Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Kỹ năng và nghiệp vụ lễ tân văn phòng cần có

Nếu bạn đã biết qua kỹ năng và nghiệp vụ của lễ tân nhà hàng – khách sạn trong bài viết trước của CET rồi thì đến với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về một khía cạnh tương tự: kỹ năng và nghiệp vụ lễ tân văn phòng. Mời bạn theo dõi nhé.

Cũng giống như lễ tân nhà hàng – khách sạn, lễ tân làm việc trong văn phòng cũng có những nghiệp vụ – kỹ năng đặc biệt và là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ thường chú trọng đến quá trình tuyển dụng và đào tạo một lễ tâm chuyên nghiệp phục vụ cho doanh nghiệp của mình. Bởi đây không chỉ là đại diện cho bộ mặt của công ty, doanh nghiệp, một tổ chức, tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đối tác, người có nhu cầu tìm hiểu mà còn giúp quá trình làm việc và hợp tác trở nên thuận lợi hơn, suôn sẻ hơn. Vậy công việc của nhân viên văn phòng là gì, nghiệp vụ lễ tân văn phòngkỹ năng lễ tân văn phòng ra sao?

Công việc và nhiệm vụ của nhân viên lễ tân văn phòng

Đón tiếp khách

Việc đón tiếp khách là công việc đầu tiên của lễ tân văn phòng. Sau khi làm các thủ tục như chảo hỏi, ghi tên…, lễ tân cần phải trang bị các vật dụng cần thiết, bố trị sạch sẽ lịch sự để đón tiếp khách.

Nhân viên lễ tân phải thông báo cho thư ký biết những khách đang có kịch hẹn hoặc ngồi chờ và hướng dẫn họ đến văn phòng. Nhiều trường hợp đặc biệt thư ký hay trực tiếp lãnh đạo phải ra tận nơi để đưa khách vào.

nhiệm vụ của nhân viên lễ tân

Đón tiếp khách là công việc quen thuộc của một lễ tân văn phòng
(Ảnh: Internet)

Tiếp khách qua điện thoại

Thông thường, khách hàng gọi tới cơ quan, công ty, lễ tân là người đầu tiên họ tiếp xúc, vì thế nếu lễ tân có kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ niềm nở đó sẽ là ấn tượng ban đầu dành cho khách hàng. Qua đó, lễ tân có thể sử dụng ngữ điệu và lựa chọn các từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, thái độ mà mình muốn thể hiện. Qua đó, lễ tân thực hiện các công việc như:

– Trả lời các cuộc điện thoại đến từ bên ngoài hoặc nội bộ doanh nghiệp.

– Thực hiện các cuộc gọi

– Chuyển cuộc gọi

– Duy trì cuộc gọi

– Thực hiện lời nhắn

Xử lý các phàn nàn, thắc mắc của khách hàng

Đây là tình huống một nhân viên lễ tân thường gặp đó là khách hàng đến doanh nghiệp không phải để làm việc mà là để than phiền về chất lượng sản phẩm dịch vụ, các nhân viên hoặc một công việc nào đó. Lúc này, người lễ tân phải biết kỹ năng lễ tân văn phòng đối đáp, đáp ứng những lời phàn nàn của khách hàng và giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết một cách ổn thỏa. Đặc biệt, nếu các vị khách này không hẹn trước nhưng đến doanh nghiệp và nhất định đòi gặp được lãnh đạo hoặc nhân viên quan trọng khác với thái độ cáu kỉnh và thô lỗ.

Cách ứng xử tốt nhất trong trường hợp này là nhân viên lễ tân phải bỏ qua thái độ đó của khách hàng, giữ sự bình tĩnh, lịch sự và chăm chú nghe lời phàn nàn, bày tỏ thái độ thông cảm với khách hàng. Ở đây, có hai trường hợp:

– Nếu nằm trong phạm vi giải quyết, thuộc thẩm quyền trả lời và giải đáp thì nhân viên lễ tân cần phải cho khách câu trả lời ngay.

– Nếu đó là những phàn nàn chưa thể giải quyết ngay được, nhân viên lễ tân không tự ý giải quyết mà phải ghi chép lại đầy đủ và tác nghiệp với các bộ phận có thể giải quyết trong công ty để giải quyết nhanh và thấu đáo nhất cho khách hàng.

Tiếp đãi khách

Tiếp – đãi khách là công việc quen thuộc của một nhân viên lễ tân. Trong các cuộc họp hoặc các cuộc tiếp đãi khách của công ty, doanh nghiệp, lễ tân thường sẽ đảm nhận nhiệm vụ dưới 3 hình thức như sau:

– Tiếp nước trà: là hình thức giải khát thông thường mà bất cứ khách hàng nào. Bạn phải chuẩn bị nước sôi, nước lọc, trà và ấm chén sạch sẽ. Nhân viên cần biết cách pha trà.

– Tiếp nước giải khát: Trong một số trường hợp cụ thể, ngoài nước trà có thể tiếp khách bằng nước giải khát. Ở nước ta thì hiện nay các loại nước giải khát sử dụng phổ biến là nước hoa quả, cà phê, nước chanh, nước ngọt hoặc bia… tùy vào thời tiết, từng thời điểm và tùy trường hợp mà bạn cần đưa ra loại thức uống thích hợp.

