Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Cách viết và mẫu CV tiếng anh cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường thì viết CV làm sao cho hay, ấn tượng để có thể mở rộng cánh cửa đến với việc làm là không hề dễ dàng. Thấu hiểu điều đó, hôm nay cet.edu.vn sẽ hướng dẫn cách viết CV cũng như sẽ giới thiệu cho bạn một vài mẫu CV tiếng Anh. Hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết và xem thử qua bảng CV của mình còn thiếu sót gì không nhé!

Viết CV hay, ấn tượng là bước đầu tiên mở ra cơ hội đến với việc làm 
Viết CV hay, ấn tượng là bước đầu tiên mở ra cơ hội đến với việc làm (Nguồn: Internet)

Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

So với những người đã đi làm thì các bạn sinh viên mới tốt nghiệp không thể cạnh tranh về mặt kinh nghiệm làm việc nhưng không có nghĩa là các bạn không có cơ hội cạnh tranh việc làm. Ở một số ngành nghề, người tuyển dụng không chú trọng chuyên môn bằng các kỹ năng mà bản thân người ứng tuyển có.

1.Những phần bạn cần trình bày trong CV:

– Thông tin cá nhân: họ tên ( nên viết in hoa ), địa chỉ, số điện thoại, giới tính, email ( nên chọn mail có họ tên bạn, nghiêm túc ). – Thông tin học vấn: tên trường, tên chuyên ngành, điểm số trung bình ( nếu điểm của bạn tốt ). – Các khoá học ngắn hạn và dài hạn mà bạn đã từng theo học ( mặc dù có thể không liên quan đến chuyên môn ) như: vi tính, ngoại ngữ… – Những kỹ năng mà bạn thành thạo như: vi tính văn phòng, giao tiếp, đàm phán… – Các phẩm chất/ yếu tố: cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ… – Các mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn ( trình bày ngắn gọn, súc tích ).

2.Những phần nên trình bày trong CV:

– Các công việc làm thêm trong suốt quá trình bạn học tập ( nếu có ). Nếu không có bạn có thể viết về nơi mình nơi đã thực tập ( thời gian, địa điểm, vị trí, các công việc bạn đảm nhiệm trong suốt quá trình thực tập, các thành tích đã đạt được ). – Các hoạt động mà bạn đã từng tham gia trong suốt quá trình học tập ở trường, các hoạt động ngoại khoá. – Các điểm mạnh, điểm yếu của bạn về chuyên môn. – Thông tin tham khảo ( cấp trên ở nơi bạn thực tập, làm thêm, thầy cô giảng viên phụ trách ).

3.Những điều cần lưu ý khi viết CV:

– Khi viết CV không sử dụng đại từ nhân xưng “ tôi “. – Trình bày cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, Font chữ và cỡ chữ vừa phải, dễ nhìn. – Phần thông tin tham khảo bạn cần nêu chính xác tên họ, chức vị, địa chỉ, số điện thoại ( vì đôi khi nhà tuyển dụng có thể sẽ cần liên hệ để tư vấn).

Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin thì cách trình bày CV cũng rất quan trọng 
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin thì cách trình bày CV cũng rất quan trọng (Nguồn: Internet)

CV mẫu bằng tiếng Anh 

CURRICULUM VITAE – Personal Information Full name: Le Van B D.O.B: 01/01/1994     Email: levanb94@gmail.com Phone: 0909 xxx xxx Address: 100 Nguyen Thi Minh Khai, Ward 6, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam – Career Ojbective A position of professional Restaurant Manager, work in an active environment with precious opportunities for career advancement – Education From 2013 to 2017: College of Economics & Tourism (CET); 145 – 147 Xuan Hong, W.12, D. Tan Binh, Ho Chi Minh city. Hospitality Management – Work Experiences Internship

+ February 2017 – April 2017: ABC Hotel ( 123 XYZ street, W.10, D.1, HCMC)

+ Assisted the company to tie ups with various tour agencies to provide a more holistic experience for the tourist

+ Conducted several daily tour as the main tour guide to several groups of foreign tourists

Restaurant Attendant

+ December 2013 – December 2014: DEF Restaurant ( D.1, HCMC)

+ Involveed in the daily operational activities at the restaurant, including receiving customers, waiting tables and attending to the customer’s needs

+ Sells goods for foreigner and Vietnamese at the restaurant

+ Assessed positively by the restaurant manager as pro-active and adaptable

– Skills

+ Essential skills such as: communication, teamwork, nigotiation, presentation skill,…

+ Communication skills: The experience at work as well as organizing outside activities has improved my ability to communicate effectively with everybody. It also taught me the importance of listening, supporting and respecting the others.

+ Computer Skills: MS Excel, MS Word, PowerPoint, Windows, Internet, Email,…

+ Languages Skills: Written and Spoken Proficiency, Vietnamese  and English Fluent

– Activities Member

+ April 2015 – December 2016: DHP Academy English Club

+ Proactive at eagerness to learn English

+ Active in doing tourism related activities such as engaging tourists in conversational English

+ Gathered confidence in presenting in English

+ Voluntary blood donation in 2 times

-Hobbies

+ Reading psychology books, watching movies, TV, swimming, playing piano and traveling

– References Dam My X F&B Supervisor at ABC Hotel Email: damx0611@gmail.com ; Phone: 0908 xxx xxx

Bảng CV hoàn hảo sẽ giúp bạn tự tin hơn khi gặp các nhà tuyển dụng
Bảng CV hoàn hảo sẽ giúp bạn tự tin hơn khi gặp các nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Hy vọng sau bài viết hôm nay, bạn đã biết cách “biến” CV của mình trở nên hoàn hảo để có thể gây thật nhiều ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Cet.edu.vn tin chắc rằng với bảng CV tốt thì cho dù bạn có là sinh viên ra trường thì bạn vẫn có cơ hội đến với nghề nghiệp mà mình mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cach-viet-va-mau-cv-tieng-anh

Những mẫu câu tiếng anh cho nhân viên phục vụ quán cafe

Bên cạnh nền ẩm thực phong phú thì các hàng quán cafe của chúng ta hiện đang thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài khám phá. Cùng với đó, các thương hiệu, chuỗi cafe lớn đang mở rộng, xuất hiện ngày càng nhiều. Để có cơ hội làm việc ở những nơi đó, tiếng Anh là điều kiện không thể thiếu (đặc biệt là kỹ năng nghe, nói) cũng như đó là phương tiện để bạn giao tiếp với khách hàng.

Hầu hết tất cả các quán cafe hiện nay đều có lực lượng lao động chính là các bạn sinh viên làm thêm hoặc mới vừa tốt nghiệp. Cơ hội để các bạn có thể trau dồi tiếp xúc với khách là không nhiều (nhất là với người nước ngoài). Để giúp các bạn tự tin khi nói chuyện cũng như sẵn sàng giới thiệu thức uống hấp dẫn đến với các du khách quốc tế thì hôm nay, hãy cùng Cet.edu.vn ôn lại những mẫu câu tiếng Anh cho nhân viên phục vụ quán café bạn nhé!

Tiếng Anh cũng là kỹ năng cần có của người nhân viên phục vụ quán café
Tiếng Anh cũng là kỹ năng cần có của người nhân viên phục vụ quán café (Nguồn: Internet)

Những mẫu câu tiếng Anh thường bắt gặp ở quán cafe

– Good morning/ afternoon/ evening. Can I help you?/ How may I help you?

(Chào buổi sáng/ trưa/ chiều. Tôi có thể giúp gì cho quý khách?)

– What would you like to drink?

(Quý khách muốn dùng đồ uống gì ạ?)

– Would you like anything to eat?

(Quý khách có ăn gì không?)

– What flavour would you like?

(Quý khách thích vị gì?)

– Eat in or take – away?

(Quý khách ăn ở đây hay mang đi?)

– Just give me a few minutes, please?

(Vui lòng chờ tôi vài phút nhé?)

– Are you ready to order?

(Quý khách đã chọn được đồ uống chưa?)

– Is that all?/ Would you like anything else?

(Quý khách muốn gọi thêm gì nữa không ạ?)

– Sorry, we are out of …

(Xin lỗi, chúng tôi hết món … rồi)

– Would you like to change your order please?

(Quý khách có muốn đổi món khác hay không?)

– Let me change it for you.

(Để tôi đổi cho quý khách)

– Please wait for ten minutes.

(Quý khách vui lòng đợi trong 10 phút nhé)

– Really? Let me check it again.

(Vậy  sao? Để tôi kiểm tra lại)

– I’m so sorry about that.

(Tôi rất xin lỗi về điều đó)

– Here it is! Enjoy your time!

(Đây ạ! Chúc quý khách vui vẻ!)

– Here’s your …

(… của quý khách đây ạ)

– Yes sir/ madam. I’ll come back in a few minutes!

(Vâng thưa ông/ bà. Tôi sẽ quay trở lại trong vòng vài phút).

– Of course. I’ll be right back. (

Tất nhiên rồi. Tôi sẽ trở lại ngay)

– Enjoy yourself!

(Xin hãy thưởng thức!)

– Would you like anything to eat?

(Quý khách có ăn gì không?)

– Wifi password is ….

(Mật khẩu Wifi là….)

– The total is … thousand dong.

(Số tiền quý khách cần thanh toán là … ngàn đồng)

– Thank you so much.

(Cảm ơn quý khách rất nhiều)

– Your’re welcome. It’s my pleasure.

(Không có chi ạ. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách)

– Have a nice day

(Chúc quý khách một ngày tốt lành)

Ở môi trường quán cafe thì kỹ năng nghe và nói tiếng Anh được sử dụng thường xuyên nhất
Ở môi trường quán cafe thì kỹ năng nghe và nói tiếng Anh được sử dụng thường xuyên nhất (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh dành cho nhân viên phục vụ quán cafe

– Coffee bean: hạt cafe

– Coffee powder: cafe bột

– Filter: phin để pha cafe Việt Nam

– Decaffeinated coffee/ decaf coffee: loại cà phê không chứa chất cafein.

