Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Uống rượu vang đúng cách cần lưu ý những gì?

Rượu vang được xem là “giai nhân” của các món ăn Âu bởi nó khiến món ăn trở nên đậm đà và tinh tế hơn vốn có. Khác với các loại rượu thông thường khác, rượu vang có cách kết hợp riêng cần phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ càng sao cho đạt được hương vị chuẩn nhất. Ngay cả cách cầm, rót và bảo quản chai rượu đều phải tuân theo những quy tắc nhất định.

Rượu vang có nguồn gốc từ Châu Âu. Ngày nay, rượu vang cũng được nhiều người Việt ưa chuộng trong gia đình hoặc tiệc thiết đãi khách tại nhà hàng, khách sạn. Vì vậy, phục vụ rượu vang không đúng có thể làm hương vị bị sai lệch, thậm chí làm hỏng cả một bữa tiệc sang trọng.

Những lưu ý cần biết trước khi uống rượu vang

– Đối với loại vang trắng và vang hồng: vào mùa hè bạn nên ngâm lạnh trước khi sử dụng bởi nhiệt độ chuẩn để thưởng thức 2 loại rượu này khoảng từ 10 – 12 độ C. Rót xong lại ngâm vào xô đá.

– Đối với vang đỏ: nhiệt độ chuẩn cao hơn một chút nên chỉ cần ngâm đá vừa đủ. Nếu để quá lâu có thể làm mùi vị bị hỏng, không chuẩn vị. Đồng thời, trước khi uống vang đỏ, bạn mở rượu vang chai khoảng 15 – 30 phút để rượu được thở, nghĩa là tác dụng với oxy cho bớt cồn. Việc này khiến cho mùi vị của vang đỏ đậm đà, nồng và chát hơn hương vị vốn có.

Sử dụng loại ly phù hợp

Loại ly thích hợp để uống rượu vang là loại ly bầu, có tay cầm và chân cao. Khác với ly Champagne khi uống phải sử dụng ly cao, thon dài.

Cách cầm ly rượu vang

Cũng như Champagne, rượu vang trước khi sử dụng phải đạt độ lạnh cần thiết, nên khi uống, bạn nên cầm ly ở phần đế hoặc chân, chỉ dùng ngón tay nâng nhẹ ly rượu. Tránh dùng bàn tay tiếp xúc với phần bầu rượu. Bởi nhiệt độ từ lòng bàn tay sẽ khiến rượu ấm lên, ảnh hưởng tới hương vị của vang (khác hẳn so với khi uống rượu mạnh).

Rót rượu vang đúng cách

– Với vang đỏ, bạn chỉ nên rót ½ ly. Còn với vang trắng và hồng thì bạn chỉ nên rót 1/3 ly và thưởng thức từ từ, chậm rãi để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

– Khi rót rượu vào ly, miệng chai cách miệng ly, không kê cổ chai lên miệng ly để rót.

– Khi rót các loại vang sủi tăm hoặc Champagne bạn phải rót 2 lần. Lần thứ 1 chờ bọt tan rồi mới rót lần 2.

– Không nên rót đến cùng, nên chừa lại một chút vì cặn sẽ lắng ở cuối chai.

Không kê cổ chai lên miệng ly để rót vang (Ảnh: Internet)

Thứ tự phục vụ rượu trên bàn tiệc

– Khi thưởng thức rượu vang ở nhà hàng, bạn cần biết một vài nguyên tắc sắp đặt như sau: ly uống rượu vang đỏ thường được đặt bên trái ly uống vang trắng. Nếu cả buổi tiệc chỉ dùng một loại vang thì ly rượu sẽ nằm bên phải ly uống nước. Và không nên xếp quá 4 loại ly trên cùng một bàn ăn.

– Trong các bữa tiệc, bạn có nhiều loại rượu vang, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt từ vang trắng phục vụ trước vang đỏ; vang chua phục vụ trước vang ngọt; vang thường trước vang ngon. Champagne sử dụng vào đầu bữa tiệc. Đặc biệt, lưu ý không nên uống các loại rượu mạnh ngay từ đầu vì nó có thể khiến vị giác bị ảnh hưởng hoặc bị say trước khi uống lúc đang đói.

– Ở gia đình, về phần quy tắc đặt để ly không quá quan trọng, miễn là bạn tiện sử dụng và thu dọn.

Hướng dẫn bảo quản rượu vang

– Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản rượu là khoảng 15 – 17 độ C. Nên là những nơi có độ ẩm, tối, tránh ánh sáng mặt trời vì nó có thể khiến nhiệt độ ấm lên và làm ảnh hưởng tới vị rượu vang.

– Trái với suy nghĩ thông thường là bày rượu bên trong tủ kính, các chuyên gia rượu vang khuyên bạn nên để chai rượu nằm ngang, để rượu được tiếp xúc với nút chai (đối với loại chai nút làm bằng gỗ sồi) để nút chai luôn ẩm ướt. Nếu nút chai bị khô, nó sẽ co lại và khiến không khí lọt vào chai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hương vị của vang.

– Rượu vang nên dùng tốt nhất sau 3 – 4 tiếng khi mở. Nếu vang để lâu, rượu tiếp xúc với không khí, mùi vị sẽ không còn đạt chuẩn.

– Khi sử dụng rượu vang tại nhà, tốt nhất bạn nên uống hết chai rượu trong một vài lần đầu tiên bởi không có cách nào khắc phục. Còn ở các khách sạn, người ta sẽ sử dụng nút cao su để tránh tối đa việc không khí lọt vào hoặc bơm khí nitơ để nén không cho không khí bay vào.

Rượu vang giờ đây không còn là loại đồ uống đắt đỏ hay hiếm hoi nữa mà là thức uống ai cũng có thể thưởng thức. Vì vậy, sử dụng rượu vang đúng cách không chỉ mang lại cho bạn một bữa tiệc hoàn hảo, cảm nhận trọn vẹn hơn mà còn tạo nên phong thái tinh tế và sang trọng cho riêng bạn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/uong-ruou-vang

7 cách mở rượu vang không cần dụng cụ tiện ích cho người sử dụng

Một bữa tối lãng mạn với ánh nến và rượu vang, thật tuyệt vời nhưng bạn chợt phát hiện ra mình không có dụng cụ để mở chai vang hảo hạng đó! Phải làm cách nào? Đừng quá lo lắng nhé, sau đây là hướng dẫn cách mở chai vang mà không cần dụng cụ mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà mình đấy.

1.Ốc vít và kìm

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc vít nhỏ, 1 cái kìm là bạn có thể giải quyết chai rượu cứng đầu rồi.

– Bước 1: Đầu tiên, bạn vặn con vít vào nút bấc, đến khi phần nổi lên của con ốc khoảng 1,5 cm.

– Bước 2: Sử dụng kìm có mặt phẳng, kéo dần dần con ốc ra. Sau đó, nút bấc sẽ bị kéo ra theo cùng con ốc và việc còn lại là rót rượu ra ly mà thôi.

2.Ốc vít và đinh ghim

Phương pháp này tương tự như cách 1.

– Bước 1: Bạn vặn chiếc ốc vít vào nút bấc sao cho phần còn lại nhô lên chừng 1,5 cm.

– Bước 2: Sử dụng đinh ghim để lắp vào mũ của ốc vít, rồi tạo lực nhẹ nhàng nhấc nút bấc lên.

Lưu ý nếu sử dụng ghim bạn phải cẩn thận với phần đầu nhọn nhé. Còn không nếu bạn có vật gì tương tự như chiếc ghim thì đều sử dụng được.

3.Dao bỏ túi

Với những chiếc dao đa năng như multi-tools hoặc chiếc dao bỏ túi thì công việc của bạn sẽ còn đơn giản hơn rất nhiều.

– Bước 1: Đầu tiên, bạn lựa con lưỡi dao có răng cưa để tạo độ bám tốt hơn. Nhưng nếu không có bạn dùng lưỡi bình thường. Tuy nhiên, với cách làm này bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng để tránh những tai nạn không mong muốn vì chúng có thể làm bạn bị thương. Ngoài ra, tốt hơn hết bạn chọn những con dao có lưỡi nhỏ hơn đường kính chai.

– Bước 2: Sau khi dao dính vào nút bấc, bạn xoay lưỡi dao từ phải qua trái thật cẩn thận và từ tốn. Khi nút bấc được kéo lên cao gần hết thì rút thẳng ra là xong.

Sử dụng dao bỏ túi để mở nút bấc
(Ảnh: Internet)

4.Kìm và dây thép

Trong trường hợp bạn có kìm và dây thép (hoặc móc quần áo loại nhỏ cũng được) thì bạn không sao, bạn vẫn có thể sử dụng tốt.

– Bước 1: Dùng kìm uốn cong đầu dây thép, tạo thành 1 góc 30 độ. Sau đó, cẩn thận luồn đầu dây đó vào cạnh nút chai xuống dưới như hình vẽ. Lưu ý, để có thể làm được như vậy, dây thép đòi hỏi phải tương đối nhỏ bạn nhé.

– Bước 2: Sau khi móc của dây được cố định vững chắc vị trí dưới nút chao ở góc bên phải, bạn cẩn thận kéo nó ra khỏi cổ chai. Để chắc chắn hơn, bạn phải đeo găng tay để giữ an toàn bởi dây thép nhỏ có thể cắt vào tay.

5.Kẹp giấy

– Bước 1: Uốn thẳng 2 chiếc kẹp giấy đó, chỉ để lại phần chữ U.

– Bước 2: Luồn 2 đầu chữ U đó xuống dưới nút bấc, xoắn 2 đầu trên của chiếc kẹp lại, sử dụng 1 chiếc bút hoặc đũa hay một vật gì đó có hình trụ để tạo lực. Cuối cùng, bạn nắm chặt chai và nhẹ nhàng kéo nút bấc lên là hoàn thành “nhiệm vụ cao cả” này rồi.

6.Dao bỏ túi và bút

Với phương pháp này, nút sẽ được nhấn xuống chứ không phải kéo lên. Dao đa năng hoặc dao bỏ túi (có lưỡi nhỏ hơn đường kính nút chai) dùng để giảm áp suất chai rượu, giúp bạn dùng đẩy bút xuống dễ dàng hơn.

Lưu ý: Bạn có thể dùng đũa thay thế bút.

7.Búa và đinh nhỏ

Nếu không có kìm, ốc vít thì đừng lo lắng, búa và đinh nhỏ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

– Bước 1: Đóng thật cẩn thận 2 – 3 chiếc đinh vào nút bấc sao cho chúng nằm trên 1 đường thẳng.

– Bước 2: Sử dụng phần có kẹp của búa để bửa dần những chiếc đinh đ lên. Phương pháp này tuân theo định lý đòn bẩy nên bạn sẽ chẳng cần tốn quá nhiều sức lực mà vẫn dễ dàng “xử lý” nút chai rượu vang.

Như vậy, với 7 cách mở rượu vang như vừa rồi mà CET chia sẻ, chúng tôi mong rằng bạn sẽ không còn phải quá lo lắng khi nhà bếp không có dụng cụ khui chai mà vẫn dễ dàng áp dụng hoặc các bạn nhân viên nhà hàng khách sạn có thể áp dùng để phục vụ rượu vang hoàn hảo.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cach-mo-ruou-vang

Spatula là gì? Giải đáp những vấn đề liên quan đến Spatula

Nếu như Bartender có những dụng cụ đặc trưng của ngành nghề như bình lắc (Shaker), muỗng khuấy (Barspoons), dao cắt sợi (Channel knife & Citrus zester), ly định lượng (Shot glasses & Jiggers),… thì Đầu bếp bánh cũng có những dụng cụ chuyên nghiệp riêng. Spatula là một trong số đó. Vậy, Spatula là gì? Mời bạn tham khảo những thông tin bên dưới để biết chi tiết nhé.