– Tiếp rượu: Trong những dịp quan trọng hoặc đặc biệt, người ta sẽ sử dụng rượu vang hoặc rượu mạnh. Vì vậy, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình kỹ năng tiếp rượu đúng chuẩn với những loại ly, dụng cụ mở nút chai, kèm theo chút thức ăn nhẹ phù hợp.

Đặt tiệc

Ngoài ra, nhân viên lễ tân cần phải đảm đương nhiệm vụ đặt tiệc đãi khách theo các phong cách: Âu, Á, tiệc đứng, tiệc ngồi. Nhân viên phải vận dụng sự khéo léo, khả năng ứng xử và những hiểu biết của mình để làm hài lòng khách hàng, để lại ấn tượng tốt cho doanh nghiệp của mình.

Truyền đạt thông tin đến Ban lãnh đạo

Nhân viên lễ tân còn có nhiệm vụ truyền đạt thông tin tới Giám đốc các phòng, ban liên quan. Nhận thông tin từ phòng ban đến cho tổng giám đóc.

Những kỹ năng cần có của một nhân viên lễ tân văn phòng

Chỉn chu về hình thức

Chỉn chu về hình thức

Chỉn chu là yêu cầu bắt buộc đối với các nhân viên lễ tân. (Ảnh Internet)

Đối với lễ tân văn phòng, hình thức luôn chỉn chu là yêu cầu bắt buộc. Hình thức có thể là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc với lễ tân như: nụ cười thân thiện, trang phục gọn gàng, thể hiện tác phong nhanh nhẹn và khéo léo.

Thành thạo và am hiểu các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ

– Đón tiếp khách: Nhân viên lễ tân phải có thái độ ân cần, chu đáo, thân thiện để khashc hàng cảm thấy thoải mái nhất. Và đặc biệt, lễ tân cần phải có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hoặc một ngoại ngữ mà doanh nghiệp sử dụng.

– Xử lý công văn: Bộ phận lễ tân là đầu mối nhận các văn thư đến và văn thư đi của cơ quan. Vì vậy, bạn phải có các nghiệp vụ lễ tân văn phòng như: xử lý các văn bản, lưu trữ, biết cách sử dụng máy tính, thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, photo…

– Chuẩn bị phòng họp: Đăng ký, quản lý, tránh trùng lịch, hỗ trợ hậu cần, chỗ ngồi, chuẩn bị nước uống khi có nhu cầu.

Thái độ làm việc

Với những vị trí khác thì năng lực làm việc của nhân viên là quan trọng nhất, còn vị trí lễ tân, thái độ làm việc lại được đặt lên hàng đầu. Một lễ tân cần phải có những kỹ năng cụ thể như sau:

– Phản ứng nhanh nhạy và khả năng giải quyết các tình hống phát sinh thật tốt.

– Bình tĩnh ngay cả khi khách hàng nổi nóng, bởi chỉ cần một câu nói nóng giận của lễ tân đủ để khách hàng từ chối hợp tác.

– Lịch sự, niềm nở, ân cần và biết cách gây thiện cảm với người đối diện.

– Không góp mặt vào những câu chuyện phiếm, đàm tiếu, tiết lộ bí mật thông tin của nhân viên và của công ty…

Với những kỹ năng lễ tân văn phòng nghiệp vụ lễ tân văn phòng như trên thì lễ tân là vị trí vô cùng quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, các nhà tuyển dụng luôn tuyển dụng nhân viên lễ tân rất kỹ lưỡng, được đào tạo tốt, có chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức cao trong công việc, thậm chí đưa ra những tiêu chuẩn tuyển chọn rất cao, có vốn ngoại ngữ từ trình độ khá trở lên. Tương ứng đó cũng là mức lương xứng đáng.

Vì vậy nếu muốn đảm nhận vị trí này, bạn đừng quên trau dồi và học hỏi tốt những yêu cầu của nhân viên lễ tân khách sạn mà các nhà tuyển dụng yêu cầu nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/le-tan-van-phong

Những chương trình khuyến mãi (marketing) cho nhà hàng khách sạn

Khuyến mãi là hình thức ưu đãi được sử dụng phổ biến, giúp cho nhà hàng – khách sạn tạo được sức hút đối với khách hàng, cũng như tăng doanh thu đáng kể. Tuy nhiên, những chương trình khuyến mãi nhà hàng, khách sạn nào nên áp dụng để có hiệu quả trong kinh doanh nhất?

Trong thời buổi cạnh tranh xuất hiện ở mọi ngành nghề, đặc biệt kinh doanh lĩnh vực nhà hàng – khách sạn luôn đặt ra thách thức lớn cho các ông chủ. Họ phải luôn tìm kiếm các ý tưởng quảng bá mới và sáng tạo cho ngành dịch vụ của mình. Các ngành đang có tỉ lệ cạnh tranh rất cao và luôn có khả năng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Và dĩ nhiên, sẽ không có bất kì biện hộ nào cho việc giảm số lượng khách hàng và thiếu các ý tưởng sáng tạo mới trong marketing. Ngược lại, nếu bạn lên được kế hoạch và các ý tưởng khuyến mãi thì bạn sẽ cần tốn thời gian, nhưng kết quả đạt được chắc chắn xứng đáng.

chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho nhà hàng, khách sạn
(Ảnh: Internet)

Trong bài viết này đề cập đến những chương trình khuyến mãi dành cho các nhà hàng, khách sạn dễ thực hiện.