– Strong/ weak: đặc/ loãng

– Skimmed milk/ skim milk: sữa tươi không béo

– Instant coffee: cà phê hòa tan

– Condensed milk: sữa đặc

– Single/ Double shot: một/ gấp đôi lượng cafe

– Paper Cup: ly giấy

– Milk on the side: sữa dùng kèm với cafe

– Sugar syrup: nước đường

– White/ brown sugar: đường trắng/ đường nâu

– Paper napkin: khăn giấy

– Still water: nước uống không ga

– Sparkling water: nước khoáng có ga

Tên tiếng Anh của 7 loại cafe cơ bản

– Black coffee: cafe đen không sữa

– Americano coffee: cafe đen kiểu Mỹ (loãng hơn cafe đen bình thường)

– Cappuchino: loại cafe Ý gồm epresso, sữa nóng và bọt sữa (3 phần bằng nhau)

– Latte: loại cafe Ý gồm epresso, nhiều sữa tươi và 1 lớp ván sữa trên cùng

– Mocha: bao gồm cafe đen, sữa nóng và socola nóng

– Espresso: là loại cafe Ý với bột cafe đi qua bộ lọc áp suất nước ra thành phẩm là cafe có lớp màu nâu cánh ván

– Vietnamese ice milk coffee: cafe sữa đá kiểu Việt Nam

Thực đơn các quán café đa phần đều sử dụng tiếng Anh
Thực đơn các quán café đa phần đều sử dụng tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Ngoài việc nắm bắt các kinh nghiệm và cách phục vụ ở quán cafe thì tiếng Anh cũng vô cùng cần thiết để bạn có thể làm tốt công việc của người nhân viên phục vụ. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đã cùng với Cet.edu.vn ôn lại được những mẫu câu tiếng Anh cần thiết cho công việc của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/tieng-anh-cho-nhan-vien-phuc-vu

Lương net là gì? Những điều cần biết về lương net

Bên cạnh lương gross thì lương net là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất khi bàn về các loại tiền lương. Vậy thực ra, lương net là gì? Hôm nay, cet.edu.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh lương net mà có thể bạn chưa biết nhé!

Có thể nói tiền lương là một trong những vấn đề nhạy cảm khi đàm phán với nhà tuyển dụng. Thật không dễ để đưa ra một mức lương phù hợp vừa xứng đáng cho người ứng tuyển lại không quá cao khiến nhà tuyển dụng “chùn chân”. Vì vậy hiểu rõ về các loại lương mà các công ty đang áp dụng để trả lương cho nhân viên sẽ giúp bạn thuận lợi, trôi chảy hơn trong quá trình xin việc.

Lương net là lương như thế nào?
Lương net là lương như thế nào? (Nguồn: Internet)

Lương net là gì?

Lương net là mức lương bạn sẽ nhận thực tế vào cuối tháng sau khi công ty đã trừ khi các chi phí bảo hiểm, thuế… Bạn sẽ không phải tốn bất kỳ thêm chi phí nào như khi nhận lương gross.

Ví dụ: Khi phỏng vấn xin việc công ty trả lương net cho bạn là 10 triệu thì có nghĩa bạn sẽ được nhận 10 triệu đem về nhà mỗi tháng và những khoản phí BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN sẽ do công ty đóng theo quy định của nhà nước thay cho bạn.

Lợi ích và mặt hại của lương net

Mặt lợi ích mà lương net mang lại cho người lao động là họ sẽ nhận được khoảng tiền đúng với cam kết từ nhà tuyển dụng. Và mỗi tháng, họ sẽ không phải mất công tính toán cũng như đi đóng các khoản phí này. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có lợi khi nhà tuyển dụng đóng đúng các phí với mức lương mà họ chuyển khoản cho bạn. Ví dụ như công ty chuyển cho bạn vào cuối tháng là 17,01 triệu thì lương trước net của bạn là 20 triệu và công ty đóng các khoản phí ở mức lương này thì hoàn toàn là hợp lý.

Tuy nhiên, mặt hại khi người lao động chọn lương net là “ rủi ro “ gặp phải công ty không đàng hoàng. Để tiết kiệm chi phí, họ sẽ không tính ngược lại ra lương gross cho bạn mà sẽ đóng các khoản phí dựa theo lương net đã chuyển cho bạn. Vì vậy, những chế độ mà bạn được hưởng về sau sẽ bị thấp đi.

Vì vậy, nếu khi đàm phán với công ty và được đề nghị lương net thì bạn nên hỏi rõ các khoản phí mà họ sẽ đóng thay bạn và nên yêu cầu bảng lương liệt kê vào mỗi cuối tháng. Bạn có thể tự mình tính toán kiểm tra lại để xác nhận.

Lương net có lợi ích là bạn sẽ không phải tốn công tính toán, đi đóng các khoản phí
Lương net có lợi ích là bạn sẽ không phải tốn công tính toán, đi đóng các khoản phí (Nguồn: Internet)

Người lao động phải đóng các khoản phí nào?

1.Chi phí các loại bảo hiểm:

Hiện nay, theo quyết định 959/QĐ-BHXH khi người lao động ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, công ty thì những đơn vị này có trách nhiệm phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động.

Các mức phí, bảo hiểm sẽ do công ty và người lao động cùng nhau đóng. Trong đó, về phần của các doanh nghiệp sẽ được trừ vào phần chi phí. Tỉ lệ phân chia các khoản phí giữa công ty và người lao động cũng được chia rõ ràng như sau:

– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

– Kinh phí công đoàn: 2% – đơn vị đóng.

2.Thuế thu nhập cá nhân:

Đối với những người kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động mà xem xét người đó có phải đóng thuế TNCN hay không?

Công thức tính thuế TNCN:

– Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế (TNTT) x thuế suất

– Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế = tổng lương nhận được – các khoản được miễn thuế

Các bước tính thuế TNCN:

Tính tổng thu nhập: người lao động cộng hết tất cả các khoản được trả.

Xác định các khoản được miễn thuế TNCN. Sau bước này là bạn đã xác định được mức thu nhập chịu thuế.

Xác định các khoản giảm trừ: mỗi người chỉ được giảm trừ 1 nơi ( nếu có hợp đồng lao động 2 nơi thì phải chọn 1 trong 2). Với hạn mức: bản thân 9 triệu/ tháng và người phụ thuộc sẽ là số người phụ thuộc x 3,6 triệu.

Tính thu nhập tính thuế. Nếu ra số âm thì có nghĩ người lao động không cần phải đóng thuế TNCN. Nếu ra số dương thì bạn lấy thu nhập tính thuế x theo thuế suất.

– Bậc 1: thu nhập =< 5 triệu đồng: 5%

– Bậc 2: thu nhập trên 5 – 10 triệu đồng: 10%

– Bậc 3: thu nhập trên 10 – 18 triệu đồng: 15%

– Bậc 4: thu nhập trên 18 – 32 triệu đồng: 20%

– Bậc 5: thu nhập trên 32 – 52 triệu đồng: 25%

– Bậc 6: thu nhập trên 52 – 80 triệu đồng: 30%

– Bậc 7: trên 80 triệu đồng: 35%.

Ngoài ra, hàng năm người lao động còn phải đóng Quỹ phòng chống thiên tai. Mức đóng = 1 ngày lương tính theo mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài các chi phí bảo hiểm thì người lao động còn phải đóng thuế TNCN
Ngoài các chi phí bảo hiểm thì người lao động còn phải đóng thuế TNCN (Nguồn: Internet)

Hy vọng với các bài viết kiến thức về tiền lương, cet.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn để nắm rõ cách tính lương khi đi làm. Hãy vận dụng những thông tin này, tính toán thử xem lương bạn nhận có đúng không nhé?

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/luong-net-la-gi

Lương gross là gì? Cách tính khi nhận lương gross

Đối với người mới bắt đầu đi làm thì lương gross là một khái niệm tương đối lạ lẫm. Lương gorss là gì, có liên quan đến quyền lợi của người lao động như thế nào? Hôm nay cet.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp nhất trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu nhé!

Với bất cứ nhân lực lao động nào thì mức lương cơ bản, tổng thu nhập và các chế độ đãi ngộ luôn là thứ luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Thậm chí, đôi khi đây còn là yếu tố quyết định xem người lao động và nhà tuyển dụng có thể đến với nhau được hay không? Để đàm phán với nhà tuyển dụng hiệu quả, thông minh thì việc hiểu rõ các loại lương (lương gross, lương net…), cách tính lương nhân viên chi tiết đối với người lao động là vô cùng cần thiết.

Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động
Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động (Nguồn: Internet)

Lương gross là gì?   

Lương gross chính là lương gộp tất cả gồm: mức lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, các loại bảo hiểm… Nói một cách đơn giản hơn thì đây là mức tổng thu nhập của của bạn, mức thù lao xứng đáng dành cho công việc mà bạn đã đóng góp cho công ty. Khi công ty trả cho bạn lương gross thì bạn phải tự chủ động trừ đi các khoản phí bảo hiểm, thuế…

Lương gross có lợi hơn không?

Nếu bạn đàm phán với nhà tuyển dụng mức lương gross mà sau khi bạn trừ đi tất cả các chi phí kể trên mà số còn lại bằng hoặc lớn hơn lương net mà bạn kỳ vọng (lương net là số tiền cuối cùng bạn nhận được) thì rõ ràng nó sẽ có lợi hơn. Mặc dù khi nhận lương gross, bạn sẽ có cảm giác mình bị “mất” đi một khoản kha khá.

Theo các chuyên gia nhân sự thì khuyến khích người lao động chọn mức lương gross khi deal lương với nhà tuyển dụng vì tất cả các quy định đóng các phí bảo hiểm, thuế, các chế độ đãi ngộ ( thai sản, tai nạn lao động…) đều dựa trên mức lương gross. Vì vậy, chọn lương gross tuy ban đầu sẽ hơi tốn công sức để tính toán nhưng về sau sẽ giúp người lao động chủ động về thu nhập của mình. Hiện nay, có rất nhiều nơi chọn cách trả lương gross vì chúng giúp tránh các vấn đề nhạy cảm về lương giữa công ty và nhân sự.

Khi công ty trả lương gross, bạn sẽ tự mình chủ động trừ các khoản phí bảo hiểm, thu
Khi công ty trả lương gross, bạn sẽ tự mình chủ động trừ các khoản phí bảo hiểm, thu (Nguồn : Internet)

Cách tính khi nhận lương gross

Một ví dụ cụ thể để giúp bạn dễ hiểu hơn: Bạn đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh với mức lương gross là 30 triệu/ tháng. Vì mức lương cao nhất để áp dụng đóng BHYT và BHXH là 26 triệu/ tháng nên vì vậy bạn chỉ cần đóng ở mức 26 triệu.

