 15 phút cho thịt ngấm gia vị.

Ướp thịt

Ướp thịt khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị đậm đà (Ảnh: Internet)

Bước 3: Làm nước màu

– Đặt chảo lên bếp, bạn cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng thì bạn cho khoảng 4 muỗng canh đường cát vào. Lúc này, chỉnh lửa vừa và dùng đũa khuấy đường liên tục đến khi đường chuyển sang màu nâu thì bạn cho thịt heo đã ướp vào đảo nhanh tay.

– Bạn xào thịt đến khi thấy nước màu bao phủ hết xung quanh thịt và thịt bắt đầu săn lại và ngấm gia vị thì cho nước dừa xiêm vào xâm xấp mặt thịt. Lúc này, bạn chỉnh lửa nhỏ, đậy nắm nồi và tiến hành kho thịt.

Bước 4: Kho thịt heo cùng củ cải

– Bạn kho thịt được khoảng 15 phút thì mở nắp nồi và nêm nếm nước kho xem đã vừa ăn chưa? Nếu chưa thì bạn thêm đường, muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn là được.

– Kho đến khi thịt gần mềm thì bạn cho củ cải vào kho cùng. Do củ cải nhanh chín nên bạn cần canh cẩn thận nhé. Nếu thấy nước kho cạn thì bạn có thể châm thêm một ít.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức món ăn

món thịt heo kho

Thưởng thức món thịt heo kho củ cải cùng cơm nóng (Ảnh: Internet)

– Củ cải mềm và thấm gia vị thì bạn tắt bếp, rắc hành lá và ngò tây vào, có thể cho thêm vài lát ớt cho đẹp mắt.

– Món thịt heo kho củ cải thưởng thức cùng cơm nóng là ngon nhất.

Chỉ với cách làm món thịt kho củ cải trắng đơn giản như thế thôi là bạn đã có ngay món ăn thơm ngon, hấp dẫn rồi. hãy vào bếp và thực hiện ngay nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/kho/thit-kho-cu-cai

Cách làm món xôi ngũ sắc đầy đủ và chi tiết dành cho mẹ đảm đang

Thành phố Sapa của tỉnh Lào Cai là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, vì vậy mà nơi đây hội tụ nền văn hóa đa sắc màu cùng với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong số đó, xôi ngũ sắc – đặc sản của dân tộc Tày là một trong những món ăn nổi tiếng được nhiều thực khách yêu thích vì có đến 5 màu sắc độc đáo. Mời bạn theo chân Cet.edu.vn đi về Sapa tìm hiểu cách nấu xôi ngũ sắc chuẩn vị Tây Bắc nhé.

Tìm hiểu xôi ngũ sắc của người Tày

Người Tày ở nước ta phân bố rộng trên cả nước và sống ở hầu hết tại các vùng núi cao. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng và có điều kiện kinh tế phát triển hơn các dân tộc khác. Những nét đặc sắc về văn hóa của người Tày không những được thể hiện trong các hội làng, những bài ca, tiếng hát dân gian mà còn trong cả những nét văn hoá ẩm thực phong phú. Và xôi ngũ sắc là một trong những sản phẩm nổi bật của họ.

xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc – món đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tày. (Ảnh: Internet)

Gọi là xôi ngũ sắc vì món xôi này được tạo thành từ 5 màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Tày thường làm xôi ngũ sắc vào các ngày cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày mồng 5 tháng 5, rằm tháng bảy hàng năm… với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn phát đạt.

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp thơm dẻo, gạt đều không lẩn tẻ trộn đều cùng các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu sắc khác nhau, tạo ra món xôi không chỉ độc đáo về hình thức mà còn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Ý nghĩa của món xôi ngũ sắc

Người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của ngũ hành làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân.Với người Tày, thói quen những ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết sẽ giúp họ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.

Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc là niềm tự hào của chị em phụ nữ Tày bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Loại xôi năm màu được chế biến từ những nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên nên ăn rất ngon và bổ dưỡng.

ý nghĩa xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc tượng trưng cho 5 màu ngũ hành. (Ảnh: Internet)

Trang trí xôi ngũ sắc

Ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày thường chế biến món xôi năm màu trang trí làm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn. Để có món xôi màu dẻo thơm, người nấu sẽ chọn loại gạo nếp thơm, hạt mẩy đều. Còn màu sắc của xôi phụ thuộc vào các nguyên liệu tạo màu, thường là từ lá cây rừng.