Chương trình khuyến mãi (marketing) dành cho nhà hàng

Chăm sóc nhóm khách hàng tiềm năng tại các công ty hàng xóm của bạn

Bạn hãy bắt đầu lựa chọn một vài công ty và nhóm khách mục tiêu quanh khu vực bạn kinh doanh. Hãy sắp xếp thời gian ghé thăm và chăm sóc họ. Giới thiệu nhà hàng của bạn với cấp quản lý, giám đốc nơi đó và đưa ra các lời mời đặc biệt về chương trình khuyến mãi dành riên cho họ. Bạn có thể sử dụng mã code riêng có tên công ty hoặc voucher co tới khi họ ghé nhà hàng hoặc đặt giao hàng. Hãy nói chuyện và để lại menu/leaflet cùng lời mời thân ái.

Thiết kế leadflets với các ưu đãi đặc biệt

Leaflets là các offer kích cầu được thể hiện chuyên nghiệp, nhỏ vừa đủ để gấp trong ví. Đừng thiết kế khổ lớn và đặt chúng ở mọi nơi nhé. Và không nên gây phiền nhiễu bằng cách gắn các sticker về nhà hàng ở kính chắn ô tô, yên xe máy.

Đặc biệt hãy chắc chắn rằng các offer của bạn kéo dài ít nhất 30 ngày và hãy tiếp đón, nói chuyện với các khách hàng tiềm năng một cách cởi mở và thân thiện, tiếp đón họ như những đối tác chứ không phải người lạ.

Khuyến mãi 20% trở lên

Khuyến mãi từ 20% – 50% sẽ là lựa chọn hợp lý để khơi gọi sự tò mò của khách hàng mới và đảm bảo bạn không bị lỗ. Bạn có thể sử dụng ưu đãi tương đương mua 2 tặng 1 hoặc free các món ăn kèm.

Ưu đãi cho đặt giao hàng

Đây là một phần không thể thiếu khi kinh doanh mặt hàng ăn uống. Bởi nhóm khách hàng đặt giao hàng rất lớn. Vì thế, hãy thêm các phần ưu đãi cho đặt giao hàng như giao miễn phí, tặng thức ăn kèm hay ưu đãi từ xuất XX trở lên.

“Happy hour” tại nhà hàng

Ưu đãi này áp dụng vào những giờ thấp điểm một ngày. Happy hour thường diễn ra trong chiều muộn ngày thứ hai đến thứ năm, từ 16h-20h, hoặc “happy hour” cũng có thể kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Hãy để cho các khách hàng của bạn thưởng thức các đồ ăn và đồ uống ngon với một tầm giá hợp lý sau một ngày làm việc.

Sử dụng các mùa thể thao cho promotion ideas

Sử dụng khuyến mãi trong thời gian diễn ra các hoạt động thể thao lớn trong năm là một promotion ideas rất hiệu quả. Bạn có thể làm một thực đơn có các món ăn đặc biệt mang tên hoặc hương vị của mùa giải với các ưu đãi giao hàng miễn phí hoặc phần trăm giảm giá. Đừng quên gợi ý cho họ những khuyến mãi cho ăn khuya hoặc tổ chức bữa tiệc super bowl tại nhà hàng với giá tốt. Dẫn dụ khách tới nhà hàng thay vì ngồi ăn ở nhà bằng tên các món ngộ nghĩnh mùa thể thao.

Tổ chức food event

Nếu bạn muốn thu hút các khách hàng trẻ tới nhà hàng, bạn cần cho họ nhiều hơn là chỉ đồ ăn ngon. Bạn cần sử dụng phương thức marketing tốt nhất là sử dụng chữ viết – những dòng trạng thái hoặc chia sẻ trên mạng xã hội.

Để gây được sự chú ý, bạn và team của bạn cần nỗ lực rất lớn để đưa cho khách những trải nhiệm đáng nhớ, để họ có thể chia sẻ với bạn bè. Điều đó có thể là âm nhạc tuyệt vời, không khí tuyệt vời, giá tuyệt vời, dịch vụ hay đồ ăn tuyệt vời, thậm chí là nhà vệ sinh tuyệt vời… Như vậy, “Food event” mà bạn tạo ra không chỉ là đồ ăn ngon, dịch vụ tốt mà còn cần nhiều hơn thế.

Đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, thì mục đích cuối cùng là thu hút và giữ chân khách hàng để thu được lợi nhuận kinh doanh. Nhưng làm thế nào để thu hút  khách hàng đến với nhà hàng? Đây là vấn đề chung khiến nhiều chủ doanh nghiệp trăn trở.

Chương trình khuyến mãi (marketing) dành cho khách sạn

Giảm giá tại các trang mua theo nhóm

Cách giảm giá tại các trang mua theo nhóm thường áp dụng vào thứ 2 đến thứ 5 hoặc vào đợt thấp điểm. Với hình thức này, bạn cũng cần lưu ý đến chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng cũng cần phải tốt, không nên loại bỏ các dịch vụ đi kèm nhằm hạ giá thành, gây ấn tượng không tốt dành cho khách hàng.