Đối với những Đầu bếp bánh, việc phân biệt và sử dụng linh hoạt các dụng cụ chuyên nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đó mà bài học đầu tiên của các Đầu bếp bánh không phải là bắt tay vào làm những chiếc bánh xinh xinh luôn mà trước hết phải làm quen dần với các dụng cụ.

Spatula là gì?

Spatula là một dụng cụ làm bánh thông dụng có công dụng chính là vét bột. Ngoài ra, Spatula còn được sử dụng để trộn bột hoặc nhấc, lật các món ăn trong quá trình nấu nướng. Một Spatula thông thường sẽ có hình dáng mỏng, dẹt. Phần cán dài, đầu lưỡi thì nhỏ gọn và hơi tù phía đầu.

Spatula là một dụng cụ làm bánh thông dụng (Nguồn: Internet)

Phân loại Spatula?

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại Spatula phổ biến, đó là Spatula đúc và Spatula cán nhựa. Chúng đều có công dụng như nhau nhưng mẫu mã, cấu tạo, chất liệu sử dụng thì khác nhau. Spatula cán nhựa có phần cán được làm từ nhựa và gắn vào đầu lưỡi. Còn Spatula đúc thì được làm 100% đúc liền thân.

Spatula mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Spatula là dụng cụ làm bánh cơ bản, chính vì vậy mà hiện được bày bán khá phổ biến. Bạn có thể tìm mua chúng ở các siêu thị, cửa hàng bán dụng cụ làm bánh ở bất kỳ đâu. Hiện, giá của Spatula trên thị trường dao động từ 30.000 – 120.000 đồng/1 cái.

Spatula có chịu nhiệt được không?

Đối với loại Spatula nhựa thì khả năng chịu nhiệt khá kém. Còn đối với loại được làm từ 100% silicon thì khả năng chịu nhiệt rất tốt, từ -50 độ C đến 300 độ C. Do đó, đối với loại này, bạn có thể dùng để vét, trộn các loại hỗn hợp ở trạng thái nóng hoặc nguội.

Spatula silicon gặp nhiệt độ cao có gây độc hại không?

Silicon là một loại chất hỗn hợp nhân tạo, thường được sử dụng nhiều trong nền công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp và sản xuất các mặt hàng gia dụng. Silicon mang đặc tính chịu được nhiệt độ cao, chắc, dai và không có những phản ứng hóa học với các tác nhân bên ngoài.

Tương tự như vậy đối với Spatula được làm từ 100% silicon thì chị em có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng chúng có thể gây độc hại hay không. Với khả năng chịu được mức nhiệt từ -50 độ C đến 300 độ C, bạn hoàn toàn có thể để chúng trong tủ đông hoặc dùng khi nấu thức ăn trên bếp, lò vi sóng.

Cách sử dụng spatula

Khi sử dụng Spatula, bạn phải cầm chắc vào phần cán rồi hướng phần lưỡi vét vào âu bột. Bạn di chuyển đầu cán linh hoạt sao cho phần lưỡi có thể vét sạch phần bột hỗn hợp còn sót lại trong âu.

Tương tự như lưỡi dao, lưỡi Spatula có một mặt góc tù và một mặt lưỡi mỏng hơn. Khi vét bột, bạn nên sử dụng phần mặt lưỡi mỏng để công đoạn vét bột được nhanh chóng hơn. Ngoài ra, phần lưỡi Spatula rất dẻo và mềm, trong quá trình sử dụng bạn hoàn toàn có thể yên tâm trộn, vét mà không sợ phần lưỡi bị gãy nhé.

Spatula cán nhựa (Nguồn: Internet)

Cách bảo quản spatula

Sau khi sử dụng Spatula, bạn cần làm sạch rồi mang phơi khô. Sau đó, bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá ẩm. Nếu để ở nơi có nhiệt độ cao, đối với những Spatula nhựa sẽ rất dễ chảy và bị biến dạng, dẫn đến hư hỏng, không sử dụng được nữa. Ngược lại, bạn cũng không nên cất Spatula ở những nơi quá ẩm ướt vì chúng sẽ rất dễ bị đóng rêu hoặc mốc trong quá trình bảo quản.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc Spatula là gì cũng như đề cập đến những vấn đề liên quan khác. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ tham khảo được những thông tin bổ ích và hiểu hơn về Spatula.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/spatula-la-gi

Pound là gì? Tìm hiểu tất tần tật về Pound

Đối với những người làm việc trong ngành chế biến hay xuất nhập khẩu thì Pound là một trong những thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên trong thực tế, chắc hẳn sẽ có một số người không biết về Pound. Do đó hôm nay, thông qua bài viết này, CET sẽ giúp mọi người giải đáp rõ ràng thắc mắc Pound là gì đồng thời cung cấp những thông tin liên quan khác về khái niệm này.

Pound là gì?

Pound thực chất là một đơn vị đo lường truyền thống của người Anh, Mỹ và một số quốc gia khác nữa. Theo sự công nhận của quốc tế thì hiện nay, giá trị 1 Pound sẽ bằng 453,5 gram và 0,45359237 kilôgam. Ib, lbm, lbm là những cụm từ viết tắt được sử dụng cho đơn vị đo lường này.

Giống như tablespoon, cup, quart, pound cũng là một đơn vị đo lường (Nguồn: Internet)

Chữ Pound bắt nguồn từ một đơn vi đo lường của người La Mã – Libra (vì vậy mà nó được viết tắt là Ib) và là do người Đức phỏng theo tiếng Latin: Libra Pondo có nghĩa là “một khối lượng Pound”. Ngoài ra, Pound trong hệ Metric đôi khi được dùng tại một số nước châu Âu có giá trị bằng 1/2 kilôgam.

Cách quy đổi đơn vị Pound

Năm 1958, các quốc gia của Khối thịnh vượng chung Anh và quốc gia Hoa Kỳ đã đồng ý định nghĩa Pound Avoirdupois quốc tế bằng 0,45359237 kilôgam và có 16 Ounce. Cũng kể từ năm đó, người ta bắt đầu quy đổi một Ounce Avoirdupois quốc tế bằng chính xác là 28,349523125 gram.

Quy đổi theo hệ đo lường cổ của nước Anh thì 1 pound sẽ bằng 12 ounce hay còn gọi là Ounce Troy (ozt). Đơn vị đo lường này tương đương với 31,1034768 gram hay 1,09714 Ounce Avoirdupois. Hiện nay, Ounce Troy chỉ được dùng trong đo lường khối lượng của các kim loại quý như bạch kim, vàng hay bạc và còn được gọi là lượng tây.

Nếu như kilôgam và gram là những đơn vị đo lường quốc tế, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giời thì Pound chỉ được sử dụng ở một số nước như Mỹ, Anh… Tại những quốc gia này, người dân chỉ sử dụng Pound chứ rất ít khi sử dụng kilôgam hay gram để đo lường khối lượng. Do đó, những bạn hay tham khảo các công thức nấu ăn, làm bánh từ các trang thông tin nước ngoài thì sẽ rất hay gặp đơn vị đo lường này.

Khi tham khảo những công thức nấu ăn, làm bánh từ nước ngoài có sử dụng đơn vị đo lường Pound thì bạn nên chú ý quy đổi sang kilôgam và gram thật chính xác nhé. Nếu không cẩn thận trong quá trình tính toán, bạn sẽ rất dễ định lượng sai nguyên liệu, từ đó tạo nên món ăn không đúng hương vị như mong muốn.

Khi tham khảo các công thức làm bánh nước ngoài, bạn cần thận trọng trong việc quy đổi khối lượng
(Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin về đơn vị đo lường Pound. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp rõ ràng thắc mắc Pound là gì và có thêm những thông tin thú vị khác. Để tham khảo tsp là gì và để biết thêm nhiều kiến thức ẩm thức khác, mời bạn tham khảo các bài viết khác trên trang cet.edu.vn nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/pound-la-gi

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Hướng dẫn các cách gấp khăn ăn đẹp cho bàn tiệc nhà hàng

Một bữa ăn có mang đến niềm vui và ngon miệng hay không phụ thuộc rất lớn ở khâu trang trí bàn tiệc. Đặc biệt, trong bất cứ nhà hàng nào, sự khéo léo và chu đáo đó cũng luôn được thể hiện rõ nhất ở cách gấp khăn ăn. Dưới đây là những cách gấp khăn ăn trong nhà hàng mà nếu bạn đang làm trong lĩnh vực ngành nghề này cần phải biết.

1. Kiểu thuyền buồm

Chuẩn bị: Khăn ăn hình vuông được ủi hồ có kích thước 50cm x 50cm.

Cách làm: Đầu tiên bạn trải một cái khăn lên mặt phẳng, lần lượt gấp theo các bước sau:
– Bước 1: Gấp khăn thành bốn sao cho viền mặt trái của khăn ở bên trong.
– Bước 2: Tiếp tục gấp góc các lớp lên trên trùng với đỉnh của hình thoi để hình thành hình tam giác.
– Bước 3: Sau đó, lần lượt gấp hai cạnh bên của tam giác hướng vào phía trong và đặt trùng với đường cao của tam giác.
– Bước 4: Tiếp tục bẻ lật ngược hình vừa làm xuống mặt bàn, đồng thời bẻ ngược hai đầu khăn về đỉnh của tam giác.
– Bước 5: Cuối cùng gấp đôi tam giác; giữ chắc phần cuối khăn bằng tay trái. Sau đó dùng tay phải kéo lần lượt các lớp khăn lên góc vừa phải để tạo thành hình các cánh buồm nhé.

Đây là kiểu gấp khăn rất hay thấy tại các nhà hàng, khách sạn. Cách làm cũng rất đơn giản và nhanh gọn phải không nào!

2. Kiểu hoa sen nở trên mặt nước

Bước 1: Sử dụng khăn ăn vuông để tạo hình hoa sen nở trên mặt nước, đầu tiên bạn gấp 4 góc vào tâm giữa của hình vuông.
Bước 2: Xong bạn sẽ thấy một hình vuông nhỏ hơn. Tiếp theo gấp 4 góc vuông vào trung tâm, miết mạnh để các cạnh được thẳng thớm.
Bước 3: Lật ngược hình vuông mới này rồi tiếp tục gập các góc vuông vào giữa.
Bước 4: Bây giờ, tay trái giữ chặt phần trung tâm của “hoa sen”, tay phải nhẹ nhàng kéo lớp cánh hoa góc ở phía dưới ra.

cách gấp khăn bàn tiệc

Kiểu hoa sen nở trên mặt nước (Ảnh: Internet)

Sau khi kéo lớp cánh hoa ra, bông hoa nở sẽ nổi trên chiếc đĩa trắng. Nếu lựa chọn cách gấp khăn theo cách làm này, thực khách của bạn sẽ được thưởng thức một bữa ăn theo phong cách điệu đà, lãng mạn thích hợp trong bữa tiệc kiểu Âu mà cách làm chưa đầy 3 phút chuẩn bị.

3. Vương miện xinh xắn

Bước 1: Trước hết, bạn gấp đôi khăn ăn theo đường chéo, Sau đó, gấp hai góc vào trong, hai đầu góc khăn kéo vào góc thứ 3 cho gần chạm, chừa lại một đoạn, miết sát sao cho méo hai bên thật thẳng nhé.
Bước 2: Từ đáy dưới gấp khăn lên đến một nửa. Lật ngược cả khăn lại rồi gấp hai góc khăn vào trong, cài góc khăn vào nếp gấp.
Bước 3: Cuối cùng, dựng cho khăn đứng lên như một chiếc vương miện điệu đà và xinh xắn. Với kiểu làm này, bạn có thể đặt trên mặt đĩa hoặc trong lòng bát đều được đấy.