– Số tiền đóng BH: 26 triệu x 8 % = 2,080 triệu (1)

– Số tiền đóng BHYT: 26 triệu x 1,5 % =  390,000 đồng (2)

– Số tiền đóng BH thất nghiệp ( BHTN): 30 triệu x 1 % = 300,000 đồng (3)

– Lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm: 30 triệu – ( 2,080 triệu + 390,000 + 300,000 ) = 27,230 triệu.

– Bạn lấy số tiền 27,230 triệu – 9 triệu ( tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân ) = 18,230. Và đây sẽ là con số mà bạn bị áp dụng để đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

– Mức thuế TNCN của bạn sẽ được tính theo 4 bậc như sau:

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng (4)

+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế ( >5 triệu đến 10 triệu ) x thuế suất 10%: (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng (5)

+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế ( >10 triệu đến 18 triệu ) x thuế suất 15%: (18 triệu – 10 triệu) x 15%= 1,2 triệu (6)

+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế( >18 triệu đến 32 triệu ) x thuế suất 20%: (18,230 triệu – 18 triệu) x 20% = 46.000 đồng (7)

– Như vậy tổng số tiền bạn phải đóng cho các phí bảo hiểm và thuế TNCN là : (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) =  5,180 triệu

– Số tiền còn lại sau cùng của bạn: 30 triệu – 5,180 triệu = 25,234 triệu.

Lương gross giúp người lao động chủ động về sau
Lương gross giúp người lao động chủ động về sau (Nguồn: Internet)

Hy vọng qua bài viết này, cet.edu.vn đã mang đến thêm nhiều kiến thức hữu ích đến tiền lương dành cho bạn. Việc hiểu rõ lương gross là gì sẽ giúp bạn đàm phán với nhà tuyển dụng hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi trở thành người quản lý (manager là gì) để có thể áp dụng vào cách tính lương chi tiết cho nhân viên.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/luong-gross-la-gi

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Lữ hành là gì? Học ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là học gì? Làm gì?

Trong nền kinh tế hiện đại, lữ hành là một khái niệm khá quen thuộc và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành học dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có mức lương cao. Theo đó, ngành học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang dần trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ.

Lữ hành là gì? Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học như thế nào? ra trường làm gì? chắc chắn là nỗi trăn trở của các bạn thí sinh trước khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành học triển vọng này. Giải đáp được những câu hỏi này, bạn sẽ chọn được cho mình một tương lai nghề nghiệp vững chắc.

Khái niệm lữ hành

Lữ hành là một hoạt động nhằm thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại phương tiện khác nhau với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát.

Lữ hành là một khái niệm khá quen thuộc trong nền kinh tế hiện đại
Lữ hành là một khái niệm khá quen thuộc trong nền kinh tế hiện đại (Ảnh: Internet)

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Khái niệm Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học năng động, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc theo các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan tới du lịch…

Ngoài ra, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”. Đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì?

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về du lịch như:

– Địa lý du lịch, văn hóa

– Khoa học quản lý, quản trị kinh doanh

– Tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế

– Các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch

– Thiết kế tour, quản lý và điều hành tour

– Thiết kế và quản trị sự kiện du lịch

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng quan trọng khác bao gồm:

– Quản lý, điều hành, giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh, du lịch

– Tham gia điều chỉnh và thực hiện chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

– Thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong du lịch

– Tham gia nghiên cứu khoa học giảng dạy về du lịch

Mặt khác, khi tham gia các khóa học này, bạn còn được học để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai, bạn sẽ được tiếp cận với các môn học thực tế như: Văn hóa tổ chức, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục, Tập quán, Lễ hội truyền thống, Du lịch tôn giáo và Tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Quản trị sự kiện, Địa lý du lịch, Hướng dẫn du lịch…

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin để làm ở các vị trí công việc như sau:

– Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện

– Quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch

– Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, việc nghiên cứu…

Đặc biệt, bạn còn có thể khẳng định khả năng của bản thân khi tự chủ mô hình kinh doanh độc lập. Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình là một trong những xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, mỗi năm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên học chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó, có hơn 12% là sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú và đa dạng cho các cử nhân chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoản 8 – 10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Với phần chia sẻ vừa rồi, CET hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm lữ hành là gì? Học Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là học gì? và ra trường làm gì? để có thêm động lực để theo đuổi nghề nghiệp yêu thích cho riêng mình.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/lu-hanh-la-gi

Lasagna là gì? Những điều chưa biết về món ăn trứ danh của đất nước Italy

Nếu nhắc đến ẩm thực của đất nước Ý xinh đẹp, chúng ta sẽ nhớ ngay đến những chiếc bánh pizza màu sắc, những sợi mì spaghetti quyến rũ hay câu chuyện lãng mạn về của món tráng miệng tiramisu. Nhưng sẽ là sự thiếu sót rất lớn nếu chúng ta bỏ qua món lasagna cũng không kém phần hấp dẫn. Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về món ăn lasagna là gì nhé?

Từ lâu ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng là những món ăn tràn ngập phô mai béo ngậy, với nguyên liệu chính là thịt bò, các loại nguyên liệu thảo mộc và món nước xốt cà chua ưa thích. Lasagna là một trong những món ăn hội tủ các yếu tố nhưng độ hấp dẫn thì mang một màu sắc rất riêng. Đây là món ăn yêu thích của nhiều người trên thế giới, trong đó có chúng ta.

Lasagna là sự kết hợp tinh tế từ các hương vị đặc trưng của ẩm thực Ý
Lasagna là sự kết hợp tinh tế từ các hương vị đặc trưng của ẩm thực Ý (Nguồn: Internet)

Lasagna là món gì?

Lasagna là một loại mì Ý dạng tấm hoặc lá, với các nguyên liệu chính là thịt, xốt, phô mai và đặc biệt không thể thiếu các lá lasagna. Bên ngoài, lasagna có màu vàng rất bắt mắt kết hợp với các loại nước xốt (đặc biệt là nước xốt cà chua) tạo nên một màu sắc quyến rũ cho món ăn. Khi ăn lasagna bạn sẽ cảm thấy vị béo từ phô mai, vị chua từ cà chua, vị ngọt nhẹ của sữa tươi và mùi thơm từ các phụ gia .

Những điều thú vị về lasagna  

– Tên gọi “lasagna”: là món ăn trứ danh của nước Ý, tuy nhiên từ lasagna lại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp lasanon nhằm để chỉ dụng cụ quen thuộc làm nên món ăn này là chiếc kiềng ba chân.

– Hình thức món ăn sẽ thay đổi theo vùng miền: nếu bạn đến với miền Bắc nước Ý bạn sẽ thấy lasagna với bề mặt phẳng còn nếu xuống miền Nam nước Ý thì lasagna sẽ có bên ngoài gợn sóng hơn. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng thì vẫn được đảm bảo giữ nguyên xuyên suốt.

Ban đầu lasagna không sử dụng cà chua: khi lasagna ra đời ở thế kỷ 13, chúng nổi tiếng bởi sự kết hợp của nhiều loại phô mai khác nhau, chưa hề có sự xuất hiện của nguyên liệu cà chua. Mãi về sau rất lâu, người ta mới phát hiện ra sự kết hợp kì diệu của cà chua vào công thức thành phần của món ăn này.

– Nguồn gốc của lasagna vẫn còn gây tranh cãi: được biết đến là món ăn truyền thống của nước Ý nhưng có người cho rằng nó được sáng tạo và được đặt tên bởi người Hy Lạp, thậm chí có nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó xuất hiện lần đầu tiên trong một cuốn sách ẩm thực của người Anh. Tuy vậy, hiện nay tất cả đều biết, mặc định cho rằng nó xuất phát từ Ý.

Các đầu bếp ở miền Nam nước Ý thích làm lasagna với bề mặt gợn sóng
Các đầu bếp ở miền Nam nước Ý thích làm lasagna với bề mặt gợn sóng (Nguồn: Internet)

Ngày lễ riêng dành cho lasagna: tuy spaghetti có phần nổi tiếng nhỉnh hơn một chút nhưng lasagna lại là món ăn có ngày lễ quốc gia (29/7 hằng năm) dành riêng để mọi người tôn vinh nó.

Làm ra lasagna với chiếc máy rửa chén: bạn chỉ cần để hết nguyên liệu vào đĩa và bọc kín bằng giấy bạc và sử dụng chế độ khử trùng với nhiệt độ cao, khô của máy rửa chén thì bạn vẫn hoàn toàn có thể làm ra món ăn lasagna béo ngậy, thơm ngon. Ngoài ra, các đầu bếp còn sáng tạo ra làm món ăn này bằng lò vi sóng.

Sáng tạo với phần nhân của lasagna: món lasagna truyền thống được biết đến nhiều nhất vẫn là với xốt Bolognese nhưng bạn có thể sáng tạo bằng cách cho nguyên liệu mà mình thích vào phần nhân của nó để tạo ra món ăn với hương vị riêng.

– Chú mèo hoạt hình Garfield góp phần đưa món ăn Lasagna trở nên phổ biến: khi bộ truyện tranh về chú mèo màu cam Garfield với món ăn khoái khẩu lasagna xuất hiện và được yêu mến thì lasagna cũng dần được biết đến nhiều hơn. Và khi bộ truyện tranh được chuyển thể thành phim hoạt hình thì lasagna cũng vì thế mà được nhắc đến nhiều hơn.

 – Mua lá lasagna ở đâu: lá lasagna là thành phần quan trọng để làm nên món ăn này vì thế ngày càng có nhiều nơi nhập khẩu nguyên liệu này về để bán. Bạn có thể kiếm chúng tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm nhập khẩu, kênh bán hàng thực phẩm online… với giá thành cũng không quá đắt.