Khi nấu xong, xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Xôi ngũ sắc có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không hề lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Còn có quan niệm rằng, người nào đồ được xôi ngũ sắc có màu chuẩn đẹp thì được xem là người khéo tay, gia đình sẽ làm ăn phát đạt.

Cách làm xôi ngũ sắc

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cho 4 người

– 1,5kg gạo nếp

– 1 bó lá cẩm

– 1 bó lá dứa

– 1/2 quả gấc

– 100g nghệ tươi

– 5 thìa cà phê muối

– Rượu trắng

– 3 thìa cà phê đường

– 3 thìa canh nước cốt dừa

Cách làm xôi ngũ sắc chi tiết và đầy đủ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Trước khi nấu, bạn vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm cho gạo nở ra.

– Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa.

– Nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, giã nguyễn.

Bước 2: Các bước tạo màu

– Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm vào 1lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.

– Lá cẩm đem cắt khúc rồi cho vào nồi, thêm 1lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Lúc này, nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.

– Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, bóp lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.

– Lấy 1 bát đựng gấc, thêm vào một chút rượu trắng, dùng tay đeo bao nilong bóp thật kỹ đến khi phần thịt gấc tách hết ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.

tạo màu xôi

Sử dụng các thực phẩm để tạo màu xôi như lá dứa, gấc, nghệ, lá cẩm,…
(Ảnh: Internet)

Bước 3: Đồ xôi ngũ sắc

– Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm với một loại nước màu đã chuẩn bị (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), thêm 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.

– Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.

– Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, bật lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên. Hấp cho đến khi xôi chín mềm thì tắt bếp, bắc nồi xôi xuống.

Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc

– Tùy vào kích thước nồi mà bạn có thể đồ 1 hay nhiều màu một lần. Nếu bạn có nồi đồ xôi lớn thì có thể đồ cả 5 loại xôi trong 1 lần.

– Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, nếu bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon nhé.

– Khi nấu xôi có thể không dùng nước cốt dừa, nhưng nếu ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị rất tuyệt vời.

Cách làm món xôi ngũ sắc của người Tày cũng đâu quá khó phải không nào? Chỉ cần chịu khó một chút áp dụng công thức nấu xôi đơn giản này để mâm cỗ thêm hấp dẫn, ngày đầu năm thêm phấn khởi với đầy đủ sắc vị, đem lại may mắn cả năm cho gia đình bạn nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xoi/xoi-ngu-sac

Bếp hát mùa II quay trở lại: ý nghĩa, sôi động với chủ đề “nâng cánh tôi bay”

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Cách làm hột vịt lộn chiên nước mắm siêu ngon tại nhà

Trứng vịt lộn hay còn gọi là hột vịt lộn là một trong những món ăn bình dân được yêu thích của người Việt Nam. Nếu như ở miền Bắc, trứng sau khi luộc lên được cho vào bát ăn nóng thì ở miền Nam, hột vịt lộn lại được “biến tấu” vô cùng đa dạng và hấp dẫn từ luộc sơ đến chiên giòn, xào me.

Với cách làm hột vịt lộn chiên nước mắm đơn giản sau đây, chỉ cần vài bước là bạn có ngay một món ăn vặt vừa ngon vừa lạ nhé!

trứng vịt lộn chiên nước mắm

Hột vịt lộn chiên nước mắm – món ăn vặt yêu thích của
giới trẻ Sài thành. (Ảnh: Internet)

Hột vịt lộn chiên nước mắm

Nguyên liệu cho món hột vịt chiên nước mắm

– 8 quả trứng vịt lộn

– 60gr bột mỳ đa dụng

– Hành tây, tỏi, ớt

– Gia vị : nước mắm, dầu ăn, đường

Cách làm hột vịt lộn chiên nước mắm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Trứng vịt lộn bạn đem rửa sạch với nước, sau đó để trong rổ cho ráo nước.

– Cần tây rửa sạch, cắt bỏ lớp rễ, để ráo. Sau đó đem cắt thành những đoạn khoảng 2 – 3 cm vừa ăn.