Các khuyến mãi riêng của khách sạn

Và các mùa thấp điểm, khách sạn của bạn có thể chạy các chương trình khuyến mãi như: mừng sinh nhật khách hàng, kỷ niệm thành lập, vào mùa lễ hội địa phương, áp dụng nhằm hưởng ứng các sự kiện thể thao, chương trình nào đó…

Khuyến mãi dành cho thành viên, khách hàng thân thiết

Voucher khuyến mãi

Voucher khuyến mãi dành cho thành viên, khách hàng thân thiết
(Ảnh: Internet)

Song song với các chương trình khuyến mãi (marketing khách sạn) để thu hút khách hàng mới, bạn đừng bỏ lỡ nhóm khách hàng thân thiết đã sử dụng dịch vụ của bạn nhé. Thường xuyên chăm sóc, gửi những ưu đãi đặt biệt để giữ chân khách lâu dài, tích điểm hóa đơn để đưa ra mức giảm giá phù hợp cho những lần đặt phòng về sau hay tham gia các chương trình bốc thăm may mắn, tích lũy doanh số nhận quà tặng tương ứng… đều mang lại ấn tượng đẹp và sự tin tưởng từ khách hàng của bạn.

Các hình thức liên kết, giảm giá cho đối tác và khách hàng

Để tăng độ phủ sóng với khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, khách sạn của bạn nên có các hình thức liên kết, giảm giá đặc biệt cho đối tác hoặc khách hàng của đối tác. Theo đó, bạn có thể liên kết với các ngân hàng, các công ty, sử dụng các voucher, tích điểm…

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các đơn vị nhà hàng – khách sạn cần phải triển khai những chương trình khuyến mãi hiệu quả nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng. Vì vậy, hãy lên kế hoạch và thực hiện các ý tưởng marketing của bạn bằng các chương trình khuyến mãi nhà hàng – khách sạn trên để tận dụng tối đa tiềm năng doanh nghiệp của mình nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/chuong-trinh-khuyen-mai

Cách nấu chè bà ba Nam Bộ ngon đậm vị như ngoài hàng

Chè bà ba được xem là món chè đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Nếu bạn đã đến đây và trót phải lòng món chè có hương vị thơm ngon độc đáo này và muốn thưởng thức chúng thêm nhiều lần nữa thì cách nấu chè bà ba Nam Bộ ngon chuẩn vị dưới đây sẽ giúp bạn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Chè bà ba từ lâu đã trở thành món ăn vặt quen thuộc với người dân miền Nam và cả những người dân xa xứ đến nơi đây lập nghiệp. Món ăn này sở dĩ có tên gọi như thế bởi chúng có nhiều màu sắc giống như tà áo bà ba của các cô gái Nam Bộ. Đó là sắc trắng của nước cốt dừa, sắc xanh nâu của rong biển, sắc vàng của khoai lang, hạt sen, đậu xanh. Tất cả hài hòa từ màu sắc cho đến hương vị.

Chè bà ba

Chè bà ba là món ăn vặt quen thuộc của người dân miền Nam
(Ảnh: Internet)

Chỉ cần thưởng thức một phần chè, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị béo của nước cốt dừa, vị bùi thơm của đậu xanh, hạt sen, khoai lang, củ sắn. Món chè này có vị ngọt thanh và đặc biệt là không thể cưỡng lại hương thơm nồng nàn của lá dứa. Hấp dẫn quá phải không nào! Vậy thì còn chần chừ gì nữa, tham khảo cách nấu chè bà ba Nam Bộ dưới đây để chế biến và thưởng thức ngay .

Nguyên liệu chuẩn bị nấu chè bà ba Nam Bộ

– 350gr khoai lang ruột vàng

– 200gr khoai mì

– 200gr khoai môn cau

– 100gr đậu xanh không vỏ

– 150gr đậu phộng

– 80gr rong biển

– 80gr bột báng

– 80gr bột khoai

– 500gr cơm dừa nạo

– 400gr đường trắng

– 2 lá dứa

– 1/2 muỗng cà phê muối​

Khoai dùng để nấu chè

Khoai dùng để nấu chè phải là khoai lang ruột vàng (Ảnh: Internet)

Cách nấu chè bà ba Nam Bộ ngon chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đậu xanh bạn chọn loại đã bóc vỏ rồi mang đi ngâm nước qua đêm cho đậu mềm. Tương tự, rong biển bạn cũng làm như thế, nhưng trước hết phải rửa sạch đã nhé!

– Bột báng và bột khoai ngâm mỗi thứ trong một âu riêng trước khi nấu chè khoảng 3 giờ đồng hồ.

– Đậu phộng thì luộc chín.

– Với cơm dừa nạo, bạn cho vào khoảng 300ml nước nóng vào, khuấy đều rồi vắt lấy nước cốt dừa để riêng. Tiếp tục đổ thêm 2 lít nước nóng vào phần cơm dừa rồi vắt lấy nước cốt dảo.

– Khoai mì, khoai lang, khoai môn rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khối vuông vừa ăn. Lưu ý, với khoai môn, bạn nên đeo bao tay lúc gọt vỏ và cắt khoai để tránh bị ngứa.

nước cốt dừa

Vị béo thơm đặc trưng của món chè là nhờ vào nước cốt dừa (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu chè bà ba Nam Bộ

– Đầu tiên, bạn cho 2 lít nước dừa dảo đã chuẩn bị ở bước 1 vào nồi. Sau đó, cho đậu xanh vào nấu cho sôi. Khi sôi tiếp tục cho khoai mì, khoai lang vàng, khoai môn vào nấu cho đến khi các loại khoai mềm thì thêm đậu phộng, bột báng, bột khoai và lá dứa vào nấu cùng.

