Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Con gái có nên học quản trị nhà hàng khách sạn?

Quản trị nhà hàng khách sạn là một trong những ngành nghề “hot” luôn thu hút được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, yêu thích. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng và chuyên nghiệp với những ưu điểm hấp dẫn, người làm nghề NHKS cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Do đó khi tìm hiểu về ngành nghề này, không ít bạn nữ vẫn lo lắng, không biết con gái có nên học quản trị nhà hàng khách sạn không?

Số lượng nữ giới chọn học ngành NHKS khá tương đồng so với nam

Số lượng nữ giới chọn học ngành NHKS khá tương đồng so với nam.

Với rất nhiều vị trí công việc đa dạng trong môi trường làm việc mang tính quốc tế, chuyên nghiệp, ngành quản trị nhà hàng khách sạn đang có rất nhiều tiềm năng và mở ra vô số cơ hội việc làm, thăng tiến cho người làm nghề. Các công việc ngành này thường có tính chất làm việc năng động, đòi hỏi khả năng giao tiếp, sự nhạy bén, linh động và làm việc với cường độ cao. Do đó, nếu xết về sức khỏe, thể lực thì nam giới vẫn sẽ có lợi thế hơn. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, không ít nữ giới vẫn đang và đã thành công với rất nhiều vị trí khác nhau trong ngành NHKS hiện nay.

Con gái học quản trị nhà hàng khách sạn sẽ có những lợi thế gì?

Ngoại hình

Dù không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất nhưng ngoại hình vẫn là một trong những yếu tố cần thiết trong ngành NHKS. Ngoại hình ở đây có thể là lợi thế về chiều cao, gương mặt ưa nhìn, dáng người chuẩn… Tuy nhiên, trong nghề NHKS nó còn thể hiện ở phong thái tự tin, chuyên nghiệp, sự chỉn chu trong cách trang điểm, ăn mặc… Đây thường là lợi thế của phái nữ được thể hiện rõ ràng hơn hẳn “cánh mày râu”.

Sự tinh tế, khéo léo

Quản trị NHKS là ngành dịch vụ, luôn đề cao yếu tố con người. Làm trong ngành này, bạn phải gặp gỡ đủ các khách hàng thuộc nhiều tầng lớp xã hội đa dạng. Do đó, nhân viên NNHKS không thể thiếu được kỹ năng giao tiếp tốt. Và với ưu điểm trời phú là trực giác tinh tế, khả năng nhạy cảm trong giao tiếp, bản chất khéo léo, nhẹ nhàng, phái nữ khi làm trong ngành NHKS có thể dễ dàng tạo được thiện cảm và xử lý các tình huống “khó đỡ” của khách tốt hơn…

nữ giới mạnh về sự nhẹ nhàng khéo léo

Nữ có thế mạnh nhẹ nhàng, khéo léo trong xử lý tình huống giao tiếp.

Khả năng kiên trì, bền bỉ

Dù bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hay sơ cấp ngành Quản trị nhà hàng khách sạn thì không phải vừa ra trường là bạn đã có thể lên làm quản lý, giám sát ngay được. Dù là con trai hay con gái thì nấc thang đầu tiên trong nghề vẫn phải là cấp nhân viên. Với xuất phát điểm này, bạn sẽ phải chứng tỏ năng lực và vượt qua không ít những thử thách, khó khăn để có thể thăng tiến lên các vị trí cao. Không kể đến năng lực thì tính cách và khả năng kiên trì sẽ là yếu tố góp phần quan trọng khá lớn. Xét về điểm này, con gái sẽ thường có sức kiên trì dẻo dai thay vì dễ nóng nảy như tính cách của nam giới. Tuy không phải toàn bộ nhưng đa số thường là như vậy.

Một số bất lợi khi con gái học Quản trị nhà hàng khách sạn

Về sức khỏe

Như đã nói từ đầu, bất lợi lớn nhất của con gái khi học ngành quản lý nhà hàng khách sạn chính là vấn đề sức khỏe, thể lực. Công việc ngành NHKS khá áp lực, thường làm theo ca nên phải làm việc với cường độ cao trong thời gian liên tục, có khi phải thức khuya, dậy sớm, tăng ca dịp lễ tết… do đó dễ ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe của các bạn nữ.

bất lợi chính về sức khỏe trong ngành QTNHKS

Sức khỏe, thể lực là một điểm bất lợi nhỏ của nữ so với nam khi làm NHKS

Về thời gian làm việc

Cũng do thời gian làm việc theo ca, dễ tăng ca hay làm vào những giờ “cao điểm” nên con gái làm ngành này sẽ ít có thời gian để “chu toàn” cho gia đình, người thân trong những dịp quan trọng. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề nhỏ mà bạn có thể sắp xếp được, đôi khi còn khá tiện khi được làm việc theo ca nữa.

Vậy con gái nên làm những vị trí nào trong ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn?

Trong ngành NHKS, có rất nhiều vị trí công việc phù hợp với con gái. Hiện nay, nhu cầu tuyển các vị trí nữ nhân viên NHKS cũng rất cao. Vậy nên nếu có đam mê và kỹ năng nghiệp vụ tốt, cộng với đó là tinh thần nhiệt tình, có giọng nói cuốn hút, biết lắng nghe, khéo giao tiếp, bạn đã sở hữu những lợi thế khá lớn để thuận tiện “chinh phục” thành công của ngành nghề đang rất hấp dẫn này.

Nếu bạn yêu thích sự sạch sẽ, tươm tất, thích chăm lo cho người khác thì có thể chọn công việc làm nhân viên buồng phòng. Trong công việc này, sự chu đáo, kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng thao tác được đề cao hơn ngoại hình và kỹ năng giao tiếp, nên cũng rất hợp cho bạn nữ nào thích ngành nghề NHKS nhưng không tự tin nhiều với ngoại hình của mình.

Nữ có thể làm rất tốt công việc nhân viên buồng phòng.

Nữ có thể làm rất tốt công việc nân viên buồng phòng.

Con gái cũng rất phù hợp với công việc phục vụ bàn nhà hàng. Để làm tốt vị trí này, các bạn nữ đã có lợi thế về khả năng ứng biến, giao tiếp khéo léo, có kiến thức về ẩm thực, ăn uống…  Ngoại ngữ cũng là điểm cộng quan trọng cho bạn khi ứng tuyển vị trí này.

Ngoài ra, lễ tân cũng là vị trí được rất nhiều bạn gái lựa chọn vì có những tiêu chuẩn rất phù hợp với nữ. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lễ tân tại các NHKS, reort… rất cao đối. Nếu bạn trẻ trung,  có ngoại hình sáng, giọng nói cuốn hút, sự nhiệt tình, niềm nở, không e ngại, biết lắng nghe… thì lễ tân chính là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

 Lễ tân là vị trí rất hợp với con gái.

Lễ tân là vị trí rất hợp với con gái.

Bên cạnh đó, các bạn nữ còn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác như: thu ngân, nhân sự, chăm sóc khách hàng…  Và dù làm việc ở vị trí nào trong nhà hàng khách sạn, các bạn nữ cũng đều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn nếu thể hiện được năng lực, sự cố gắng và tận tâm với nghề.