4. Chiếc quạt đuôi công duyên dáng

Bước 1: Chuẩn bị khăn ăn hình vuông, màu sắc tùy thích hoặc theo tông màu trang trí của bạn, Gấp đôi khăn ăn từ phải sang trái, miết ly cho thẳng.
Bước 2: Gấp vuông mép khăn từ dưới lên khoảng 4 cm. Gấp liên tiếp như gấp quạt giấy từ dưới lên trên.
Bước 3: Gấp ngược phần khăn lại đằng sau sao cho các nếp gấp quạt hướng về phía trước, miết góc.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay lật nhẹ phần mép khăn, giữ chặt lề phải và gập khăn theo đường chéo xuống nửa, kẹp vào giữa mép là nhấc ra để làm chân đế được đứng vững.
Bước 5: Tay phải giữ hai mép đầu khăn, dựng đứng khăn lên dựa trên chân đề hình tam giác vừa tạo, từ từ thả tay phải “chiếc quạt” sẽ xòe ra.

Như vậy là bạn đã hoàn thành các kiểu gấp khăn ăn lót chén, dĩa theo phong cách vừa hài hòa phương Đông vừa sang trọng như phương Tây. Hy vọng những chiếc khăn ăn đẹp vừa rồi sẽ làm cho bàn ăn nhà hàng của bạn hay bàn ăn gia đình thêm phần bắt mắt và thú vị hơn nhé.

Để hiểu hơn về kích thước bàn ăn trong nhà hàng, các bạn hãy tham khảo bài viết này

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/gap-khan-an-ban-tiec

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

GIT trong du lịch là gì? Những điều cần biết về GIT

GIT là thuật ngữ rất đỗi quen thuộc trong ngành dịch vụ du lịch, lĩnh vực có liên hệ mật thiết đến ngành Nhà hàng – Khách sạn. Vì vậy, hôm nay Cet.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm GIT trong du lịch là gì. Bên cạnh đó là những thông tin cần biết về GIT để cùng nhau làm phong phú, đa dạng kiến thức về các ngành dịch vụ.

Ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng không ngừng sáng tạo ra thêm các “sản phẩm” nhằm thu hút khách hàng. Ngoài việc khám phá các vùng đất, văn hoá thì du lịch là một trong các hình thức kết nối con người với nhau. Chính vì vậy, GIT ra đời là loại hình dành cho các nhóm, gia đình, tổ chức có được một chuyến đi tiện lợi nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa nhất.

git là gì

GIT là một trong các thuật ngữ quen thuộc của ngành dịch vụ du lịch (Nguồn: Internet)

GIT trong du lịch là gì?

GIT được viết tắt từ cụm từ Group Inclusive Tour là loại hình đặt tour du lịch theo đoàn, đây là loại hình phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp các nước trên thế giới. Khi sử dụng GIT, các đại lý du lịch sẽ cung cấp các tour trọn gói có sẵn hoặc thiết kế các tour dựa theo các yêu cầu của khách hàng (mức giá, số lượng người, thời gian, địa điểm…).

GIT có những lợi ích gì?

Trong nhịp sống bận rộn hiện nay thì loại hình GIT mang lại nhiều lợi ích cho những người yêu thích du lịch nhưng lại không có quá nhiều thời gian để tự lên lịch trình hay chưa có kinh nghiệm lên kế hoạch du lịch cho nhóm, gia đình…

– Không cần tự thiết kế lịch trình: dù bạn chọn tour có sẵn hay theo ý bạn thì đại lý du lịch sẽ thay bạn lên lịch trình cụ thể về thời gian, nơi ăn uống, phương tiện di chuyển…

– Sự an toàn cho chuyến đi: thông thường khi thiết kế tour du lịch cho khách, các công ty luôn phải đảm bảo yếu tố an toàn tối đa cho khách. Ngoài ra, trong suốt chuyến đi luôn có hướng dẫn viên theo dõi, hỗ trợ bạn ngay khi cần thiết.

– Không phải lo lắng về các phương án dự phòng: so với các chuyến đi tự túc thì bạn phải tính đến các phương án dự phòng về chi phí, các tình huống có thể xảy ra… Nhưng chọn GIT thì bạn chỉ việc thoải mái tận hưởng chuyến đi của mình, mọi chuyện còn lại công ty du lịch sẽ lo.

– Được khám phá trọn vẹn điểm đến: với các tour của loại hình GIT thì các hướng dẫn viên sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin, chính xác về các danh lam thắng cảnh, địa điểm. Ngoài ra, ở một số nơi vẫn chỉ chấp nhận cho khách tham quan theo đoàn, tour.

– Cơ hội giao lưu với nhiều bạn mới: thường với các nhóm khách số lượng nhỏ và vừa thì các đại lý du lịch sẽ ghép thành một đoàn lớn. Vì vậy, bạn có cơ hội tiếp xúc làm quen với những người bạn mới trong chuyến đi.

loại hình git

Loại hình GIT sẽ giúp bạn khám phá trọn vẹn điểm đến (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng dịch vụ GIT du lịch

Với hình thức GIT, du khách phải phải đặt tour trước ít nhất 10 ngày bắt đầu chuyến đi.
– Bước 1: Du khách chọn hãng lữ hành và liên hệ đặt tour và dịch vụ mong muốn.
– Bước 2: Sau khi đã thống nhất về lịch trình, du khách phải đặt cọc trước 30% giá trị tour để các công ty du lịch đảm bảo dịch vụ: đặt vé máy bay, phòng ở khách sạn…
– Bước 3: Sau khi chuyển tiền cọc, hãng lữ hành sẽ gửi xác nhận đặt dịch vụ bằng email.
– Bước 4: Đến ngày đầu tiên đi tour, du khách phải thanh toán 70% chi phí còn lại của chuyến đi cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

tim hiều git trong du lịch

Tham gia các tour du lịch còn giúp mọi người có cơ hội làm quen với nhiều người bạn mới (Nguồn: Internet)

Với những thông tin thú vị về GIT, cet.edu.vn đã giúp bạn khám phá về loại hình GIT trong du lịch là gì để có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bên cạnh đó, hy vọng với gợi ý này, bạn có thêm một sự lựa chọn cho chuyến đi sắp tới của gia đình hoặc nhóm bạn mình trở nên hoàn hảo hơn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/git-trong-du-lich

Duvet Cover là gì? Những điều cần biết về Duvet Cover

Duvet cover là gì? Đây là thuật ngữ thường xuyên bắt gặp trong môi trường khách sạn, nhất là với nhân viên bộ phận Buồng phòng. Trong bài viết hôm nay Cet.edu.vn sẽ giúp bạn giải thích cũng như tìm hiểu thêm về thuật ngữ này. Đây sẽ là những kiến thức, thông tin rất hữu dụng dành cho những người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực khách sạn.

Duvet cover là gì

Duvet cover là thuật ngữ quen thuộc đối với nhân viên Buồng phòng trong khách sạn (Nguồn: Internet)

Duvet là gì? Duvet cover là gì?

Duvet là loại chăn (mền) có độ dày và ấm, bên trong được nhồi đầy lông vũ hoặc bông mềm. Loại chăn này có phần vỏ và ruột dễ dàng tách rời nên ở các khách sạn hiện nay, Duvet được ưa dùng nhiều hơn vì chúng có thể dễ dàng tháo rời để vệ sinh, giặt giũ.

Duvet cover là thuật ngữ dùng để chỉ lớp vỏ bên ngoài của chăn. Lớp ruột của chăn rất khó giặt và chi phí rất tốn kém nên vì vậy lớp vỏ bên ngoài có tác dụng bảo vệ cho lớp ruột bên trong luôn sạch sẽ. Sau quá trình khách lưu trú thì nhân viên Buồng phòng chỉ cần tháo lớp vỏ bên ngoài để giặt giũ, thay mới.

Ngoài ra, Duvet cover còn là thuật ngữ dùng để chỉ thao tác bọc chăn của nhân viên Buồng phòng. Toàn bộ phần chăn gối trong phòng sẽ được vệ sinh và bọc lại cẩn thận, tươm tất để sẵn sàng đón du khách.

Duvet và Comforter có khác nhau hay không?

Trước hết, Duvet và Comforter đều dùng để chỉ chăn sử dụng trong phòng ngủ ở các khách sạn. Tuy nhiên khác với Duvet thì Comforter có vỏ và ruột không thể tách rời. Vì vậy, việc vệ sinh, giặt giũ đối với Comforter khá khó khăn và tốn nhiều chi phí nên hiện nay, Comforter ít được sử dụng hơn so với Duvet.

Giường ngủ duvet cover

Giường ngủ là một trong những tiêu chí để khách hàng đánh giá chất lượng khách sạn (Nguồn: Internet)

Quy trình dọn giường ngủ

– Dọn dẹp hết các vật dụng bẩn mà khách để lại trên giường. Lột hết vỏ gối, vỏ chăn, ga trải giường và cuộn tròn lại để trên xe làm phòng. Kiểm tra đệm và tấm lót đệm bên dưới.
– Dùng tay chỉnh và vuốt phẳng các tấm phủ, dùng khăn hoặc chổi chuyên dụng để quét các bụi bẩn trên đó.
– Chỉnh lại vị trí tấm nệm, đưa mắt quan sát để nhận ra nệm có bị vết bẩn hay ố không, nếu có tiến hành vệ sinh bằng dụng cụ chuyên dụng.
– Lấy theo thứ tự đúng số lượng ga trải giường, đệm lót, áo gối. Duvet cover để tiến hành thay mới.
– Tiến hành bọc chăn, thay áo gối mới cho giường.
– Điều chỉnh lại các góc chăn, gối… sao cho đúng tiêu chuẩn tại khách sạn và đẹp mắt nhất.
– Đặt gối, chăn… vào đúng vị trí, quan sát thêm lần nữa để đảm bảo mọi thứ đã tươm tất và di chuyển xe dụng cụ đem đồ bẩn đi giặt giũ.

Một số thuật ngữ liên quan đến giường ngủ trong khách sạn

– Mattress: Đệm được đặt lên trên giường, tạo ra độ êm ái, giúp du khách tận hưởng giấc ngủ ngon.
– Mattress protector: Tấm bảo vệ đệm có tác dụng tránh cho đệm bị vấy bẩn.
– Sheet: Ga trải giường – phần bọc bên ngoài đệm và tấm bảo vệ đệm có màu sắc phù hợp với không gian thiết kế của phòng.
– Throw: Đây là những chiếc chăn mỏng thường được nhân viên Buồng phòng xếp ngay ngắn và đặt ở cuối giường để trang trí. Throw thường có mài sắc nổi bật hơn so với ga trải giường và chăn ấm.
– Pillow: Gối nằm mềm mại nhưng không quá lún, để phần đầu du khách được thoải mái. Ngoài ra, tại nhiều khách sạn còn có sham (gối trang trí) giúp cho giường ngủ trở nên thu hút hơn.

Duvet cover được ưa dùng

Duvet cover được ưa dùng vì nhân viên có thể dễ dàng vệ sinh, thay mới (Nguồn: Internet)

Với những kiến thức mà Cet.edu.vn chia sẻ, bạn đã nắm được khái niệm Duvet cover là gì cũng như nhận biết được sự khác nhau giữa Duvet cover và Comforter. Đây là những kiến thức quan trọng đối với nhân viên Buồng phòng và giúp cho quy trình dọn phòng trong bộ phần Housekeeping sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/duvet-cover

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Airbnb là gì? Tìm hiểu về loại hình lưu trú hot nhất hiện nay

Trong năm vừa qua, bên cạnh homestay thì giới trẻ Việt cũng đang bắt đầu làm quen với dịch vụ Airbnb và chúng nhanh chóng trở thành xu hướng, trào lưu mới của những người yêu dịch chuyển. Vậy Airbnb là gì? Tại sao Airbnb lại được ưa chuộng đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé.

