Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Cách làm hàu chiên trứng bồi bổ sức khỏe lại ngon cơm

Hàu là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon như xào, nấu cháo, nướng, đút lò, hàu chiên trứng… Các món ăn từ hàu luôn được nhiều gia đình cũng như các đầu bếp quan tâm. Món hàu chiên trứng là một lựa chọn lý tưởng cho bạn khi cần đổi vị cho bữa cơm gia đình. Cùng Cet.edu.vn tìm hiểu cách làm hàu chiên trứng để có ngay bữa ăn bổ dưỡng cho gia đình ngay bây giờ nhé!

Ăn hàu có tác dụng gì với sức khỏe?

Theo y học cổ truyền, hàu có tính mát, không độc, có tác dụng tráng dương, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ do nhiệt.

Hàu rất tốt cho phụ nữ sau sinh thiếu sữa, hàu cũng là thực phẩm bổ máu tốt, thích hợp dành cho người thiếu máu hoặc đang ốm bệnh.

Đặc biệt, hàu rất tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới, có tác dụng trị các chứng liệt dương, hiếm muộn.

hàu giàu chất dinh dưỡng

 Hàu là loại hải sản cực giàu chất dinh dưỡng, là món ăn chữa bệnh rất tốt.
(Ảnh: Internet)

Cách làm hàu chiên trứng thơm ngon, bổ dưỡng

Nguyên liệu hàu chiên trứng

– Trứng vịt hoặc trứng gà công nghiệp: 3 – 4 quả

– Hàu sữa tươi: 1kg

– Hành lá: 50gr

– Hành củ: 3 – 4 củ

– Sữa tươi: 2 thìa cà phê (không bắt buộc)

– Hành tây: 1 củ vừa

– Dầu ăn: 5 thìa cà phê

– Nước mắm: 3 thìa cà phê

– Hạt nêm: 1 thìa cà phê

– Muối i-ốt: 1/2 thìa cà phê

– Bột canh: 1/2 thìa cà phê

– Đường trắng: 1 thìa cà phê

– Tiêu xay: 1 thìa cà phê

– Bột ngọt: 1 thìa cà phê

Cách làm món hàu sữa chiên trứng bổ dưỡng, thơm ngon

Bước 1: Sơ chếhàu và nguyên liệu

– Hành lá cắt bỏ gốc, rửa cho thật sạch nhất là phần củ hay bám nhiều đất. Sau đó cắt thành khúc ngắn khoảng 1-2 cm.

– Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

– Hàu sữa tươi mua về bạn lấy miếng rửa bát hoặc bàn chải để cạo sạch vỏ. Sau đó tách vỏ bỏ đi, lấy phần thịt hàu bên trong. Cho hàu vào rổ rửa thật sạch dưới vòi nước lạnh. Để ráo nước.

Bước 2: Chuẩn bị hàu và trứng

– Sau khi hàu ráo nước, bạn cho hàu vào tô ướp với chút muối, hạt nêm và tiêu xay trong vòng 15 phút.

ướp hàu

Ướp hàu với các loại gia vị. (Ảnh: Internet)

– Trứng gà đập ra bát, đánh tan trứng với 2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt nêm, 1/4 thìa muối, 1 thìa đường kính trắng, 1 thìa tiêu xay, 1 thìa bột ngọt và toàn bộ hành lá.

– Đổ hàu vào cùng rồi dùng đũa khuấy đều, đánh cho tan để cho trứng, hàu và gia vị hòa quyện với nhau.

Bước 3: Chế biến hàu sữa chiên trứng

– Đặt 1 cái chảo sâu lòng hoặc 1 cái nồi nhỏ lên bếp, đun nóng với 4 thìa canh dầu ăn. Dầu vừa nóng thì bạn cho hành tím vào phi cho vàng và thật thơm lên. Sau đó đổ tô trứng và hàu vào chiên.

Lưu ý: Vặn lửa thật nhỏ và đậy nắp vung lại để trứng không bị cháy vì hàu lâu chín hơn trứng. Khi thấy mặt dưới trứng đã chín thì bạn khéo léo dùng thìa hoặc vá lật ngược mặt còn lại lại chiên cho vàng. Nhớ cẩn thận nhẹ tay để trứng không bị rách. Trứng chín vàng đều cả 2 mặt thì bạn tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

– Cho hàu chiên trứng ra dĩa. Dùng kéo hoặc thìa sắn thành những miếng nhỏ vừa ăn để cho dễ gắp. Có thể pha thêm chén nước tương tỏi dùng kèm để tăng hương vị.

hàu chiên trứng

Hàu chiên trứng hấp dẫn. (Ảnh: Internet)

Cách làm món hàu chiên trứng thật nhanh chóng phải không nào? Chỉ với vài bước chế biến đơn giản là có ngay một món ăn cực bổ dưỡng với hương vị tinh túy từ loại hải sản giàu dưỡng chất nhất biển cả. Chúc bạn thành công với món hàu chiên trứng này nhé.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chien/hau-chien-trung

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Cách nấu cháo tôm cho bé cực bổ dưỡng mẹ phải biết

Tôm là loại thực phẩm chứa nhiều Protein, Canxi, Vitamin A, D và giàu acid amin thiết yếu tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Với tôm, các bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, món ăn được các bé ưa chuộng nhất phải kể đến cháo tôm. Hãy cùng Cet.edu.vn bắt tay vào thực hiện cách nấu cháo tôm ngay sau đây nhé!

Để nấu cháo tôm cho bé, bạn nên chọn loại tôm tươi vì có nhiều giá trị dinh dưỡng, không chọn tôm ướp lạnh, có mùi sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Với món cháo tôm, bạn có thể nấu với các loại rau củ như: Rau ngót, cà rốt, nấm rơm, bí đỏ, bông cải, rau dền…Và ngay sau đây, CET sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo tôm cà rốt, cách nấu cháo tôm nấm rơm và cách nấu cháo tôm rau ngót cho bé yêu ăn dặm.

Cháo tôm cà rốt

cháo tôm

Tùy vào tháng tuổi của bé, bạn có thể xay tôm hoặc để nguyên con
(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cháo tôm cà rốt

– 100g tôm tươi

– ½ củ cà rốt

– 5 muỗng gạo tẻ

– 2 muỗng gạo nếp

– Dầu olive và nước mắm

Cách nấu cháo tôm cà rốt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu nhỏ.

– Trộn lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi đem vo sạch, để ráo.

– Tôm tươi bỏ đầu, đuôi bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen trên lưng, rửa sạch và băm nhỏ. Tiếp đến, ướp tôm với ít nước mắm, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

Bước 2: Nấu cháo

– Bạn cho gạo cùng một lượng nước vào nồi nấu nhừ. Tiếp đến, cho cà rốt vào, khuấy cho cháo và cà rốt hòa quyện vào nhau và nấu nhừ.

Bước 3: Nêm nếm

– Khi cháo nhừ, bạn cho tôm băm vào. Lưu ý, khuấy đều tay để tôm không bị vón cục và nhanh chín. Khi tôm chín, bạn nêm 1 muỗng cafe dầu olive cùng ít nước mắm, khuấy đều và tắt bếp. Vậy là hoàn thành rồi đấy!

Cháo tôm rau ngót

cháo tôm rau ngót

Cháo tôm rau ngót bổ dưỡng hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cháo tôm rau ngót

– 8 muỗng gạo

– 100g tôm tươi

– 1 muỗng đậu xanh không vỏ

– 1 mớ rau ngót

– 1 miếng phô mai

– Nước mắm và dầu olive

Cách nấu cháo tôm rau ngót

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Trộn lẫn gạo và đậu xanh rồi đem vo sạch, để ráo.

– Rau ngót nhặt sạch, rửa với nước muối rồi để ráo. Tiếp theo, đem vò nát và băm nhuyễn.

– Tôm bạn đem cắt bỏ đầu và đuôi, lột vỏ và loại bỏ phần sợi chỉ đen. Tiếp theo, bạn rửa sạch tôm và băm nhuyễn. Sau đó, trộn tôm với một chút xíu nước mắm để ướp.

Bước 2: Nấu gạo với đậu xanh

– Bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi cùng ít nước, cho lên bếp để nấu cháo. Khi cháo chín, bạn vặn nhỏ lửa. Chuẩn bị một cái chảo, khi chảo nóng bạn cho 1 muỗng dầu olive vào, tráng đều mặt chảo. Tiếp đến, cho tôm băm nhuyễn cùng với phô mai vào xào chín. Đến khi tôm chuyển sang màu hồng và dậy mùi thơm thì bạn tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

– Sau đó, bạn trút phần tôm xào vào nồi cháo đã chín nhừ. Tiếp theo, bạn cho rau ngót và phô mai vào, khuấy đều tay và chờ cho cháo sôi thì tắt bếp. Vậy là hoàn thành, đợi cho cháo bớt nóng bạn cho bé thưởng thức là được.

Cháo tôm nấm rơm

Nguyên liệu cháo tôm nấm rơm

– 5 muỗng gạo

– 100g tôm

– 100g nấm rơm

– Hành khô

– Nước mắm, hạt nêm

nấm rơm

Nấm rơm chứa nhiều Vitamin, bổ dưỡng và không độc hại (Ảnh: Internet)

Các bước nấu cháo tôm nấm rơm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo đem vo sạch, rồi cho vào nồi ninh nhừ với 350ml nước lọc.

– Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Tôm làm sạch, bỏ đầu, băm nhuyễn và ướp cùng với hành khô,1 muỗng nước mắm để trong 20 phút.

– Nấm rơm cắt chân, rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước, cắt đôi.

Bước 2: Xào tôm

– Cho hành khô cùng ít dầu vào phi thơ, sau đó cho tôm và nấm vào xào chín.

Bước 3: Nấu cháo

– Khi gạo chín nhuyễn, bạn cho nấm và tôm xào vào cùng. Nêm cháo cho vừa ăn rồi cho ra chén, để nguội là có thể cho bé thưởng thức ngay món cháo tôm này rồi đấy!

cháo tôm nấm rơm

Cháo tôm nấu nấm rơm (Ảnh Internet)

Với các cách nấu cháo tôm cho bé cực ngon và vô cùng bổ dưỡng trên đây, các mẹ hãy thực hiện ngay và cho bé thưởng thức để bé yêu thêm khỏe mạnh, mau lớn nhé! Chúc bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chao/chao-tom

Bellman là gì? Tất tần tật về vị trí Bellman trong khách sạn

Bellman là gì? Đây là tên gọi một vị trí làm việc trong khách sạn. Vậy công việc của một Bellman gồm những gì, có vất vả không và cần đáp ứng các tiêu chí gì để trở thành một Bellman? Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết sau của Cet.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vị trí Bellman trong khách sạn.

Bellman là gì?