– Khi bột báng và bột khoai nở mềm, bạn cho thêm rong biển, đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào để món chè được đậm đà hơn. Lúc này, bạn nhớ chỉnh lửa liu riu để đường được ngấm vào các loại nguyên liệu. Đây là bí quyết giúp cho món chè bà ba ngon đậm vị như bạn thưởng thức ngoài hàng.

– Cuối cùng, bạn nếm thử độ ngọt của chè đã vừa miệng chưa. Nếu chưa thì có thể cho thêm đường vào nhé. Sau đó, bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi để khoảng 5 giây thì tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm chè bà ba Nam Bộ

Chè bà ba Nam Bộ

Chè bà ba Nam Bộ ngon nhất là khi dùng nóng (Ảnh: Internet)

– Món chè bà ba Nam Bộ ngon nhất là khi dùng nóng. Bạn chỉ cần múc chè ra chén và thưởng thức cùng với gia đình và người thân. Một buổi chiều cuối tuần, vừa nhâm nhi chén chè thơm béo, ngọt thanh vừa cùng người thân trò chuyện thì thật tuyệt vời, phải không nào.

Chỉ với cách nấu chè bà ba Nam Bộ đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành một món ăn vặt đúng điệu theo kiểu người dân Nam Bộ rồi. Vào bếp thực hiện và thưởng thức ngay, bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Vậy còn những ngày hè nóng bức thì sao? Một chè bí đỏ gạo nếp với đậu xanh thanh mát cơ thể, giải nhiệt là điều vô cùng tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cách nấu món chè bí đỏ gạo nếp đậu xanh, đậu phộng và đậu đen này ngay nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-ba-ba-nam-bo

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Cách nấu cháo trứng gà và trứng muối cho bé ngon miệng

Thực đơn cho bé luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nấu món gì vừa ngon, vừa dễ chế biến mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho bé thì các món cháo chính là một gợi ý hoàn hảo. Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ mách nhỏ với bạn hai thực đơn món cháo từ trứng vừa thơm ngon vừa dễ chế biến: cách nấu cháo trứng gà và trứng muối ngon cho bé. 

 món cháo

Các món cháo là thực đơn lý tưởng dành cho các bé ăn dặm.
(Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo trứng gà ngon không tanh

Cháo trứng gà là một trong những món cháo giàu chất dinh dưỡng và dễ nấu nhất. Nhưng không phải chỉ việc đập trứng vào là xong, để nấu cháo trứng ngon mà không tanh thì cần một vài bí quyết nhỏ. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé.

Nguyên liệu nấu cháo trứng gà

– 1/2 bát gạo tẻ

– 1/4 bát gạo nếp

– 2 – 3 quả trứng gà ta

– 1 nắm lá tía tô (gia vị khiến bát cháo trứng của bạn vừa thơm, ngon lại không bị tanh)

– 2 củ hành tím

– Vài nhánh hành lá

– 1 nắm hành hoa

– Gia vị: Mắm, muối, mì chính, hạt nêm

cháo trứng gà
Nấu cháo trứng gà không khó nhưng để cháo ngon cần có bí quyết.
(Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ngon không tanh

Bước 1: Nấu cháo

– Bạn vo sạch gạo, ngâm với nước khoảng 1 giờ để gạo nở ra, cháo sẽ nhanh chín hơn. Cho gạo vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ rồi đặt lên bếp, đun với lửa to, khi cháo sôi thì hạ lửa và tiếp tục đun đến khi gạo chín nhừ, sánh lại. Trong quá trình đun chú ý nếu cháo cạn nước mà chưa nhừ thì cho thêm nước vào và tiếp tục đun.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu

– Nhặt lá tía tô, hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành tím củ bóc vỏ, rửa sạch rồi dùng dao thái lát mỏng.

Bước 3: Nêm nếm gia vị cho cháo

– Đun cháo đến khi chín nhừ, bạn cho thêm một ít gia vị cho vừa ăn, cho hành tím khô đã được thái mỏng vào đun tiếp.

Bước 4: Nấu cháo với trứng

– Tiếp theo, bạn đập trứng ra bát, khuấy đều rồi đổ trứng gà vào một cách từ từ, vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều nồi cháo lên để trứng gà được chín đều mà không bị vón cục lại với nhau.

– Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát, cho thêm hành lá, tía tô rồi thưởng thức.

Cách nấu cháo trứng muối thịt bò cho bé

Cháo trắng thịt bò trứng muối rất tốt cho sức khỏe của bé.
(Ảnh: Internet)

Món cháo trứng muối thịt bò tuy không được nhiều người biết đến nhưng về độ ngon và giàu dinh dưỡng của món cháo này thì các món khác khó bì kịp. Cháo trứng muối thịt bò có tính nhiệt nên rất tốt cho việc giải cảm, lạ miệng nhưng vẫn dễ ăn, là món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé.