Chú mèo Garfield có phần góp công giúp món ăn lasagna phổ biến trên toàn thế giới
Chú mèo Garfield có phần góp công giúp món ăn lasagna phổ biến trên toàn thế giới (Nguồn: Internet)

Hy vọng chuyên mục đã giúp bạn tìm hiểu thêm được một món ăn truyền thống hảo hạng của ẩm thực Ý. Bạn đừng chần chờ gì nữa mà hãy thưởng thức ngay lasagna, CET tin chắc bạn sẽ nhanh chóng bị món ăn này chinh phục. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thế giới ẩm thực thông qua các bài viết trên chuyên mục Kiến thức ẩm thực nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/lasagna-la-gi

Kinh nghiệm và cách phục vụ quán cafe mà bạn nên biết

Ngày nay, làm nhân viên phục vụ ở quán cafe là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên khi mới ra trường hoặc làm thêm trong thời gian học tập ở trường. Tuy nhiên, các bạn thường gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Hôm nay, cet.edu.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm và cách phục vụ quán cafe để giúp cho bạn nhanh chóng bắt kịp với công việc nhé! 

Làm phục vụ quán cafe là công việc làm thêm của nhiều bạn sinh viên
Làm phục vụ quán cafe là công việc làm thêm của nhiều bạn sinh viên (Nguồn: Internet)

5 kinh nghiệm và cách phục vụ khi làm việc ở quán cafe

1.Làm việc trên tinh thần đồng đội

So với cách vận hành trước đây thì hiện nay, hầu hết ở các quán cafe, các công việc đều được phân chia cụ thể cho từng nhân viên đảm nhiệm (nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ…). Lợi ích điều này là giúp quy trình phục vụ trông trở nên chuyên nghiệp, năng suất công việc cũng đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trên tinh thần hỗ trợ nhau thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Đặc biệt, trong những thời điểm đông khách, thì sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau là vô cùng cần thiết.

2.Mạnh dạn, tự tin làm việc, đừng sợ làm sai

Như đã đề cập, phục vụ ở quán cafe thường là công việc đầu tiên cùng với việc ít được hướng dẫn bài bản, đầy đủ ngay từ đầu làm cho các bạn trẻ dễ bị lo lắng, thiếu tự tin. Tuy nhiên, hầu hết các quán cafe đều không có không khí làm việc cởi mở, năng động. Vì vậy bạn có thể mạnh dạn làm việc, chủ động học hỏi, từ những người đồng nghiệp và quản lý. Điều đó sẽ giúp bạn hoà nhập môi trường làm việc và là cơ hội để bạn học hỏi thêm nhiều lĩnh vực mới như: barista, làm bếp, thu ngân…

Ngoài ra, khách đến với quán cafe cũng không đòi hỏi quá khắt khe về các tiêu chuẩn dịch vụ. Nên đôi khi, họ sẽ thông cảm bỏ qua những sai sót của bạn. Tuy nhiên, bạn cần rút kinh nghiệm sau mỗi lần làm sai, vì không có thực khách nào mãi mãi “dễ chịu”.

3.Dẹp bỏ cái tôi cá nhân 

Môi trường quán cafe một ngày tiếp đón rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh hầu hết các khách hàng dễ tính thì đôi khi bạn sẽ phải gặp những vị khách thường xuyên than phiền, bắt lỗi về các dịch vụ của bạn. Trong tình huống đó, hãy luôn giữ bình tĩnh, mỉm cười, kiên nhẫn giao tiếp, tuyệt đối không đôi co với khách và nếu tình hình vượt khả năng, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp hoặc quản lý.

Sự thân thiện, vui vẻ là điều thường bắt gặp ở nhân viên phục vụ quán café
Sự thân thiện, vui vẻ là điều thường bắt gặp ở nhân viên phục vụ quán café (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và do nhân sự thường không ổn định, nên đôi khi chủ quán/ trưởng ca sẽ yêu cầu bạn hỗ trợ thêm một số công việc khác như: quét dọn, rửa bát… và khi đó, sự hợp tác của bạn sẽ giúp công việc trôi chảy, thuận lợi.

4.Mang đến nhiều hơn sự mong đợi

Mọi khách hàng đều mong muốn dịch vụ mà mình lựa chọn đạt chất lượng tối ưu hoặc vượt trội. Đôi khi nó không nằm ở việc bạn làm điều gì to tát cho khách mà chỉ với những lời hỏi han về đồ ăn đồ uống, hướng dẫn họ các dịch vụ mà họ không biết, cung cấp thông tin vài địa điểm hữu ích, mang đến 1 tờ báo, ổ cắm điện… cũng đủ sẽ cho khách hàng hài lòng.

5.Các yếu tố cần có

Để làm tốt vai trò của người nhân viên phục vụ cần phải có các yếu tố cần thiết sau đây:

– Có sự hiểu biết nhất định về các món ăn, đồ uống có trong menu: vì để bán được nhiều và đúng “sản phẩm” khách cần thì bạn phải hiểu được “sản phẩm” mình có.

– Loại hình phục vụ, đối tượng khách chủ yếu của quán: hiện nay, loại hình quán cafe rất đa dạng (quán tự phục vụ, quán cafe sân vườn…) cũng như các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau (khách gia đình, khách làm việc…), dựa vào đó sẽ có những cách phục vụ riêng, phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến công việc như: nguyên liệu pha chế, thức uống xu hướng… để có thể đóng góp, đề xuất với chủ quán/ cửa hàng trưởng góp phần tăng doanh thu, mang đến sự phong phú dịch vụ cho quán. Ngoài ra, trí nhớ tốt cũng sẽ cực kỳ có ích cho công việc của bạn (nhớ mặt khách, sở thích, thói quen của họ, nhớ số bàn).

Loại hình quán cafe ngày càng đa dạng dành cho nhiều đối tượng khác nhau
Loại hình quán cafe ngày càng đa dạng dành cho nhiều đối tượng khác nhau (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm một vài kinh nghiệm về cách phục vụ quán cafe. Với những điều đã chia sẻ, chỉ cần thêm một chút cố gắng thì Cet.edu.vn tin chắc bạn sẽ làm tốt công việc này một cách dễ dàng.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/kinh-nghiem-va-cach-phuc-vu-quan-cafe

Hostess là gì? Mô tả công việc của hostess trong nhà hàng

Ở bất kỳ nhà hàng nào thì hostess luôn được xem là bộ mặt của nơi đó. Họ là những người đầu tiên chào đón thực khách đến với nhà hàng. Vì vậy, vai trò của hostess cũng vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm hostess là gì cũng như công việc của hostess trong nhà hàng nhé!

Nếu ví von trong mỗi khách sạn có receptionist là hình ảnh đại diện thì với nhà hàng, hostess là những người có nhiệm vụ tương tự. Họ là những người đầu tiên chào đón khách cũng như là người cuối cùng chào tiễn khách. Bên cạnh đó, hostess còn đảm nhận các công việc khác trong nhà hàng như: nhận đặt bàn, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách…

Được ví như bộ mặt của nhà hàng, nhân viên Hostess góp phần vào hoạt động chung của nhà hàng trở nên mượt mà 
Được ví như bộ mặt của nhà hàng, nhân viên Hostess góp phần vào hoạt động chung của nhà hàng trở nên mượt mà (Nguồn: Internet)

Hostess là ai?

Hostess hay còn được gọi là nhân viên lễ tân nhà hàng, là người có trách nhiệm chào đón khách ngay khi học vừa đặt chân đến và sắp xếp chỗ ngồi cho họ hiệu quả, hợp lý nhất. Do đó, hình ảnh và tác phong của nhân viên hostess ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá cả của khách về nhà hàng đó. Vì vậy, hầu hết ở tất cả các nhà hàng hiện nay đều có những tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí này.

Nhiệm vụ của hostess trong nhà hàng

1.Chào đón, tiễn khách hàng:

– Mở cửa, chào đón khách hàng với nụ cười tươi tắn, thân thiện, cử chỉ cơ thể vừa đủ tạo cảm giác cho khách hàng được chào đón.

– Hỏi thăm thông tin đặt bàn của khách, kiểm tra thông tin trên hệ thống/ giấy tờ, hướng dẫn khách vào khu vực bàn đã được sắp xếp và có thể trình menu cho khách xem trong thời gian bàn giao với nhân viên phục vụ phụ trách khu vực. Nếu khách không có đặt bàn trước thì xin thông tin của khách (số lượng người, không gian khách muốn) và dẫn khách đến khu vực bàn thích hợp.

– Mở cửa, hỏi thăm cảm nhận về bữa ăn, cám ơn và chào tiễn khách hàng.

– Lưu ý: nhân viên hostess chuyên nghiệp thì nên chào hỏi khách quen bằng tên, nhớ các đặc điểm, thói quen của khách.

2.Nhận thông tin đặt bàn:

– Tiếp nhận thông tin đặt bàn từ khách hàng, căn cứ vào tình trạng đặt chỗ của nhà hàng mà hostess sắp xếp chỗ thích hợp nhất, đảm bảo rằng nhân viên sẽ kịp phục vụ kịp thời.

– Nếu khách đặt chỗ cho bữa ăn trong ngày thì hostess có nhiệm vụ báo cho nhân viên phục vụ, bộ phận bếp, quầy bar nhằm có sự chuẩn bị kịp thời. Nếu khách đặt bàn cho hôm sau thì phải ghi chú đầy đủ, chi tiết vào hệ thống/ giấy tờ và cuối ca báo cho quản lý và các bộ phận có liên quan.

– Khi đặt chỗ cho các bữa ăn vào các buổi khác thì cần xin đầy đủ thông tin của khách: tên, số điện thoại, các yêu cầu đăc biệt… Nếu khách đặt bàn qua điện thoại thì hostess cần xác nhận lại cẩn thận với khách hàng.

– Lưu ý: khi khách quen đặt bàn thì nhân viên nên tránh hỏi lại các thông tin cố định như họ tên, số điện thoại và nên nhớ các vị trí bàn yêu thích của khách.

Ngoài việc chào đón thì hostess có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đặt bàn của khách
Ngoài việc chào đón thì hostess có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đặt bàn của khách (Nguồn: Internet)

3.Trả lời câu hỏi của khách

– Nhân viên hostess cần nắm vững các thông tin về nhà hàng bao gồm: chương trình khuyến mãi, giá cả, tình trạng đặt chỗ, các món ăn đồ uống… để có thể trả lời, cung cấp thông tin đến khách hàng.