Dù không “hào nhoáng” như vị trí lễ tân hay được nhắc đến thường xuyên như bộ phận buồng phòng, Bellman vẫn đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng khi đến khách sạn. Vậy nghiệp vụ của Bellman gồm những gì?

bộ phận bellman

Bộ phận Bellman phụ trách hành lý trong khách sạn.
(Ảnh: Internet)

Bellman được hiểu là nhân viên phụ trách hành lý trong khách sạn. Tại các khách sạn 4,5 sao khi khách đặt phòng và nhận phòng xong sẽ có đội ngũ Bellman đến mang vác hành lý lên phòng cho khách, đồng thời hỗ trợ mang vác hành lý ra xe khi khách rời khách sạn. Trong quá trình vận chuyển hành lý, Bellman sẽ hướng dẫn khách nhận phòng, cung cấp các thông tin về dịch vụ khách sạn. Bellman còn được gọi là Bellboy, Bell-hop hay Concierge.

Vì sao gọi là Bellman? Cái tên Bellman thực chất xuất phát từ những thói quen trong công việc khách sạn. Khi hoàn tất thủ tục cho khách, lễ tân hoặc quản lý sẽ bấm chuông để gọi Bellman ra giúp khách hàng mang vác hành lý hoặc các vật nặng lên phòng. Ở các khách sạn lớn, sảnh thường rất rộng và việc gọi tên nhau sẽ rất khó nghe, gây nên sự thiếu chuyên nghiệp, vì vậy việc sử dụng chuông được đánh giá là hiệu quả nhất. Và cái tên Bellman ra đời trong hoàn cảnh đó.

Công việc của một Bellman

Nhiệm vụ của một Bellman khách sạn sẽ bao gồm những việc như sau:

Đưa đón, mang vác hành lý giúp khách

– Nhận hành lý từ khách và mang toàn bộ hành lý lên phòng khách một cách cẩn thận, đảm bảo mọi hành lý và vật dụng của khách vẫn vẹn nguyên, không hư hỏng hay mất mát.

– Mang hành lý của khách ra khỏi phòng và đưa lên xe giúp khách khi rời khỏi khách sạn.

– Hỗ trợ khách những công việc vặt khác như mang vác vật nặng lên phòng giúp khách.

công việc chính của bellman

Công việc chính của Belman là giúp khách mang vác hành lý trong khách sạn.
(Ảnh: Internet)

Thực hiện những công việc khác

– Thông báo, hướng dẫn khách hàng về thủ tục nhận phòng cũng như giúp khách hàng làm quen với các cơ sở vật chất trong khách sạn.

– Giới thiệu các dịch vụ của khách sạn như spa, nhà hàng, bữa sáng để khách nắm thông tin, chia sẻ những thông tin hữu ích khác như các điểm tham quan du lịch, địa chỉ ăn ngon… để khách có tận hưởng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời tại khách sạn và địa phương.

– Giúp khách hàng chuyển fax, tin nhắn, bưu kiện… trong thời gian nhanh nhất và ghi chép đầy đủ chi tiết vào nhật ký.

– Đảm bảo khu vực tiền sảnh luôn gọn gàng, chuyên nghiệp, đủ nhân lực để phục vụ khách mọi lúc, mọi nơi.

– Phối hợp các bộ phận có liên quan để hoàn thành các nhiệm vụ từ cấp trên.

Dù không phải là vị trí “bộ mặt” như lễ tân nhưng Bellman vẫn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hành, xây dựng hình ảnh tốt về khách sạn. Hiện nay, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nhiều khách sạn đã đầu tư xây dựng một đội ngũ Bellman chuyên nghiệp, giỏi nghiệp vụ.

Các tố chất cần có đối với Bellman

Để trở thành một bellman, bạn cần đáp ứng các tố chất sau:

Sức khỏe tốt

Sức khỏe tốt là yếu tố cần thiết của Bellman khi công việc chính của họ là mang vác hành lý giúp khách. Sức khỏe tốt giúp họ đảm bảo vận hành, di chuyển, làm việc một cách hiệu quả.

Thân thiện

sự thân thiện của Bellman

Sự thân thiện giúp Bellman chiếm được cảm tình của khách hàng.
(Ảnh: Internet)

Bellman là người thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng nên sự thân thiện, hòa nhã là một yêu cầu đối với vị trí này. Sự thân thiện góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng mến trong lòng khách hàng về khách sạn.

Biết tiếng Anh là một lợi thế

Trong môi trường làm việc quốc tế hóa như hiện nay, nhất là tại các khách sạn lớn thì biết tiếng Anh là lợi thế để bạn làm việc tốt và dễ dàng thăng tiến. Ngoài ra, do tính chất công việc thường xuyên nói chuyện với khách nên Bellman cần biết giao tiếp bằng tiếng Anh để trò chuyện, nắm bắt và kịp thời đáp ứng các mong muốn của khách.

Hy vọng những thông tin mà bài viết trên vừa cung cấp giúp bạn hiểu hơn Bellman là gì cũng như vai trò của vị trí này trong việc xây dựng hình ảnh khách sạn. Để trở thành Bellman, bạn cũng cần đáp ứng các tố chất cần thiết về chuyên môn, ngoại ngữ để làm tốt công việc của mình.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/bellman-la-gi

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Quảng Ngãi

Mỗi nơi trên dải đất hình chữ S đều ẩn chứa những giá trị văn hóa độc đáo và riêng biệt. Do đó, Cet.edu.vn sẽ lần lượt cùng bạn khám phá về những địa danh này qua mỗi bài viết. Và trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng ghé thăm và tìm hiểu đặc trưng về lễ hội cũng như ẩm thực của vùng đất Quảng Ngãi đầy nắng gió nhé!

Quảng Ngãi được biết đến là cái nôi cách mạng của miền Trung Trung Bộ và là vùng đất có nhiều di tích lịch sử cùng nền văn hóa lâu đời. Không chỉ vậy, Quảng Ngãi còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh non xanh nước biếc với núi Ấn, sông Trà, đảo Lý Sơn, Cổ Lũy Cô Thôn rợp bóng dừa… Những dân tộc anh em chung sống trên mảnh đất này luôn chung tay, cố gắng giữ gìn và phát huy đời sống văn hóa cùng các phong tục, lễ hội tiêu biểu.

Đặc sắc lễ hội ở Quảng Ngãi

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội này còn có tên gọi là lễ cúng Cá Ông, thường được tổ chức vào đầu mùa đánh cá ở các làng chài ven biển, trong đó có Quảng Ngãi. Người dân tin rằng, cá voi là loài sinh vật thiêng liêng, là cứu tinh giúp người đi biển vượt qua được kiếp nạn và bình an trở về. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trang nghiêm tại các lăng, miếu thờ cá Ông. Trong dịp lễ, tàu thuyền được neo đậu ở bến, lăng hoặc miếu thờ được trang trí lộng lẫy, còn gia đình ngư dân sẽ dâng hương án, đèn, bánh, trái cây, xôi, hoa… Lễ hội diễn ra ở ngoài khơi, có kiệu rước, trống chiêng, đội gươm, đội chèo Bả Trạo để diễn xướng theo nghi lễ.

Hội Đua thuyền

Lễ hội Đua thuyền thường được tổ chức vào ngày đầu xuân từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Bên cạnh đó, vào ngày rằm tháng Bảy, người dân cũng tổ chức đua thuyền để cúng tế các vị tiền hiền. Những chiếc thuyền đua được vẽ hình Long, Ly, Quy, Phượng và trang trí bắt mắt. Ở các vùng như Lý Sơn, vùng hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Bồng, mỗi năm đều tổ chức hội đua thuyền với sự tham gia của hàng vạn người.

lễ hội đua thuyền lý sơn

Lễ hội đua thuyền Lý Sơn thu hút đông đảo người dân tham gia
(Ảnh: Internet)

Lễ hội Đâm Trâu

Lễ hội Đâm Trâu là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Hrê, Co, Cơ Dong, được tổ chức vào thời gian lúa rẫy đã thu hoạch xong, khoảng vào tháng 11 – 12 âm lịch. Lễ hội diễn ra trong 4 – 5 ngày, với mục đích để dân bản tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù trợ cho mùa màng bội thu. Cùng với đó, họ sẽ chiêu đãi họ hàng, bà con để cùng chia vui với gia đình.

Hội Dồi Bòng

Tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm, tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, hội Dồi Bòng là một nghi lễ dân gian tiêu biểu trong Lễ hội đình làng An Hải. Hội Dồi Bòng thể hiện nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu trong những ngày đầu xuân. Khi lễ hội kết thúc cũng là lúc kết thúc những lễ hội mùa xuân, để nhân dân chuyên tâm bắt tay vào năm mới với những hy vọng và niềm tin mới.

Hương vị khó quên của ẩm thực Quảng Ngãi

Tương tự như những miền đất khác, Quảng Ngãi cũng có rất nhiều đặc sản mà khi nếm thử bạn sẽ vương vấn mãi khôn nguôi.  Hầu hết, các món ăn xứ Quảng đều được chế biến đơn giản, mộc mạc nhưng lại hài hòa giữa các vị đắng, cay, chua, ngọt, mặn và đặc biệt là vị cay nồng khó quên. Một số món ăn đặc sản của Quảng Ngãi như:

Món Don

Don là loại cùng họ với hến nhưng cong, mỏng và dài hơn. Don khi được cào lên thì được ngâm, rửa qua nước, sau đó cho vào nước nấu sôi kèm chút muối. Khi nước sôi bùng lên, dùng đũa khuấy đều để don há miệng và nhả chất ngọt. Luộc don sao cho nước phải có vị ngọt thanh và thơm. Món don thường được ăn kèm với bánh tráng nướng cùng ớt chỉ thiên.

Don, đặc sản quảng ngãi

Don, món ăn đặc sản của người Quảng Ngãi (Ảnh: Internet)

Kẹo gương đậu phộng

Kẹo gương hay còn gọi là kẹo cứng hay pua – lý – thừng nghĩa là kẹo pha lê. Kẹo gương với màu sắc bắt mắt, ngon, ngọt và giá thành rẻ, là thứ quà đặc sản và là niềm tự hào của người con xứ Quảng.

Cá Bống sông Trà

Là món ăn quen thuộc của người dân Quảng Ngãi, cá bống sông Trà có mặt trong hầu hết các bữa cơm dân dã hay bàn tiệc sang trọng. Cá bống sông Trà là sự kết tinh của sự mặn mòi của đất, nước, lắng đọng vị ngọt của lớp phù sa nên đây là thứ quà đặc sản được dân địa phương ưu ái dành tặng cho khách phương xa.

Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có một số món ăn độc đáo như: Gỏi cá cơm, cá cơm rim với tiêu và ớt, mắm nhum, cá niên…

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về đặc trưng lễ hội và ẩm thực của vùng đất Quảng Ngãi. Hãy cùng theo dõi các bài viết sau trên Cet.edu.vn để hiểu thêm về các vùng đất tiếp theo nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-quang-ngai

Heston Blumenthal – Đầu bếp tự học nổi tiếng nhất thế giới

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Những điều cần lưu ý để kinh doanh quán nướng đạt hiệu quả

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Dubai

Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Dubai để xem thành phố giàu có bậc nhất thế giới này có gì thú vị và cuốn hút đến thế. Nền văn hóa Hồi giáo và sự thịnh vượng đã tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho Dubai mà không nơi nào khác có được. Cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Đặc trưng lễ hội Dubai – các lễ hội tiêu biểu trong năm

Các sự kiện và lễ hội nổi bật ở Dubai chủ yếu diễn ra vào mùa đông, trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3. Mùa đông ở Dubai không lạnh giá như các nước châu Âu mà khí hậu mát mẻ và dễ chịu. Vào dịp này, người dân địa phương và du khách nước ngoài vẫn đi ra ngoài mua sắm, đường phố vẫn náo nhiệt và sầm uất.

Lễ hội Ramadan

lễ hội ramadan

Mọi hoạt động ăn uống vào ban ngày bị cấm trong tháng ăn chay Ramadan.
(Ảnh: Internet)

Lễ Ramadan là tháng ăn chay của người Hồi giáo, diễn ra vào tháng 9 –  tháng 10 Âm lịch của Hồi giáo và chính thức bắt đầu khi trăng rằm. Trong tháng Ramadan, người ta sẽ ăn bữa tối Iftar hàng đêm và thực hiện các nghi lễ truyền thống. Vào dịp này nếu bạn đến Dubai thì sẽ khó ăn uống theo sở thích vì việc ăn uống bị cấm vào ban ngày, hầu hết các nhà hàng đều đóng cửa, chỉ trừ một số nhà hàng trong khách sạn phục vụ ngầm sau cánh cửa đóng kín. Rượu cũng bị cấm và chỉ được chơi loại nhạc truyền thống mà thôi.

Lễ hội mua sắm Dubai

Mùa mua sắm rộn ràng nhất ở Dubai diễn ra trong 2 thời điểm: từ tháng 6 đến tháng 9 (vào mùa hè) và từ tháng 1 đến tháng 2 (vào mùa đông). Vào dịp này, tất cả các cửa hàng đều có chương trình khuyến mãi, giảm giá, bạn có thể có cơ hội mua đồ rẻ mang về nhà. Bên cạnh đó, toàn thành phố cũng diễn ra nhiều hoạt động bắn pháo hoa tưng bừng, biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang, sự kiện thể thao, quay xổ số với các giải thưởng hàng ngày hàng xa xỉ bao gồm cả xe hơi, vàng và tiền mặt.

Lễ hội Global Village

lễ hội global village

Hội chợ Global Village ở Dubai là một trong những dịp lễ hội sầm uất,
thú vị nhất trong năm. (Ảnh: Internet)

Global Village vừa giống một công viên vui chơi giải trí vừa giống hội chợ thực phẩm và triển lãm quốc tế. Đến đây, du khách thỏa thích ngắm nhìn và mua sắm các mặt hàng với 30 gian hàng bán sản phẩm địa phương và thủ công mỹ nghệ đến từ 65 quốc gia khác nhau, thưởng thức các tiết mục biểu diễn văn nghệ hàng đêm bởi các nghệ sỹ đến từ khắp nơi trên thế giới. Các gian hàng nhiều nhất đến từ Yemen, Afghanistan và Pakistan. Du khách có thể mua được đồ trang sức đẹp, vải dệt chất lượng và hàng thủ công tinh xảo từ hội chợ quy mô lớn này.

Liên hoan phim quốc tế Dubai

Hơn một thập kỷ trước, liên hoan phim quốc tế Dubai (từ 10 – 17/12 hàng năm) là một cơ hội hiếm hoi trong năm mà khán giả được thưởng thức các phim nghệ thuật thú vị từ các tiểu vương quốc Ả Rập cũng như khắp khu vực Trung Đông, châu Á và châu Phi, cùng với những bộ phim giải trí thú vị đến từ các nước phương Tây. Đến đây, khán giả sẽ được gặp trực tiếp thần tượng và các diễn viên hạng A hàng đầu của Hollywood.

Dubai Marathon

Lễ hội Dubai Marathon (23/1) thu hút các vận động viên marathon đến từ khắp nơi trên thế giới về tham dự. Đây thực chất là một hoạt động từ thiện, khi người tham gia chỉ cần đóng một khoản phí rất nhỏ nhưng có cơ hội trúng khoản tiền thưởng cực lớn.

dubai marathon

Sự kiện thể thao Dubai Marathon thu hút nhiều vận động viên tham dự.
(Ảnh: Internet)

Liên hoan ẩm thực Dubai

Liên hoan ẩm thực Dubai tổ chức vào khoảng tháng 2 – tháng 3 hàng năm với sự góp mặt của hơn 200 món ăn. Sự kiện bao gồm các hoạt động: bữa ăn tối, lớp học, tham quan thực phẩm và các hoạt động tổ chức ngay trong thành phố. Lễ hội tuy mới tổ chức nhưng đã nhanh chóng thu hút đông đảo mọi người tham gia.

Văn hóa ẩm thực Dubai – những món ăn đặc sắc

Thành phố Dubai không chỉ nổi tiếng bởi sự giàu có và xa hoa mà còn hấp dẫn đông đảo du khách khắp thế giới với nền ẩm thực độc đáo của mình. đến Dubai thì đừng quên thưởng thức các món ngon và đặc sản Dubai sau đây nhé!

Trái Date (Chà Là)

Đặc sản đầu tiên của Dubai phải kể đến là những trái Date, hay người Việt vẫn hay gọi là trái Chà Là. Trái Chà Là khi ăn có mùi rất thơm, ngon và ngọt lịm như vị ngọt của tình yêu, vì thếchúng còn được gọi là quả tình yêu. Loại trái này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể mua Chà Là ở các gánh hàng quán, tại những khu chợ trong khắp thành phố Dubai. Chà là sấy khô hoặc tẩm ướp sẽ là món quà ý nghĩa mà bạn tặng cho bạn bè và người thân khi đi du lịch Dubai.

trái date

Trái Date (Chà Là) – loại quả đặc sản của Dubai thường được
du khách mua về làm quà. (Ảnh: Internet)

Các loại hạt, quả khô

Dubai được mệnh danh là vương quốc của các loại hạt. Từ hạt hướng dương, hạt dẻ cho đến hạt điều, hạt hạnh nhân hay các loại hạt mà bạn chưa từng biết đến. Người dân Dubai sử dụng các loại hạt là thức ăn chính trong những tháng ăn chay Ramanda. Bạn có thể mua các loại hạt khô này với giá rất phải chăng chỉ từ 0.5-30 USD/kg tại các chợ nông sản Dubai.

Chocolate Dubai

Chocolate của Dubai cực ngon, chất lượng đảm bảo và giá cả khá phải chăng (trung bình từ 8-20$/hộp). Hãy thử thưởng thức món chocolate hạnh nhân để cảm nhận được vị thanh đắng của chocolate cùng vị bùi, béo của hạt hạnh nhân. Đây là món quà mà hầu hết các du khách khi đi du lịch Dubai đều mua về làm quà cho người thân.

chocolate sữa lạc đà

Chocolate sữa lạc đà – món ngon Dubai độc đáo.
(Ảnh: Internet)

Lạc đà nhồi thịt

Đây quả thật là một món ăn cầu kì, xa xỉ và rất độc đáo của người dân Dubai. Để làm món ăn này, họ cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu cũng như một quy trình chế biến công phu: họ sẽ nhồi 1 con cá vào 1 con gà, nhồi nhiều con gà vào 1 con cừu non. Cuối cùng, họ nhét 2 con cừu non chứa đầy gà, cá vào bụng con lạc đà, nêm nếm thêm các loại gia vị, rau thơm cho đậm đà. Sau đó, họ đem con lạc đà đi quay cho đến khi da của nó ngả màu vàng giòn.

Cà ri gà và Shawarma chiên

Các hàng quán ngõ hẻm sẽ là nơi bạn được thưởng thức hương vị của ẩm thực Dubai tuyền thống. Đồ ăn đường phố ở Dubai rất đa dạng và hấp dẫn, nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến món cà ri gà và món shawarma chiên ăn cùng củ quả muối chua. Những du khách yêu thích vị cay xé đầu lưỡi thì tuyệt đối đừng bỏ qua hai món ăn đặc sản Dubai hấp dẫn này.

shawarma chiên

Shawarma chiên – món ăn đường phố hấp dẫn tại Dubai.
(Ảnh: Internet)

Kem Luxury Cream

Món kem Luxury Cream của Dubai mà món kem đắt nhất thế giới, được làm từ những nguyên liệu cực quý hiếm: Nấm cục từ Ý, vani từ Madagasca, nghệ tây Iran và vàng lá 23 Karat có thể ăn được. Mỗi viên kem ở đây có giá đến 817 USD (~17 triệu VND).

luxury cream

Luxury Cream – đặc sản Dubai và là món kem xa xỉ nhất thế giới.
(Ảnh: Internet)

Cocktail “Kim cương vĩnh cửu”

Ly cocktail trị giá ngàn đô có tên gọi “Kim cương vĩnh cửu” được pha chế từ những loại rượu hảo hạng: L’Héraud Vintage Grande Champagne 1906 Cognac, hay Comtes de Mazeray Brut. Một ly Cocktail này có giá 1347 USD. Ngay cả chiếc ly để uống dòng cocktail này cũng được làm bằng kim cương do hãng chế tạo kim loại quý hàng đầu thế giới Swarovski thiết kế. Đặc biệt, du khách có thể giữ lại chiếc ly làm kỷ niệm nếu muốn.

Nếu bạn có đủ điều kiện tài chính, đừng bỏ qua những món ăn và thức uống đỉnh cao về sự sang trọng và xa xỉ tại Dubai.

Dubai không chỉ nổi tiếng bởi sự xa hoa, giàu có mà còn thu hút du khách trên toàn thế giới với nền văn hóa Hồi giáo đặc sắc cùng nền ẩm thực hòa trộn giữa nét truyền thống và hiện đại. Đến Dubai để hòa mình vào mùa lễ hội cuối năm hay thưởng thức các món đặc sản Dubai xa xỉ bậc nhất, từ đó hiểu hơn về đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Dubai sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với bất cứ ai.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-dubai

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Cần Thơ

Là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ mang những nét đặc trưng của văn hóa miền Tây sông nước. Hơn thế nữa, do đặc điểm là nơi sinh sống của 3 dân tộc Việt – Khmer  – Hoa, Cần Thơ có nhiều lễ hội cũng như một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, bắt nguồn từ tập quán cổ truyền và tín ngưỡng của mỗi dân tộc tạo nên. Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Cần Thơ là một quá trình thú vị dành cho những ai yêu thích mảnh đất giàu trù phú này.

Những lễ hội đặc sắc của Cần Thơ

Những lễ hội truyền thống của Cần Thơ với những nét tiêu biểu và đặc sắc riêng tạo thành một bức tranh đa màu sắc cho văn hóa lễ hội Cần Thơ.

Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy ở Cần Thơ hàng năm diễn ra 2 kỳ lễ hội lớn.
(Ảnh: Internet)

Hàng năm, tại đình Bình Thủy, có 2 kỳ lễ hội lớn nhất năm gắn liền với dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:

– Lễ Thượng điền: lễ Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (ngày 14 và 15 tháng 4 Âm lịch).

– Lễ Thượng điền: lễ Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (ngày 15 tháng chạp Âm lịch).

Trong những ngày này thu hút khách thập phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ. sau phần lễ được tổ chức long trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong lễ cúng đình nên dân làng tham gia rất đông đủ. Mọi người ăn mặc chỉnh tề đến tham gia diễn trò, diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, đấu vật… thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.

Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay

Vào ngày 13,14,15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đông đảo đồng bào người Khmer Nam Bộ chủ yếu tập trung tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang lại nô nức đón mừng lễ Cholchnam Thmay. Ngày này được xem như ngày Tết cổ truyền của dân tộc Khmer, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như lễ đón năm mới hay lễ chịu tuổi. Đặc biệt, nếu rơi vào năm nhuận thì ngày bắt đầu tổ chức ngày hội sẽ lùi lại 1 ngày.

Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay

Người Khmer vào chùa dâng lễ Phật vào ngày đầu năm mới.
(Ảnh: Internet)

Thời gian này mọi công việc đồng áng gần như đã hoàn thành nên các gia đình có nhiều thời gian rãnh rỗi thỏa sức ăn Tết. Các nhà sẽ làm bánh ngọt, bánh tét, hoa quả và hương đèn lên chùa dâng lên lễ Phật. Nhiều gia đình tình nguyện vào chùa làm công quả, vừa giúp đỡ nhà chùa vừa được vui chơi lễ. Trong đêm giao thừa, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa vị thần Têvôđa của năm cũ và chào đón vị thần Têvôđa năm mới. Theo quan niệm của người Khmer, thần Têvôđa là một vị tiên do nhà Trời cử xuống chăm sóc một năm, mỗi năm lại thay thế một vị khác.

Lễ tắm tượng Phật mừng năm mới

Lễ tắm tượng Phật diễn ra vào ngày cuối cùng của dịp Tết cổ truyền Chol Cham Thmay (ngày 16 tháng 4 Âm lịch) được xem là nghi thức có ý nghĩa nhất đối với người dân tộc Khmer. Trong lễ tắm Phật, các nhà sư cùng Phật tử Khmer thực hiện nghi thức tắm tượng Phật bằng nước ướp hương. Nghi thức này có ý nghĩa tiễn đưa sự nóng bức, khô cằn của năm cũ và đón tiếp nguồn nước của năm mới cho vạn vật sinh sôi. Đồng bào Khmer cũng quan niệm những điều bụi bặm và không may của năm cũ cần phải được gột rửa để bước vào năm mới với thân thể thanh sạch, tinh khiết nhất.

Trong dịp lễ này, mỗi gia đình tự chuẩn bị nước ướp hương làm từ các loại hoa thơm để mang đến chùa. Sau khi lễ tắm Phật kết thúc, mọi người sẽ dành lại một phần nước ướp hương mang về nhà để dâng lên ông bà, cha mẹ.

Lễ tắm Phật

Lễ tắm Phật trong ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer.
(Ảnh: Internet)

Lễ hội Chùa Ông

Hàng năm tại Chùa Ông diễn ra rất nhiều ngày lễ đặc sắc gắn liền với các sự kiện tại địa phương. Ngày lễ lớn nhất trong năm là “Lễ Vu Lan” mùng 7 tháng 7 Âm lịch, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Ngoài ra phải kể đến các ngày lễ vía theo Âm lịch: ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23/3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu.

Vào những ngày lễ Tết, đông đảo người đại phương và du khách từ khắp nơi đổ về đây dâng hương cúng viếng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh, một loại nhang hình xoắn ốc truyền thống của người Hoa, giữa vòng xoắn ốc có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng có ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa. Kho đốt lên, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiệm và huyền ảo, đậm chất tín ngưỡng.

Văn hóa ẩm thực Cần Thơ – những món ăn không nên bỏ qua

Mảnh đất Cần Thơ không chỉ cuốn hút du khách thập phương với cảnh đẹp “đất lành chim đậu”, đất đai trù phú thẳng cánh cò bay mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực mang đậm dấu ấn của miền Tây sông nước. Nếu có dịp ghé qua Cần Thơ, đừng quên thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng sau đây.

Lẩu mắm

Lẩu mắm được xem là “linh hồn” của ẩm thực miền Tây sông nước. Từ những món mắm hết sức dân dã như mắm cá linh, cá lóc, cá sặc,… người miền Tây đã sáng tạo ra món lẩu “cao sang” luôn có mặt trong các bữa tiệc quan trọng hoặc để dùng đãi khách trong gia đình. Nồi lẩu mắm chẳng những thơm ngon mà còn đầy ắp các nguyên liệu hải sản, cá, tôm và vô vàn loại rau đặc sản chỉ miền Tây mới có. Lẩu mắm với thứ nước dùng ngon ngọt từ mắm là món ngon níu chân bao du khách khi ghé thăm Tây Đô sầm uất.

Lẩu mắm

Nhắc đến món ngon vật lạ Cần Thơ thì không thể bỏ qua lẩu mắm trứ danh.
(Ảnh: Internet)

Bánh xèo

Bánh xèo là loại bánh “đặc sản” của ẩm thực Cần Thơ nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Tiếng” xèo” nghe vui tai là âm thanh phát lên khi đổ bột vào chảo nóng ấy không biết từ khi nào trở thành tên gọi của một món ăn ai cũng yêu thích. Bánh xèo có nhân thịt tôm hòa quyện cùng đậu xanh nấu chín, giá hẹ hay bông điên điển, củ hũ dừa, củ sắn. Nước chấm chua ngọt pha cùng củ cải và cà rốt ngâm chua.

Bánh xèo miền Tây có vỏ giòn rụm nhưng không cứng, béo bùi thơm mùi nước cốt dừa, chấm mắm ăn kèm với nhiều loại rau sống tươi ngon. Bên cạnh đó, nhân bánh có thể thay đổi tùy vào sở thích của người chế biến.

Bánh tét lá cẩm

Nhắc đến ẩm thực Cần Thơ thì không thể bỏ qua món bánh tét lá cẩm trứ danh khắp vùng. Đây là loại bánh truyền thống của nhà họ Huỳnh tại Cần Thơ, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện nay, bánh không chỉ nổi tiếng ở Cần Thơ mà còn tiếp tục lan rộng khắp miền Tây.

Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm là đặc sản Cần Thơ nổi tiếng khắp miền Tây sông nước.
(Ảnh: Internet)

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ mang mùi vị thơm ngon “có một không hai”. Mùi thơm của lá cẩm, vị béo ngậy của thịt và nước cốt dừa hòa quyện với nhân đậu xanh khiến bất cứ ai cũng khó lòng cưỡng lại. Nếp phải là loại nếp ngon, thịt làm nhân được lựa chọn kỹ lưỡng và tẩm ướp gia vị theo công thức gia truyền. Đây được xem là món ăn đặc sắc của văn hóa ẩm thực Cần Thơ.

Trái cây miệt vườn

Miền Tây được mệnh danh là vựa trái cây lớn nhất cả nước và dĩ nhiên Cần Thơ cũng nằm trong số đó. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì thế mà bốn mùa ngập tràn hoa thơm quả ngọt. Vì vậy các khu du lịch sinh thái miệt vườn được ưu tiên đẩy mạnh dịch vụ du lịch nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi được thăm quan và thưởng thức trái cây ngay tại vườn.

Bánh tầm bì

Bánh tầm bì

Bánh tầm bì là món ngon miền Tây không nên bỏ qua.
(Ảnh: Internet)

Loại bánh này xuất hiện khá phổ biến ở các tỉnh thành miền Tây, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến bánh tầm bì Cần Thơ. Loại bánh này là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là bánh tầm và bì. Bánh tầm làm từ bột gạo được pha chế đúngliều lượng, ép bằng khuôn rồi được hấp chín.

Phần bì là thịt và da heo luộc mềm, lạng mỏng, xắt sợi, trộn vào nhau cùng với thính gạo, tỏi tươi băm nhuyễn, tỏi phi vàng, đường muối… được bày ra đĩa với chút dưa leo, rau thơm, nước cốt dừa béo ngậy, bên trên chan thêm muỗng mỡ hành đầy hấp dẫn. Bánh tầm bì Cần Thơ ăn kèm nước mắm ớt cay cay ngọt ngọt là món ngon ăn một lần nhớ mãi không thôi.

Bún cá

Bún cá là một “ngôi sao” khác trong danh sách món ngon của ẩm thực Cần Thơ. Điểm nổi bật đặc trưng của món bún này là nước dùng ngọt thanh, thơm mùi ngải bún – một loại củ bắt nguồn từ Campuchia. Cá được rim vàng ươm từ nghệ tươi, khi dùng chấm với nước mắm me. Bún cá ăn cùng nhiều loại rau xanh mát như rau đắng, giá, chuối bào… Đặc biệt với người miền Tây, ăn bún cá không có bông điên điển thì mất vài phần ngon. Vì vậy hãy lưu ý khi thưởng thức món ăn này nhé.

Nếu có dịp ghé thăm Cần Thơ – trung tâm du lịch, văn hóa, kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long, bạn đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu nét đặc sắc văn hóa Cần Thơ và thưởng thức những đặc sản Cần Thơ để cảm nhận được những thú vị mà mảnh đất trù phú này mang đến. Những bất ngờ đang chờ đón bạn đấy!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/am-thuc-can-tho

Sommelier là gì? Giải mã những sự thật thú vị về Sommelier

Sommelier là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà hàng nào cũng có vị trí công việc này. Vậy Sommelier là gì? Công việc của Sommelier như thế nào? Cần những tố chất gì để trở thành Sommelier và mức lương của công việc này là bao nhiêu? Hãy cùng CET tìm hiểu nhé!

Sommelier là gì?

Từ Sommelier có nguồn gốc từ vùng Provence, Pháp, xuất phát là từ cổ “saumalier” với ỹ nghĩa chỉ những người làm công việc dắt bò, lừa, ngựa hoặc chuyên chở thức ăn, đồ uống và chọn những thứ thịt ngon nhất cho vương triều. Qua thời gian, từ này trở thành tên gọi chỉ những người thử độc thức ăn của giới quý tộc.

Dần dần, kéo theo sự phát triển và nổi tiếng rộng rãi của rượu vang Pháp, Sommelier được dùng để chỉ các chuyên gia tư vấn rượu vang trong những nhà hàng, khách sạn cao cấp. Và ngày nay, Sommelier không chỉ là người thử nếm, phục vụ rượu cho thực khách mà họ còn gợi ý, hướng dẫn khách lựa loại rượu tương ứng với món ăn khách đã chọn.

Sommelier là gì?