Dịch vụ lưu trú ngày càng đa dạng hóa với nhiều loại hình khác nhau từ các khách sạn 4 – 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp đến các dịch vụ rẻ hơn như homestay, khách sạn bình dân thì dịch vụ lưu trú kiểu Airbnb xuất hiện và gây không ít ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp này. Và dĩ nhiên không thể phủ nhận, Airbnb đang mang đến những trải nghiệm cực kỳ thú vị, độc đáo dành cho người trẻ.

Airbnb là gì

Airbnb đang là xu hướng trào lưu mới của giới trẻ Việt hiện nay (Nguồn: Internet)

Airbnb là gì?

Airbnb là cụm từ viết tắt từ Airbed and Breakfast (nhằm chỉ việc ngoài có chỗ ngả lưng và còn được phục vụ bữa sáng miễn phí). Đây là một dịch vụ di động nhằm kết nối người cần thuê nhà, chỗ ở với những người có nhu cầu cho thuê nhà và chỗ ở. Người cần thuê chỉ cần nhập nơi mong muốn, xác nhận thì địa chỉ của căn hộ sẽ được gửi đến. Tất cả việc thanh toán sẽ được thông qua ứng dụng này và nó sẽ thu khoản phí trung gian với cả người thuê và người cho thuê. Airbnb còn được ví von vui là Uber của ngành khách sạn.

Khoản phí đối với chủ chon thuê là 3% tổng giá trị đặt phòng, phí thu khách cần thuê phòng ở mức 6 – 12% và mức phí này sẽ hiển thị luôn trong quá trình khách sử dụng dịch vụ. Mức phí vẫn luôn thấp hơn so với các trang đặt phòng trực tuyến truyền thống.

Hiện nay, mô hình phòng ở trên Airbnb ở nước ta tập trung chủ yếu ở các khu vực trọng điểm như: Đà Lạt, Sapa, TP.HCM, Hà Nội…

Tại sao Airbnb lại được ưa chuộng?

Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam tử giữa năm 2015 và chỉ trong vòng 2 năm, số lượng phòng tham gia cho thuê trên Airbnb tại Việt Nam đã lên tới khoảng 6,500 cơ sở. Với mức giá cạnh tranh (chỉ khoảng từ 35 USD/ đêm trở lên) so với các khách sạn 4 – 5 sao và chất lượng vượt trội so với các khách sạn giá rẻ, 1 – 2 sao thì ngày càng có nhiều du khách chọn phòng trên Airbnb.

Bên cạnh đó, Airbnb mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ cho khách lưu trú. Khi lựa chọn phòng trên Airbnb, khách sẽ được ở tại các căn hộ của người dân bản địa, trải nghiệm đời sống, văn hóa thực tế địa phương.
Ngoài ra, xu hướng “xê dịch” của giới trẻ cũng ngày càng thay đổi. Họ thích những kỳ nghỉ ngắn ngày, có không gian để cùng vui chơi, sinh hoạt với một nhóm bạn. Vì thế, với sự tiện lợi cùng chi phí rẻ thì Airbnb ngày càng “được lòng” các bạn trẻ. Trong khi đó, các gia đình có phòng trống, căn hộ không sử dụng có thể tận dụng để kinh doanh kiếm thêm thu nhập.

Một trong yếu tố giúp Airbnb ngày càng phát triển đó là sự tương tác giữa cả người cho thuê và người cần thuê. Hai bên có thể để lại nhận xét về nhau nên vì thế chất lượng của phòng ở sẽ luôn được đảm bảo cũng như chủ nhà có thể “an tâm” hơn về khách hàng của mình.

Airbnb thế nào

Airbnb được đánh giá cao bởi sự tương tác giữa chủ nhà và người thuê (Nguồn: Internet)

Airbnb ảnh hưởng thế nào tới thị phần của khách sạn?

Dễ dàng nhận thấy, sự bùng nổ của Airbnb đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần phòng ngủ của các khách sạn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến giá phòng khách sạn 4 – 5 sao không thể tăng nhiều như trong giai đoạn 2014, dù lượng khách đến với Việt Nam tăng mạnh. Hiện tại, phân khúc khách sạn 2 – 3 sao đang là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên từ Airbnb.

lưu trú Airbnb

Airbnb giúp các gia đình có thêm thu nhập từ các phòng ở trống, nhà ít sử dụng (Nguồn: Internet)

Khi đã hiểu dịch vụ lưu trú kiểu Airbnb là gì thì bạn có ưa thích, bị hấp dẫn bởi loại hình này không? Nếu là người yêu thích những sự trải nghiệm du lịch mới lạ thì Airbnb rất đáng để bạn thử qua và đây cũng là kiến thức quan trọng dành cho người làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng Khách sạn.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/airbnb-la-gi

Chef là gì? Tìm hiểu về các chức danh ở trong bộ phận bếp

Ngoài việc là người trực tiếp chế biến, làm ra các món ăn thì vai trò của Chef là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm cách giải thích chính xác nhất về thuật ngữ này cũng như tìm hiểu các chức danh trong bộ phận Bếp. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về một trong những bộ phận quan trọng nhất trong ngành dịch vụ ăn uống F&B.

chef là gì

Ngoài việc trực tiếp chế biến món ăn thì Chef còn có vai trò gì? (Nguồn: Internet)

Chef là gì?

Chef trong tiếng Anh có nghĩa là Đầu bếp, người trực tiếp chế biến ra các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hay như trong menu. Một Chef còn có khả năng lên thực đơn, có khả năng lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn người khác nấu ăn. Món ăn của một Chef chế biến ra không chỉ đảm bảo yếu tố no và ngon mà chúng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và sự trải nghiệm của thực khách.

Các vị trí, chức danh trong bộ phận Bếp

Trong mỗi nhà hàng, khách sạn (NHKS) chuyên nghiệp, cao cấp thì bộ phận Bếp sẽ bao gồm các bộ phận nhỏ khác nhau với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Họ sẽ phối hợp với nhau để vận hành quy trình, các bước chế biến món ăn ngon miệng và chất lượng nhất để đưa tới cho thực khách.

– Executive Chef/ Head Chef (Tổng Bếp trưởng): Đây là vị trí “quyền lực” nhất trong bộ phận Bếp, người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận Bếp. Công việc thường ngày của người Bếp trưởng sẽ là giám sát, chỉ đạo tổng quát các bộ phận khác. Ngoài ra, họ sẽ là những người đề ra các tiêu chuẩn, công thức chuẩn xác cho từng món ăn có trong thực đơn của nhà hàng.

Sous Chef (Bếp phó): Là những chuyên gia nấu ăn đồng thời là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn để đảm bảo tất cả các món ăn khi đến tay thực khách trong trạng thái hoàn hảo nhất. Ngoài ra, Bếp phó sẽ là người chịu trách nhiệm, tham dự các cuộc họp khi Bếp trưởng vắng mặt. Đối với các NHKS quy mô lớn có thể có nhiều Bếp phó để hỗ trợ cho Bếp trưởng.

Pastry Chef (Bếp trưởng Bếp Bánh): Đối với những nơi có Bếp Bánh hoạt động riêng biệt thì Pastry Chef sẽ là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động, khu vực của Bếp Bánh. Pastry Chef có trách nhiệm báo cáo trực tiếp đến với Executive Chef.

chef làm gì

Ngoài yếu tố no và ngon, Chef còn đảm bảo cho món ăn về yếu tố thẩm mỹ, trải nghiệm (Nguồn: Internet)

Chef de Partie/ Station Chef (Bếp trưởng bộ phận): đây là vị trí của những người chịu trách nhiệm của các lĩnh vực, bộ phận nhỏ trong bếp (như Cold Kitchen, Western Kitchen, Asia Kitchen…). Họ sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng món ăn trước khi đến Bếp phó và Bếp trưởng kiểm tra.

– Saucier (người làm nước xốt): người chuyên chịu trách nhiệm chế biến các loại nước xốt cho món ăn. Ở các mô hình bộ phận Bếp ở nước ta thì ít thấy sự xuất hiện vị trí này.

– Fish Cook/ Poissonier (Đầu bếp chuyên món cá): Một Poissonier là phải thực sự am hiểu về các loại cá, hải sản, điêu luyện trong cách thức sơ chế và chế biến. Đối với những nhà hàng Nhật, đây là vị trí có đòi hỏi chuyên môn rất cao.

– Vegetable Cook/ Entremetier (Đầu bếp chuyên món rau): nhiệm vụ của Vegetable Cook rất đa dạng vì đôi khi họ có thể phải tham gia vào việc chế biến, sơ chế các món rau, súp, gạo…

– Meat Cook/ Rotisseur (Đầu bếp chuyên các món thịt): họ sẽ là những người chế biến làm ra tất cả các món ăn từ thịt.

Commis chef (phụ bếp): là vị trí dành cho những người mới bắt đầu bước vào nghề Bếp. Công việc của họ là sơ chế, chuẩn bị các nguyên vật liệu để sẵn sàng chế biến khi có order. Các Commis chef thường được hướng dẫn trực tiếp bới các Chef de Partie hoặc Sous Chef.

– Ngoài ra, ở một số khách sạn lớn có nhiều nhà hàng, còn có vị trí Chef de cuisine là Bếp trưởng của một nhà hàng, bộ phận và đại diện cho một trường phái ẩm thực. Đây là vị trí thấp hơn và làm việc dưới sự điều hành của Executive Chef và Sous Chef sẽ là người hỗ trợ cho họ.

Trở thành Executive Chef

Trở thành Executive Chef là “ước mơ” của bất kỳ ai theo đuổi nghề Bếp (Nguồn: Internet)

Hy vọng thông qua bài viết trên, Cet.edu.vn đã giới thiệu cái nhìn tổng quan nhất về Chef là gì cũng như các chức danh vị trí trong bộ phận Bếp. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp và mong muốn trở thành Tổng Bếp trưởng trong tương lai thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé. Tham khảo Chương trình Kỹ thuật chế biến món ăn tại đây

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/chef-la-gi

Pastry Chef là gì? Muc tiêu vươn tới của những người làm bánh

Đối với những người theo nghề bánh thì Pastry Chef chính là mục tiêu vươn tới của rất nhiều người. Vậy Pastry Chef là gì? Nếu bạn là người yêu những chiếc bánh ngon hay đang ấm ủ giấc mơ với lĩnh vực này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. cet.edu.vn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị xung quanh công việc này.

Trong các nhà hàng, khách sạn (NHKS) thì bếp bánh có vai trò quan trọng, nhất định trong bộ phận Bếp. Bên cạnh các món khai vị bổ dưỡng, món chính hấp dẫn thì những chiếc bánh, món tráng miệng hảo hạng góp phần không nhỏ mang đến bữa ăn hoàn hảo cho thực khách. Và để bếp bánh mượt mà, trơn tru có sự đóng góp rất lớn từ Pastry Chef, công việc của họ không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ.

pastry chef là gì

Những món bánh, tráng miệng ngon miệng, đẹp mắt luôn thu hút các thực khách (Nguồn: Internet)

Pastry Chef là gì?

Pastry Chef là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí Bếp Trưởng Bếp Bánh là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành và quản lý bộ phận bếp bánh trong các NHKS. Pastry Chef còn là người sáng tạo ra những món bánh hay tráng miệng hảo hạng để đưa đến cho thực khách.