– Hướng dẫn khách đến các khu vực công cộng được phép (nhà vệ sinh, khu hút thuốc…) khi được yêu cầu, giới thiệu nhân viên phục vụ cho khách.

– Lưu ý: nhân viên hostess chỉ cung cấp các thông tin được phép cho khách. Các thông tin này phải chuẩn xác, đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, người này cũng phải cập nhật tình hình về đồ ăn, đồ uống của nhà hàng đó để tránh giới thiệu khi khách hàng hỏi đến.

4.Các công việc khác

– Thực hiện các báo cáo khi kết thúc ca.

– Hỗ trợ phục vụ, thu ngân khi nhà hàng đông khách.

– Tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ.

– Thực hiện các công việc cấp trên giao.

Những yêu cầu đối với nhân viên hostess

– Về ngoại hình: Chiều cao: Từ 1m55 trở lên. Khuôn mặt ưa nhìn, có nụ cười duyên. Không bị khiếm khuyết về mặt hình thể.

– Về giọng nói: dễ nghe, không bị ngọng, giọng địa phương không quá đặc, không dùng phương ngữ địa phương.

– Ngoài ra, nhân viên hostess cần có khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, tinh thần tự giác, chăm chỉ….

Hy vọng qua bài viết này thì bạn đã hiểu hơn hostess là gì? Nhiệm vụ, công việc, vai trò quan trọng của người nhân viên hostess trong nhà hàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về homestay là gì cũng như những các kiến thức khác trong Nhà hàng – Khách sạn thì hãy đón đọc chuyên mục kiến thức Nhà hàng Khách sạn trên cet.edu.vn nhé!


Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/hostess-la-gi

Homestay là gì? Sự lên ngôi của loại hình du lịch kiểu mới

Trong vài năm gần đây, đi đến đâu bạn cũng sẽ nghe thấy loại hình dịch vụ du lịch homestay. Chúng ngày càng phổ biến và được yêu thích nhiều nơi thế giới, ở Việt Nam homestay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vậy còn chần chờ gì nữa, bạn hãy cùng cet.edu.vn đón đầu “con xốt” homestay thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày nay, dịch vụ du lịch là một lĩnh vực đang có sự phát triển tốc độ và sự cạnh tranh là rất lớn. Để thu hút khách du lịch thì không chỉ cần mang đến đầy đủ các dịch vụ thiết yếu mà các công ty du lịch, địa phương… còn cần phải chú trọng vào yếu tố trải nghiệm và sự mới lạ. Với những nét đặc trưng riêng biệt không lẫn biệt so với các loại hình du lịch khác, homestay ngày càng được “ được lòng “ công chúng yêu xê dịch.

Ở Việt Nam, nhiều nơi (Sapa, Hội An, Đà Lạt…) đang nở rộ loại hình homestay
Ở Việt Nam, nhiều nơi (Sapa, Hội An, Đà Lạt…) đang nở rộ loại hình homestay (Nguồn: Internet)

Homestay là gì?

Homestay là loại hình “du lịch xanh” lý tưởng dành cho các bạn trẻ khám phá đời sống, con người ở các vùng đất mới. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi chọn du lịch homestay bạn sẽ sinh sống ở nhà người dân thay vì các khách sạn, nhà nghỉ. Bạn sẽ được chào đón, sinh hoạt, tham gia vào các hoạt động với người dân như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khách cũng cần phải “nhập gia tuỳ tục”, tôn trọng các quy tắc, sự riêng tư của chủ nhà.

Những điều thú vị của du lịch homestay

1.Chi phí thấp, nhiều trải nghiệm:  

Chi phí để bạn trải nghiệm tại homestay thấp hơn nhiều so với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Tuy không cao cấp, sang trọng lại không nhiều các dịch vụ kèm theo như ở các dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp. Tuy nhiên, homestay vẫn cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn ngủ nghỉ, ăn uống cơ bản nhưng trên hết là mang lại những trải nghiệm khó quên.

2.Cơ hội tuyệt vời để khám phá những điều mới mẻ:

So với việc chỉ ở khách sạn, resort rồi tham quan các địa điểm có sẵn thì homestay giúp bạn khám phá các vùng miền, văn hoá, con người mới lạ chưa bị tác động bởi con người, công ty du lịch. Thậm chí, đôi khi người dân còn nhiệt tình giúp đỡ bạn khám phá thêm những nơi, những điều thú vị mới. Đồng thời, việc trải nghiệm trực tiếp với người dân địa phương sẽ giúp cảm xúc cho chuyến đi của bạn thật hơn, gần gũi, đáng nhớ hơn bao giờ hết.

3.Cơ hội để người dân chân chất làm “du lịch”:

Homestay ra đời đã tạo ra cơ hội cho nhiều địa phương và người dân phát triển du lịch. Với nhiều hộ gia đình, người dân có thể sử dụng “cơ sở có sẵn” của mình mà không tốn quá nhiều chi phí đầu tư nhưng mang lại nguồn thu nhập nhất định cho chủ hộ. Đồng thời, với các địa phương còn hoang sơ (ở Việt Nam có Sapa, Hà Giang, Mộc Châu…) homestay là “cầu nối” giúp đưa mọi người từ khắp mọi nơi đến gần hơn với mình.

Homestay giúp khách du lịch khám phá nhiều vùng đất, văn hoá, con người mới mẻ
Homestay giúp khách du lịch khám phá nhiều vùng đất, văn hoá, con người mới mẻ (Nguồn: Internet)

Những điều cần lưu ý, chuẩn bị khi chọn du lịch homestay

Tuy chú trọng đến yếu tố trải nghiệm thực tế nhưng để cho chuyến đi trở nên hoàn hảo hơn, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

– Chuẩn bị kỹ lưỡng trước chuyến đi: bạn hãy tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá nơi mà bạn sắp đến. Điều này sẽ giúp ích bạn dễ tiếp cận, làm quen với người dân bản địa. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm các thông tin về địa hình, điều kiện khí hậu địa phương để có thể chuẩn bị quần áo, hành trang, dụng cụ… thích hợp ( ví dụ như nếu chỗ lạnh thì mang thêm nhiều áo ấm…). Tuy người dân sẵn sàng giúp đỡ bạn, nhưng có nhiều nơi sẽ không có sẵn các tiệm tạp hoá, siêu thị vì vậy chuẩn bị kỹ lưỡng là việc hết sức quan trọng.

– Nhập gia tuỳ tục: khác với ở khách sạn, resort không gian sẽ là của riêng bạn thì khi ở chung với người dân bạn hãy “nhập gia tuỳ tục” và ứng xử như người dân bản địa. Hãy nhớ tôn trọng sự khác biệt của họ (nhất là về tôn giáo), hạn chế bày tỏ quan điểm riêng, luôn vui vẻ – tránh tỏ ra khó chịu, chê bai…

– Sẵn sàng hỏi nếu không biết: nếu bạn còn phân vân loay hoay không biết làm sao cho đúng thì cứ mạnh dạn đặt câu hỏi cho chủ nhà.

– Lịch sự, thân thiện, tôn trọng: hãy nhớ luôn tôn trọng không gian riêng tư của chủ nhà, sử dụng đồ đạc trong nhà một cách cẩn thận nhất. Và nếu bạn thân thiện, cởi mở với chủ nhà thì họ sẽ càng nhiệt tình, yêu quý bạn hơn.

– Quà tặng cho chủ nhà: sẽ không gì lưu dấu ấn bàng việc bạn tặng lại một món quà nào đó cho chủ nhà (đặc biệt là những món quà mang đậm tính địa phương của bạn).

Homestay là sự lựa chọn mới mẻ, thú vị cho chuyến đi của bạn
Homestay là sự lựa chọn mới mẻ, thú vị cho chuyến đi của bạn (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của cet.edu.vn về loại hình du lịch mới homestay. Nếu bạn là người yêu xê dịch thì sao không thử trải nghiệm homestay cho chuyến đi sắp tới của mình? CET chúc bạn khám phá thêm được nhiều vùng đất mới nhé!

Bạn có thể xem thêm thông tin Hostel là gì ngay tại đây

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/homestay-la-gi

Basil là gì? Công dụng của basil?

Trong các bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về khái niệm lá Thyme là gì? Công dụng của lá Thyme. Để tiếp tục khám phá thế giới gia vị hấp dẫn, mời bạn đến với bài viết hữu ích tiếp theo về khái niệm Basil là gì? Và những điều cần biết về Basil nhé.

Sử dụng các loại rau gia vị vào việc chế biến sẽ giúp món ăn thơm ngon và chuẩn vị hơn. Đặc biệt, nhiều loại gia vị còn được xem là vị thuốc quý trong chữa bệnh. Do vậy, trong nấu ăn, người ta thường tìm các loại rau gia vị để cho vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thế giới gia vị vô cùng phong phú và đa dạng. Với từng đặc trưng trong hương vị và công dụng khác nhau, sử dụng như thế nào cho đúng cách là điều mà nhiều đầu bếp quan tâm.

Basil là gì?

Basil hay còn gọi là húng tây (một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế và là họ hàng xa với bạc hà). Lá của Basil thường có hình bầu, có màu xanh và hương vị khá đặc biệt, hơi cay cay, ngọt ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Trong ẩm thực, húng tây được sử dụng phổ biến để tăng thêm hương vị cho các món súp, xốt, pizza hay salad hoặc các món bánh.

Basil là gia vị đặc trưng của ẩm thực Italy
Basil là gia vị đặc trưng của ẩm thực Italy (Ảnh: Internet)

Húng tâu là rau gia vị đặc trưng của nền ẩm thực phương Tây, đặc biệt là ẩm thực Ý. Hiện nay, húng tây có ở cả Việt nam và được dùng phổ biến trong nấu ăn cũng như trong việc làm bánh. Húng tây trong tiếng Hy Lạp Basilikohn có nghĩa là “đế vương”. Có tên gọi này là do trước đây Basil được người Hy lạp cực kì quý trọng và được sử dụng để làm các loại thuốc.

Hương vị của húng tây khá giống với húng ta nhưng húng ta có hương vị bớt nồng, dịu và ngọt hơn. Còn theo tài liệu cho thấy Basil có hương vị khá giống hoa hồi, hăng mạnh, dậy mùi hương ngọt ngào khó cưỡng.