Sommelier là thuật ngữ để chỉ những người nếm thử và tư vấn rượu vang
cho khách trong nhà hàng, khách sạn (Ảnh: Internet)

Công việc của một Sommelier

Sau đây, là những công việc mà một Sommelier phải đảm nhiệm trong nhà hàng, khách sạn:

– Lên danh sách các loại rượu và tư vấn rượu cho thực khách.

– Sommelier giám sát nhân viên phục vụ từ quá trình lấy rượu từ hầm, mở rượu đến phục vụ rượu cho khách, sao cho đúng quy chuẩn đề ra của nhà hàng, khách sạn.

– Một công việc cũng quan trọng không kém chính là quản lý hầm rượu. Khi rượu vang nhập về, Sommeleir sẽ trực tiếp thử rượu để kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng đúng yêu cầu về nguyên liệu, niên vụ hay không. Sau đó, Sommelier chỉ đạo tiến trình đưa rượu vào hầm, sắp xếp đúng quy cách, vị trí. Bên cạnh đó, Sommelier cũng phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ gầm, rượu, trang thiết bị… để đảm bảo không có sự cố nào ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.

Mức lương của Sommelier

Với tính chất công việc khá mới mẻ và chưa thật sự phổ biến nên số lượng Sommelier chuyên nghiệp ở nước ta không nhiều. Do vậy mà mức lương của vị trí này được nhận vô cùng hấp dẫn. Đối với một Sommelier mới vào nghề có mức thu nhập tối thiểu là 2.000 USD/tháng. Và các Sommelier đã có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương dao động từ 6.000 – 7.000 USD/tháng. Số tiền sẽ có thể cao hơn khi cộng thêm những khoản tiền tip, thưởng doanh thu, lễ, Tết.

Những tố chất cần có để trở thành Sommelier

Với tính chất công việc đặc thù của Sommelier như trên, vị trí này đòi hỏi nhân lực phải là đáp ứng được những yêu cầu cần thiết như:

– Khứu giác và vị giác nhạy cảm, tinh tế: Đối với một Sommelier, thì đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì công việc thường ngày, họ phải nếm, ngửi rất nhiều loại rượu khác nhau, nên nếu không có khứu giác, vị giác tinh tế, họ khó mà cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng loại. Và từ đó, họ có thể dễ dàng tư vấn, giới thiệu những loại rượu nào phù hợp với món ăn nào để tạo nên hương vị hài hòa, độc đáo nhất.

– Có trí nhớ tốt: Bởi lẽ, trong menu nhà hàng, khách sạn không chỉ có một loại rượu mà có đến hàng trăm loại khác nhau. Điều này đòi hỏi Sommelier phải có trí nhớ để ghi nhớ tất cả loại rượu để sẵn sàng tư vấn cho khách.

Ghi nhớ các loại rượu vang

Ghi nhớ các loại rượu vang để không nhầm lẫn hay sai sót khi tiếp xúc
với thực khách (Ảnh: Internet)

– Trau dồi kiến thức: Rượu vang là một thế giới đa màu sắc, sau mỗi loại rượu lại ẩn chứa những câu chuyện thú vị và hương vị đặc trưng. Vì thế, không ngừng tìm hiểu, trau dồi kiến thức về rượu, giống nho, xu hướng ẩm thực sẽ là một lợi thế rất lớn đối với các Sommelier.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu Sommelier là gì và những điều xoay quanh vị trí này như công việc cụ thể, mức lương, tố chất… Nếu yêu thích ngành nghề này, đừng ngần ngại, hãy mạnh dạn tìm hiểu, dấn thân và phấn đấu hết mình bạn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/sommelier-la-gi

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Cách làm ốc len xào dừa và xào sả ớt ngon nhức nhối

Nói tới ốc, chúng ta không khỏi nghĩ ngay tới món ốc len xào dừa và sả ớt đậm đà thơm phức. Ấy vậy mà bạn đã biết cách làm ốc len xào dừacách làm ốc lên xào sả ớt chưa nhỉ? Nếu chưa thì còn đợi gì nữa, hãy đọc ngay bài viết sau của Cet.edu.vn nhé.

Ốc len xào dừa

Ốc len xào dừa

Cách làm ốc len xào dừa thơm ngon béo ngậy đơn giản tại nhà
(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu ốc len xào dừa cần có cho 4 người ăn

– 1kg ốc len

– ½ rượu trắng

– 300ml nước cốt dừa

– 5 củ sả

– 20gr rau răm

– 3 củ tỏi

– 1 muỗng canh muối

– ½ muỗng café đường

Hướng dẫn cách làm ốc len xào dừa

Bước 1: Sơ chế ốc len và nguyên liệu

– Đầu tiên, bạn hãy ngâm ốc len trong nước vo gạo ít nhất 3 giờ. Sau đó, rửa sạch, để ráo, chặt phần đuôi của ốc sao cho thấy một phần ốc bên trong để khi ăn ốc không bị kẹt.

– Nếu không có nước vo gạo, bạn cũng có thể ngâm ốc với vài trái ớt cay cắt lát ra.

– Xóc ốc với nửa chén rượu trắng để giảm mùi tanh của ốc.

– Đập dập 2 cây sả, còn lại băm nhỏ.

– Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.

– Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Hướng dẫn cách làm

– Bắc chảo lên trên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng.

– Cho tỏi, đầu xả cây đập dập, rau răm đảo qua một lần.

– Sau đó, cho ốc vào xào trên lửa lớn.

– Khi ốc vừa ra nước, chắt bỏ ngay nước đó rồi cho nước cốt dừa vào. Nước ốt nhạt và có nhiều nhớt thì nên bỏ nước đầu, chỉ có thịt ốc, bùi, thơm dai và có vị béo của nước cốt dừa là nhất.

– Nêm muối đường vừa ăn, đậm đà cho vừa khẩu vị, cho thêm rau răm.

– Cho nước sôi bùng chừng 3 phút, thêm nước cốt dừa vào, lửa lớn thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.

– Sau cùng, chỉ việc bày ốc ra đĩa, thêm vài lá rau răm lên trên. Dùng ngay khi nóng với bánh mì – chấm nước ốc len xào dừa thì ngon tuyệt cú mèo.

Ốc len xào sả ớt

Nguyên liệu ốc len xào sả ớt

– 1 kg ốc

– Sả, ớt quả

– Muối, đường, ớt bột, giấm, tỏi

Sả là nguyên liệu

Sả là nguyên liệu không thể thiếu trong cách làm ốc len xào sả ớt
(Ảnh: Internet)

Hướng dẫn cách làm ốc len xào sả ớt

Bước 1: Sơ chế ốc len và nguyên liệu

– Ốc mua về ngâm ốc với nước gạo, sau đó cho thêm khoảng 2-3 trái ớt thái lát để cho ớt nhả bùn, nhớt nhanh.

– Bạn ngâm ốc trong nước gạo chừng 3 tiếng, sau đó đổ ốc ra một chậu khác.

– Lớp vỏ ốc cũng cần phải sạch, nên bạn phải rửa lại cho thật sạch. Bạn rửa vỏ ốc bằng cách đeo bao tay cao su sau đó chà thạt mạnh ốc vào thành rổ cho tới khi thấy nước trong, không cặn bẩn là ốc đã sạch sẽ rồi.

– Cho ốc vào 1 cái thố to, xóc với 1 thìa muối, 3 thìa ớt bột.

– Sả tước bỏ phần cọng cứng bên ngoài, sau đó rửa sạch, đập dập.

– Cho sả đập dập vào xào với ớt.

– Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.

Bước 2: Cách chế biến ốc len xào sả ớt

– Đặt một nồi lên bếp, cho vào đó 2 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng sôi bạn cho tỏi bằm nhỏ, sả dập và ớt thái lát, một chút giấm vào đảo đều.

– Khi thấy nguyên liệu có mùi thơm, bạn mới trút ốc vào đó, thêm 3 thìa đường, đảo nhanh tay chừng 3 phút thì đường tan hết, ốc cũng ngấm gia vị. Bạn không nên xào ốc quá lâu sẽ khiến thịt ốc dai và thụt vào trong rất khó khêu nhé.

– Sau cùng, bạn nêm gia vị lại một làn nữa cho vừa miệng rồi cho ra đĩa thưởng thức ngay khi còn nóng hổi nhé.

ốc len xào sả ớt

Hoàn thành món ốc len xào sả ớt . (Ảnh Internet)

Vậy là các bạn vừa cùng với chúng tôi chế biến 2 món ngon làm từ ốc len đó là cách làm ốc len xào sả ớtcách làm ốc len xào dừa rồi. Với món ốc len xào dừa, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt lành của thịt ốc tan trên đầu lưỡi. Còn với món ốc len xào sả ớt có mùi thơm của sả, vị cay của ớt thêm chút gia vị thấm đẫm trong từng thớ thịt ốc. Sẽ chẳng có ai có thể khước từ trước 2 đĩa ốc tuyệt ngon này.

Chẳng cần sơn hào hải vị gì, nhưng ăn một lần nhớ mãi. Chúc bạn thưởng thức thật ngon miệng và đừng quên chia sẻ cách làm đặc biệt này với người thân của bạn nữa nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/an-vat/oc-len-xao

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng, độc đáo nhất trên thế giới. Quốc gia này nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc, “độc nhất vô nhị” cùng với những món ăn hấp dẫn, nổi tiếng toàn cầu. Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu những điều thú vị về lễ hội và ẩm thực của Tây Ban Nha nhé!

Tây Ban Nha không chỉ là quê hương của cây đàn guitar hay điệu nhảy Flamenco mang giai điệu sôi động vui tươi, mà nơi đây còn là cái nôi của nền bóng đá thế giới. Ở đây, mỗi năm diễn ra hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Nhưng độc đáo nhất có thể kể đến là: Lễ hội ném cà chua, lễ hội đấu bò tót, lễ Phục Sinh…

những lễ hội của Tây Ban Nha

Tây Ban Nha – nơi của những lễ hội đặc sắc (Ảnh: Internet)

Muôn màu cùng những lễ hội của Tây Ban Nha

Lễ hội ném cà chua Tomatina

Lễ hội Tomatina là lễ hội nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha trên khắp thế giới. Lễ hội này được tổ chức ở Valincia vào ngày cuối cùng của tháng 8. Bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng đặc biệt khi hàng nghìn người đổ xuống đường và các ngõ ngách của thị trấn để ném những quả cà chua vào nhau. Và sau khi lễ hội kết thúc, sắc đỏ của cà chua tràn ngập khắp mọi nẻo ở thị trấn. Theo quan niệm của người Tây Ban Nha, họ cho rằng ném cà chua là một nghi thức cầu nguyện cho năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

Lễ Phục Sinh (Semana Santa)

Là lễ hội không thể bỏ qua ở các nước phương Tây, lễ hội này ở Tây Ban Nha được tổ chức vào tuần đầu tiên của ngày lễ Phục Sinh. Và Seville và Malaga là hai địa điểm tổ chức lễ hội tuyệt vời nhất. Trong dịp lễ, các giáo sĩ địa phương sẽ thực hiện nghi thức chúa Giê – su về các nhà thờ lớn. Không khí náo nhiệt của lễ hội này chắc chắc khiến bạn “đứng ngồi không yên” đấy!