Trên đây là những giải đáp cũng như thông tin hữu ích cho bạn nếu còn đang phân vân không biết con gái có nên theo nghề nhà hàng khách sạn không. Bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng sẽ có những lợi thế và khó khăn riêng, vậy nên chọn nghề phù hợp là một yếu tố quan trọng, song hơn hết vẫn cần ở bạn sự đam mê và cố gắng thật sự thì mới đặt chân tới thành công trong nghề.

Bài viết nói về: Con gái có nên học quản trị nhà hàng khách sạn?
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Đình Anh Vũ


Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Tổng hợp các loại bánh ngày tết 3 miền Bắc Trung Nam độc đáo

Xưa nay, mỗi độ Tết đến xuân về, người người nhà nhà từ Bắc vào Nam đều tất bật chuẩn bị cho gia đình mình không ít loại bánh đặc trưng mang hương vị cổ truyền. Các loại bánh Tết này vừa đẹp mắt, ngon miệng vừa ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến mọi người các loại bánh ngày Tết độc đáo của cả 3 miền Bắc Trung Nam.

Bánh ngày Tết ở miền Bắc

Bánh chưng

hình ảnh bánh chưng

Bánh chưng truyền thống dân tộc. Ảnh: Internet

Người con miền Bắc xa quê sẽ nhớ da diết mùi bánh chưng mỗi độ Tết đến. Bởi lẽ, lâu nay, bánh chưng vốn là gợi nhớ điển hình cho món ngon cũng như món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc.

Theo sự tích bánh Chưng bánh Dày, bánh chưng có hình vuông, được gói tỉ mỉ bằng lá dong màu xanh, tượng trưng cho đất đai luôn xanh tươi màu mỡ với nền văn hóa lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bên trong bánh là gạo nếp dẻo thơm, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ cùng thịt mỡ tẩm ướp vừa miệng, béo ngậy.

Bánh đậu xanh

hình ảnh bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh nức tiếng của Hải Dương. Ảnh: Internet

 Đây là loại bánh nức tiếng của Hải Dương, do được làm từ đậu xanh nên có vị bùi, ngọt và thơm rất đặc trưng. Vào ngày Tết, bánh sẽ được đựng trong những chiếc hộp in hình rồng phượng hay gói trong lớp giấy in đồng tiền vàng. Người mua bánh này mang đi biếu, tặng đồng nghĩa với việc gửi đến gia chủ lời chúc tài lộc vào năm mới.

Bánh phu thê

hình ảnh bánh phu thê

Bánh phu thê hay còn gọi su sê, xu xê. Ảnh: Internet

Bánh phu thê hay còn gọi su sê, xu xê, là loại bánh quen thuộc trong dịp cưới hỏi và ngày lễ, Tết ở miền Bắc, đặc biệt là Bắc Ninh – quê hương của bánh. Bánh có màu xanh bắt mắt, lớp bột bánh dẻo và trong, vị bánh ngọt dịu và thơm nhẹ. Cũng vì tên gọi phu thê, mà loại bánh này tượng trưng cho tình yêu thủy chung của lứa đôi, tình nghĩa sắt son của vợ chồng.

Tết miền Trung, ăn bánh gì?

Bánh in

bánh in

Bánh in nổi tiếng nhất ở Huế. Ảnh: Internet

Nếu miền Bắc nhà nhà người người đều ăn bánh chưng ngày Tết, thì người miền Trung, nhất là ở Huế, sẽ ăn bánh in. Bánh in là bánh địa phương, xưa vốn được làm dành riêng cho vua chúa và giờ đây là loại bánh cổ truyền không thể thiếu. Nguyên liệu của bánh gồm có bột nếp, bột năng, đường và đậu xanh. Sau đó bánh được in thành nhiều hình như hình rồng phượng, các loại chữ phúc, tài, lộc, thọ,… như thay lời chúc năm mới phúc lộc, cát tường.

Bánh ít lá gai

bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là đặc sản ở Bình Định. Ảnh: Internet

Cũng như người miền Nam ăn bánh ít 3 ngày Tết, người miền Trung cũng ăn bánh ít, nhưng là bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định. Theo dân gian, bánh này xuất hiện từ thời vua Hùng, được người con gái út của Vua sáng tạo ra từ bánh Chưng, bánh Dày. Bánh có dạng hình khối, có vị thơm ngon, dẻo bùi nên ai đã từng nếm qua đều khó lòng mà quên được.

Bánh tổ

hình ảnh bánh tổ

Bánh tổ thân thuộc của người dân xứ Quảng. Ảnh: Internet

Dịp Tết Nguyên đán, người dân xứ Quảng nói riêng và người miền Trung nói chung sẽ ăn bánh tổ. Món này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị cay nồng nhưng ấm của gừng, vị bùi của gạo nếp và thơm ngọt của đường đen. Khi làm bánh, phần khuôn sẽ được lót bằng tre và ghim thật chặt để tránh tình trạng bung ra. Phần mặt bánh sẽ được rắc lớp mè thật thơm.

Hương vị bánh cổ truyền Tết miền Nam

Bánh tét

bánh tét

Bánh tét truyền thống ở miền Nam. Ảnh: Internet

Nhắc đến bánh truyền thống ngày Tết ở miền Nam, thì không thể bỏ qua bánh Tét. Đây cũng là món bánh có mặt trong mâm cơm ngày Tết miền Trung, nhưng hương vị thì khác hẳn nhau. Loại bánh này mang ý nghĩa cho sự tốt lành, đủ đầy và che chở, bảo bọc qua từng lớp lá.

Tương tự bánh chưng, cũng có gạo nếp dẻo thơm, thịt mỡ béo đậu xanh bùi, nhưng phần nhân của bánh tét được tiết chế lại vừa phải, và có nơi chỉ chọn mỡ mà không lấy thịt heo. Phần lá của bánh tét là lá chuối xanh và được gói thành hình trụ, cột bằng dây lát. Hương vị thơm nhẹ của thịt mỡ béo ngậy cùng, mùi nếp mới, khi ăn sẽ cắt ra từng khoanh tròn được gói trong lớp lá tươi xanh đẹp mắt chính là điểm nhấn của bánh.

Bánh thuẫn

hình ảnh bánh thuẫn

Bánh thuẫn khá quen thuộc trong dịp Tết ở miền Nam. Ảnh: Internet

Bánh thuẫn là loại bánh nướng theo khuôn, được làm từ bột mì kết hợp cùng trứng gà, đường và vani tạo mùi, một ít dầu ăn cho bánh được bóng đẹp theo khuôn và mang mùi thơm đậm đà nức mũi. Cách làm bánh tuy đơn giản nhưng lại mang hương vị béo thơm, màu vàng bắt mắt nên luôn được chọn làm bánh đãi, tặng khách mỗi dịp Tết đến.

Có thể nói, với những loại bánh truyền thống đặc trưng này, dù mỗi vùng miền có khác nhau nhưng đều đã góp phần làm nên những màu sắc đa dạng cho ngày Tết cổ truyền dân tộc. Dù đi đâu, làm gì, mỗi lần được thưởng thức những món bánh cổ truyền này, người Việt lại có dịp hồi nhớ về quê hương xứ sở, nhớ về ngày Tết dân tộc đầy ý nghĩa.