Cách sử dụng Basil

Dùng Basil theo kiểu cơ bản

Basil được sử dụng phổ biến và cơ bản nhất vẫn là ăn sống, dùng trộn rau, trộn xa lát hoặc làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Khi Basil kết hợp với cà chua rất hợp, đến nỗi mỗi khi thấy cặp đôi nào hạnh phúc, các đầu bếp sẽ trêu là “hợp nhau như cà chua và Basil”.

Món salad sử dụng kèm với Basil được xem là “quốc hồn quốc túy” của Italy, tập hợp bởi 4 nguyên liệu cơ bản nhất của ẩm thực ý là dầu oliu, pho mát sữa trâu mozzarella, Basil và cà chua. Với 3 màu sắc đặc trưng của quốc kỳ ý là: đỏ, xanh lá, trắng được sắp xếp khéo léo, rắc thêm chút muối tiêu, rưới dầu oliu là bạn có thể thưởng thức ngay. Là một trong những món nhanh và dễ làm nhất thế giới do cách làm đơn giản nhưng bất kỳ ai khi nếm thử lần đầu cũng đều phải tấm tắc khen ngợi.

Riêng với món ăn này, bạn có thể thưởng thức nhiều biến thể mà người Ý sáng tạo ra.

– Dạng Canape: dùng cà chua bi, pho mát sữa trâu mozzarella cắt nhỏ hơn, lá Basil nhỏ, dùng tăm ghim lại với nhau.

– Nhưng nếu không, bạn có thể trộn cà chua với dầu oliu và Basil để thưởng thức.

Dùng Basil với xốt cà

Ngoài việc sử dụng với cà chua sống, Basil còn được dùng kết hợp với cà chua chín. Các loại xốt cà chua, muối ngon, đều phải dùng với Basil. Cà chua sau khi xốt xong thì cho Basil vào và tắt lửa ngay, chứ không cho rau thơm vào từ đầu, rau sẽ ngả màu xỉn và bay hết mùi.

Sử dụng Basil làm nước xốt

Ở Ý, bạn sẽ bắt gặp một loại xốt xanh nổi tiếng đó là xốt Pesto, nguyên gốc loại xốt dân dã này được làm từ Basil nhưng trong cuộc sống hiện đại bận rộn Pesto trở thành thứ xốt được mua sẵn tại các siêu thị.

Nhưng nếu bạn muốn tự tay làm nên món nước xốt này, bạn có thể sử dụng công thức như sau: Cho pho mát pamersan bào nhuyễn, Basil, dầu oliu, hạt thông và tỏi vào cối đá rồi dùng chày giã ra. Bởi việc sử dụng cối đá giã nhuyễn nguyên liệu nên trong thời hiện đại ít ai đủ chịu khó để tự là Pesto tại nhà.

Nước xốt Pesto có thể vừa dùng chấm bánh mì ăn vặt, trộn pasta mà vừa trộn với salad. Bên cạnh đó, xốt Pesto còn hợp với các loại thịt gà, cá. Các loại thịt cừu và bò sẽ không hợp với xốt Pesto cho lắm. So với các loại lá thơm Tây khác thì Basil thơm nồng hơn, nên khi sử dụng trong xốt Pesto kết hợp với basil với số lượng nhiều nên xốt có hơi lấn át. Trong khi đó, bò và cừu đậm vị thịt đỏ, khi kết hợp với Basil thì hương vị sẽ khó hòa hợp. Gà và cá, pasta… đều là những nguyên liệu nhẹ nhàng, dễ nổi bật hương vị của Pestro Basil hơn. Xốt xanh giúp các món nhạt nhẽo thêm phần thú vị mặc dù không phải nêm nếm thêm gì.

Ví dụ với những người ăn chay, mì Ý sử dụng xốt Pesto basil sẽ thích hợp. Nếu muốn có thịt thì dùng pasta thịt gà xốt Pesto, mát mẻ hơn xốt cà chua nhiều. Sử dụng xốt Pesto với cá hồi, salad và khoai tây. Cá hồi chỉ cần áp chảo cho hơi tái, đừng quá chín, ăn kèm với xốt Pesto sẽ ngon không kém Sashimi chấm wasabi. Hay như xốt xanh Basil với ức gà nướng, bởi thịt ức gà khá khô và nhạt nên có thêm Basil sẽ trở nên hấp dẫn hơn.  Nhưng khi đã ngán ức gà áp chảo thì đập dẹp ra, cho Pesto vào giữa rồi cuộn lại nướng, vừa đẹp mà cảm giác lại không hề ngấy.

Quá nhiều công dụng cho một loại rau gia vị phải không nào! Hy vọng với những gì mà cet.edu.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những mẹo vặt hữu ích trong công việc nấu nướng của mình. Chúc bạn thành công!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/basil-la-gi

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Chỉ bạn cách làm mứt vỏ bưởi ngon ngất ngây, thơm lừng

Nếu bạn đang tìm kiếm một món mứt vừa ngon lại vừa mới lạ thú vị thì mứt vỏ bưởi là dành cho bạn. Đây đang là loại mứt đang gây sốt trong năm vừa qua, được rất nhiều gia đình ưa thích. Vì vậy, hôm nay, cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm mứt vỏ bưởi và sẽ chỉ cho bạn mẹo để món mứt vỏ bưởi không bị đắng nhé!

Bưởi là một trong những loại trái cây có quanh năm, đồng thời còn giúp chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả. Với vỏ bưởi thay vì chỉ tận dụng nấu chè thì bạn cũng có thể tận dụng  để làm ra loại mứt mới lạ, mùi vị tuyệt vời, cực kỳ thích hợp để bạn nhâm nhi ngày Tết hoặc biếu cho những người bạn quý mến.

Mứt vỏ bưởi với mùi vị là lạ sẽ giúp bạn giảm cân
Mứt vỏ bưởi với mùi vị là lạ sẽ giúp bạn giảm cân (Nguồn: Internet)

Mứt vỏ bưởi sấy dẻo

Nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi sấy dẻo

– Vỏ của 2 quả bưởi

– Đường cát trắng: 140gr

– Muối

– Phèn chua

– Vani

Cách làm mứt vỏ bưởi sấy dẻo

– Bước 1: với vỏ bưởi, bạn bỏ phần cùi bưởi, chỉ lấy phần vỏ, bào sợi.

– Bước 2: cho nước muối vào ngâm vỏ bưởi trong 5 tiếng. Sau đó nhồi bóp phần vỏ bưởi dưới nước sạch nhiều lần để bớt mặn và the.

– Bước 3: bắc nồi nấu nước cho sôi rồi cho phèn chua vào, luộc vỏ bưởi trong 5 phút. Vớt ra rồi rửa sạch đi phần phèn chua, để cho ráo nước.

– Bước 4: cho đường vào vỏ bưởi, trộn đều tay, để cho đường ngấm, tan hết (khoảng từ 5 – 7 tiếng) thì bắt đầu sên với lửa vừa. Đến khi đường sệt lại thì hạ lửa nhỏ, khi đường kết tinh thì cho vào vài giọt vani đảo đều, tắt bếp.

– Bước 5: đợi cho mứt vỏ bưởi thì bạn có thể cho vào hũ và sử dụng dần.

Mứt vỏ bưởi sấy khô

Nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi sấy khô

– Vỏ của 2 trái bưởi

– Muối

– Đường cát trắng: 140gr

– Chanh tươi: 1 trái

Cách làm mứt vỏ bưởi sấy khô

– Bước 1: vỏ bưởi bỏ phần cùi trắng, thái theo kích thước vừa ăn.

– Bước 2: ngâm vỏ bưởi với nước ấm pha muối, bóp nhẹ phần vỏ này trong 30 phút.

– Bước 3: nấu nước nôi, trần vỏ bưởi trong vòng 5 phút hoặc tới khi bạn thử có vị đắng nhẹ vừa ăn với khẩu vị là được. Vớt ra, rửa sơ qua với nước lạnh và để ráo.

– Bước 4: nấu nước đường sao cho tỉ lệ với phần vỏ bưởi là 1:1. Sau đó, bạn vắt 2 – 3 lát chanh vào và cho phần vỏ vào ngâm trong 3 – 4 tiếng.

– Bước 5: Vớt vỏ bưởi ra, để ráo, rồi phơi dưới nắng khoảng 3 tiếng (nhưng còn tuỳ thuộc vào thời thời tiết cũng như độ khô, dòn mà bạn muốn). Thu hoạch và cho vào hũ kín để có thể sử dụng trong thời gian dài.

Mứt vỏ bưởi giúp bạn tận dụng phần vỏ của bưởi dư
Mứt vỏ bưởi giúp bạn tận dụng phần vỏ của bưởi dư (Nguồn: Internet)

Mứt vỏ bưởi mật ong

Nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi mật ong

– Bưởi xanh: 1 quả

– Đường phèn: 250 gr

– Mật ong: 50gr

– Muối

Cách làm mứt vỏ bưởi mật ong

– Bước 1: với vỏ bưởi, gọt lấy vỏ xanh bên ngoài (không lấy phần cơm trắng), thái sợi. Với múi bưởi bạn bóc vỏ, bỏ hạt.

– Bước 2: bóp vỏ bưởi với muối, nếu muốn loại vị the thì có thể ngâm trong 5 tiếng và xả dưới nước lạnh nhiều lần cho đến khi vị the hết hoặc vừa với bạn.

– Bước 3: cho vỏ bưởi, múi bưởi, đường phèn vào nồi và đun với lửa nhỏ, thỉnh thoảng bạn đảo 1 lần để cho hỗn hợp thấm đều.

– Bước 4: khi phần nước bưởi cạn đi một nữa thì cho phần mật ong vào và tiếp tục đun trong vòng 20 phút.

– Bước 5 : khi phần vỏ bưởi chuyển sang màu vàng hổ phách, sợi bưởi trong là tắt bếp. Để cho mứt bưởi mật ong nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ kín. Riêng với mứt bưởi mật ong thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm mứt vỏ bưởi để không bị đắng

– Để cho mứt vỏ bưởi không bị đắng thì bạn không được sơ sài trong công đoạn sơ chế vỏ bưởi và cần lưu ý các điều sau đây

– Tách phần cùi trắng càng kĩ càng tốt.