Lễ hội Las Fallas

Là lễ hội lửa lớn nhất của Tây Ban Nha, Las Fallas diễn ra tại Valencia và kéo dài trong 5 ngày trước ngày thánh Joseph. Đến với lễ hội này, bạn sẽ được thấy những ngọn lửa bùng cháy, sáng rực trong đêm. Ngọn lửa bốc cháy này được đốt từ những hình nhân khổng lồ mô phỏng các nhân vật nổi tiếng hay trong các câu truyện được dựng lên. Người dân địa phương tin rằng, đó là biểu tượng cho sự chiến thắng những khó khăn, tai họa mà thiên nhiên đem lại.

 lễ hội Las Fallas

Những hình nhân khổng lồ được dựng lên trong lễ hội Las Fallas (Ảnh: Internet)

Lễ hội San Fermin

San Fermin còn có tên là lễ hội bò đuổi Pamplona, một lễ hội truyền thống ở Tây Ban Nha diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 7. Trong dịp lễ, bắt đầu từ 8h sáng, người dân của thành phố Pamplona sẽ chạy trước những con bò đang điên cuồng. Họ sẽ phải né tránh những cú húc của những chú bò và chạy qua nhiều con phố khác nhau. Khi thắng cuộc, họ sẽ nhận được những tràn vỗ tay tán thưởng cho lòng can đảm.

Ngoài ra, còn có các lễ hội như: Feria của vùng Sevilla, lễ Giáng sinh và mừng năm mới…

Phong phú với nền ẩm thực Tây Ban Nha

Là một trong 10 quốc gia có nền ẩm thực lớn nhất thế giới, Tây Ban Nha nổi tiếng với những món được chế biến từ hải sản tươi như Bacalao, Chorizo, Ham… Hầu hết, trong các món ăn của đất nước này đều sử dụng dầu oliu và tỏi. Cùng với đó, nguyên liệu thường xuất hiện chính là cà chua, khoai tây, ớt xanh và hạt đậu.

Ham

Hay còn gọi là giăm bông, là loại thực phẩm được người Tây Ban Nha đánh giá có giá trị cao. Họ luôn sẵn sàng trả mức giá cao cho những miếng Ham chất lượng.

Bacalao

Đây được xem là tinh túy của ẩm thực Tây Ban Nha. Món cá tuyết muối phơi khô này có thể nấu với các nguyên liệu như: Dầu oliu, tỏi ; hành và tiêu; trộn với kem; rim với tỏi để làm thành một thứ nước xốt sền sệt.

Bacalao

Bacalao – món ăn tinh túy của Tây Ban Nha (Ảnh: Internet)

Cocidos

Là món hầm truyền thống, khá phổ biến tại Tây Ban Nha, Cocidos nhận được nhiều sự yêu thích. Món ăn này được làm từ rau khô, rau tươi với các loại thịt. Và tùy vào từng vùng miền khác nhau ở Tây Ban Nha món ăn ăn được biến tấu độc đáo với những tên gọi khác biệt như: Escudella (tên mà người Catalan dùng để gọi nó), Potaje (tên người Andalusia dùng gọi nó)…

Ngoài ra, Tây Ban Nha còn có các món ăn như: Tapas là món khai vị độc đáo của Tây Ban Nha, thường được phục vụ kèm với đồ uống hay Churro loại bánh bột dài chấm cùng chocolate; olla; guiso, estofado…

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về văn hóa của Tây Ban Nha thông qua những lễ hội và món ăn đặc sắc tại đây. Hãy cùng đón chờ và cùng khám phá ẩm thực những quốc gia khác trên thế giới thông qua các bài viết tiếp theo trên Cet.edu.vn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/am-thuc-tay-ban-nha

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

2 cách làm lẩu cá chép hấp dẫn và bổ dưỡng không thể bỏ qua

Lẩu là lựa chọn đầu tiên cho bữa ăn mỗi khi trời cuối năm trở lạnh. Trong đó, lẩu cá chép là một trong những món ăn hấp dẫn và có cách nấu đơn giản, nhanh chóng.

Lẩu là lựa chọn đầu tiên khi có các buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình hay người thân. Đặc biệt, khi trời bắt đầu thuyển thời tiết se se lạnh, các món lẩu lại càng được ưa chuộng. Lẩu cá nếu chế biến đúng cách sẽ không còn mùi tanh và ngon đặc trưng. Dưới đây sẽ là cách làm lẩu cá chép giòncách làm lẩu cá chép om dưa thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Chỉ vài bước thôi, bạn sẽ có ngay món ăn tuyệt vời, chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Lẩu cá chép giòn

Lẩu cá chép giòn

Lẩu cá chép giòn chua chua, cay cay (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cần có lẩu cá chép giòn

– 2kg cá chép giòn

– 300gr xương ống heo

– 500gr thịt bò

– 1-2kg nghệ

– 300gr dạ dày

– 500gr lòng non

– 5 miếng đậu phụ

– 500gr cà chua

– 2-3 quả me chua

– Hành lát, rau răm, thì là, gừng, ớt, chanh

– Rau diếp, cải và rau cần (bạn có thể tùy ý chuẩn bị các loại rau theo khẩu vị)

– Muối, hạt nêm, bột ngọt

Hướng dẫn cách làm món lẩu cá chép giòn thơm ngon

– Xương heo rửa sạch, luộc sơ qua với nước sôi rồi cho vào nồi để lọc sạch bẩn trong xương heo. Đổ nước vào nồi, đun sôi xương ống heo tiếp tục cho ngọt nước. Sau đó, vớt bỏ bọt cho nước dùng xương trong đẹp.

– Cá chép giòn rửa sạch, sau đó cạo sạch vảy, cắt khoanh vừa ăn, đem ướp cùng với gừng.

– Ớt hành, rau răm thái nhỏ.

– Thịt bò thái mỏng ướp vài lát gừng thái chỉ.

– Lòng non, dạ dày làm sạch thái miếng vừa ăn.

– Nghêu rửa sạch bày lên đĩa.

– Rau các loại rửa sạch để ráo, đậu hũ thái miếng, cà chua bổ múi cau.

– Đặt một chiếc chảo lên bếp, đun dầu nóng già, phi thơm hành với cà chua. Sau đó, cho cà chua vào nồi nước dùng xương vừa nấu là xong.

Để có nồi nước dùng ngọt nước và có vị chua cay hợp với món lẩu cá, bạn nên hầm xương heo với xương cá, sau đó cho thêm me chua cùng vài cái nấm hương, cà chua xào sơ với gia vị cho vừa miệng. Khi nồi nước dùng chín, đổ vài nồi lẩu, bày lên mâm cũng các món nhúng kèm là bạn đã có ngay món lẩu các chép giòn thơm ngon rồi.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng qua món tiếp theo là món lẩu cá chép om dưa nhé.

Lẩu cá chép om dưa

Lẩu cá chép om dưa

Lẩu cá chép om dưa chua chua ngon tuyệt (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu lẩu cá chép om dưa

– 1 con cá chép khoảng 1,5kg

– 0,4kg sườn non

– 1 chén dưa chưa

– Giấm bỗng

– Cà chua, sả, gừng

– Hành khô, hành lá, thì là, ớt tươi

– Các loại rau sống

– Mắm muối, bột ngọt, tiêu

– 1kg bún

Cách làm lẩu cá chép om dưa

Bước 1: Sơ chế cá chép và dưa chua

– Dưa chua mua về rửa sạch, vắt bớt nước cho đỡ chua.

– Cà chua rửa sạch, thái múi cau.

– Cá chép rửa sạch, cạo vảy, khía vài đường ở hai bên mình, cho gia vị, sả, gừng băm nhỏ vào ướp trong tầm 30 phút.

Bước 2: Nấu lẩu cá chép om dưa

– Sườn chặt khúc nhỏ, trần qua nước sôi để khử mùi hôi.

– Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu, thả hành khô vào phi thơm, rồi cho cà chua, sườn và dừa chua vào đảo qua. Bạn nêm một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi và cho nước đủ ăn vào nồi, vặn to lửa đun sôi. Ninh trong tầm 30 phút với lửa nhỏ để nước ngọt.

– Sau khi cá đã ướp trong 30 phút, bạn cho lên chảo rán qua để cá dậy mùi thơm nhé.

– Tiếp theo, cho cá vào nồi lẩu, đổ nồi nước ninh sườn, dưa vào chung. Ninh tới khi thấy nước ngọt, cá chín, dưa nhừ thì cho giấm bỗng vào với lượng tùy ý.

– Cuối cùng cho hành lá, thì là vào nồi.

Món lẩu cá chép giòn hay lẩu cá chép om dưa đều ăn nóng, nhúng kèm với bún và rau sống thì mới cảm nhận hết được vị ngon mà món ăn mang lại. Với 2 cách làm này, chắc chắn bạn đã nhanh chóng có món lẩu ngon cho cả nhà thưởng thức. Chúc bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/lau/lau-ca-chep

Bật mí kinh nghiệm kinh doanh quán lẩu thành công

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Kinh nghiệm cần biết nếu muốn kinh doanh đồ ăn nhanh thành công

Cutlery là gì? Bộ cutlery đầy đủ có trên bàn tiệc Âu và công dụng

Nếu là nhân viên phục vụ thì chắc chắn bạn đã thường xuyên nghe đến thuật ngữ “Cutlery”. Vậy Cutlery là gì? Cutlery bao gồm những gì và chức năng của từng loại như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Phục vụ bàn là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ và có kiến thức sâu rộng về công cụ dụng cụ để đáp ứng được nhu cầu ăn uống của thực khách. Vì thế, nhân viên phục vụ cần phải nắm rõ chính xác các khái niệm về công cụ, dụng cụ để biết cách sắp xếp, trình bày, trang trí bàn tiệc, bàn ăn trong nhà hàng.

Cutlery là gì?