– Hành tây bỏ vỏ, thái lát vừa ăn, sau khi cắt xong bạn cho ngay hành tây vào âu nước lạnh để bớt mùi hăng, rồi vớt ra rổ để ráo.

– Tỏi bóc vỏ, đập dập. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.

Bước 2: Luộc trứng vịt lộn

luộc trứng

Luộc trứng trong nồi ngập nước. (Ảnh: Internet)

– Bắc một nồi nước lên bếp, cho trứng vịt lộn vào rồi thêm vào một ít muối. Chú ý nước trong nồi nên ngập mặt trứng.

– Luộc trứng trong khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp, bạn vớt hột vịt lộn ra ngâm vào âu nước lạnh đã chuẩn bị trước. Không nên luộc trứng quá kĩ vì khi đem chiên, hột vịt sẽ mất đi vị ngọt tự nhiên.  Khi gắp trứng ra, nếu thấy trứng được gắp ra dễ dàng thì trứng đó đã chín. Sau khi ngâm nước lạnh khoảng 2 phút, nhẹ nhàng bóc lớp vỏ và để riêng.

Bước 3: Chiên trứng vàng giòn  

– Chuẩn bị âu đựng lớp bột gia dụng. Cho trứng vào âu lăn sơ qua một lớp bột, rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút cho bột bám vào trứng.

– 30 phút sau bạn bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào đun sôi dầu rồi bắt đầu công đoạn chiên giòn trứng.

– Trứng bỏ ra ngoài tủ lạnh, cho từng quả từng quả vào chảo chiên trong dầu nóng.

chiên trứng trong dầu nóng

Chiên trứng vàng đều trong dầu nóng. (Ảnh: Internet)

– Pha hỗn hợp đường, gia vị, nước mắm trong một cái chén nhỏ, liều lượng gia giảm tùy theo khẩu vị.

– Trong khi đó, bắc một cái chảo khác lên bếp, đun sôi chảo với ít dầu rồi cho tỏi và ớt đảo đều. Khi đã chín vàng, cho thêm hành tây cùng cần tây vào đảo, sau đó thêm hỗn hợp đã chuẩn bị ở phía trên vào.

– Trứng sau khi chiên vàng giòn các mặt thì cho vào chảo xào với hỗn hợp rau củ và nước mắm, đảo đều tay cho trứng ngấm đều gia vị.

– Lưu ý xào trứng trên bếp lửa vừa. Đảo trong khoảng 7-10 phút, nêm nếm lại cho vừa ăn là có thể tắt bếp được.

Bước 4: Hoàn thành và trang trí

– Đổ hột vịt lộn chiên nước mắm ra đĩa, trang trí thêm vài lá rau dăm và rắc thêm vài hạt tiêu xay cho hấp dẫn.

– Món hột vịt lộn chiên nước mắm không cần ăn kèm nước chấm nữa, do trong quá trình xào, các gia vị đã thấm vào trứng rồi.

Lưu ý khi làm hột vịt lộn chiên nước mắm

– Để có món trứng lộn chiên nước mắm thơm ngon hấp dẫn thì cách chọn hột vịt vô cùng quan trọng. Bạn có thể tìm mua trứng vịt ở nhiều nơi, nhưng bạn nên mua ngoài chợ vì bạn có thể lựa chọn trứng kĩ lưỡng.

– Trứng vịt lộn ngon khi cầm thấy nặng tay, chứng tỏ trứng tươi mới, còn nếu nhẹ tay thì trứng đó đã già và không ngon. Bên cạnh đó, một cách khác là để quả trứng dưới vùng ánh sáng mạnh, hãy nhớ để hở hai đầu quả trứng, quan sát thất quả trứng đó có khoảng trống rộng thì chứng tỏ quả trứng vịt lộn đó đã cũ, không nên mua, còn khoảng trống nhỏ nghĩa là trứng còn tươi, mới.