– Ngâm phần vỏ bưởi trong nước muối từ 4 – 6 tiếng.

– Khi rửa sạch vỏ bưởi dưới nước, hãy bóp mạnh tay để chất đắng ra.

– Nếu muốn cho chắc chắn khử vị đắng thì hãy trần phần vỏ bưởi qua phèn chua trong 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.

Mứt vỏ bưởi mật ong còn có công dụng trị ho
Mứt vỏ bưởi mật ong còn có công dụng trị ho (Nguồn: Internet)

Vậy là cet.edu.vn đã bổ sung cho bạn thêm cách làm mứt vỏ bưởi mới lạ bên cạnh mứt dừa, mứt khoai tây, mứt cà rốt… Với chút vị the the của vỏ bưởi sẽ cực kỳ hoà quyện với những tách trà nóng hoặc bạn có thể dùng để nhấm nháp với chút bia cũng rất thú vị. Chúc bạn khéo tay hay làm nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/mut-vo-buoi

3 cách làm mứt khoai tây đơn giản tại nhà

Nếu bạn đang muốn làm một món mứt mới lạ để thay đổi khẩu vị cho ngày Tết thì mứt khoai tây là gợi ý mà cet.edu.vn dành cho bạn. Đây là món mứt cực kỳ thích hợp dành cho bạn đãi những vị khách quý của mình. Tuy nhiên, cách làm mứt khoai tây lại không quá khó, hôm nay Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm nhé!

Mứt khoai tây là sự kết hợp một chút béo từ khoai, vị ngọt của đường và mùi hương thơm thơm của vani, lại có màu vàng tươi tắn. Không những thế, khoai tây còn là một nguyên liệu mang đến rất nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khoẻ của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 cách làm mứt khoai tây đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà.

Mứt khoai tây tuy mới lạ nhưng cách làm lại không quá khó.
Mứt khoai tây tuy mới lạ nhưng cách làm lại không quá khó. (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu để làm mứt khoai tây

– Khoai tây: 500 gr . Lưu ý: bạn nên chọn những củ khoai vàng tươi, không có đốm xanh và không bị sâu.

– Đường cát trắng: 200 gr

– Vani

– Bột vôi

– Muối

Các cách làm mứt khoai tây

1.Mứt khoai tây khô

– Bước 1: khoai tây sau khi mua về gọt sạch vỏ, cắt thành những miếng tròn vừa ăn; ngâm khoai tây trong nước muối khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nước.

– Bước 2: hoà vôi vào nước, gạt lấy nước vôi trong. Sau đó, cho khoai đã để ráo nước muối vào ngâm trong nước vôi từ 10 – 15 phút. Vớt khoai ra khỏi nước vôi, rửa sạch dưới vòi nước rồi cho vào nồi.

– Bước 3: cho đường trắng vào, đảo đều cho khoai áo lớp đường, để hỗn hợp khoai – đường trong khoảng 4 tiếng để cho ngấm. Tốt nhất là khoảng 1h, bạn lại đảo đều hỗn hợp 1 lần.

– Bước 4: khi thấy hỗn hợp bắt đầu ra nước thì bạn có thể bắt đầu bật lửa lên và đảo đều.

– Bước 5: bạn để lửa liu riu cho khoai tây vừa chín, đường khô lại là có thể tắt bếp. Để cho mứt khoai nguội và cho vào hũ bảo quản dùng dần.

Khoai tây chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khoẻ con người
Khoai tây chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khoẻ con người (Nguồn: Internet)

2.Mứt khoai tây dẻo

– Bước 1: bạn bào sạch vỏ khoai tây, nạo sợi với kích thước tuỳ ý, cho khoai vào chậu nước và rửa nhiều lần cho sạch nhựa khoai.

– Bước 2: giống như làm mứt khoai khô, bạn cho vôi hoà vào trong nước, lấy nước vôi trong. Sau đó ngâm khoai trong nước vôi trong khoảng 2 tiếng.

– Bước 3: sau đó, vớt khoai ra rửa nhiều lần để sạch lớp vôi. Cho thêm đường, một ít muối vào trộn đều tay và để yên hỗn hợp trong khoảng 1 tiếng.

– Bước 4: sau 1 tiếng, bạn chắt nước đường trong hỗn hợp trên cho vào chảo, sên nước đường cho sệt lại thì cho khoai vào để lửa nhỏ và đảo đều tay.

– Bước 5: khi nước đường đã gần cạn thì đảo liên tục, để lửa nhỏ nhất và tiếp tục đảo cho tới khi đường trong chảo khô ráo, xuất hiện đường kết tinh bám trên chảo thì cho vani vào cùng và đảo đều tắt bếp. Đảo thêm vài phút nữa cho mứt khô ráo hoàn toàn và nhiệt trong chảo giảm hẳn.

– Bước 6: đợi cho mứt nguội hẳn thì cho vào hũ kín để bảo quản.

3.Mứt khoai tây không cần vôi

– Với cách làm này, bạn cần chuẩn bị 1 cục nhỏ phèn chua thay cho vani, ngoài ra thì thành phần còn lại giống với 2 cách làm trên.

– Bước 1: khoai tây gọt sạch vỏ, cắt theo kích cỡ bạn thích rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, vớt ra để ráo nước.

– Bước 2: đun nước sôi cho phèn chua vào, sau đó chần khoai tây sơ qua với nước phèn chua, đến khi nước sôi trở lại thì vớt ra và thả vào thau nước lạnh, khi khoai đã nguội thì bạn có thể vớt ra để ráo nước.

– Bước 3: cho đường vào khoai, đảo đều cho khoai được áo lớp đường, để hỗn hợp đường – khoai trong 4 tiếng để cho ngấm.

– Bước 4: cho hỗn hợp trên vào chảo sên với lửa vừa, đảo đều tay. Khi nước đường bắt đầu sệt lại thì chỉnh lửa nhỏ, mứt bắt đầu dẻo thì cho vani vào, đến khi đường kết tinh thì tắt bếp. Đảo thêm vài phút đến khi mứt khoai khô hoàn toàn thì vớt ra.

– Bước 5: đợi cho mứt khoai nguội thì cho vào hũ bảo quản và sử dụng dần.

Mứt khoai tây vừa có béo từ khoai, ngọt của đường và mùi thơm của vani 
Mứt khoai tây vừa có béo từ khoai, ngọt của đường và mùi thơm của vani (Nguồn: Internet)

Trên đây là 3 cách làm mứt khoai tây đơn giản mà bạn có thể tự tay mình làm ở nhà. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp làm thêm mứt cà rốt, mứt khoai lang, mứt chuối… để tạo sự đa dạng, kết hợp về màu sắc, mùi vị các loại mứt với nhau. Cet.edu.vn hy vọng đã góp phần làm phong phú cho mâm bánh mứt ngày Tết của gia đình bạn trở nên thật phong phú.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/mut-khoai-tay

Hướng dẫn các cách làm mứt chuối hấp dẫn, mới lạ tại nhà

Hôm nay, cet.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn các cách làm mứt chuối đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự tay mình làm cho gia đình và người thân. Hứa hẹn, đây sẽ là món mứt sẽ gây ngạc nhiên cho những vị khách tới thăm nhà bạn ngày Tết với hương vị độc đáo, mới lạ bên cạnh những món mứt truyền thống quen thuộc.

Chuối từ lâu được biết là một loại trái cây cung cấp nhiều vitamin chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc làn da nên chúng thường được sử dụng làm ra các món ăn tráng miệng, món ăn vặt, xôi chè… tuy nhiên, dùng chuối để làm mứt thì lại khá lạ tai. Với các cách làm mứt chuối trong bài viết này, bạn có thể chọn phiên bản mà mình ưng ý nhất nhé!

Chuối là trái cây được sử dụng để làm nhiều món tráng miệng, bánh kẹo
Chuối là trái cây được sử dụng để làm nhiều món tráng miệng, bánh kẹo (Nguồn: Internet)

Mứt chuối sấy khô

1.Cách làm sử dụng lò nướng

Nguyên liệu làm mứt chuối sấy khô bằng lò nướng

– Chuối chín: 1 kg (cách chọn chuối như trên)

– Đường cát trắng: 500 gr

– Chanh tươi: 1 quả

Cách làm mứt chuối sấy khô bằng lò nướng

– Bước 1: chuối sau khi mua về lột vỏ, cắt bỏ các phần bị dập, đen và cắt khoanh tròn hoặc dài tuỳ theo sở thích (độ dày khoảng 1cm).

– Bước 2: vắt chanh lấy nước cốt, cho thêm vào chút nước nguội và cho chuối vào ngâm trong 10 phút.

– Bước 3: bật lò nướng 120 độ, lót giấy bạc trên khay nướng và xếp chuối lên khay. Bạn sấy chuối trong vòng 20 phút. Khi chuối chuyển sang màu vàng nâu thì có thể lật mặt và sấy đến khi chuối có độ giòn.

– Bước 4: Lăn chuối khi còn nóng qua lớp đường, để nguội rồi cho vào hũ dùng trong 1 – 2 tuần.

2.Cách làm không cần lò nướng

Nguyên liệu làm mứt chuối sấy khô không cần lò nướng

– Chuối chín: 1 kg. (Bạn có thể chọn chuối ngự hoặc chuối sứ hoặc có thể thay thế bằng chuối tây. Chuối chọn là những loại có vỏ mỏng, màu vàng ruộm).

– Đường cát: 500 gr

– Dầu ăn

Cách làm mứt chuối sấy khô bằng lò nướng

– Bước 1: chuối sau khi mua về lột vỏ, cắt bỏ các phần bị dập, đen và cắt lát khoảng 1 cm, vừa ăn.

– Bước 2: xếp chuối ra dĩa, đem phơi khô dưới ánh nắng ( hoặc trước quạt ) khoảng 3 tiếng để cho chuối se lại.

– Bước 3: sau đó, cho chuối vào chảo dầu nóng để chiên, đến khi chuối ngả màu vàng sậm thì vớt ra để ráo dầu.

– Bước 4: rải đường vào khi chuối còn nóng, tẩm đều. Đợi khi nguội là có thể cho vào hũ sử dụng trong 1 tháng.