Ngoài những kỹ năng và kiến thức về nghề bánh thì môt Pastry Chef còn cần có những khả năng nhất định về quản lý nhân sự và sắp xếp công việc. Hiện nay, lương của Pastry Chef cực kỳ hấp dẫn: tuỳ theo quy mô của NHKS cũng như tay nghề mà mức lương dao động trong khoảng 20 triệu đồng/ tháng (ở các khach sạn 5 sao bạn còn được hưởng thêm service charge).

Một Pastry Chef cần có những yếu tố nào?

Đầu tiên, sự sáng tạo là yếu tố rất cần ở một Pastry Chef. Họ sẽ mang tới ý tưởng về các món bánh, tráng miệng mới hay thậm chí là trong cách trang trí món. Vì thế, các người Đầu bếp bánh vẫn được ví von là những người “nghệ sỹ” nhất trong bộ phận Bếp.

Một trong những yếu tố quan trọng của người làm việc ở vị trí này là sự cẩn thận, tỉ mỉ đến chi tiết. So với các bếp khác thì Bếp Bánh đôi khi cần độ chính xác đến miligram, chỉ với một chút không cẩn thận thì cũng đã có thể làm thay đổi hương vị của món tráng miệng. Ngoài ra, các bày trí các món bánh, tráng miệng thường có nhiều sự chi tiết nhỏ, cần sự chú ý quan sát cao.

Cuối cùng, môt Pastry Chef thường có sự chủ động rất cao, họ không ngừng tìm tòi, học hỏi để kết hợp các nguyên liệu với nhau hay các cách đo lường, sự thay đổi định lượng… cũng như các công dụng cụ hỗ trợ cho công việc làm bánh.

pastry chef làm gì

Một Pastry Chef không ngừng sáng tạo ra các món mới, phương pháp chế biến “độc, lạ” (Nguồn: Internet)

Công việc cụ thể của Pastry Chef là gì?

Công việc của Pastry Chef bao gồm:

– Quản lý toàn bộ các khu vực Bếp Bánh: phân chia và giám sát công việc của nhân viên, theo dõi và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, duy trì chất lượng tiêu chuẩn của các món bánh, tráng miệng.
– Chịu trách nhiệm lên thực đơn, cập nhật xu hướng mới của thị trường, đề ra quy cách và chất lượng món ăn.
– Trực tiếp chế biến, sáng tạo những món bánh theo yêu cầu của khách.
– Lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên bộ phận bếp bánh.
– Kiểm soát chi phí.
– Giám sát và lên kế hoạch mua, bảo quản nguyên liệu, dụng cụ làm bánh.

Cơ hội việc làm của Pastry Chef

Với nhu cầu ẩm thực ngày càng cao, đặc biệt với các món bánh, tráng miệng được thực khách yêu thích thì nhu cầu tuyển dụng Pastry Chef ở khắp các tỉnh thành hiện nay là khá lớn. Ở nhiều nơi, họ sẵn sàng trả mức lương cao, đãi ngộ tốt để thu hút các Pastry Chef có tay nghề, kinh nghiệm. Ngoài môi trường NHKS thì các Pastry Chef hiện nay còn có thể lựa chọn làm việc ở các chuỗi cafe, tiệm bánh… lớn với mức lương hấp dẫn.

Pastry Chef

Pastry Chef là mục tiêu vươn tới của nhiều người theo nghề bánh (Nguồn: Internet)

Hy vọng thông qua bài viết này, Cet.edu.vn đã giúp bạn khám phá về vị trí Pastry Chef là gì. Nếu yêu thích công việc này, bạn có thể lên kế hoạch học tập và theo đuổi trở thành một Pastry Chef tài năng, chuyên nghiệp hàng đầu trong tương lại.

Có thể bạn quan tâm

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/pastry-chef

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Commis Chef là gì? Kinh nghiệm làm việc ở vị trí Commis Chef

Commis chef là thuật ngữ rất quen thuộc ở trong lĩnh vực F&B nói chung và bộ phận Bếp nói riêng. Hầu hết người đang theo ngành Bếp đều từng trải qua vị trí, công việc này. Vậy Commis chef là gì? Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu xem và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm dành cho những bạn đang và chuẩn bị đảm nhận vai trò này nhé!

Commis chef là gì

Commis chef là vị trí mà hầu hết những người Đầu bếp phải trải qua (Nguồn: Internet)

Commis chef là gì?

Commis chef là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ vị trí Phụ bếp là vị trí công việc dành cho những người mới bắt đầu bước vào nghề Bếp. Họ sẽ là người đảm nhận các vai trò nhỏ trong khu vực bếp như: sơ chế nguyên vật liệu, lau dọn dụng cụ chế biến và các công việc theo sự phân công của Đầu bếp, Bếp phó, Bếp trưởng.

Nhiệm vụ, công việc của Commis chef

Người Phụ bếp thường sẽ được làm việc trực tiếp và thường xuyên dưới sự hướng dẫn của Tổ trưởng bếp, công việc của họ thường bao gồm:

1. Chuẩn bị:
– Chuẩn bị các liệu trong thành phần món ăn theo công thức có sẵn và đảm bảo luôn đủ để cho chế biến.
– Chuẩn bị các dụng cụ chế biến (dao, thớt, chảo…)
– Kiểm tra và sắp xếp các nguyên liệu lấy ra hoặc cất vào kho.
– Hỗ trợ đầu bếp các công đoạn sơ chế, chuẩn bị các loại phụ liệu theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
– Báo cáo các sự cố với cấp trên các vấn đề về nguyên liệu, dụng cụ.

2. Hỗ trợ tiếp thực:
– Hỗ trợ tiếp thực vào các giờ cao điểm theo sự phân công.

3. Giữ vệ sinh:
– Giữ vệ sinh khu vực bếp cả khu vực chế biến và khu vực sơ chế, khu vực kho, các kệ hàng hoá.
– Vệ sinh, bảo quản các dụng cụ chế biến món ăn, thiết bị và đặt lại đúng nơi quy định
– Chấp hành các nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Công việc khác:
– Đóng gói, bảo quản đúng cách và nơi quy định các nguyên vật liệu không sử dụng tới.
– Hỗ trợ các Đầu bếp trong giờ cao điểm hoặc theo sự phân công của các cấp trên.
– Học hỏi cách chế biến, công thức món ăn.
– Thực hiện các công việc được phân công.

Chia sẻ kinh nghiệm làm Commis chef

Thẳng thắn nhìn nhận thì Commis chef là công việc vất vả nhất trong bộ phận Bếp nhưng đây là vị trí mà bạn cần thiết phải trải qua để có thể thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn.

– Sự tự tin – quyết tâm – đam mê – kiên trì: theo các Đầu bếp chuyên nghiệp thì một người mới bắt đầu vào nghề Bếp cần phải trải qua từ 2 – 3 năm để học hỏi, đầy đủ kỹ năng tự tin đứng bếp. Vì vậy nếu thật sự không đủ đam mê, quyết tâm cũng như sự kiên trì thì bạn sẽ rất dễ dàng bỏ cuộc. Ngoài ra, trong giai đoạn làm Phụ bếp bạn phải tự tin học cũng như rèn luyện các kỹ năng cho thành thạo.

– Tinh thần làm việc tập thể: trong môi trường F&B thì tinh thần làm việc tập thể là yếu tố cần có, đặc biệt với bộ phận Bếp thì khả năng làm việc nhóm càng quan trọng hơn. Ngoài ra, trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ các Đầu bếp thì bạn cũng sẽ học hỏi được kha khá kinh nghiệm.

– Chủ động, ham thích việc học hỏi: tinh thần học hỏi quan trọng tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và với nghề Bếp thì tinh thần ham học hỏi sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua giai đoạn này và thành công với nghề.

– Làm quen với gian bếp của mình: để cho công việc của bạn thuận lợi, “đỡ vất vả” hơn thì một mẹo dành cho bạn là hãy làm quen với các tên gọi các đồ vật, vị trí của chúng và các khu vực của bếp. Trong các giai đoạn cao điểm thì việc “thuộc lòng” gian bếp sẽ bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian, sức lực để tìm kiếm.

– Làm quen với các món ăn, thực phẩm: thuộc tên, thành phần món ăn sẽ giúp bạn thao tác nhanh hơn khi cần chuẩn bị nguyên liệu. Không những thế, làm quen với các loại nguyên liệu, thực phẩm sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc tính, công dụng của chúng. Từ đó, bạn sẽ hiểu món ăn của mình và những kiến thức đó sẽ đồng hành cùng với bạn trong suốt chặng đường làm nghề.

– Bắt đầu với giai đoạn sơ chế và trình bày: đây là 2 giai đoạn mà người Đầu bếp sẽ cho người Phụ bếp nhiều cơ hội thực hành, làm quen dần với chế biến món ăn. Ngoài ra, khi các Đầu bếp bận rộn thì họ sẽ cần bạn giúp đỡ sơ chế nguyên liệu hoặc trình bày món ăn.

commis chef làm gì

Commis chef được bắt đầu làm quen từ công đoạn trình bày món ăn (Nguồn: Internet)

Bên cạnh bài viết giới thiệu về Sous chef, Demi chef, Chef de partie thì hôm nay, Cet.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu thêm về một vị trí khác trong bộ phận Bếp là Commis chef. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải thích được công việc Commis chef là gì và đã có thêm những kinh nghiệm quý báu khi đảm nhận vai trò này.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/commis-chef

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Học trung cấp nghề – Bạn trẻ được gì và lợi gì?

Hiện nay, các trường dạy nghề nói chung và Trung cấp nghề nói riêng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền giáo dục cũng như vai trò đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực lao động cho các ngành nghề xã hội. Học Trung cấp nghề mang lại giá trị lợi ích rất lớn, bởi không chỉ dành cho thị trường lao động mà còn cả chính ở người học về cả yếu tố tài chính cũng như kiến thức.

Kinh tế – xã hội phát triển vượt bậc kéo theo nhiều ngành nghề ở nước ta tăng trưởng mạnh mẽ,. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở một số ngành nghề lại lâm vào cảnh “thừa thầy thiếu thợ”. Trong khi đó, môi trường Đại học vẫn chưa thể giải quyết triệt để “bài toán” nhân sự vì nhiều lý do khác nhau. Hiểu được điều đó, các trường Trung cấp nghề tạo ra môi trường học tập với các điều kiện thuận lợi dành cho bạn trẻ.

học nhà hàng khách sạn

Các trường Trung cấp nghề ngày càng khẳng định được vai trò và chất lượng đào tạo của mình

Học Trung cấp nghề mang lại lợi ích gì?

Lợi ích về thời gian: Đây là ưu thế rõ ràng, dễ thấy nhất ở các trường Trung cấp nghề, với chương trình học chỉ kéo dài tối đa 3 năm với các bạn có bằng tốt nghiệp THCS và 2 năm với nếu tốt nghiệp THPT. Nếu các bạn trẻ chọn học nghề sau khi tốt nghiệp cấp 2 thì đến năm 18 tuổi, bạn vừa giỏi tay nghề vừa có cơ hội tiếp xúc sớm với công việc thực tế. Nhờ những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được, bạn sẽ có nhiều lợi thế để thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Lợi thế về điều kiện tuyển sinh: hầu hết các trường Trung cấp nghề hiện nay đều có tiêu chí tuyển sinh không quá khắt khe với điều kiện chỉ từ bằng tốt nghiệp THCS. Do đó, các bạn học sinh giảm bớt áp lực của những kỳ thi cuối cấp 3. Bên cạnh đó, các trường Trung cấp nghề mở rộng đối tượng tuyển sinh đến các nhóm khác như: sinh viên học nâng cao từ các trường sơ cấp, cơ sở đào tạo; sinh viên hay người đã đi làm muốn học văn bằng 2.