Cutlery thường được sử dụng trong bàn tiệc Âu (Ảnh: Internet)

Cutlery là gì? Điểm danh những công cụ, dụng cụ trên bàn tiệc

Dù là nhân viên phục vụ hay là khách hàng thì chắc chắn bạn đã từng chạm qua thứ gọi là Cutlery rồi đấy. Cutlery là tên gọi chung của dụng cụ cầm tay bằng kim loại gồm: dao, muỗng, nĩa. Cutlery thường được sử dụng để chuẩn bị, phục vụ thức ăn trong văn hóa phương Tây. Cutlery rất đa dạng về kích cỡ và chức năng. Tiêu biểu như sau:

– Muỗng món chính (20,5cm): Dùng cho món chính hoặc pasta

– Dao món chính (20,5cm): Dùng cho món thịt, món chính

– Dao phục vụ bánh (25cm): Dùng cho các loại bánh kem, bán nướng to và dày tại quầy buffet

– Dao ăn thịt (22,5cm): Dao mũi nhọn và răng cưa dùng để cắt thịt

– Nĩa món chính (20,5cm): Dùng cho món chính, thịt hoặc pasta

– Muỗng ăn súp trong (18cm): Dùng cho các loại súp trong theo kiểu Âu (consomme soup)

– Muỗng ăn tráng miệng (18cm): Dùng cho món tráng miệng

Muỗng ăn tráng miệng

Muỗng ăn tráng miệng (Ảnh: Internet)

– Nĩa ăn tráng miệng (18cm): Dùng cho các món tráng miệng

– Dao ăn tráng miệng (20,6cm): Dùng cho món tráng miệng

– Muỗng tráng miệng loại nhỏ (15,5cm): Dùng cho món bánh ngọt Á và Âu

– Muỗng café (14cm): Dùng khi uống café

– Muỗng café loại nhỏ (12cm): Dùng khi uống café expresso

– Nĩa ăn cá (19,1cm): Dùng cho các món cá

– Dao ăn cá (20,8cm): Dùng cho các món cá

Dao ăn cá

Dao ăn cá (Ảnh: Internet)

– Muỗng múc sốt (17,3cm): Thường dùng kèm với chén sốt

– Muỗng khuấy dài (18,5cm): Dùng cho thức uống có ly cao và cần khuấy

– Dụng cụ phục vụ xà lách (20,3cm): Thường dùng để kẹp xà lách trong tiệc buffet

– Dụng cụ kẹp bánh (28cm): Dùng để gắp bánh trong tiệc buffet

– Dụng cụ gắp thức ăn (25-30cm): Dùng gắp thức ăn ở quầy buffet

– Đồ kẹp cua, ghẹ (15cm): Dùng để kẹp cua, ghẹ

– Đồ kẹp hạt (15cm): Dùng để kẹp hạt óc chó, mắc ca…

– Dao ăn bơ (13,8cm): Dùng để ăn bơ và phô mai

– Vá múc súp lớn (28cm): Thường được dùng trong nhà bếp

– Vá múc súp nhỏ (19,3 cm): Thường được dùng trong các món súp trong quầy tiệc buffet

– Bộ dụng cụ ăn trứng cá: Bao gồm gao, muỗng, nĩa bằng xà cừ

– Dụng cụ quét vụn thức ăn (15cm): Dùng quét vụ bánh mì và vụn thức ăn khô trên bàn

– Đèn hâm nóng thức ăn: Dùng để giữu nóng thức ăn như các món bò nướng, gà… trong tiệc buffet

Cutlery rất đa dạng. Các công cụ đều chuẩn xác đến từng milimet và có chức năng rất rõ ràng. Do đó, nếu bạn muốn làm việc trong nhà hàng cao cấp thì chắc chắn bạn phải khẩn trương bổ sung hiểu biết của mình.

Học kiến thức phục vụ bàn và kỹ năng ngành Quản trị Nhà Hàng – Khách Sạn ở đâu tốt?

Khóa Quản trị Nhà Hàng – Khách Sạn tại CET – trường Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM là một trong những địa chỉ nhiều người quan tâm hiện nay. Tại đây, sinh viên được học đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp như set up bàn tiệc, phục vụ bàn, tư vấn thực đơn, chế biến món ăn Á Âu, thanh toán hóa đơn theo nhiều hình thức…

Bên cạnh đó, sinh viên còn được học kiến thức về kỹ năng mềm, quản lý, phục vụ cho mục tiêu thăng tiến tương lai như Quản trị ẩm thực, Quản trị nhân sự, Quản trị thương hiệu… Song song đó, bạn còn được tham gia các chương trình giao lưu ngoại khóa, các buổi tọa đàm, tham quan thực tế… để có cái nhìn thực tiễn cũng như tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức ngay từ khi còn đang theo học.

Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, bạn được cấp bằng Trung cấp Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn do Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội cấp, có giá trị trên toàn quốc và được hỗ trợ giới thiệu việc làm, thực tập tại các doanh nghiệp uy tín.

Để biết chi tiết về khóa học, lịch học, lịch khai giảng, bạn vui lòng để lại liên hệ bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6552 (Miễn phí cước gọi).



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/cutlery-la-gi

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Cách nấu chè khoai môn ngon và béo ngậy như ngoài quán

Bên cạnh chè bưởi, chè thái thanh mát thì chè khoai môn dân dã cũng luôn luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng và là món ăn được mọi người yêu thích nồng nhiệt. Với những cách nấu chè khoai môn ngon sau đây, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của khoai môn, dẻo dẻo thơm thơm của nếp và đậu xanh, cùng vị béo ngậy của nước dừa tạo nên mùi vị hấp dẫn vô cùng.

Chè khoai môn với nếp

Chè khoai môn với nếp

Cách nấu chè khoai môn với nếp (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chè khoai môn với nếp

– 300gr khoai môn hoặc khoai sọ

– 150gr nếp ngon

– 300gr dừa

– 100ml sữa tươi

– 1 ít nước cốt lá dứa (bạn có thể mua lá dứa tươi về tự làm nước cốt)

– 170gr đường

Hướng dẫn cách làm chè khoai môn nấu nếp

Bước 1: Sơ chế nếp và nguyên liệu

– Nếp đem ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm qua đêm cho nở.

– Khoai sọ gọt hết vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành miếng cỡ bằng ngón tay hoặc kích thước vuông tùy ý bạn, sau đó thả vào thau nước ngâm khoảng 2 tiếng rồi vớt ra rổ để ráo nước.

– Nếu khoai sọ nhớt và gây ngứa bạn cần rửa sơ qua nước muối rồi xả lại cho sạch, còn nếu bạn dùng khoai môn thì không cần rửa muối.

Bước 2: Sơ chế khoai môn

– Sau đó, bạn cho khoai vào nồi cùng với 70gr đường và 100ml sữa tươi. Đây là cách để tăng vị ngọt, béo cho khoai. Và quan trọng là khi chè chín nước cốt và khoai đều có vị ngọt tương đồng chứ không chỉ ngọt nước nhưng khoai lại nhạt.

– Tiếp theo, đặt nồi lên bếp nấu cho koai chín rồi tắt bếp. Bạn có thể thêm vài hạt muối để cho khoai đậm đà hơn.

Bước 3: Nấu gạo nếp

– Dừa sau khi mua về hoặc nạo xong thì bỏ vào 500ml nước ấm, dùng khăn vắt nước cốt đàu để riêng. Lấy thêm 400ml nước tiếp tục vát lấy nước dão rồi dùng nước dão dừa đổ vào nồi nấu chung với gạo nếp.

– Khi nếp chín bạn cho thêm 100gr đường cùng với nước cốt lá dừa bỏ vào nồi rồi tạo nên mùi thơm đậm đà của nếp.

– Để hạt nếp dẻo đều và ngon hơn khi nấu chè, bạn có thể tán cho hạt nếp nhuyễn sơ qua nhé.

Bước 4: Tiến hành nấu chè khoai môn nếp

– Đun gạo nếp với lửa cho cho toàn bộ nếp nở đều, sánh mịn thì cho toàn bộ khoai môn vừa luộc ở trên vào. Nêm thêm ¼ muỗng café muối và 300ml nước dừa vắt lần đầu vào nấu cùng, dùng vá khuấy đều, nhẹ nhàng.

– Khi thấy khoai được trộn đều với nếp thì đun chừng vài phút cho khoai thấm đường thì tắt bếp.

– Khi nếp chín đều thì bỏ toàn bộ khoai đã nấu chín với ¼ thìa café muối, 300ml nước dừa lần đầu nấu chè, quậy nhẹ một lúc cho khoai và nếp lẫn đều là xong.

Bước 5: Làm nước cốt dừa

– Bạn bỏ 200ml nước dừa vào nồi cùng 30gr đường, ¼ thìa café muối, ½ thìa bột gạo vào khuấy đều, chờ cho nước dừa vừa sôi thì tắt bếp, để nguội.

– Khi ăn thì múc một chén chè nhỏ, rưới nước cốt dừa lên trên là thưởng thức thôi.

Chè khoai môn đậu xanh

Chè khoai môn đậu xanh

Cách nấu chè khoai môn đậu xanh (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chè khoai môn đậu xanh

– 500gr khoai môn cao

– 150gr đậu xanh cà sẵn

– Lá dứa

– Nước cốt dừa

– Đường

– Nước lọc

Hướng dẫn cách làm chè khoai môn đậu xanh

Bước 1: Sơ chế khoai môn và đậu xanh

– Khoai môn các bạn đem đi gọt cho thật sạch vỏ, rửa sạch nhiều lần, luộc cho chín nhừng trong ra ngoài rồi thái ra thành từng khối ô vuông sao cho vừa ăn.

– Những cọng lá dứa bạn cũng đem rửa sạch rồi buộc lại thành bó rồi để riêng ra đó nhé.

– Đậu xanh cà đem đi trút hết ra thau nước lạnh sạch, ngâm đậu trong chừng cỡ 15 phút, vớt hết tất cả đậu xanh ra rổ, đem đi đun với nước lọc sạch.

Bước 2: Nấu chè khoai môn đậu xanh

– Cho tiếp 1 phần lá dứa vào nồi đậu xanh nấu chung cho tới khi đậu đã được đun chín mềm lên, cho đường vào sao cho hợp khẩu vị. Sau đó, nấu sôi lần nữa, bạn nhớ là đậy nắp vung nồi nhé.

– Tiếp tục cho phần của khoai môn cao này vào nồi, khi chè khoai môn đậu xanh sôi lên thì tắt bếp ngay là được.

Như vậy, bạn đã hoàn thành cách nấu chè khoai môn ngon với nếp và đậu xanh rồi. Cả 2 món ăn này đều ngon khi ăn nóng và lạnh. Nếu ăn lạnh, bạn có thể nêm nếm đường cát trắng hoặc nước cốt dừa ngọt béo vào để khi bỏ nước đá bào vào sẽ không thấy bị nhạt nhé. Cùng cả nhà thưởng thức 2 món chè siêu ngon này thôi nào! Và đừng quên xem thêm cách làm các món chè ngon khác nữa nhé.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-khoai-mon

Cách làm món lòng xào nghệ chuẩn vị miền Trung

Lòng heo xào nghệ là món ăn dân dã nhưng hết sức thơm ngon và quen thuộc trong bữa cơm của người miền Trung. Với cách làm món lòng xào nghệcách làm bún lòng xào nghệ chuẩn vị sau đây, chắc chắn sẽ khiến cả gia đình bạn vô cùng thích thú.

Vào những ngày trời se lạnh vào dịp cuối năm, nhiều người lại có thói quen tìm đến một hàng quán ăn món gì đó mằn mặn và nóng hổi. Lòng xào nghệ tươi có lẽ cũng là món ăn mà nhiều người mê mẩn. Khi ăn, dùng kèm với bánh đa nướng giòn, cắn vào vừa rùm rụm vừa sần sật, vừa ăn vừa rôm rả chuyện trò sẽ cho bạn khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu chưa tiện ra đường hôm nay, bạn vẫn có thể tự tay làm món lòng xào nghệ tuyệt ngon cho cả nhà nhâm nhi cũng là một ý tưởng khá lý tưởng đó chứ. Nào còn chờ gì nữa, hãy làm theo hướng dẫn của Cet.edu.vn ngay bây giờ nhé.