Bài viết nói về: Tổng hợp các loại bánh ngày tết 3 miền Bắc Trung Nam độc đáo
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Lập Chef


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Thức uống ngày tết giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân hiệu quả

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, đi cùng với niềm vui đoàn tụ, gặp gỡ, hẳn sẽ có không ít người lo lắng về việc “lên cân” vì có quá nhiều đồ ăn ngon, tiệc tùng… Để đón một cái Tết vừa vui, vừa “healthy”, đừng bỏ qua những món đồ uống ngày Tết giúp thanh lọc cơ thể và giảm cân vô cùng hiệu quả dưới đây nhé!

Trà xanh

hình ảnh trà xanh thanh lọc cơ thể

Trà xanh có tác dùng thải độc, chống lão hóa rất tốt. Ảnh: Internet

Trà xanh từ lâu đã là thức uống “gây nghiện” với nhiều người vì vừa dễ pha chế, tiện dùng nhưng lại có công dụng cực kỳ hiệu quả. Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa cao nên có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây lõa hóa, thậm chí là ung thư hiệu quả.. Không chỉ thế, với hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong trà còn giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể, từ đó làm giảm thiểu các nguy cơ gây ra mụn và làm đẹp da.

Detox Chanh sả gừng

Detox Chanh sả gừng sẽ là món đồ uống giúp bạn thanh lọc cơ thể, giảm cân và loại bỏ hết những chất béo có hại cho cơ thể cực hiệu quả trong dịp Tết. Không chỉ vậy, detox chanh sả gừng còn giúp giải rượu bia rất tốt nữa đấy. Bạn có thể làm món uống này như sau:

Chuẩn bị:  500ml nước lọc, 1 nhánh gừng nhỏ, 1 trái chanh,50g đường phèn, 1 cây sả, 1g muối.

Cách làm:

  • Sả bỏ gốc, ngọn, rửa sạch, cắt khúc rồi đập dập. Gừng gọt vỏ, xắt lát mỏng.
  • Bắc 500ml nước, thêm đường phèn, muối hạt vào đun sôi thì cho sả vào. Nấu cho nước sôi bùng khoảng 5 phút, cho gừng vào rồi tắt lửa.
  • Chờ nguội thì đổ 250ml nước sả gừng vào ly, thêm đá và vắt vào 1/2 trái chanh, khuấy lên và thưởng thức.

Detox dưa leo, bưởi và chanh

Detox dưa leo, bưởi, chanh sẽ là công thức cũng khá hoàn hảo để bạn có thể thanh lọc và giảm cân hiệu quả ngày Tết. Nhờ thành phần dưa leo có tác dụng lợi tiểu nên sẽ giúp độc tố được đào thải ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, bưởi và chanh có tác dụng giảm cân nhanh, hỗ trợ đường tiêu hóa. Bạn có thể thêm vài lá bạc hà cho món uống thêm tưới mát, hoàn hảo.

Detox chanh gừng

hình ảnh detox chanh gừng

Nước chanh gừng dễ làm nhưng giúp thành nhiệt cực tốt. Ảnh: Internet

Kết hợp giữa gừng và chanh không chỉ tạo nên món uống thơm ngon ngày Tết mà còn giúp thải độc cơ thể cũng như giảm cân rất hiệu quả. Trong gừng tươi chứa khá nhiều chất shogaols, là chất có khả năng hỗ trợ đường ruột và chất gingerol  có tác dụng thải độc, phòng ngừa ung thư. Chanh thì có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân mà ai cũng biết rất quen thuộc.

Detox chanh, bạc hà

Nếu không thích gừng, bạn có thể làm món uống đơn giản chỉ với chanh và lá bạc hà cũng có thể giúp detox cực tốt cho cơ thể trong những ngày Tết. Ngoài tác dụng giúp thải độc hiệu quả, chanh còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh. Thêm lá bạc hàn càng thêm thanh mát, tăng hương vị sảng khoái.

Detox dưa hấu

detox dưa hấu

Dưa hấu dễ dàng ép nước uống giúp đẹp da, giữ dáng. Ảnh: Internet

Dưa hấu là loại quả quen thuộc và không thể thiếu được trong ngày Tết. Không chỉ dễ dàng tạo nên món đồ uống thanh mát, hấp dẫn, nước ép dưa hấu còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng viêm, giúp giải nhiệt hiệu quả. Vừa dễ làm vừa hữu ích, giúp đẹp da, giữ dáng, tại sao bạn có thể bỏ qua loại nước ép này những ngày Tết được đúng không nào.

Detox cam, việt quất

Cam và việt quất có chứa rất  nhiều chất xơ và vitamin C.  Đây là những “thần dược” giúp dưỡng da, chống lão hóa và giảm cân cực hiệu quả từ lâu đã được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Vậy nên đây cũng là một gợi ý bạn không nên bỏ qua cho Tết này nhé.

Detox táo, chanh, giấm táo

Với nguyên liệu chính là táo và phụ liệu là giấm táo, nước detox này sẽ giúp bạn bài trừ độc tố tích tụ bên trong cơ thể hiệu quả. Không những thế,  các thành phần của táo còn có khả năng xử lý những vấn đề về mụn trứng cá đáng ngạc nhiên và giúp tăng cường tốc độ đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng, giúp ngăn ngừa tình trạng tích mỡ thừa. Uống món này những ngày Tết thì không còn lo tăng cân nữa rồi.

Detox dứa

hình ảnh detox dứa thơm mát

Detox dứa thơm mát, bổ dưỡng, thanh lọc cơ thể. Ảnh: Internet

Một món uống thơm ngon và tốt cho sức khỏe cho những ai thích dứa (thơm). Cách làm detox từ dứa vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả thì đáng bất ngờ. Detox dứa có thể cung cấp cho bạn độ ẩm cao để giữ cho làn da luôn căng tràn sức sống. Chỉ cần 5 miếng dứa cho vòa ngâm cùng với 2 lít nước lọc, dùng uống cả ngày là cơ thể của bạn sẽ không lo bị mất nước, đồng thời còn giúp hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể bài trừ các độc tố ra nhanh hơn.

Tết là thời điểm chúng ta được nghỉ ngơi, gặp gỡ người thân, bạn bè. Vậy nên việc ăn uống có thể khiến bạn khó kiểm soát. Đừng quên lưu những món uống detox thần thánh nhưng cũng khá dễ làm này và làm uống vào những ngày Tết để quên đi nỗi lo tăng cân, giúp cơ thể thanh nhiệt, sảng khoái nhé.

Bài viết nói về: Thức uống ngày tết giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân hiệu quả
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Lập Chef


Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Bánh chưng – Biểu tưởng truyền thống ẩm thực ngày Tết Việt Nam

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến.

Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ra, người Việt cũng gói bánh chưng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.

bánh chưng

Bánh chưng – biểu tượng của ẩm thực truyền thống dịp Tết của người Việt

Ý nghĩa bánh chưng trong này Tết cổ truyền của người Việt

Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu…  Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.

Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.

Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau gói chiếc bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng – hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.