Cách làm hột vịt lộn chiên nước mắm không quá khó phải không nào? Hy vọng với công thức  làm hột vịt chiên đặc sản Sài Gòn mà Cet.edu.vn vừa chia sẻ, bạn đã có thêm một sự lựa chọn cho bữa họp mặt cuối tuần rồi nhé! Chúc bạn thành công.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/an-vat/hot-vit-lon-chien-nuoc-mam

Đưa cơm với cách làm đầu và vây cá hồi chiên nước mắm siêu ngon

Cá hồi không chỉ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu chế biến những món ăn ngon. Trong đó, đầu và vây cá hồi chiên nước mắm là món ăn mang đến cảm giác độc đáo, ngon miệng hơn cả. Hãy cùng CET tìm hiểu cách làm món ăn này trong bài viết sau đây nhé!

Cá hồi được xem là thực phẩm vàng khi chứa nhiều Omega 3 giúp sáng mắt và khiến cơ thể khỏe mạnh. Hơn nữa, thịt cá hồi còn rất thơm, ngọt và mềm nên chúng có giá thành khá cao. Với cá hồi, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như salad, lẩu, sushi… đặc biệt là chiên nước mắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đầu và vây cá hồi chiên nước mắm cho chuẩn vị và thơm ngon.

Đầu cá hồi chiên nước mắm

Nguyên liệu làm đầu cá hồi chiên nước mắm

– 1 đầu cá hồi

– Bột chiên giòn

– 1 thìa canh đường

– ½ thìa cà phê hạt nêm

– Dầu hào, nước mắm, ớt khô, gừng

– 2 quả trứng gà

Đầu cá hồi chiên nước mắm
Đầu cá hồi chiên nước mắm thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm đầu cá hồi chiên nước mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đầu cá hồi bạn cắt nhỏ rồi khử mùi tanh sau đó để ráo.

– Hành là nhặt sạch cắt nhuyễn.

– Gừng và tỏi cạo sạch vỏ rồi băm nhỏ.

– Bột chiên giòn cho ra đĩa.

– Đập trứng cho ra chén và khuấy đều tay.

Bước 2: Ướp đầu cá hồi

Đầu cá hồi bạn cho vào tô rồi ướp cá cùng với gừng, tỏi, hành lá khoảng 10 phút, không ướp gia vị. Tiếp theo, bạn cho từng miếng cá lăn đều qua bột chiên giòn. Tiếp đến, bạn cho cá lăn qua trứng gà rồi tiếp tục lăn qua bột chiên giòn lần nữa.

Bước 3: Chiên đầu cá

Bạn cho dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu sôi, bạn cho cá đã lăn qua bột vào chiên. Lưu ý, khi chiên bạn chiên với lửa vừa, tránh để cá bị khét. Sau khi cá được chiên vàng giòn bạn gắp ra và cho ra rây hoặc giấy thấm dầu để cá ráo dầu.

Bước 4: Làm đầu cá hồi chiên nước mắm

Sau khi chiên cá xong, bạn cho dầu vào chảo rồi cho tỏi băm vào thơm vàng. Tiếp đến, bạn cho vào chảo 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, ½ muỗng hạt nêm, ít dầu hào, một ít ớt khô. Sau đó, đảo đều cho đến khi nước xốt hơi sền sệt. Cuối cùng, bạn cho cá đã chiên giòn vào, rồi nấu để cá thấm gia vị rồi tắt bếp.

Vậy là cách làm đầu cá hồi chiên nước mắm hoàn thành, bạn cho cá ra đĩa và ăn kèm với cơm nóng sẽ rất tuyệt vời.

Vây cá hồi chiên nước mắm

Nguyên liệu chuẩn bị vây cá hồi chiên nước mắm

– 0,5kg vây cá hồi

– 2 quả trứng gà

– Bột chiên giòn

– Hạt nêm, đường, nước mắm

– Ớt khô, gừng

 vây cá hồi chiên nước mắm

Vị giòn ngon, đậm đà hấp dẫn của vây cá hồi (Ảnh: Internet)

Cách làm vây cá hồi chiên nước mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.

– Gừng cạo sạch, băm nhỏ.

– Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn.

– Hành tây bóc vỏ, thái hạt lựu.

– Vây cá hồi bạn rửa sạch rồi để ráo.

– Bột chiên giòn bạn cho ra đĩa.

– Trứng gà cho vào chén khuấy đều.

Bước 2: Ướp cá hồi

Tiếp đến, bạn cho vây cá hồi vào tô rồi ướp với hạt nêm, hạt tiêu, hành lá và gừng vào. Sau đó, đảo đều rồi ướp khoảng 15 phút cho vây cá thấm gia vị.