Lợi thế về học phí và nhiều khoản chi tiêu khác: với mức học phí dễ chịu thì lựa chọn học nghề giúp phụ huynh, học sinh đỡ “đau đầu” về chi phi tiền học cho con em mình. Bên cạnh đó, học nghề còn giúp tiết giảm một số chi tiêu trong ăn ở, đi lại, học thêm…

Lợi thế về tính thực tiễn: đây là một trong những lợi thế lớn nhất của các bạn sinh viên tốt nghiệp từ trường Trung cấp nghề. Với chương trình học lý thuyết kết hợp đan xen thực hành nhiều, giúp người học có cái nhìn thực tiễn về công việc thực tế, các kỹ năng, nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết để làm nghề.

Lợi thế về cơ hội việc làm: chính nhờ kinh nghiệm thực tiễn có được nên hiện nay cơ hội có việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp của các bạn sinh viên trường nghề là cực kỳ cao. Các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng tuyển dụng nhân lực từ các trường Trung cấp nghề, bởi nhóm nhân viên này thường có khả năng hòa nhập công việc nhanh. Nhà tuyển dụng không phải tốn thêm thời gian và chi phí đào tạo lại.

Lợi thế về sự thay đổi cách nhìn nhận của xã hội: Chỉ khoảng 5 năm trở lại, từ cái nhìn còn e dè thì ngày càng có nhiều phụ huynh hay chính học sinh tin tưởng vào chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề. Đặc biệt, chính các nhà Quản lý, Điều hành ở nhiều tập đoàn, các doanh nghiệp lớn cũng phải thừa nhận chất lượng tay nghề của sinh viên từ những nơi này không hề thua kém, thậm chí có phần vượt trội hơn so với các môi trường đào tạo khác.

Cuối cùng, không thể không kể đến đó là sự nỗ lực của chính các trường Trung cấp cải thiện chất lượng từng ngày, môi trường học tập cho sinh viên: đầu tư cơ sở vật chất, mời các giảng viên là những Chuyên gia, Quản lý nhiều năm kinh nghiệm trong ngành…

lợi ích học trung cấp nghề

Học viên tốt nghiệp Trung cấp nghề có lợi thế rất lớn về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Các ngành nghề thế mạnh đào tạo của Trung cấp nghề

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS): Là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta trong 10 năm trở lại đây. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm ở các NHKS với mức lương khởi điểm dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng và có khả năng thăng tiến lên các vị trí như nhóm trưởng, giám sát… với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nhà hàng, Tiền sảnh, Buồng phòng…

Đầu bếp: Nghề Bếp cũng đang là một trong các thế mạnh đào tạo của trường Trung cấp nghề, với mức thu nhập cho người Đầu bếp dao động từ 10 – 13 triệu đồng/tháng, thậm chí mức thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng sau một vài năm kinh nghiệm. Lĩnh vực dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển, do đó nhu cầu tuyển dụng cũng như tiềm năng khai phá cho các bạn trẻ đam mê nghề Bếp là rất lớn.

Công nghệ thông tin (CNTT): Với tay nghề được đào tạo, sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có thể kiếm được công việc chuyên ngành với mức lương tối thiểu 8 triệu đồng/ tháng. Và sau 3 – 5 năm tích lũy kinh nghiệm, con số này có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng. Cũng theo dự đoán từ nay đến năm 2020, Việt Nam còn thiếu khoảng 600,000 nhân sự CNTT.

Du lịch lữ hành: Hướng dẫn viên du lịch đang có mức lương căn bản 3,5 – 6 triệu đồng/ tháng (đối với HDV nội địa) và 5 – 9 triệu đồng/ tháng (đối với HDV quốc tế) chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và tiền tips từ khách hàng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch như hiện nay thì đội ngũ HDV hiện nay trong tình trạng “cung không đủ cầu”.

Ngoài ra, một số nghề khác như: Giáo viên mầm non, Kiến trúc sư, Học viên kiến trúc, Điều dưỡng viên – Y tế… cũng là những nhóm ngành thế mạnh đào tạo của các trường Trung cấp nghề. Đó đều là những công việc đòi hỏi ở người lao động kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm tay nghề thực tế.
Và một điều kiện thuận lợi nữa là hiện nay các ngành nghề trên đều có mặt ở hầu hết các trường Trung cấp nghề trên toàn quốc.

Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (CET – College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, đơn vị đào tạo nhân lực đa ngành cung ứng nguồn nhân lực cho khối ngành Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn là một sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Với 2 chuyên ngành: Quản trị Nhà hàng – Khách sạnKỹ thuật Chế biến Món ăn, CET là nơi thích hợp để các bạn rèn luyện kiến thức, kỹ năng để chuẩn bị bước vào con đường theo đuổi trở thành các nhà Quản lý và Đầu bếp hàng đầu trong tương lai.

lợi ích học trung cấp tại cet

CET với kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Quản trị NHKS và Kỹ thuật Chế Biến Món Ăn

Có thể nhìn thấy, trong vài năm gần đây, các trường Trung cấp nghề đang từng ngày cố gắng cải thiện chương trình dạy và học nghề cho các bạn trẻ vừa giúp giải quyết các vấn đề về lao động vừa giúp các bạn có một môi trường học tập chất lượng khác, một hướng đi mới bên cạnh Đại học phù hợp với năng lực và khả năng của chính họ.
Để biết thêm chi tiết về ngành học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn hay Kỹ thuật Chế biến Món ăn của CET, bạn đừng ngần ngại để lại thông tin liên hệ ngay bên dưới hoặc gọi vào hotline: 1800 6148 (Miễn phí cước cuộc gọi) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.

Truy cập vào website: https://www.cet.edu.vn để tìm hiểu thêm các thông tin về trường như: cơ sở vật chất, chương trình học…

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tuyen-sinh/loi-ich-hoc-trung-cap-nghe

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

Turndown là gì? Tìm hiểu về dịch vụ turndown trong khách sạn

Trong các khách sạn thì Turndown Service là thuật ngữ không chỉ quen thuộc với nhân viên bộ phận Housekeeping mà còn với tất cả các nhân viên trong ngành nghề này. Để giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hay về lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, hôm nay Cet.edu.vn sẽ giới thiệu khái niệm về thuật ngữ Turndown Service là gì?

Đối với các khách sạn thì mang lại giấc ngủ ngon và thoải mái nhất cho khách hàng luôn là mục đích hàng đầu, quan trọng nhất. Vì thế, Turndown chính là dịch vụ đảm bảo cho phòng ngủ của khách luôn đảm đảo yếu tố gọn gàng, sạch sẽ để chào đón những vị khách trở về sau một ngày dài.

Turndown Service là dịch vụ dọn phòng buổi tối chỉ có ở các khách sạn 4 – 5 sao (Nguồn: Internet)

Turndown Service là gì?

Turndown Service là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ dọn phòng vào buổi tối tại khách sạn, khi khách đã ra khỏi phòng. Dịch vụ này thường chỉ được áp dụng tại các khách sạn 4 – 5 sao cao cấp.

Trong khung giờ 6 – 7 giờ tối thì nhân viên Housekeeping (HK) sẽ tiến hành dọn dẹp, sắp xếp lại cho phòng trở nên ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ để tạo cho khách cảm giác thoải mái, hài lòng đi trở về phòng và chuẩn bị cho giấc ngủ. Sau khi hoàn tất quy trình Turndown thì nhân viên HK thường sẽ để lại lời chúc dành cho khách.

Quy trình phục vụ Turndown Service trong khách sạn

1.Giai đoạn chuẩn bị:

– Nhân viên HK nhận danh sách kiểm tra các phòng cần làm dịch vụ Turndown.

– Chuẩn bị vật dụng, trang thiết bị, chìa khoá làm phòng trên xe đẩy đựng dụng cụ.

2.Giai đoạn vào phòng khách:

– Nếu trước cửa phòng khách treo bảng DND (Do not Disturb) thì ghi nhận vào báo cáo và làm tiếp phòng tiếp theo

– Gõ cửa 3 cái và tối đa 3 lần và xưng “Housekeeping, Turndown Service” (mỗi lần cách nhau 30 giây).

– Nếu khách có trong phòng ra mở cửa thì xin phép khách làm Turndown. Nếu khách lưỡng lự thì chủ động xin phép quay lại làm sau.

– Nếu khách không có phản ứng thì có thể mở cửa nhẹ nhàng, xem cẩn thận khách còn trong phòng hay không và nếu không có thì có thể tiến hành quy trình dọn phòng.

3.Các công việc của Turndown:

– Mở tất cả các trang thiết bị điện kiểm tra xem có hỏng hóc thì báo để bảo trì, sửa chữa.

– Kéo rèm chắn sáng.

– Đổ gạt tàn thuốc lá, dọn rác trong phòng và trong nhà tắm.

– Thu dọn các đồ dùng bừa bãi như các tờ báo; gập gọn và đặt chúng ngay ngắn lên bàn.

– Dọn các khay thức ăn Room Service và liên hệ bộ phận có liên quan thu dọn.

– Rửa sạch các cốc thủy tinh đã sử dụng.

– Thay khăn mặt mới cho khách (nếu khách đã sử dụng)

– Kiểm tra và thay mới các đồ dùng trong nhà tắm như giấy, xà phòng, kem đánh răng…

– Lau nhà tắm (nếu cần)

– Dọn giường cho khách chuẩn bị ngủ. (Chỉ dọn giường khách đã sử dụng).

– Kiểm tra nhanh bụi bẩn trên các kệ, tủ, đồ dùng trang trí trong phòng, sàn nhà có sạch sẽ chưa? Lau dọn, hút bụi nếu cần thiết (thao tác nhanh).

– Kiểm tra đồ trong tủ lạnh, nếu khách đã dùng đồ thì phải ghi nhận lại trong báo cáo.

– Kiểm tra và bổ sung, thay mới đồ văn phòng phẩm, các đồ đặt miễn phí khác cho khách như nước uống, khăn giấy, coffee, trà…

– Đặt các vật phẩm của khách sạn dành tặng cho khách như (chocolate, hoa…) ở các vị trí quy định. Treo bảng thực đơn gọi món bữa sáng (Door Knob Breakfast Menu) lên tay nắm cửa.

– Bật đèn ngủ ở đầu giường.

– Kéo rèm cửa.

– Mở sẵn điều hoà/ lò sưởi trong phòng (ở mức vừa phải).

– Kiểm tra cẩn thận các khu vực lần cuối và có thể xịt ít mùi hương tạo hương thơm cho căn phòng.

– Tắt hết các thiết bị điện không cần thiết khác. Khoá cửa và rời phòng.

– Cập nhật vào báo cáo và tiếp tục làm phòng khác.

4.Cuối buổi Turndown Service:

– Thu dọn rác trên xe trolley

– Giao trả, sắp xếp các vật dụng, dụng cụ về đúng nơi quy định.

– Cập nhật, báo cáo các thông tin giấy tờ vào hệ thống hoặc với thư ký bộ phận Buồng phòng.

Nhân viên HK giúp khách chuẩn bị giường ngủ sẵn sàng khi trở về phòng (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ Turndown là gì? Đây là một trong những công việc và quy trình dọn phòng khách sạnnhân viên Buồng phòng cần nắm vững để mang lại không gian phòng ở thoải mái nhất cho khách trong thời gian lưu trú.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/turndown-la-gi

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Tiêu chuẩn kích thước bàn ăn trong nhà hàng

Bàn ăn có kích thước như thế nào thì vừa đạt tiêu chuẩn giúp khách hàng thoải mái vừa giúp nhà hàng tiết kiệm không gian? Đó là câu trả hỏi khá khó đối với bất kỳ nhân viên làm trong ngành dịch vụ ăn uống nào. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Cet.edu.vn sẽ giúp bạn hệ thống lại tiêu chuẩn kích thước bàn ăn trong nhà hàng nhé!