ý nghĩa bánh chưng trong ngày tết

Thấy bánh chưng là thấy Tết! Ảnh: Internet

Nguồn gốc ra đời của bánh chưng

Trong tâm thức của người Việt và được sử sách truyền lại cho con cháu đời sau, bánh chưng ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu và gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày”.

Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thái bình nên vua muốn truyền ngôi cho con bèn bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện đúng như những lời được chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Giữa rất nhiều sơn hào hải vị, Vua Hùng chỉ hài lòng duy nhất với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng. Từ đó về sau, hàng năm cứ mỗi dịp giỗ Tổ Vua Hùng và vài dịp Tết, người dân lại làm bánh chưng bánh dày để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và bày tỏ lòng thành với Tổ tiên.

hình ảnh nguồn gốc của bánh chưng

Bánh chưng có nguồn gốc từ sự tích Lang Liêu. Ảnh: Internet

Nguyên liệu làm bánh chưng ngon ngày Tết

  • 1kg Gạo nếp cái hoa vàng
  • 400g Đậu xanh
  • 400g Thịt ba chỉ
  • Muối, hạt nêm, tiêu
  • Lá dong, lá chuối
  • 1 bó lạt tre hoặc lạt giang

Hướng dẫn cách làm bánh chưng đơn giản nhất

Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế

  • Đầu tiên, đem gạo nếp cái hoa vàng vo, đãi sạch rồi cho vào nồi nước, pha thêm khoảng 4g muối rồi đảo đều và để ngâm trong khoảng 8 tiếng, ngâm xong thì vớt ra để ráo.

ngâm gạo nếp cái hoa vàng

Ngâm gạo nếp cái hoa vàng trong khoảng 8 tiếng

  • Đậu xanh giã nhuyễn, đem ngâm nước khoảng 4 tiếng cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thêm vào 4g muối và trộn đều.
  • Rửa từng lá dong cho thật sạch hai mặt và lau thật khô, dùng dao lóc bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng.
  • Lạt tre (lạt giang) đem ngâm nước khoảng 8 giờ, sau đó xé sợi mỏng khoảng 0,5 cm.
  • Thịt ba chỉ đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt thịt thành từng miếng khoảng 4cm, sau đó ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu để trong khoảng 30 phút cho ngấm đều.

ướp thịt ba chỉ

Ướp thịt ba chỉ cho thấm đều gia vị

Bước 2: Gói bánh

  • Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.
  • Lấy chén múc khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn.
  • Tiếp tục rải đều 100g đậu xanh lên trên gạo, đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100g đậu xanh lên cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm).

gói bánh chưng

Cho lần lượt các lớp gạo, đậu xanh, nhân thịt vào khuôn để gói bánh

  • Sau đó lấy tiếp 200g gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống.
  • Tiếp đến, gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì ta dùng kéo cắt đi cho gọn. Sau đó tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Dùng lạt cột thêm cho đều và chắc bánh, cắt bỏ phần lạt còn dư cho bánh đẹp và gọn.
  • Cuối cùng, bạn gập các cạnh lá lại rồi dùng kéo cắt bỏ những chỗ lá thừa cho gọn, từ từ lấy không ra và giữ lại lạt, sau đó lần lượt cột lạt lại cho thật chắc.

dùng lạt cột bánh chưng

Dùng lạt cột bánh cho chắc, đẹp. Ảnh: Internet

Bước 3: Luộc bánh

Xếp bánh chưng vào nồi cho đều rồi đổ nước ngập mặt bánh. Bắc lên bếp than để luộc liên tục trong khoảng 8 giờ. Trong quá trình luộc, bạn để ý nước cạn thì thêm nước vào kịp thời cho bánh chín đều và không bị cháy.

luộc bánh chưng

Luộc bánh chưng. Ảnh: Internet

Luộc tới khi bánh chín thì vớt ra rửa, sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo. Sau đó xếp bánh thành nhiều lớp và dùng vật nặng đè lên, ép cho bánh chắc mịn, đẹp hơn rồi đem bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát.

Bài viết nói về: Bánh chưng – Biểu tưởng truyền thống ẩm thực ngày Tết Việt Nam
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Lập Chef


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Dụng cụ làm bánh cơ bản cho người mới bắt đầu học

Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, xinh xắn, ngoài kiến thức, kỹ năng và đôi bàn tay khéo léo thì các dụng cụ làm bánh chính là “cánh tay đắc lực” không thể thiếu được. Dù là đầu bếp bánh chuyên nghiệp hay không chuyên, bạn cũng không thể bỏ qua yếu tố này. Dưới đây là một số dụng cụ làm bánh cơ bản rất hữu ích cho những người mới bắt đầu. Cùng xem đó là những gì nhé!

Lò nướng

hình ảnh lò nướng bánh

Lò nướng khá hữu ích và quan trọng cho những người mới học làm bánh. Ảnh: Internet

Dù không phải loại bánh nào cũng cần đến lò nướng nhưng dụng cụ này lại khá hữu ích và quan trọng. Đặc biệt, với những ai mới tập làm bánh thì việc bắt đầu bằng những món bánh có sử dụng lò nướng sẽ khá phù hợp để bạn có thể từ từ nâng cao tay nghề và chuyên tâm với việc làm bánh.

Không ít người sử dụng nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng thủy tinh, nồi nướng… để thay thế cho lò nướng bánh. Điều này sẽ làm cho thành phẩm của bạn không thể đảm bảo chất lượng như nướng bằng lò. Khi dùng lò nướng, việc hiểu về hoạt động của lò sẽ quan trọng hơn là bạn mua lò loại nào. Đừng quên những đặc điểm sau của lò nướng bánh để bắt đầu với những mẻ bánh thành công nhất nhé.

  • Có đủ thanh nhiệt trên và dưới (thường gọi là lửa trên và lửa dưới)
  • Có thể điều chỉnh nhiệt độ ( tối đa 200 – 3000C), thời gian và các chế độ nhiệt (lửa trên, lửa dưới, hai lửa)
  • Dung tích tối thiểu là 30 lít. Các lò dung tích lớn thường sẽ có nhiệt độ nướng ổn định hơn.

Dụng cụ đo lường

hình ảnh dụng cụ đo lường

Các dụng cụ đo lường rất cần thiết khi làm bánh. Ảnh: Internet

Làm bánh cần tỉ mỉ hơn nấu ăn ở chỗ cân đo nguyên liệu. Nấu ăn bạn có thể ước chừng để nêm nếm còn làm bánh thì không, đặc biệt là với những người mới bắt đầu học làm bánh, chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Vậy nên các dụng cụ đo lường là vật bất khả ly thân trong những ngày đầu học làm bánh đấy nhé. Dưới đây là một số dụng cụ đo lường làm bánh bạn nên chuẩn bị đầy đủ khi học làm bánh:

  • Cân: Làm bánh đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối về định lượng của các nguyên liệu sử dụng nên cân rất quan trọng.  Bạn nên chọn cân có mức chia nhỏ, tốt nhất là cân điện tử có thể đong đến 1g hoặc 0,1g.
  • Thìa/cốc đong: Trong nhiều công thức làm bánh, với các nguyên liệu có lượng nhỏ (ví dụ như: bột vani, bột nở…) thì đơn vị thường dùng là 1, 1/2,1/4 … thìa cà phê hoặc thìa canh chứ không chuyển ra g hay ml được. Các dụng cụ này cũng là đơn vị đo tiêu chuẩn và có bộ thì riêng để đong theo các đơn vị này.