Bước 3: Chiên vây cá

Bạn cho dầu ăn và chảo và đợi dầu sôi. Trong thời gian chờ, bạn cho vây cá hồi lăn qua bột chiên giòn, rồi lăn qua trứng, sau đó lăn tiếp qua bột chiên giòn. Khi dầu sôi, bạn cho vây cá vào chảo chiên vàng giòn. Khi chiên xong bạn vớt cá ra, để ráo dầu.

Bước 4: Làm vây cá chiên nước mắm

Cho tỏi băm vào chảo phi thơm, rồi cho vào chảo 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng dầu hào, một ít ớt. Sau đó, đảo đều cho đến khi phần nước mắm hơi sền sệt và có vị vừa ăn. Cuối cùng, bạn cho vây cá đã chiên vào, rồi đảo đều. Tiếp tục, bạn cho hành tây vào và nấu đến khi vây cá thấm đủ gia vị thì bạn tắt bếp. Vậy là hoàn thành rồi đấy, bạn cho ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng nhé!

Cách chọn cá hồi và khử mùi tanh của cá

Để có món ăn từ cá hồi chiên nước mắm chuẩn vị, trước tiên, bạn phải biết cách chọn cá tươi ngon. Khi mua cá hồi nguyên con, bạn cầm vào phần đuôi cá lắc nhẹ, nếu thấy thịt sống lưng chắc thì cá còn tươi. Bên cạnh đó, đừng quên chỉ chọn những con có đôi mắt trong và đen sáng không chọn những con cá có thịt thâm và đôi mắt đục. Cá hồi khi mua về, bạn có thể giã nát gừng rồi trộn với rượu trắng sau đó cho cá vào lăn qua khoảng 2 phút rồi rửa lại với nước sạch là có thể khử mùi tanh của cá hồi. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể ngâm cá hồi với sữa tươi trong 5 phút rồi vớt ra rửa lại với nước cũng làm cá không có mùi tanh.

Với cách làm đầu và vây cá hồi chiên nước mắm đơn giản của CET trên đây, hy vọng các bạn sẽ trổ tài cho cả gia đình mình cùng thưởng thức nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chien/ca-hoi-chien-nuoc-mam

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Đài Loan

Những năm gần đây, Đài Loan là điểm đến du lịch mà nhiều du khách Việt Nam quan tâm bởi cảnh đẹp thơ mộng, bình dị nên thơ cùng nền văn hóa và ẩm thực đa sắc màu. Đặc trưng văn hóa của Đài Loan được xem là sự chắt lọc giữa tinh hoa văn hóa của Nhật Bản và dung nạp sự tiên tiến, hiện đại của nền văn hoa Âu Mỹ. Vì thế, đến với Đài Loan, những người yêu du lịch sẽ được khám phá bức tranh đầy màu sắc, một sự giao thoa giữa những nét đẹp trong văn hóa Đông –Tây.

Những lễ hội tiêu biểu đặc trưng văn hóa Đài Loan  

Đài Loan sẽ là điểm đến lý tưởng đối với những du khách thích du lịch văn hóa, bởi người dân nơi đây vẫn giữ lại được nét văn hóa truyền thống với một loạt lễ hội được tổ chức quanh năm.

Tết Nguyên Đán (lễ hội mùa xuân)

Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng đối với người Đài Loan

Giống như nhiều nước châu Á, Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng đối
với người Đài Loan. (Ảnh: Internet)

Cũng như nhiều nước châu Á khác, người Đài Loan đón Tết Âm lịch từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Tết Nguyên đán là lúc mọi người xua bỏ hết những điều cũ kĩ của năm đã qua và đón chờ những điều tốt đẹp mới. Trong lễ hội này sẽ có hoạt động tiễn ông Táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, nấu bánh bò fagao, bánh gạo niangao, cúng Giao thừa, đi lễ chùa, thăm hỏi người thân, bạn bè, cúng Thần tài vào mùng 4 và trở lại kinh doanh vào mùng 5.