Bạn sẽ thường thấy bàn ghế nhà hàng rất đa dạng: mẫu mã, hình dạng, phong cách và cả chất liệu khác nhau nhưng chúng đều phải tuân theo các kích thước tiêu chuẩn chung dựa trên hình dáng, thói quen của khách hàng (mà ở đây chủ yếu là người Việt). Tuy nhiên, đôi khi chúng sẽ không đồng nhất do các nhà sản xuất khác nhau hoặc do chủ ý của người chủ nhà hàng.

Bàn ăn ở các nhà hàng đa dạng về màu sắc, chất liệu, hình dạng… (Nguồn: Internet)

Kích thước bàn ăn tiêu chuẩn

Khoảng rộng để 1 người ngồi ăn thoải mái có đủ chỗ cho 2 khuỷu tay thường là 0,6m. Do vậy, bàn ghế thường sẽ có kích thước sau đây:

– Bàn chữ nhật: 2 chỗ, kích thước (dài x rộng x cao): 0,8m x 0,8m x 0,75m.

– Bàn chữ nhật: 4 chỗ, kích thước: 1,2 – 1,4m x 0,8m x 0,75m.

– Bàn chữ nhật: 6 chỗ, kích thước: 1,8m x 0,8 – 1m x 0,75m.

– Bàn chữ nhật: 8 chỗ, kích thước: 2,4m x 0,8 – 1m x 0,75m.

– Bàn chữ nhật: 10 chỗ, kích thước: 2,8m x 0,8 – 1m x 0,75m.

– Bàn tròn: 4 chỗ, kích thước: đường kính 0,9 – 1,2m, cao 0,75m.

– Bàn tròn: 6 chỗ, kích thước: đường kính 1,5m, cao: 0,75m.

– Bàn tròn: 8 chỗ, kích thước: đường kính 1,8m, cao: 0,75m.

Kích thước ghế tiêu chuẩn

Để tránh gây vướng víu, nhân viên bê thức ăn va vào lưng khi phục vụ nên thường các nhà hàng sẽ chọn loại ghế có lưng thấp hay vừa ngang vai mà vẫn phải đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng.

– Chiều cao từ sàn nhà đến mặt ghế: 0,45m.

– Khoảng cách từ mặt ghế đến mặt bàn ăn: 0,3m.

– Chiều rộng mặt ghế: 0,4 – 0,45m.

– Chiều cao từ mặt sàn đến hết lưng ghế (loại lưng thấp): 0,8m – 0,85m.

– Chiều cao từ mặt sàn đến hết lưng ghế (loại lưng cao): 0,95m – 0,96m.

Bàn ăn dạng tròn thường dành cho các nhóm gia đình, tiệc (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi chọn mua bàn ghế cho nhà hàng

– Chọn ghế có mặt ngồi bằng nệm để giúp thực khách ngồi thoải mái khi ăn.

– Chọn nệm bọc bằng chất liệu simili để dễ lau chùi, nhưng tránh những màu trắng, màu sáng vì dễ bị bẩn.

– Bàn ghế nhà hàng nên được làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên, tránh chọn loại bàn bằng kính với các góc nhọn, khi va quệt dễ gây ra tổn thương.

– Mỗi một bộ bàn ghế nên có sự đồng nhất về phong cách và màu sắc.

– Bề mặt bàn ghế không nên có nhiều hoa văn gây rối mắt vì khi phục vụ món ăn, khách sẽ không cảm nhận được hết vẻ đẹp của những đĩa thức ăn được trình bày bắt mắt.

– Bàn ghế nên hạn chế các góc nhọn, bén có thể gây nguy hiểm cho người ngồi.

– Đối với các nhà hàng có diện tích hạn chế nên chọn các loại bàn dễ di chuyển, tách ghép.

Một số loại bàn khác sử dụng trong nhà hàng

– Bàn ghế quầy bar: thường có thiết kế nhỏ gọn, cao tầm 1 – 1,2m thường được sử dụng tại các quầy bar, beerclub… hay khu vực tiền sảnh ở các nhà hàng. 1 bàn quầy bar thường dành cho 5 – 7 người đứng xunh quanh. Ghế quầy bar thường thấp hơn 20 – 40 cm là phù hợp.

– Bàn IBM có kích thước dài 1,2m x rộng 0,5m x cao 1m thường sử dụng ở các trung tâm hội nghị – tiệc cưới dùng để set up các bàn hội nghị, hội thảo, tiệc bàn dài…

Bàn Bar (cocktail) cũng là loại bàn thường bắt gặp ở các nhà hàng, khách sạn (Nguồn: Internet)

Trên đây là tiêu chuẩn về kích thước các loại bàn trong nhà hàng, hy vọng Cet.edu.vn đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Chúng sẽ hữu ích, đồng hành cùng với bạn trở thành nhân viên F&B chuyên nghiệp, đẳng cấp.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/kich-thuoc-ban-an

Job title là gì? Cách viết job title hấp dẫn nhất

Bạn có biết rằng, theo cuộc khảo sát gần đây của một trang chuyên tin về việc làm thì đến 25% số ứng viên sẽ bị thu hút bởi Job title của nhà tuyển dụng đó. Vậy hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu xem Job title là gì? Nếu chúng ta đứng ở vai trò là nhà tuyển dụng thì cách để viết Job title hấp dẫn nhất là như thế nào?

 

Thông qua Job title nhà tuyển dụng thu hút ứng viên đến gần hơn với mình (Nguồn: Internet)

Job title là gì?

Job title trong tiếng Việt có nghĩa là chức danh được miêu tả ngắn gọn trong 2 – 3 từ về vị trí công việc của một nhân viên trong thông tin tuyển dụng. Tuỳ theo tính chất công việc mà chức danh này dùng để mô tả mức độ vị trí hoặc trách nhiệm của người đó. Job title giúp người lao động đang tìm việc có thể tiếp cận đúng với công việc mình mong muốn, phù hợp với năng lực.

Phân loại Job title

Một số Job title dùng để mô tả trách nhiệm, mức độ công việc của nhân viên làm việc ở vị trí đó cùng với lĩnh vực cụ thể mà họ đang đảm nhận, thường được áp dụng cho chức danh ở các cấp quản lý. Ví dụ như: Supervisor Restaurant, Chief Engineer, Sales Manager…

Bên cạnh đó, loại Job title khác dùng để chỉ công việc người đó làm như: Chef (đầu bếp), Housekeeper (quản gia), Social Media specialist (nhân viên truyền thông)… Ngoài ra, người ta còn ghép, kết hợp cả mức độ, vị trí của nhân viên đó vào trong Job title để mô tả các chức vụ đặc biệt hay cao hơn. Ví dụ như: Head Chef (Bếp trưởng), Lead Accountant (kế toán trưởng)…

Một số Job title chỉ mức độ, trách nhiệm của công việc tương ứng vị trí nhân viên (Nguồn: Internet)

Những lưu ý cách viết Job title trở nên hấp dẫn

– Chú ý cách trình bày Job title: hãy viết hoa các chữ cái đầu tiên trong các từ trong Job title và đúng chính tả, cấu trúc của ngôn ngữ đó. Tuy các việc này rất nhỏ nhưng nó sẽ thể hiện hình ảnh của công ty trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt ứng cử viên (nhất là đối với việc tuyển dụng nhân sự cấp cao, bậc quản lý). Ví dụ như: thay vì viết sale manager thì bạn nên viết thành Sales Manager.

– Sử dụng ngôn ngữ thống nhất, đồng bộ: ngôn ngữ sử dụng viết Job title nên đồng bộ với nội dung trong tin tuyển dụng. Ngoài ra, đó nên là ngôn ngữ mà sử dụng thường xuyên trong công ty. Thông qua đó sẽ giúp người đọc sẽ có nhận thức khái quát về ngôn ngữ mà nhà tuyển dụng cần, từ đó tiếp cận được ứng viên thích hợp.

Tránh đưa các thông tin gây dài dòng: ví dụ như: tên công ty, địa điểm làm việc, giới tính…) và hạn chế các cụm từ như: tuyển, làm việc tại, phòng, ban… vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Đồng thời, gây trùng lập thông tin với nội dung bên dưới làm cho tin tuyển dụng kém hấp dẫn.

– Ngoài ra, công ty có thể sử dụng Job title như một công cụ để chọn lọc ứng cử viên bằng cách đặt thêm các thông tin về mức độ kinh nghiệm hay tính cấp thiết của công việc như: Senior Account Executive, Junior Software Developer (mức độ kinh nghiệm) hay Chuyên viên điều phối – Tuyển gấp (tính cấp thiết). Điều này sẽ giúp nhân viên tự sàng lọc mức độ bản thân phù hợp với công việc trước khi nhà tuyển dụng sàng lọc thêm lần nữa.

Người tìm việc sử dụng Job title như thế nào?

Khi tìm kiếm công việc mới thì người lao động có thể sử dụng Job title của công việc hiện tại hoặc công việc mà bạn quan tâm để làm “keyword” tìm kiếm các thông tin tuyển dụng. Thông qua “keyword” sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhanh chóng khoanh vùng hiệu quả các lĩnh vực, nhóm công việc mà bạn cần tìm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng từ mô tả vị trí cụ thể, mức độ công việc cụ thể, rõ ràng thì kết quả tìm kiếm sẽ càng chính xác hơn.

Sử dụng Job title trong CV của bạn dùng để chỉ các vị trí công việc mà bạn đã từng đảm nhận qua một cách dễ hiểu và phù hợp sẽ giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan chính xác về bạn (năng lực, lĩnh vực, kinh nghiệm…)

Người tìm việc sử dụng Job title trong CV giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan (Nguồn: Internet)

Hiểu Job title là gì cũng góp phần giúp cho Curriculum Vitae (CV) của bạn trở nên hay và thu hút hơn. Nhưng trên hết, bạn sẽ sử dụng chúng hiệu quả trong việc tìm kiếm việc làm cũng như khi trở thành người Quản lý bạn sẽ biết cách viết Job title hấp dẫn để tuyển dụng nhân viên.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/job-title-la-gi

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

Demi chef là gì? Bạn biết gì về một demi chef?

Demi Chef là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhà hàng, khách sạn. Demi Chef hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đầu bếp và Tổ trưởng bếp. Bên cạnh đó, công việc đòi hỏi cả về chuyên môn lẫn kỹ năng quản lý. Vậy tóm lại, Demi Chef là ai? Công việc của Demi Chef là gì? Chúng ta cùng đi chi tiết nhé.

Demi Chef – Họ là ai?

Demi Chef là Tổ phó Bếp trong các nhà hàng, khách sạn. Demi Chef hoạt động dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Tổ trưởng Bếp hoặc Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận. Theo đó, họ sẽ là người hỗ trợ Tổ trưởng bếp điều phối công việc, phân công, phân ca cho nhân viên theo lịch làm việc cụ thể; đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu; thay mặt Bếp trưởng giải quyết công việc khi Bếp trưởng vắng mặt.