Nguyên liệu nấu cháo trứng muối thịt bò

– 150gr thịt bò

– 70gr gạo tẻ

– 30gr gạo nếp

– 1 củ gừng nhỏ

– 2 củ hành tím

– 4 quả trứng vịt muối

– Hành lá, ngò rí, tiêu, muối, dầu ăn, hạt nêm

Hướng dẫn nấu cháo trứng muối thịt bò

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Gạo tẻ và và gạo nếp vo sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, 1/2 cắt lát, 1/2 băm nhỏ. Hành tím băm nhỏ. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ.

– Trứng vịt muối rửa sạch, luộc chín, sau đó cắt đôi, nạo lấy lòng đỏ, bẻ miếng nhỏ.

– Thịt bò băm nhỏ, ướp với 1 muỗng hạt nêm, ¼ muỗng muối, ¼ muỗng tiêu, 1 muỗng hành tím băm và 1 muỗng gừng băm tất cả trộn đều, để như vậy khoảng 15 phút cho gia vị thấm vào thịt.

Bước 2: Nấu cháo

– Cho gạo và nếp vào nồi, thêm 750ml nước, nêm 1 ít muối, nấu đến khi cháo đặc lại thì thêm tiếp 750ml nước lạnh vào nồi đun liu riu cho đến khi cháo nhừ.

Bước 3: Xào thịt bò

– Phi thơm hành tím trong chảo nóng, cho thịt bò vào đảo đều rồi tắt bếp ngay để xào săn, trút vào nồi cháo nấu sôi, tắt lửa, nêm 1 muỗng hạt nêm.

Bước 4: Hoàn thành

– Múc cháo ra tô, rải lòng đỏ trứng muối, rắc tiêu, hành lá, ngò rí và gừng lên mặt, dùng nóng sẽ ngon hơn.

– Vậy là bạn vừa hoàn thành cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé rồi đấy.

– Bí quyết nấu cháo trứng muối ngon tuyệt hảo:

  •  Chọn gạo mới để nấu thì cháo sẽ thơm và dẻo hơn.
  •  Luộc trứng vịt muối khoảng 12 phút là trứng chín.
  •  Xào sơ thịt bò trước khi nấu để thịt bò mềm và không quá nồng.

Cách nấu cháo trứng gà và trứng muối cho bé ngon, hấp dẫn là hai cách chế biến món ăn vừa ngon, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Với hai món cháo vừa chia sẻ, bạn sẽ yên tâm vì các bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ những món ăn ngon miệng. Cet.edu.vn chúc bạn thành công khi thực hiện cách nấu hai món cháo trên nhé!

Bồ câu là một trong những loại thịt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên. Tuy nhiên, bạn đã biết cách nấu cháo bồ câu ngon mà không bị tanh chưa?Bạn hãy cùng làm thử qua nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chao/chao-trung-ga-va-trung-muoi

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Cách nấu canh kim chi đậu phụ và thịt bò kiểu Hàn Quốc

Các món ăn Hàn Quốc luôn có một sức hút khó cưỡng đối với nhiều thực khách. Trong đó, món canh kim chi đậu phụ và thịt bò kiểu Hàn Quốc là món ăn được nhiều người “săn lùng” trong khoảng thời gian trở lại đây. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì cách nấu canh kim chi đậu phụ giúp tự tay chế biến món ăn yêu thích dưới đây là dành cho bạn.

Canh kim chi

Canh kim chi đậu phụ và thịt bò kiểu Hàn Quốc (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh kim chi Hàn Quốc không quá khó nếu bạn có được những nguyên liệu chuẩn vị Hàn Quốc. Đó là những nguyên liệu nào, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị nấu canh kim chi thịt bò kiểu Hàn Quốc

– Kim chi Hàn Quốc: 200gr

– Nấm kim châm: 200gr

– Tỏi tây (Hành boaro)

– Thịt bò ngon: 200gr

– Đậu phụ non: 2 miếng

– Gia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt, tiêu xay

kim chi Hàn Quốc

Nguyên liệu kim chi Hàn Quốc đúng chuẩn (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh kim chi thịt bò kiểu Hàn Quốc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt bò mua về, bạn đem rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó cắt thành những lát mỏng vừa ăn. Lưu ý, phải cắt ngang thớ để thịt mềm, dễ ăn nhé!

– Kim chi Hàn Quốc, bạn chia nước và cải ra thành hai phần. Phần cải bạn tiến hành vắt ráo nước rồi cắt thành những miếng vừa ăn. Còn nước kim chi bạn nếm xem vị cay đã vừa miệng chưa, nếu chưa có thể cho thêm một ít ớt bột Hàn Quốc. Cách làm này vừa tạo màu đẹp vừa tạo độ cay chuẩn vị cho cách nấu canh kim chi đậu phụ và thịt bò kiểu Hàn Quốc này.

– Tỏi tây rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập, băm nhỏ.

– Nấm kim châm bạn cắt bỏ phần chân, rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó đem rửa lại bằng nước sạch một lần nữa rồi để ráo nước, cắt khúc ngắn khoảng 4-5cm.

– Đậu phụ non rửa sạch rồi cắt thành những khối vuông vừa ăn.

Bước 2: Ướp thịt bò

– Cho thịt bò đã được cắt lát mỏng vào bát rồi ướp với gia vị gồm: hạt tiêu xay, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa canh dầu ăn, rồi trộn đều lên, ướp khoảng 15 phút cho thịt bò ngấm gia vị đậm đà.