Lễ hội pháo hoa Yanshui Beehive Fireworks

Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, không khí tại làng Diêm Thuỷ, Đài Nam vô cùng náo nhiệt. Người dân tin rằng khi tia lửa pháo hoa chạm vào người, những khó khăn xui xẻo sẽ tan biến và nhiều may mắn, tài lộc sẽ đến trong năm mới. Đây cũng là lý do lễ hội pháo hoa Tổ ong Diêm Thuỷ (Yanshui Beehive Fireworks) được tổ chức tại làng Diêm Thuỷ ra đời. Theo Tổng cục du lịch Đài Loan, đây là lễ hội dân gian lớn thứ 3 thế giới và là một trong những lễ hội tôn giáo tiêu biểu đặc trưng của Đài Loan.

Lễ hội đèn trời Pingxi

Du khách nếu ở Đài Loan những ngày đầu xuân không nên bỏ lỡ lễ hội đèn trời Bình Khê (Pingxi) được tổ chức thường niên tại hòn đảo xinh đẹp này. Hàng nghìn chiếc đèn phát sáng lung linh, đỏ rực trên nền trời tối là cảnh tượng mà bất kỳ ai chứng kiến cũng không khỏi ấn tượng. Lễ hội truyền thống này xuất phát từ một giai thoại cổ về người dân làng Thập Phần (Shifen) thả đèn lồng lên trời để báo hiệu bình an. Việc thả đèn trời cũng mang ý nghĩa gửi gắm những ước nguyện của con người đến trời cao và mong muốn điều ước sẽ trở thành sự thật.

Thả đèn trời để gửi gắm những ước nguyện

Thả đèn trời để gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp. (Ảnh: Internet)

Lễ hội văn hóa Bảo Sinh

Lễ hội văn hóa Bảo Sinh là một trong những lễ hội tôn giáo dân gian của người Đài Loan diễn ra từ ngày 1/4 đến 27/5 hằng năm. Chương trình gồm một chuỗi các hoạt động tôn giáo như thờ cúng, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống… thu hút nhiều du khách nước ngoài tham gia. Năm 2003, đền Bảo An Đại Long (Dalongdong Baoan) là nơi tổ chức lễ hội Bảo Sinh cũng từng lọt vào danh sách Bảo tồn Di sản Văn hóa của UNESCO.

Lễ hội đua thuyền Lukang

Lễ hội đua thuyền rồng Lộc Cảng (Lukang) thường diễn ra vào nửa cuối tháng 5 – nửa đầu tháng 6 là dịp để người dân quảng bá văn hóa du lịch, ẩm thực, di tích địa phương… đến với đông đảo du khách. Ra đời từ năm 1978, lễ hội đua thuyền Lukang ngày càng được chú trọng và mở rộng quy mô. Năm 2006, đua thuyền rồng Lộc Cảng được đưa vào danh sách “12 lễ hội tiêu biểu ở Đài Loan”.

Lễ hội múa sư tử

Lễ hội múa sư tử ở Cao Hùng (Kaohsiung) là hoạt động ấn tượng tiếp theo trong đặc trưng văn hóa lễ hội thú vị ở Đài Loan. Vũ điệu của sư tử là biểu tượng cho sức mạnh, xuất phát từ khoảng thời gian nông nhàn của người dân tạo nên nét văn hóa đặc sắc. Du khách có thể ghé thăm chùa Guangji, quận Qianzhen để thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc này.

Lễ hội múa sư tử đặc sắc

Lễ hội múa sư tử đặc sắc. (Ảnh: Internet)

Đặc trưng văn hóa ẩm thực của Đài Loan

Một trong nhiều lý do khiến Đài Loan trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách quốc tế chính là nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, đa dạng. Nếu có dịp ghé qua Đài Loan, bạn đừng vội bỏ qua những món ăn có sức hấp dẫn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức sau đây.

Tiểu long bao (xiao long bao)

Xiao long bao – món bánh bao thịt heo nổi tiếng thế giới với nước xốt hấp dẫn đủ khiến bất kì thực khách nào cũng phải ngỡ ngàng. Với ý nghĩa “bánh bao trong cái lồng nhỏ”, xiao long bao có nguồn gốc bắt nguồn từ vùng Nanxiang – ngoại ô Thượng Hải. Tuy nhiên, chuỗi nhà hàng Din Tai Fung ở Đài Loan đã tạo ra công thức cho riêng mình, khiến món bánh trở nên nổi tiếng, thu hút rất nhiều người dân bản địa và du khách nước ngoài. Đa số du khách cho rằng sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đến Đài Bắc mà không nếm thử xiao long bao tại nơi cội nguồn của nó.