Cốc đong là những chiếc cốc lớn có chia vạch để đong chất lỏng Ngoài việc đong chất lỏng thì cốc dạng này cũng rất có ích khi bạn làm bánh theo các công thức của Mỹ với các đơn vị cup hoặc oz thay cho gram và ml…

Bạn có thể mua thêm 6 Cốc nhỏ để làm các loại Pudding, Flan…: 6 – 18 cái

Đồ trộn bột

dụng cụ trộn bột

Một số dụng cụ trộn bột làm bánh. Ảnh: Internet

Khi chưa có điều kiện sắm sửa, bạn có thể sử dụng tô hoặc chén, nồi để trộn bột. Tuy nhiên nên có âu và rây trộn thì sẽ hỗ trợ tốt hơn rất nhiều. Rây có thể giúp bạn lọc bột mịn để thành phẩm hòan hảo hơn và sẽ có ích nhiều khi bạn làm các loại bánh với lò nướng. Nên sắm ít nhất 1 – 2 chiếc âu thành cao 25 – 30 cm và 1 rây bột.

  • Về chất liệu âu trộn bột, nên chọn âu kim loại ( Inox, đồng) hay âu thủy tinh vì độ bền cao, chịu nhiệt cao và có thể rửa sạch hơn so với âu nhựa và âu gỗ.
  • Về kích thước, nên chọn âu lớn và thành cao, khi đánh chất lỏng như kem tươi sẽ hạn chế việc bị bắn ra ngoài. Âu cao khoảng 15 – 20 cm, đường kính miệng khoảng 20 – 30 cm là vừa.

Thìa gỗ: Không thật sự bắt bộc nhưng rất cần thiết khi bạn nấu các loại xốt kem, quấy bột làm bánh Choux, quấy các nguyên liệu trước khi nhồi bột làm bánh mì.

Cán lăn bột: Dùng để cán bột khi làm các loại bánh như bánh quy, bánh mì…

Phới lồng

hình ảnh phới lồng

Các loại phới lồng hỗ trợ rất nhiều khi làm bánh. Ảnh: Internet

Mặc dù có máy đánh trứng rồi nhưng phới lồng cầm tay vẫn là dụng cụ không thể thiếu khi làm bánh. Bạn có thể dùng nó để trộn nguyên liệu, đặc biệt là các loại nguyên liệu nhẹ bông như kem tươi, trứng đánh bông…

Trong một vài trường hợp, phới dẹt có thể được thay thế bởi thìa gỗ hoặc thìa to (như khi làm bánh su kem). Loại phới mềm làm từ silicon thường vét âu sạch và dễ hơn phới nhựa.

Máy đánh trứng

hình ảnh máy đánh trứng

Máy đánh trứng. Ảnh: internet

Có 2 loại máy đánh trứng thường dùng cho bếp gia đình là Mmáy đánh trứng cầm tay (hand mixer) và Máy đánh trứng để bàn (stand mixer):

  • Tùy nhu cầu của gia đình mà các bạn có thể sắm một bộ từ 6 – 18 hoặc nhiều hơn. Các cốc này có thể dùng thay thế cho khuôn Muffin/ Cupcake nên rất tiện lợi.
  • Khuôn nướng bánh: Về khuôn nướng bánh có rất nhiều loại, mỗi loại bánh khách nhau lại có khuôn với các hình thù khác nhau. Chính vì vậy bạn nên xác đính chiếc bánh mình định làm đầu tiên để có thể lựa chọn được khuôn phù hợp.

Khay nướng bánh

hình ảnh khai nướng bánh

Khay nướng bánh. Ảnh: internet

Khay nướng bánh sẽ giúp bạn nướng các loại bánh quy, bánh su kem, cốt bánh gato cuộn hay để rang các loại hạt dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể dùng khay để đựng nước nướng cách thủy với các loại bánh như: Caramen, Cheesecake. Không nên sử dụng khay nướng đi kèm với lò vì các khay này tiếp xúc trực tiếp với thành lò sẽ làm nhiệt độ thiếu ổn định, dễ làm cháy phần đế bánh.

Khi chọn khay, bạn cũng nên lưu ý kích thước sao cho khay vừa với lò nướng nhà mình.

Giấy nến và tấm nướng chống dính

hình ảnh giấy nến

Giấy nến và tấm nướng chống dính. Ảnh: internet

Tấm nướng chống dính là một dụng cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều “sức lực” khi làm các loại bánh như bánh quy. Thay vì chống dính khay nướng bạn có thể chỉ cần sử dụng tấm nướng chống dính này.

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm giấy nến để lót chống dính khay khi làm bánh quy hay lót đáy khuôn, thành khuôn… rất tiện dụng.

Dụng cụ trang trí bánh

hình ảnh dụng cụ trang trí bánh

Các dụng cụ trang trí bánh kem. Ảnh: Internet

Khi bạn học làm bánh kem, túi bắt kem ni lông và các đui bắt kem là dụng cụ cần thiết không thể thiếu. Cùng với đó, dao răng cưa, cây chà láng và bàn xoay là các dụng cụ cần thiết khác để trang trí những chiếc bánh kem thêm hoàn hảo.

Còn rất nhiều dụng cụ làm bánh khá đa dạng. Tuy nhiên, với những người mới học làm bánh, chưa làm nhiều đến các loại bánh khó và phức tạp thì những dụng cụ làm bánh cơ bản trên đây đã khá đầy đủ để hỗ trợ tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và chọn cho mình những vật dụng cần thiết để thỏa mãn niềm say mê sáng tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt.

Bài viết nói về: Dụng cụ làm bánh cơ bản cho người mới bắt đầu học
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Hoàng Thị Diệu Xuân


Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Dry Shake –  Thuật ngữ không thể thiếu trong pha chế Cocktail

Nhắc đến các kỹ thuật pha chế với Shaker, ngoài “shake with ice” (lắc với đá), thì dân trong nghề còn không thể không biết đến “dry shake” (lắc khô). Hiểu và thành thạo kỹ năng này chính là cách để các Bartender thể hiện khả năng pha chế chuyên nghiệp của mình cũng như biết cách tạo nên những món đồ uống đúng chuẩn, lôi cuốn.

Dry shake là gì

Dry shake là một kỹ thuật quan trọng của Bartender chuyên nghiệp. Ảnh: internet

Dry shake là gì?

Dry shake được hiểu là lắc khô. Là một kỹ thuật được dùng trong pha chế các loại cocktail  có thành phần sử dụng lòng trắng trứng như: Pisco Sour, Gin Fizz, Trinidad Sour, Whisky Sour… Các Bartender thường kết hợp lắc khô và lắc với đá để tạo nên những ly ocktail hoàn hảo về hương vị. Trong đó, công đoạn lắc khô sẽ được thực hiện trước, sau đó mới lắc cùng đá.

Kỹ thuật Dry Shake áp dụng khi nào?