Ướp thịt bò

Ướp thịt khoảng 15 phút cho ngấm gia vị (Ảnh: Internet)

Bước 3: Xào thịt bò

– Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu nóng thì bạn cho tỏi tây băm nhỏ vào phi thơm. Tiếp đó, cho thịt bò vào xào chung với tỏi tây.

– Khi cho thịt bò vào xào, bạn nhớ chỉnh lửa to, đảo nhanh tay cho thịt bò săn lại, thịt vừa chín tới thì trút ra bát để riêng. Bạn lưu ý, thịt bò cần xào nhanh tay để thịt không bị dai và khi chín thì trút ra bát ngay lập tức là cách giữ độ chín vừa tới cho thịt bò.

Bước 4: Nấu canh

– Tiếp đến, bạn cho thêm dầu ăn vào nồi vừa dùng rồi thả nấm kim châm vào đảo qua khoảng 3 phút thì cho nước vào đun sôi với lượng vừa đủ.

– Khi nước sôi thì cho thịt bò, kim chi, nước kim chi vào đun sôi một lần nữa là được. Cuối cùng là thêm đậu phụ non vào. Sau khi đã thêm đậu phụ non thì bạn nên khuấy nhẹ tay tránh làm vỡ đậu.

– Sau đó, tiến hành nêm nếm gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt vào cho món canh được ngon, ngọt, hấp dẫn hơn rồi tắt bếp.

– Thêm ít hành lá nếu muốn món canh có màu sắc đẹp mắt.

Bước 5: Hoàn thành

– Canh kim chi Hàn Quốc đã hoàn thành thì bạn cho ra tô rồi dùng kèm với cơm sẽ rất ngon. Với hương vị chua cay mới lạ giúp kích thích vị giác rất tốt. Ngoài ra, đây còn là một lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc cả nhà, giúp gia đình có một bữa cơm thật ấm lòng và ngon miệng trong những ngày thời tiết se lạnh.

Tiêu chuẩn cho món canh kim chi đậu phụ và thịt bò kiểu Hàn Quốc

canh kim chi đậu phụ và thịt bò

Món canh đúng phải hội tụ đủ 3 yếu tố sắc – hương – vị. (Ảnh: Internet)

Một món canh chuẩn vị phải đạt tiêu chuẩn về sắc – hương – vị.

– Về màu sắc, canh kim chi ngon khi có màu đỏ của kim chi, thêm một ít màu xanh của hành lá cùng sắc trắng của đậu phụ non.

– Về hương thơm, món canh đúng điệu sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng của kim chi mà chỉ cần ngửi thôi là bạn đã biết đó chính là món canh kim chi nổi danh Hàn Quốc.

– Về mùi vị, vị cay và chua là đặc trưng của món canh kim chi. Ngoài ra, thịt bò mềm, thấm gia vị, kim chi vẫn giữ được độ giòn vốn có, đậu phụ thấm vị. Tất cả sẽ hòa quyện với nhau tạo ra vị ngon kích thích vị giác.

Với cách nấu canh kim chi đậu phụ và thịt bò mà chúng tôi đã giới thiệu, bạn sẽ dễ dàng chế biến được món ăn đúng chuẩn Hàn Quốc ngay tại nhà để gia đình có một bữa ăn ngon miệng hơn nhé!

Bên cạnh đó, canh trứng cà chua và đậu phụ được xem là một món ăn có nguyên liệu dễ tìm, cách nấu đơn giản lại không tốn quá nhiều thời gian. Vì thế, với những ai bận rộn, học ngay cách nấu canh trứng cà chua với đậu phụ này nhé sẽ giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho bữa ăn của gia đình.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/canh/canh-kim-chi-dau-phu-va-thit-bo

Tiêu chí và đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn cần biết

Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tính hiệu quả kinh doanh của mô hình nhà hàng, khách sạn. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về chất lượng dịch vụ khách sạn? Tiêu chí và đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn ra sao? Hãy cùng Cet.edu.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn

Làm sao để đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn?

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn

Chất lượng dịch vụ khách sạn có thể được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như sau:

– Chất lượng dịch vụ khách sạn dựa trên cảm nhận, thông qua sự đánh giá của khách hàng được rút ra trong quá trình trải nghiệm các dịch vụ tại khách sạn, cụ thể như cảm nhận về thái độ nhân viên phục vụ trực tiếp, sự tiện nghi, khang trang, chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật…

– Chất lượng dịch vụ khách sạn có thể dựa vào trải nghiệm, là sự đánh giá của khách hành được rút ra sau khi sử dụng và trải nghiệm các dịch vụ được khách sạn cung cấp.

– Chất lượng dịch vụ khách sạn cũng thể hiện qua những tính năng mà dịch vụ khách sạn đem lại, khiến khách hàng có thể “thấy được, sờ được” như: nhiệt độ nước trong bể bơi luôn được điều chỉnh ở mức phù hợp để khách không cảm thấy lạnh khi bơi vào mùa đông, nhân viên buồng phòng sẽ chủ động dùng xịt phòng hương vani nếu biết khách yêu thích mùi hương này, hương vị của món ăn, thức uống phục vụ trong nhà hàng…

– Chất lượng dịch vụ khách sạn dựa trên sự tin tưởng của khách hàng, thể hiện trong những đánh giá của khách hàng dựa nên tiếng tăm, uy tín của khách sạn trên thị trường. Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của các khách sạn có danh tiếng tốt.