Món lòng non xào nghệ

lòng non xào nghệ

Lòng non xào nghệ (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu lòng xào nghệ

– 3 lạng lòng non tươi ngon

– 1 củ nghệ tươi

– 1 bó rau răm

– 1 củ hành tây

– Lạc rang, hạt tiêu

– Nước nghệ tươi

– Vài trái ớt, tỏi

– Hạt nêm, muối, đường, mì chính

Cách làm lòng xào nghệ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Tỏi băm nhỏ.

– Hành tây bóc vỏ, thái hình múi cau.

– Ớt bỏ cuống, rửa sạch, đập dập.

– Nghệ trái đem cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.

Bước 2: Mẹo làm sạch lòng non

Lòng non sau khi mua về các bạn phải làm sạch sau đó đem đi chế biến. Tuy nhiên, để loại bỏ chất bẩn hoàn toàn thì bạn hãy lấy củ hành nguyên cho vào bên trong lòng rồi tuồn hết khúc lòng cho sạch bên trong. Sau đó, cho muối vào lòng rồi bóp thật sạch, rửa lại với nước, sau đó cho thêm chút rượu trắng vào lòng rửa sạch lần nữa. Với cách làm này thì lòng vừa sạch mà còn khử được mùi hôi khó chịu sau khi chế biến nữa đấy.

Bước 3: Làm món lòng non xào nghệ

– Sau khi làm sạch, bạn cho lòng vào nồi luộc, luộc tới khi lòng vừa chín đến thì chuẩn bị sẵn 1 tô nước lạnh rồi vớt lòng non đã luộc thả vào đây để lòng vừa giòn và không bị thâm đen. Bạn lưu ý là luộc lòng vừa đủ chứ không nên luộc lâu quá lòng sẽ khô và dai mất đi độ thơm ngon của lòng.

– Vớt lòng ra, thái thành miếng có độ dài vừa phải.

– Nghệ tươi rửa sạch, gọt sạch vỏ, cho vào cối giã nhỏ rồi chia nghệ làm 2 phần. 1 phần để nguyên để khi xào cho vào phần còn lại đem vắt lấy nước nghệ rồi cho vào trong số lòng non đã thái.

– Nêm thêm gia vị: muối, hạt nêm, đường 1 lượng vừa đủ để ướp lòng trong 15 phút.

– Hành tây bóc vỏ ngoài rửa sạch, thsai thành lát mỏng, rau răm nhặt và rửa sạch rồi thái nhỏ.

– Tỏi vóc vỏ rồi băm nhỏ.

– Tiếp theo, đặt chảo lên bếp rồi cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun cho thật nóng, cho tỏi và phần nghệ còn lại vào phi thơm, sau đó cho lòng heo xào thêm khoảng 1 phút nữa.

– Nêm lại gia vị cho vừa ăn với nước mắm, đường, bột ngọt.

– Thả hành tây, rau răm đã thái vào chảo đảo đều chừng 20-30 giây thì tắt bếp.

Bún lòng xào nghệ

Bún lòng xào nghệ

Bún lòng xào nghệ (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu bún lòng xào nghệ

– 300gr bún tươi

– 2 hoặc 3 củ nghệ tươi

– 300gr núm đuôi heo

– 50gr gan lợn

– Miếng huyết heo

– Hành tây, rau răm, hẹ, ớt

– Muối, hạt nêm, tiêu

-Dầu ăn

Cách làm bún lòng xào nghệ miền Trung chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Núm đuôi heo cho muối vào chà sạch chất bẩn và nhớt rồi xả lại nhiều lần dưới vòi nước lạnh. Để núm đuôi heo hết hẳn mùi hôi, bạn cho thêm chút rượu trắng vào rửa thêm.

– Sau đó, đem núm đuôi heo trụng sơ qua nước sôi rồi thái thành từng miếng vừa ăn chừng 5-10mm.

– Rửa sạch gan heo, thái mỏng.

– Huyết heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

– Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái mỏng.

– Ớt rửa sạch, thái lát mỏng.

– Rau răm rửa sạch, băm nhỏ.

– Hẹ rửa sạch, thái chừng 5cm.

– Nghệ rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn rồi chia thành 3 phần bằng nhau.

– Bún tươi cắt thành từng đoạn chừng 5-10cm.

Bước 2: Cách làm

– Chuẩn bị 1 chảo lớn, đổ 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đun nóng già rồi phi thơm hành khô.

– Cho gan, núm đuôi heo vào chảo, nêm thêm gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt, đảo đều tay cho phần gan và núm đuôi lợn săn lại rồi cho huyết heo vào đảo nhẹ tay.

– Trút 2 phần nước nghệ đã chuẩn bị vào chảo rồi đảo đều tay.

– Cho rau răm, hẹ, hành tây vào. Sau đó cho thêm bún vào xào sơ qua, nêm nếm lại gia vị.

– Hạ nhỏ lửa, cho bún vào xào sơ qua rồi trộn các nguyên liệu lại với nhau, đảo nhẹ nhàng chừng 2-3 phút nữa thì tắt bếp.

– Cho bún ra đĩa, thêm 1 ít ớt tươi khoanh mỏng, tiêu, hẹ cùng rau răm và phần nghệ tươi còn lại là dọn ra thưởng thức thôi.

Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm lòng xào nghệ cho món bún lòng xào nghệ của miền Trung. Lòng  giòn giòn sần sật và đậm đà. Chúc bạn và gia đình thưởng thức ngon miệng nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xao/long-xao-nghe

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Đánh bay nồi cơm với cách nấu cá lóc kho nghệ tươi thơm phức

Với cách làm cá lóc kho nghệ tươi thơm ngon, vàng ươm đẹp mắt và đậm đà ăn với cơm trắng thì chẳng còn gì hấp dẫn bằng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và điều độ là một trong những yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì thế, bên cạnh ăn ngon, bạn cũng cần thay đổi thực đơn cho bữa ăn gia đình, vừa để tạo không khí vui tươi, vừa bồi bổ cho sức khỏe cho mọi thành viên. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi vào bếp với chia sẻ cách làm cá lóc kho nghệ tươi chỉ với vài bước làm đơn giản nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu món cá lóc kho nghệ

– 1 con cá lóc sống vừa ăn

– 1 củ nghệ to

– 1 củ gừng

– Lá gừng tươi

– Hành tím, ớt sừng, tiêu bột

– Nước mắm ngon, muối ăn, đường trắng, bột ngọt

– Rượu trắng

cá lóc

Chọn những con cá lóc tươi ngon để có được món cá kho đúng chuẩn nhé
(Ảnh: Internet)

Cách làm cá lóc kho nghệ

Bước 1: Sơ chế cá lóc và nguyên liệu

Cá lóc mua về đem làm sạch bằng cách lấy con dao nhỏ mũi nhọn cạo sạch vảy trở lại. Dùng rượu gạo chà xát lên thân cá, làm sạch tất cả phần nhơn nhớt của cá lóc đi. Rửa cá trở lại cho thật sạch nhiều lần với vòi nước. Xắt cá thành các lát vừa ăn rồi cho vào tô.

Lưu ý khi chọn cá: bạn nên chọn những con có kích cỡ vừa vì cá lóc nhỏ sẽ có thịt dai ngọt vừa ăn. Cá cỡ nhỏ quá thì nhiều xương và thịt sẽ nhũn nhũn không dai ngon. Ngược lại nếu như cá lớn quá thì thịt bị bở, xương lại rất cứng không ngon. Nên chọn những con cá có lớp da bóng, đặc biệt là cá cần tươi sống.

– Gừng, nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng.

– Hành khô lột vứt vỏ đi băm và đập dập.

– Dùng một cái cối to, giã theo thứ tự từ tiêu, nghệ, gừng, ớt. Cần giã trong một cối đầy nhé mọi người.

– Là gừng tươi rửa thật sạch, cắt thành từng sợi ra.

Bước 2: Ướp cá và kho cá

– Bây giờ lấy tô cá ra, đổ hỗn hợp vừa giã trong cối vào, nêm thêm gia vị: muối, nước mắm, đường và dầu ăn, đảo đều cho cá lóc được ngấm đều gia vị.

– Khi cá đã ngấm gia vị, bạn bắc nồi lên trên bếp, cho nồi nóng lên sau đó đổ dầu vào, dầu nóng cho 1 chút đường cát vào và để làm caramen. Mục đích là để khi kho, cá sẽ có màu đẹp bắt mắt. Sau đó cho hành tím vào phi thật thơm nhé.

– Khi hành vàng thơm, trút tô cá lóc vừa tẩm ướp vào kho. Kho cho tới khi thịt cá lóc săn lại, bạn tiếp tục đổ ca nước sôi vào xấp xỉ thịt cá, đậy nắp lại.

– Khi kho, bạn giữ lửa liu riu tới khi cạn sệt phần nước lại là được.

– Cuối cùng, bạn nêm nếm trở lại một lượt nữa cho vừa miệng rồi nhấc xuống. Như vậy, nồi cá lóc kho nghệ của chúng ta đã hoàn tất rồi.

Cá lóc kho nghệ

Cá lóc kho nghệ đậm đà ngon cơm(Ảnh: Internet)

Giờ chỉ cần cho cá lên dĩa, trang trí thêm chút ngò mùi, tiêu bột là có thể sử dụng chung với cơm trắng là tuyệt vời nhất. Khi ăn, phần nước cá kho chấm với rau luộc, sau sống lộn xộn cũng ngon miệng vô cùng.

Yêu cầu món cá lóc kho nghệ

– Để món cá lóc kho nghệ ngon, bạn phải sơ chế cá thật sạch, không còn vảy cá.

– Cá lóc phải thấm đều gia vị, không ngửi thấy mùi tanh, quan trọng là hương thơm đặc trưng của nghệ tươi.

– Tuy nhiên, gừng tươi và nghệ bạn cũng nên cho vừa phải, đừng nên lạm dụng nếu không muốn làm mất đi vị thơm của cá lóc hoặc khi ăn có vị đắng.

– Cá lóc kho nghệ ngon nhất là ăn lúc còn nóng, ăn chung với cơm nóng thì càng tuyệt vời hơn.

Vừa rồi, Chuyên mục món kho vừa chia sẻ đến bạn cách làm cá lóc kho nghệ tươi. Cá lóc kho nghệ là món khá dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, đặc biệt bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Cá kho chín mềm, vàng ươm, ngọt tự nhiên từ thịt cá và nghệ tươi.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng bổ máu, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Thế nên, hãy nhanh tay vào bếp chế biến món ăn này cho cả nhà thưởng thức đặc biệt là cho vào thực đơn an thai của mẹ bầu nhé. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/kho/ca-loc-kho-nghe

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...