Tổ phó bếp là người trực tiếp quản lý, giám sát và đào tạo nhân viên trong khu vực bếp phụ trách. (Ảnh: Internet)

Mô tả chi tiết công việc của một Demi Chef

Kiểm tra món ăn trước khi phục vụ khách

– Giám sát món ăn được chế biến theo đúng quy trình, công thức định sẵn của nhà hàng, khách sạn

– Đảm bảo chất lượng cùng số lượng món ăn theo quy định nhà hàng, khách sạn và yêu cầu từ thực khách

– Đảm bảo món ăn được trình bày đúng và đẹp

– Trực tiếp tham gia chế biến theo phần việc phụ trách của mình

Giám sát, đảm bảo vệ sinh chung của khu vực bếp

– Phân công và kiểm tra công tác vệ sinh toàn bộ khu vực bếp, đảm bảo mỹ quan trong khu vực bếp

– Chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu chế biến và trình bày

Giám sát tài sản chung trong khu vực bếp

– Giám sát, phân công sử dụng và bảo quản cẩn thận thiết bị, dụng cụ bếp trong khu làm việc

– Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ được sử dụng để chế biến luôn được sạch sẽ

– Quản lý trang thiết bị, dụng cụ bếp đầy đủ

– Báo cáo với cấp trên và các bộ phận bảo trì, kỹ thuật khi hư hỏng, mất mát tài sản

Phối hợp cùng Tổ trưởng bếp điều hành, giám sát công việc

– Phân công công việc, vị trí làm việc nhân viên cấp dưới vào đầu mỗi ca

– Giám sát, kiểm tra nguyên liệu chuẩn vị cho ca làm việc

– Kiểm tra, tổng hợp và báo cáo số lượng hàng cần phục vụ theo yêu cầu của cấp trên

Thực hiện các công việc khác được giao

– Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, phòng ngừa các tai nạn trong khu vực bếp

– Thực hiện triển khai văn bản, thông báo có liên quan đến nhân viên do mình quản lý

– Kịp thời theo dõi các vấn đề liên quan, phát sinh trong quá trình làm việc

– Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới theo nhiệm vụ được giao

– Thực hiện các công việc đặc biệt từ cấp trên

Công việc, nhiệm vụ và vai trò của Tổ phó bếp được xem là khá áp lực. Bởi song song với việc luôn phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn thì họ chịu sự quản lý trực tiếp của Đầu bếp hoặc Tổ trưởng bếp nhằm hoàn thành công việc và đạt được hiệu quả tốt nhất. Mức lương một Demi Chef nhận được đạt mức  5,5 – 7 triệu đồng/ tháng; chưa kể các khoản thưởng lễ tết, kinh doanh cùng rất nhiều đãi ngộ hấp dẫn dựa theo quy mô và tình hình hoạt động nhà hàng, khách sạn.

Chính vì vậy, một Demi Chef phải là một nhân sự ngoài có khả năng nấu nướng giỏi, am hiểu sâu rộng về ẩm thực thì còn cần biết cách quản lý công việc, nhân sự một cách khéo léo; có khả năng bao quát công việc, toàn bộ tiến trình làm việc đang diễn ra trong nhà bếp sao cho công việc được diễn ra trơn tru nhất. Đặc biệt, ý chí cầu tiến, sự siêng năng, tỉ mỉ và chu đáo trong công việc sẽ giúp Tổ phó bếp nhanh tiến đến vị trí Tổ trưởng bếp, Bếp phóBếp trưởng

Khóa học Kỹ thuật Chế biến Món ăn giúp bạn đến gần hơn với vị trí Tổ phó bếp với chương trình đào tạo chất lượng. Xem chi tiết về chương trình học và đăng ký học bằng cách để lại liên hệ bên dưới, bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Chef de partie là gì? Tìm hiểu về vị trí chef de partie

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/demi-chef-la-gi

Chef de partie là gì? Tìm hiểu về vị trí chef de partie

Chef De Partie là gì? và công việc của Chef De Partie là gì? Là thắc mắc chung của rất nhiều người. Đặc biệt đối với những ai đã và đang đi theo nghề Bếp. Cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về công việc này nhé.

Trong bộ phận bếp chuyên nghiệp, việc kết nối các mắt xích gồm các vị trí công việc khác nhau như Bếp trưởng, Đầu bếp hay Phụ bếp… là rất quan trọng để quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ. Để làm được điều đó mỗi bộ phận đều có công việc, nhiệm vụ và kỹ năng làm việc khác nhau. Trong đó, Chef De Partie là vị trí chú trọng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý tốt. Vậy cụ thể Chef De Partie là gì? và Chef De Partie làm những công việc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Khái niệm về Chef De Partie

Chef De Partie là Ca trưởng hoặc Tổ trưởng ca, là người phụ trách chính một nhóm hoặc khu làm vực bếp nhất định như salad, súp, món nướng… Chef De Partie là cánh tay phải của Bếp trưởng, Bếp phó nhằm điều phối nhân sự và công việc để khu vực và quy trình diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, họ còn phải đảm bảo các công đoạn sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu và sản phẩm đạt được chất lượng và hương vị tuyệt hảo nhất. Mặt khác, Ca trưởng phải điều phối nhân sự và công việc trong khu vực bếp.


Ngoài thực hiện các món salad, món nướng… Ca trưởng phải điều phối nhân sự và công việc trong khu vực bếp. (Ảnh: Internet)

Trên lộ trình nghề Bếp, Chef De Partie là vị trí mà nhiều người mơ ước và mong muốn đạt được. Mức lương của một Chef De Partie thường dao động từ 7 – 9 triệu/ tháng (tùy vào nơi làm việc) và chưa kể các khoản phụ cấp, đãi ngộ khác.

Các công việc cụ thể của Chef De Partie

1.Công việc đầu ca

– Phối hợp cùng Bếp trưởng nhập hàng như thực phẩm, nguyên vật liệu, dụng cụ bếp…

– Thường xuyên kiểm tra chất lượng và số lượng hàng nhập về so với đơn hàng

– Xử lý các đơn hàng còn tồn đọng

2.Chế biến nhóm món ăn phụ trách

– Giám sát khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết theo đúng công thức cho Phụ bếp.

– Tẩm ướp gia vị theo công thức chuẩn, đảm bảo món ăn thơm ngon va phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

– Kiểm tra thức ăn hoàn chỉnh trước khi mang phục vụ khách.

– Phân công và điều phối công việc cho nhân sự ở khu vực mình phụ trách.

– Đảm bảo quy trình làm việc diễn ra theo đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.Quản lý nhân sự

– Hỗ trợ Bếp trưởng xử lý các công việc liên quan tới nhân sự thuộc bộ phận mình phụ trách

– Phân chia công việc cho nhân sự trong khu vực của mình, theo dõi và giám sát quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên.

– Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới.

4.Công việc cuối ca

– Phân công nhân sự vệ sinh dụng cụ chế biến và sắp xếp lại đúng nơi quy định

– Theo dõi quy trình thực hiện của nhân sự cấp dưới.

– Phân công nhân sự dọn dẹp khu vực chế biến, khu đựng thực phẩm tươi sống đều an toàn và gọn gàng.

– Kiểm tra sau cùng các hệ thống bếp như đèn, tủ đông, tủ mát, quạt thông gió và các thiết bị khác trong tình trạng ổn định. Nếu là ca cuối trong ngày, bạn phải tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết đi.

– Báo cáo công việc và bàn giao cho ca làm tiếp theo.

Để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, một Chef De Partie phải là người có kinh nghiệm trong nấu ăn, có kiến thức về ẩm thực và nhất là thành thạo những kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những tố chất và kỹ năng như chăm chỉ, chịu khó, đam mê với nghề Bếp; có trách nhiệm và chịu được công việc có mức áp lực cao; khả năng quản lý, lãnh đạo, lên kế hoạch tốt; cùng ý chí cầu tiến.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về vị trí Chef De Partie là gì? Và công việc của một Chef De Partie. Với mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến cũng như có vai trò quan trọng trong quản lý, Chef De Partie đang trở thành vị trí mà nhiều bạn trẻ theo đuổi, hãy tham khảo khóa học Kỹ thuật chế biên món ăn tại đây.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/chef-de-partie-la-gi

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Chăm sóc khách hàng là gì? Quy trình chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Đối với các ngành nghề dịch vụ thì chăm sóc khách hàng là bước không thể thiếu ở bất kỳ nơi nào. Tuy nhiên để thực hiện công đoạn này tốt thì doanh nghiệp và cả nhân viên phải hiểu được chăm sóc khách hàng là gì cũng như các vấn đề xung quanh việc chăm sóc khách hàng. Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các cơ sở dịch vụ ngoài việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ nổi trội, mới lạ thì duy trì khách hàng trung thành với mình mới mang lại nguồn doanh thu lâu dài, ổn định. Do đó, chăm sóc khách hàng là bước không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây cũng là nhiệm vụ không chỉ của các cấp quản lý hay bộ phận chuyên dụng mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn thể nhân viên.

Đối với ngành dịch vụ thì chăm sóc khách hàng là công đoạn quan trọng (Nguồn: Internet)

Chăm sóc khách hàng là gì?   

Chăm sóc khách hàng là thao tác tìm hiểu tất cả những gì mà khách hàng mong muốn, tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp các dịch vụ nhằm giúp khách thoả mãn nhu cầu hoặc vượt mức họ mong đợi. Đây là bước cần thiết và quan trọng nhằm giữ chân khách hàng trung thành với công ty, doanh nghiệp.

Những kỹ năng chăm sóc khách hàng cần biết

1.Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng mà nhân viên phải có để có thể giao tiếp tốt với khách hàng: tập trung vào vấn đề, nội dung câu chuyện, tránh hỏi lại quá nhiều. Ngoài ra, giọng nói của người nhân viên cần rõ ràng, dễ nghe, độ lớn vừa phải, tập trung hướng nhìn về phía khách hàng. Bên cạnh đó, việc lắng nghe hiệu quả cũng hết sức cần thiết.

2.Kỹ năng thuyết phục khách hàng: khi mà sự cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao giữa các doanh nghiệp, công ty thì khả năng thuyết phục khách hàng chính là chìa khoá để lôi kéo khách hàng. Bạn phải làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trở lên.

3.Kỹ năng hiểu tâm lý khách hàng: nắm tâm lý khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra cách giải quyết, xử lý phù hợp nhất cho hoàn cảnh đó.

4.Kỹ năng xử lý tình huống: nhân viên phải thật sự bình tĩnh để tìm ra các hướng giải quyết cho công ty. Khi tình huống vượt ngoài khả năng giải quyết, nhân viên cần nhờ sự giúp đỡ từ các cấp quản lý.

5.Kỹ năng quản lý thời gian: đừng dành quá nhiều thời gian cho nhiều khách hàng chăm sóc như nhau vì bạn có thể bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng khác.

Chăm sóc khách hàng qua điện thoại là dịch vụ thường thấy ở các công ty (Nguồn: Internet)

Quy trình chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Bước 1: liên hệ với khách hàng

– Nếu khách hàng bắt máy nhưng không thể nói chuyện thì hãy chọn thời điểm khác trong ngày hoặc ngày khác gọi lại. Nếu quá 3 lần khách đều không bắt máy thì ghi nhận lại trong báo cáo.

– Nếu khách hàng không bắt máy thì chuyển sang bước lưu giữ thông tin.

– Nếu khách hàng bắt máy thì tiến hành bước tiếp theo.

Bước 2: xác minh thông tin người nhận cuộc gọi

Bước 3: giao dịch chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Bước 4: lưu trữ thông tin

– Đánh giá mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ

– Nếu khách hàng có yêu cầu thì đánh giá yêu cầu, giao cho bộ phận, nhân viên phù hợp giải quyết.

Bước 5: xử lý các phát sinh trong quá trình giao tiếp với khách

Bước 6: thông báo cho khách hàng ngay các vấn đề được giải quyết

Bước 7: cám ơn khách hàng

Chăm sóc khách hàng là công việc không chỉ của riêng cấp quản lý (Nguồn: Internet)

Với thông tin trong bài viết này, hy vọng Cet.edu.vn đã giúp bạn hiểu chăm sóc khách hàng là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng đã biết thêm về quy trình chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Chúc bạn thực hiện công đoạn này thành công và giữ chân được nhiều khách hàng cũ cũng như có thêm nhiều khách hàng mới cho công ty của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/cham-soc-khach-hang-la-gi

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...