Như khái niệm về dry shake đã nói, kỹ thuật này được áp dụng với những món cocktail đặc biệt có sử dụng thành phần nguyên liệu là lòng trắng trứng hoặc kem. Thay vì chỉ dùng đến shake with ice thì các loại đồ uống này cần kết hợp với việc lắc khô trước, nếu không món uống sẽ bị hỏng.

Lý giải về nguyên nhân, sở dĩ vì trong lòng trắng trứng có chứa rất nhiều đạm và acid amin. Đây đều là các thành phần không tan trong nước. Vậy nên nếu lắc với đá ngay thì sẽ khiến đồ uống có mùi tanh, trứng sẽ không chín được. Với những đồ uống tương tự mà thành phần có lòng trắng trứng, bartender đều phải thực hiện dry shake trước.

Kỹ thuật Dry Shake áp dụng khi nào

Dry shake được áp dụng khi pha chế các loại cocktail có nguyên liệu là lòng trắng trứng. Ảnh: Internet

Dry Shake có tác dụng gì?          

Khi lắc khô, các chất có trong lòng trắng trứng sẽ bị phá vỡ do chuyển hóa năng lượng, tiếp xúc ở nhiệt độ cao bên trong shaker và tạo ra kết cấu mịn, mượt có màu trắng sữa. Từ đó giúp tạo cho món cocktail có một lớp bọt bồng bềnh nổi trên bề mặt, có hiệu ứng đẹp mắt nên món uống trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, nhờ kỹ thuật dry shake mà lòng trắng trứng sẽ được  “làm chín” nhờ lực tác động vào shaker một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng bất kỳ nguồn nhiệt năng nào.

Tóm lại, áp dụng kỹ thuật Dry shake với đồ uống có thành phần nguyên liệu là lòng trắng trứng, món uống sẽ đạt những hiệu quả dưới đây:

  • Tránh được tình trạng bị loãng.
  • Giúp làm chín và khử sạch mùi tanh của lòng trắng trứng.
  • Giúp món uống đạt được độ hòa quyện hoàn hảo nhờ kết cấu sánh mịn với lớp bọt trắng trên bề mặt ly bồng bềnh, tạo hiệu ứng đẹp mắt cho thức uống.

Dry Shake có tác dụng gì

Dry shake giúp món đồ uống thơm ngon, hoàn hảo. Ảnh: Internet

Dry shake trong bao lâu là hợp lý?

Thông thường, trong pha chế, các thao tác shake with ice sẽ được các bartender thực hiện  khoảng 15 giây. Nhưng so với việc lắc với đá, dry shake lại cần nhiều thời gian hơn để bartender có thể làm chín và tạo được lớp bọt cứng từ lòng trắng trứng. Thời gian này thường trong khoảng 30 giây.

Ngoài ra, có một số loại cocktail như: Ramos Gin Fizz sẽ cần một lớp bọt dày hơn, vậy nên thời gian lắc có thể lên đến 2 – 3 phút.

Hướng dẫn pha chế Cocktail bằng phương pháp Dry Shake

Sau đây, bạn có thể xem hướng dẫn cách pha chế cocktail Whisky Sour có áp dụng kỹ thuật dry shake.

Bước 1: Tách lòng trắng trứng

Đầu tiên, bạn sử dụng 1 quả trứng gà để pha chế cocktail. Tách riêng phần lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng.

Chuẩn bị thêm:

  • 60ml rượu bourbon
  • 20ml nước cốt chanh
  • 15ml nước đường

Bước 2: Lắc lòng trắng trứng

Sử dụng Boston Shaker và cho lòng trắng trứng vào. Sau đó, bạn lắc đều hỗn hợp này trong 30 giây.

Bước 3: Trang trí Cocktail

Tiếp theo, bạn cho thêm đá viên vào và lắc với đá thêm khoảng 10 giây nữa để làm lạnh đồ uống. Cuối cùng, rót cocktail Whisky Sour ra ly và trang trí thêm cho đẹp mắt và thưởng thức là hoàn thành.

cách pha chế Cocktail bằng phương pháp Dry Shake

Trang trí món uống khi trình bày cho thêm hấp dẫn, đẹp mắt. Ảnh: Internet

Điểm cần lưu ý trong kỹ thuật dry shake chính là khi lắc, bạn nên lắc thật kỹ và chuẩn thao tác thì mới giúp giảm mùi tanh và đảm bảo được độ chín của lòng trắng trứng. Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh shaker và các dụng cụ pha chế thật sạch sẽ để đảm bảo cho món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn nhất.

Hy vọng với những thông tin, kiến thức chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm tham khảo bổ ích cho công việc pha chế của mình.

Bài viết nói về: Dry Shake –  Thuật ngữ không thể thiếu trong pha chế Cocktail
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Mai Thắng Phú


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Kỹ thuật tạo bọt sữa pha chế cực đơn giản cho người mới

Kỹ thuật tạo bọt là một trong những kỹ năng căn bản mà bất cứ ai theo nghề pha chế chuyên nghiệp cũng cần nắm được thành thạo. Với các Barista, đây còn là cách làm nên những biểu tượng của sự ngon miệng cho mỗi ly cà phê Latte Art – một kỹ năng thiết yếu không thể thiếu. Vậy kỹ thuật tạo bọt sữa như thế nào, cần lưu ý những gì? Cùng CET tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Kỹ thuật tạo bọt

Kỹ thuật tạo bọt là kỹ năng quan trọng của các Barista. Ảnh: Internet

Các dụng cụ đánh tạo bọt sữa trong pha chế

Để tạo bọt sữa trong pha chế Cappuchino – Latte chuẩn, các Barista phải chọn được cho mình dụng cụ phù hợp. Thông thường, dụng cụ chuyên nghiệp nhất vẫn được các Barista dùng là máy tạo bọt sữa hoặc máy pha cà phê chuyên dụng vì các loại máy này đều có hiệu suất lớn, chất lượng bọt sữa hoàn hảo và đồng đều, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách hàng trong thời gian cao điểm.

Các dụng cụ đánh tạo bọt sữa trong pha chế

Dụng cụ chuyên nghiệp nhất vẫn được các Barista dùng là máy đánh bọt sữa.

Ngoài ra , còn có nhiều dụng cụ có thể giúp bạn tạo bọt sữa như: bình French press, cây đánh bọt sữa cầm tay, máy xay sinh tố, lọ thủy tinh có nắp, phới lồng, dụng cụ đánh trứng bằng tay…

Những cách tạo bọt sữa

Nếu là dân pha chế mới, dưới đây sẽ là kỹ thuật tạo bọt sữa chuẩn mà bạn có thể áp dụng:

  • Đặt vòi đánh sữa nằm dưới bề mặt sữa khoảng 1cm. Sau đó mở van đánh hơi vòi đánh sữa khoảng 3⁄4 hoặc hết van, đặt 1 tay vào đáy ca đánh sữa để cảm nhận nhiệt. Lúc này, máy đánh bọt sẽ tạo ra tiếng động kéo dài và gợn sóng do sữa được làm nóng.
  • Từ từ hạ nhẹ ca đánh sữa xuống 1 cm để duy trì tiếng rít kéo dài. Đến khi sữa đã ấm khoảng 35 –40 độ C, bạn nâng ca đánh sữa lên lại 1cm để sữa được làm nóng và tiêu hủy bọt bong bóng to tạo ra trong quá trình tạo bọt sữa.
  • Khi sữa đạt nhiệt độ 55 – 60 độ C, bạn lập tức tắt máy. Sau khi tắt, sữa vẫn được tiếp tục làm nóng nên có thể đạt tiếp đến từ 60–65 độ C, nhiệt độ chuẩn phù hợp nhất. Bạn xả hơi vòi đánh sữa khoảng 1 giây và lau sạch vòi. Tiếp tục lắc ca đánh sữa đều theo chiều kim đồng hồ và gõ nhẹ đáy ca đánh sữa để loại trừ bọt to.

cách đánh bọt sữa chuẩn nhất

Hướng dẫn thực hiện đánh bọt sữa chuẩn nhất.

Bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte – có gì khác nhau?

Với Cappuccino, lớp lọt sữa (Foam) đạt yêu cầu phải dày, đồ uống có vị cà phê đậm do ít sữa nóng và thường được phục vụ trong tách nhỏ khoảng từ 160 – 180ml. Còn với Latte, lớp bọt sữa phải mỏng, có vị cà phê trong món uống nhẹ hơn do tỷ lệ sữa nóng nhiều và thường được phục vụ trong ly lớn khoảng từ 220ml trở lên.

Về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte, bạn có thể so sánh như dưới đây:

Giống nhau:

Cả hai loại đều có khâu chuẩn bị tương tự nhau như sau:

  • Sữa được thanh trùng, giữ lạnh ở nhiệt độ 1 – 3 độ C, sử dụng ca đánh sữa 450ml cho 200ml sữa – ca 600ml cho 250ml sữa.
  • Với máy tạo bọt sữa, lau vòi và xả hơi để loại bỏ hết sữa và nước còn dư trong vòi, đến khi chỉ còn hơi nước sạch.
  • Giữ ca sữa thẳng đứng, đặt vòi đánh sữa nằm dưới bề mặt sữa khoảng 1 cm.

Khác nhau:

Gia đoạn đánh sữa Cappuccino Latte
Đánh sữa giai đoạn 1

Khởi động vòi đánh sữa, khi sữa bắt đầu xoáy, hạ xuống – nâng lên ca đánh sữa liên tục, nghe được tiếng xẹt xẹt to để tạo nhiều foam.

Khi ca sữa đạt đến 100 độ F (40 độ C, hơi ấm tay) hoặc canh lượng bọt sữa gấp đôi so với mực sữa ban đầu thì tắt máy.

Khởi động vòi đánh sữa, khi sữa bắt đầu xoáy, hạ xuống – nâng lên ca đánh sữa chậm và đều, nghe được tiếng xẹt xẹt nhỏ để tạo foam.

Khi sữa đạt đến 40 độ C hoặc canh lượng bọt sữa tăng khoảng 2 – 4cm so với mực sữa ban đầu thì ngừng thao tác.

Lưu ý:

Khi nhiệt độ sữa đạt trên 40 độ C, nếu tiếp tục tạo foam, bề mặt sữa sẽ sinh ra nhiều bong bóng và bọt sữa sẽ không mịn.

Trong quá trình đánh sữa, bạn cần để ý nghe tiếng xẹt và canh độ dâng của bọt sữa, tiếng xẹt càng nhiều – to thì foam tạo ra sẽ càng dày.

Đánh sữa giai đoạn 2

Cho vòi hơi vừa đủ ngập trong sữa, khởi động lại máy để tạo thành dòng xoáy theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Dòng xoáy này sẽ giúp làm tan bớt lượng bong bóng ban đầu tạo ra và sữa sẽ mịn hơn. Trong giai đoạn này chỉ giữ cho dòng sữa xoáy, không tạo thành tiếng xẹt; không đẩy ca lên quá cao khiến vòi ngập sâu trong sữa, không giúp làm tan hết bong bóng và khiến sữa không mịn như mong muốn.

Khi nhiệt độ của sữa đạt đến 140 – 150 độ F (60 – 65 độ C), quá sức chịu đựng của bàn tay thì tắt vòi.

Sau khi đánh sữa

Xả vòi đánh sữa khoảng 1 giây và lau sạch vòi sau khi sử dụng.

Lắc đều ca đánh sữa theo chiều kim đồng hồ để sữa không bị đông lại, đồng thời gõ nhẹ đáy ca để loại trừ bọt to (nếu có).

Kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte khác nhau

Kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte khác nhau. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi tạo bọt sữa

  • Dùng sữa thanh trùng là tốt nhất, nếu là sữa tiệt trùng bắt buộc phải là loại sữa UHT (Ultra Heat Temperature).
  • Không sử dụng lại sữa đã được tạo bọt để tạo foam lại.
  • Ca đánh sữa cần được bảo quản lạnh để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của sữa trong quá trình tạo bọt.
  • Chỉ vệ sinh vòi đánh sữa bằng cách ngâm trong nước nóng 3 – 5 phút hoặc lau bằng khăn ướt, không dùng bất kỳ dụng cụ kim loại hay miếng nhám để vệ sinh vòi đánh sữa, khiến vòi bị trầy, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ, phát triển – ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.
  • Khi sữa đã ấm khoảng 35–40 độ C, nâng ca đánh sữa lên lại 1cm để sữa được làm nóng và tiêu hủy bọt bong bóng to tạo ra trong quá trình tạo bọt sữa.
  • Khi sữa đạt nhiệt độ 55–60 độ C, lập tức tắt máy vì sau khi tắt máy sữa vẫn được tiếp tục làm nóng. Nhiệt độ đánh sữa tốt nhất là ở khoảng từ 60–65 độ C.

Hy vọng với hướng dẫn kỹ thuật tạo bọt sữa đơn giản và những lưu ý chi tiết trên đây đã giúp bạn tự tin hơn để tạo nên những món đồ uống không chỉ thơm ngon mà còn đầy tính nghệ thuật với lớp bọt sữa.

Bài viết nói về: Kỹ thuật tạo bọt sữa pha chế cực đơn giản cho người mới
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Mai Thắng Phú


Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Top ngành nghề cho nam học không cần bằng cấp

Với vai trò thường là trụ cột trong gia đình, nam giới bao giờ cũng mang áp lực có nghề nghiệp, công việc ổn định lớn hơn so với phái nữ. Thế nhưng không phải bạn nam nào cũng đủ điều kiện để học và thi lên đại học, cao đẳng… Vậy “Top ngành nghề cho nam học không cần bằng cấp” là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm.

Vì một lý do nào đó mà nhiều bạn nam phải nghỉ học giữa chừng từ cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 và không có bằng cấp nên thường băn khoăn không biết có thể học nghề gì để lập nghiệp? Học nghề gì cho nam không bằng cấp? Đừng lo lắng, dưới đây sẽ là những ngành nghề đang khá phát triển và có nhiều tiềm năng mà nam giới hoàn toàn có thể theo học để dễ dàng tìm được công việc ổn định, có thu nhập tốt và có lộ trình thăng tiến hấp dẫn mà không yêu cầu bằng cấp hay thi đầu vào.