Tiểu long bao là món ăn nổi tiếng thế giới

Tiểu long bao là món ăn nổi tiếng thế giới của người Đài Loan. (Ảnh: Internet)

Hải sản nướng

Là một hòn đảo, Đài Loan sở hữu nguồn hải sản phong phú và tươi mới. Ghé qua khu chợ đêm ở Đài Bắc, bạn sẽ tìm thấy những xiên hải sản được nướng thơm lừng. Mực, cua, tôm, thịt, cá… tất cả đều được xiên que và nướng ngay tại chỗ để đảm bảo chất lượng món ăn.

Đậu phụ thối

Một “đặc sản” khác mà bạn nhất định phải thử khi đến Đài Loan là món đậu phụ thối. Có lẽ sẽ có không ít người ngại ngùng với món ăn độc đáo này. Đây là loại đậu phụ được lên men khá nặng mùi bằng muối, khi ăn dùng kèm rau, thịt, tôm khô và các loại thảo mộc. Theo truyền thống nó phải mất vài tháng để đạt được mùi mong muốn và với những người càng sành ăn, mùi càng nặng ăn càng ngon.

Đậu phụ thối – món ăn độc đáo

Đậu phụ thối – món ăn độc đáo không nên bỏ qua khi
du lịch Đài Loan. (Ảnh: Internet)

Lẩu

Người Đài Loan cũng yêu thích các món lẩu giống như nhiều nước phương Đông khác. Có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn, từ lẩu thịt heo đến nước cà chua truyền thống thanh ngọt, hay nước dùng lẩu Mala cay xé lưỡi… Nguyên liệu làm nên các món lẩu hấp dẫn cũng rất đa dạng: thịt bò, thịt lợn, đậu phụ, bóng cá, tôm, mực, cua, mỳ udon, ramen, bún và nhiều loại rau xanh như cải bắp, cải xanh, rau bina, pak choy, giá đỗ, nấm shiitake…

Pudding gạo

Không hình thức lộng lẫy, nhưng hương vị của bánh pudding gạo sẽ khiến người nếm thử dù chỉ một lần thôi sẽ nhớ mãi. Cách làm món bánh này khá đơn giản: gạo nếp được trộn với nấm, thịt lợn và trứng tạo thành một hỗn hợp và cho vào ống tre và hấp chín. Đây là món ăn lý tưởng dành cho những bộ tộc mang theo bên mình trong hành trình dài săn bắn của mình.

Trà sữa trân châu

Không nhiều người biết rằng trà sữa Đài Loan được ra đời lần đầu tiên ở Taichung – vùng Trung Tây Đài Loan vào những năm của thập niên 80. Sự pha chế và hòa trộn giữa sữa, đường, các loại trà đủ mùi vị kết hợp với những hạt trân châu giòn dai đã nhanh chóng “chinh phục” rất nhiều tín đồ ăn uống khắp thế giới. Sau một thời gian khá dài, trà sữa hiện nay đã trở thành một văn hóa ẩm thực đối với giới trẻ tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại châu Á.

Bánh dứa

 Bánh dứa – món bánh “đặc sản” của du khách khi du lịch Đài Loan

Bánh dứa – món bánh “đặc sản” yêu thích của du khách khi
đi du lịch Đài Loan. (Ảnh: Internet)

Tại sân bay Đài Loan, bạn sẽ thấy du khách lựa chọn bánh dứa làm quà mang về nhiều hơn bất kỳ món quà lưu niệm khác. Theo quan niệm của người Phúc Kiến, quả dứa phát âm gần giống với cụm từ “mang lại về điều may mắn”. Tuy có rất nhiều hương vị khác nhau như dâu, mận, xoài… nhưng có lẽ, bánh dứa Đài Loan vẫn là món ăn được yêu thích hơn cả.

Với những thông tin thú vị về đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Đài Loan vừa chia sẻ, Cet.edu.vn hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để khám phá trong chuyến hành trình du lịch Đài Loan. Cảnh đẹp và nền văn hóa đa dạng của Đài Loan luôn khiến nơi đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của châu Á.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-dai-loan

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...