Mứt chuối khô có độ giòn giòn làm kích thích vị giác
Mứt chuối khô có độ giòn giòn làm kích thích vị giác (Nguồn: Internet)

Mứt chuối dẻo

Nguyên liệu làm mứt chuối dẻo

– Chuối chín: 1 kg (cách chọn chuối như trên)

– Đường cát trắng: 500 gr

– Gừng, vani

– Dầu ăn

Cách làm mứt chuối dẻo

– Bước 1: chuối lột vỏ, cắt nửa hoặc để nguyên tuỳ theo ý thích của bạn.

– Bước 2: gừng gọt vỏ, đem đi xay nhuyễn, lấy nước cốt gừng thoa lên bề mặt chuối. (Tuy nhiên, nếu bạn không ăn được vị gừng thì có thể bỏ qua bước này).

– Bước 3: bạn đem chuối đi phơi cho chuối khô đi (khoảng 8h).

– Bước 4: hoà tan nước và đường theo tỉ lệ 1:2, đun sôi hỗn hợp này với lửa nhỏ. Đến khi đường sệt lại thì cho chuối đã chiên vào, đảo đều tay cho dường áo đều chuối.

– Bước 5: tiếp tục đun với lửa nhỏ cho tới khi đường ngấm hết vào chuối, cho vani vào đảo đều tay. Đến khi chuối sánh lại có màu vàng nâu là có thể tắt lửa, vớt chuối ra.

– Bước 6: để chuối nguội hoàn toàn và cho vào hũ để bảo quản.

Mứt chuối dẻo có mùi thơm, vị bùi của chuối kết hợp với vị ngọt của đường
Mứt chuối dẻo có mùi thơm, vị bùi của chuối kết hợp với vị ngọt của đường (Nguồn: Internet)

Mứt chuối phồng

Nguyên liệu làm mứt chuối phồng

– Chuối xiêm chín: 1 nải

– Gừng, me

– Đậu phộng: 100 gr

– Đường cát: 250 gr

– Bánh tráng

Cách làm mứt chuối phồng

– Bước 1: sơ chế nguyên liệu: với chuối, bạn bóc vỏ đem phơi dưới nắng. Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi mỏng. Dừa bạn đem bào mỏng, me bóc vỏ rồi rang vàng lên. Đậu phộng bạn rang chín bóc vỏ ngoài.

– Bước 2: sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị me, đậu, gừng, dừa và đường cát vào chảo đun đến khi sệt lại và không dính vào chảo là được.

– Bước 3: trải một lớp nilon lên mẹt tre, tiếp theo là 1 lớp bánh tráng, rồi cho phần nguyên liệu bạn đã vào rồi cuộn. Lưu ý: Khi cuộn, bạn cuộn đều và chặt tay để mứt được ngon. Cuối cùng là bạn cắt thành từng khoanh nhỏ vừa ăn.

Mứt chuối phồng hay còn được gọi là bánh chuối phồng
Mứt chuối phồng hay còn được gọi là bánh chuối phồng (Nguồn: Internet)

Bài viết hôm nay gửi đến bạn 3 loại mứt chuối khác nhau. Cách làm mứt chuối rất dễ phải không nào? Cet.edu.vn hy vọng bạn sẽ làm 1 trong 3 loại (hay thậm chí cả 3 loại) để dành cho gia đình và người thân cùng ăn và trò chuyện bên những tách trà ngày xuân.

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/mut-chuoi

Cách mạng công nghiệp 4.0 sinh viên nên chọn học ngành nghề nào?

“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “Cách mạng 4.0”… là những khái niệm xuất hiện ngày càng dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cách mạng 4.0 được dự báo là sẽ thay đổi bộ mặt các nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy khi nó xảy ra thì các ngành nghề trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng 4.0 phải chăng sẽ làm thay đổi bộ mặt các nền kinh tế trên thế giới? (Nguồn: Internet)

Cách mạng 4.0 là gì?

Nói một cách dễ hiểu, cách mạng 4.0 là việc áp dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (Internet of Things – IoT), Bigdata… vào các lĩnh vực: kỹ thuật, số hoá và sinh học nhằm xoá nhoà khoảng cách giữa chúng. Cách mạng 4.0 ra đời nhằm thông minh hoá quá trình sản xuất và quản lý ngành công nghiệp chế tạo. Khái niệm này bắt đầu từ Đức, sau đó lan rộng sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Cơ hội và thách thức mà cách mạng 4.0 mang đến

Việt Nam đã lỡ cơ hội với 3 cuộc cách mạng trước nên lần này là cơ hội để nền công nghiệp nước ta bắt kịp cũng như hoà nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Ứng dụng nền tảng công nghệ số, thông minh sẽ giúp tối ưu hoá quy trình, phương thức, hoạt động sản xuất.

Với sự hỗ trợ đắc lực từ Internet of Things thì trong tương lai gần, con người có thể tự mình điều khiển quy trình sản xuất ngay tại nhà. Qua đó, giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, vận chuyển, tạo ra các bước đột phá trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng 4.0 sẽ lôi kéo các lĩnh vực, ngành nghề khác biến chuyển, thay đổi cùng với nó.

Mặt trái của cách mạng 4.0 là nó sẽ thay đổi cấu trúc thị trường lao động. Khi mà máy móc, robot dần thay thế con người thì một số ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến một lượng lớn lực lượng lao động trình độ thấp sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, gây ra những tác động tiêu cực tới an ninh, xã hội, môi trường, văn hoá…

Cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?

Như đã đề cập, cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng của xã hội. Trong đó, sinh viên sẽ là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Cuộc cách mạng này được dự báo sẽ có tác động mạnh đến nền giáo dục nước ta, ranh giới giữa các ngành học sẽ không còn có sự phân chia rõ ràng mà phải hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra không thể không nhắc đến một trong những tác động của cách mạng 4.0 là vào sự lựa chọn ngành nghề theo học của sinh viên.

Theo các chuyên gia dự báo, để thích ứng với cách mạng công nghệ số thì nhu cầu nhân lực các ngành nghề CNTT, an ninh mạng, công nghệ sinh học… sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các nghề này thì ngoài chuyên ngành sinh viên phải học thêm các tín chỉ, kỹ năng liên quan khác và phải làm quen với những phương pháp học tập mới.

cách mạng 4.0, máy móc sẽ dần thay thế con người

Với cách mạng 4.0, máy móc sẽ dần thay thế con người trong các hoạt động sản xuất (Nguồn: Internet)

Ngược lại với sự đi lên của nhóm ngành trên thì nhân lực của các ngành nghề thủ công và gắn với tự động hoá sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất như: dệt may, lắp ráp điện tử, văn phòng, giao thông vận tải… khi mà máy móc, robot sẽ dần làm thay công việc của người lao động.

Theo dự đoán, trong vài năm tới, nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ dịch chuyển về phía nhóm ngành nằm ngoài vùng “cơn bão cách mạng 4.0” như: Đầu bếp, Nhà hàng – Khách sạn; tiếp thị, truyền thông, thiết kế, điều dưỡng… Đây đều là những ngành nghề mà robot chưa thể thay thế khả năng, tư duy của con người.

Sinh viên chọn nghề đón đầu tương lai

Với sự bùng bổ cách mạng 4.0 trên phạm vi khắp thế giới thì các ngành nghề về CNTT sẽ thu hút nhiều bạn trẻ chọn học. Nhưng điều đó cũng có nghĩa về sau sinh viên sẽ đối mặt với sự cạnh tranh cao về cơ hội việc làm. Thay vào đó, chọn học những ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi cách mạng 4.0 được đánh giá là sự lựa chọn thông minh, sáng suốt.

Đầu bếp: các kỹ năng, vị giác, sáng tạo của người đầu bếp thì không có robot nào có khả năng thay thế được. Hiện nay, đầu bếp là một trong những ngành nghề mang lại thu nhập cao (dao động từ 10 – 12 triệu đồng/ tháng chưa kể các khoản thưởng, đãi ngộ) cùng với đó, ăn uống luôn là nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành bếp cho sinh viên luôn rộng mở.

Nhà hàng – Khách sạn (NHKS): giống như ngành bếp, các công việc trong NHKS đòi hỏi những yếu tố “con người” như sự tỉ mỉ, chu đáo, thân thiện, thấu hiểu khách hàng… Ngoài ra, hiện nay các NHKS đang thiếu trầm trọng lực lượng nhân viên có chuyên môn cũng như đội ngũ quản lý cấp cao nên tiềm năng của ngành này là còn rất lớn.

Ngành thiết kế đồ hoạ: sự sáng tạo của con người là điều giúp cho nhân lực của ngành này trụ vững trước “cơn bão 4.0”. Với mức thu nhập khởi điểm tốt (khoảng 6 triệu đồng/ tháng), công việc thiết kế đồ hoạ là một sự lựa chọn sáng giá.

Bên cạnh đó, một số ngành nghề khác như giáo viên, điều dưỡng, truyền thông… cũng ít chịu sự ảnh hưởng cạnh tranh từ cách mạng 4.0. Hiện nay, đây cũng là nhóm ngành mang lại cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

học nghề đâu bếp

Những kỹ năng của người Đầu bếp không có máy móc nào có thể thay thế

Với những ngành nghề trên, bạn hoàn toàn có thể theo học chúng tại các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp hoặc các công việc trong Nhà hàng – Khách sạn, bạn có thể tham khảo chương trình học Kỹ thuật Chế biến món ănQuản trị Nhà hàng – Khách sạn tại trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh (CET). Với những điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất, chương trình học thực tế, đội ngũ giảng viên… đây là một trong những đơn vị uy tín đào tạo ra nguồn nhân lực NHKS, Đầu bếp chất lượng và những nhà Quản lý, Giám đốc, Bếp trưởng chuyên môn cao.

Nếu cách mạng 4.0 đầy rẫy sự biến động làm bạn lo lắng thì lựa chọn một ngành nghề ổn định, ít bị ảnh hưởng là hướng đi rất đáng để cân nhắc. Bạn có thể để lại liên hệ theo form bên dưới hoặc gọi theo số hotline: 1800 6148 để được tư vấn về những ngành học hấp dẫn tại CET – nơi bạn được học tập trong môi trường tốt nhất để thành công.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tuyen-sinh/hoc-nghe-40

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...