Nghề lái xe

hình ảnh nghề lái xe

Nghề lái xe được nam giới chọn học để lập nghiệp khá nhiều. Ảnh: Internet

Lái xe là một công việc được nam giới lựa chọn học khá nhiều vì không cần bằng cấp. Bạn có thể dễ dàng đăng ký học tại các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dạy lái xe… để trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức quan trọng cần thiết.

Học lái xe ra trường làm gì? Chắc chắn là  bạn sẽ làm bác tài nhưng tùy vào bằng lái bạn học mà bạn có thể lái những hạng xe tương ứng như: lái xe nâng, lái taxi, lái xe tải, lái xe container hay lái xe chuyên chở… Thời gian học nghề lái xe cũng khá nhanh, khoảng 3 tháng là bạn đã có thể sở hữu giấy phép (bằng) lái xe để tìm việc làm ổn định.

Nghề đầu bếp

hình ảnh nghề đầu bếp

Nam không bằng cấp vẫn có thể học nghề bếp chuyên nghiệp.

Nghề bếp hiện nay đang rất phát triển và có nhiều tiềm năng nên được cả nam giới, nữ giới lựa chọn nhiều. Nếu yêu thích ẩm thực và nấu nướng, bạn hoàn toàn có thể đăng ký các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp để theo đuổi nghề bếp chuyên nghiệp, giúp tương lai ổn định hơn.

Học nghề bếp tại các trường dạy nghề, trường trung cấp, bạn có thể đăng ký xét tuyển dễ dàng mà không cần bằng cấp. Sau khi học xong, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng nấu ăn chuyên nghiệp vững chắc để có thể tự tin đi làm. Cùng với chứng chỉ nghề và những chính sách hỗ trợ tại nơi bạn đăng ký học nghề bếp mà bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp tại các nhà hàng, khách sạn, resort, khu công nghiệp… hoặc tự tin để mở mô hình kinh doanh ẩm thực của riêng mình.

Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và nhu cầu ẩm thực ngày càng lớn, nghề bếp chắc chắn sẽ giúp những bạn nam đam mê ẩm thực có rất nhiều cơ hội tỏa sáng, cũng như tìm được việc làm có thu nhập cao để lập nghiệp.

Nghề pha chế

hình ảnh học Nghề pha chế tại CET

Nghề pha chế có nhiều tiềm năng cũng là lựa chọn tốt cho nam khi học nghề.

Cũng là một nghề đang rất “hot” vì tính chất công việc năng động, thu nhập hấp dẫn và dễ dàng tìm việcc hiện nay, nghề pha chế đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ, trong đó chủ yếu là các bạn nam.

Nghề pha chế chỉ mới bắt đầu “thịnh” ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng lại mở ra không ít cơ hội việc làm hấp dẫn cho người theo nghề pha chế chuyên nghiệp. Bạn có thể đăng ký để theo học pha chế tại các trường dạy nghề, trường trung cấp có ngành kỹ thuật pha chế đồ uống  mà không cần thi cử áp lực, xét tuyển dễ dàng. Với thời gian học nhanh, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa được đào tạo kỹ năng, kiến thức pha chế vững chắc từ đội ngũ những chuyên gia giàu kinh nghiệm…

Học pha chế xong, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí nhân viên pha chế, Bartender, Barista tại các quầy Bar NHKS, các thương hiệu đồ uống nổi tiếng… hay mở quán cà phê, trà sữa, các mô hình kinh doanh đồ uống của riêng mình để ổn định cuộc sống.

Nghề nhà hàng khách sạn

hình ảnh học Nghề nhà hàng khách sạn tại CET

Nam không bằng cấp cũng có thể chọn học ngành NHKS.

NHKS là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” với giới trẻ năng động, yêu thích môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang tính quốc tế, yêu thích giao lưu, gặp gỡ… Nếu bạn nghĩ với môi trường làm việc nhưu vậy thì phải tốt nghiệp đại học mới có thể làm thì bạn đã sai lầm rồi đấy. Ngành NHKS được đào tạo đa dạng từ các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề… Vậy nên nếu yêu thích ngành này và tùy vào điều kiện của bản thân mà bạn hoàn toàn có chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp.

Nếu các bạn nam không có bằng cấp có thể chọn học nghề, hoặc có bằng cấp 2, cấp 3 có thể học trung cấp quản trị nhà hàng khách sạn. Thời gian học nghề chỉ từ 3 – 6 tháng, học trung cấp thì 1 – 3 năm nên bạn có thể nhanh chóng trang bị kỹ năng nghiệp vụ vững chắc, thành thạo để tự tin ứng tuyển các vị trí đa dạng trong ngành NHKS hiện nay nhưu: phục vụ, lễ tân, nhân viên buồng phòng, giám sát, quản lý NHKS…

Nghề làm bánh

hình ảnh học Nghề làm bánh tại CET

Nam giới cũng có thể theo nghề làm bánh để lập nghiệp.

Đừng nghĩ nghề bánh chỉ dành cho con gái nhé. Với nhu cầu ăn uống ngày càng cao và tốc độ phát triển của lĩnh vực ẩm thực, nhu cầu tuyển dụng đầu bếp bánh chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Cùng với đó là mức thu nhập, lộ trình thăng tiến hấp dẫn không kém đã thu hút không ít “cánh mày râu” yêu thích làm bánh lựa chọn nó là nghề lập nghiệp.

Học làm bánh tại các trường dạy nghề, trường trung cấp, bạn cũng không cần bằng cấp mà có thể dễ dàng xét tuyển. Học xong, bạn sẽ có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng làm bánh vững chắc để tự tin ứng tuyển vào các vị trí bếp bánh tại các NHKS, các thương hiệu bánh nổi tiếng hay mở tiệm bánh kinh doanh riêng…

Nghề điện dân dụng – điện tử – điện lạnh

Nghề điện dân dụng

Nam giới hợp với nhóm nghề điện dân dụng – điện tử – điện lạnh. Ảnh: Internet

Điện dân dụng – điện tử – điện lạnh từ lâu cũng là lĩnh vực ngành nghề được nhiều bạn nam lựa chọn học mà không cần bằng cấp hay thi cử đầu vào. Hiện nay, gia đình nào cũng có các thiết bị điện tử trong nhà như: tivi, máy lạnh, quạt điện, bếp từ, bếp hồng ngoại… nên cơ hội việc làm cho ai theo nhóm nghề này rất rộng mở.

Chỉ với thời gian học nghề ngắn là các bạn nam đã có thể sửa được các thiết bị điện tử, điện dân dụng, điện lạnh một cách chuyên nghiệp. Trung bình các thợ chuyên nghiệp hiện nay đã có thu nhập khoảng từ 6 triệu đồng trở lên tùy trình độ tay nghề.

Trên đây là những ngành nghề cho nam không bằng cấp có thể theo học dễ dàng để trang bị những nền tảng nghề nghiệp vững chắc nhất, từ đó tự tin lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Nếu bạn còn đang lo lắng không biết học nghề gì cho nam không bằng cấp thì đừng bỏ qua những gợi ý trên nhé.

 

 

Bài viết nói về: Top ngành nghề cho nam học không cần bằng cấp
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Ambar Ngọc


[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...