Xét ở góc độ của người tiêu dùng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ khách sạn chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Một khách sạn có chất lượng dịch vụ tốt sẽ thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng dựa trên nhiều yếu tố: cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, uy tín, trải nghiệm riêng của khách hàng sau khi sử dụng các dịch vụ…

Lưu ý khi đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn

Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn

tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ

Đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm dựa trên 4 tiêu chí: phương tiện thực hiện,
hàng hóa đi kèm, dịch vụ hiện và ẩn.

Khi đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn, thông thường sẽ căn cứ vào 4 tiêu chí là phương tiện thực hiện, hàng hóa đi kèm, dịch vụ hiện và ẩn. Hai tiêu chí đầu tiên dễ đánh giá nhất vì khách hàng hoàn toàn có thể nhìn thấy, đo đếm được. Tuy nhiên, rất khó có thể lượng hóa dịch vụ hiện – ẩn vì không thể “nhìn thấy” được, hơn nữa, 2 yếu tố này luôn có thể thay đổi theo yếu tố chủ quan: cùng một khách hàng nhưng có thể sẽ có những cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ vào các thời điểm khác nhau.

Khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ

Khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ là người đưa ra những đánh giá chính xác nhất về chất lượng dịch vụ khách sạn

Khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ chính là người tham gia vào hoạt động thực hiện dịch vụ của khách sạn, vì thế họ sẽ có cái nhìn của “người trong cuộc” – vừa có cái nhìn của người chi tiền ra để mua các sản phẩm của khách sạn. Do đó, cảm nhận của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ là đánh giá chính xác nhất. Nếu một khách sạn nhận được nhiều sự đánh giá tốt từ khách hàng chứng tỏ mức độ thỏa mãn của khách hàng đang ở mức cao đối với chất lượng dịch vụ của khách sạn đó.

Khách hàng

Khách hàng là người đưa ra đánh giá chính xác nhất về chất lượng dịch vụ
của khách sạn. (Ảnh: Internet)

Ở góc độ của nhà quản lý khách sạn, muốn đánh giá chính xác nhất chất lượng dịch vụ của đơn vị mình cần phải đứng trên góc nhìn của khách hàng để thấu hiểu những mong muốn, yêu cầu và đòi hỏi của họ.

Quá trình cung cấp dịch vụ quyết định chất lượng dịch vụ khách sạn

Khi đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn, thông thường khách hàng sẽ có xu hướng dựa vào chất lượng kỹ thuật (mức độ tiện nghi – hiện đại của hệ thống trang thiết bị; mức độ thẩm mỹ trong thiết kế và trang trí nội thất…) và chất lượng chức năng (tay nghề, khả năng giao tiếp, cách ứng xử… của nhân viên phục vụ). Vì cả 2 yếu tố này đều có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ được cảm nhận bởi khách hàng. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải dựa trên những biến đổi trong nhu cầu của thị trường khách mục tiêu để có những điều chỉnh, cải thiện về chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng cho phù hợp.

Chất lượng dịch vụ khách sạn phải có tính nhất quán

Tất cả thành viên của khách sạn đang làm việc ở tất cả các bộ phận cần phải được thông suốt trong nhận thức lẫn hành động về mục tiêu chất lượng dịch vụ của khách sạn. Chất lượng dịch vụ của khách sạn phải được thể hiện tốt ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi khách hàng. Tuy nhiên, tính nhất quán cao trong chất lượng dịch vụ khách sạn không đồng nghĩa với sự bất biến, không thay đổi. Tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường mà chất lượng dịch vụ khách sạn cũng cần phải có sự biến đổi, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Tổng kết

Với những thông tin vừa chia sẻ về tiêu chí và đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn, Cet.edu.vn hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết về cách vận hành, kinh doanh mô hình khách sạn hiệu quả cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn. Đây sẽ là kiến thức nền bổ trợ cho bạn trong quá trình học tập, làm việc hoặc áp dụng vào kinh doanh khách sạn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/tieu-chi-danh-gia-chat-luong-dich-vu-khach-san

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hà Nội

Sắp tới bạn sẽ trải qua một chuyến du lịch tại thủ đô Hà Nội, vậy thì hãy đừng quên lưu lại những lễ hội và nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân nơi đây để có được một kỳ nghỉ thật đáng nhớ và ý nghĩa cho riêng mình nhé.

Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Đây là nơi lưu truyền rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như: lễ hội đền Cổ Loa, Lễ hội Phù Đổng, Lễ hội Đống Đa… và cả một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc với các món ăn trứ danh như: Phở, bún chả Hà Nội, chả cá Lã Vọng… Vì thế, dù trong tiết trời chuếnh choáng se lạnh hay ngày hè nóng bức thì người lữ hành bốn phương đều nên dành thời gian tận hưởng bữa tiệc ẩm thực của phố cổ hay hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội truyền thống nhé.

Các lễ hội đặc trưng của Hà Nội

Lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa là lễ hội truyền thống diễn ra tại làng Cổ Loa, xã Đông Anh nằm ngoại thành Hà Nội. Lễ hội nhằm tưởng nhớ, xuy tôn An Dương Vương Thục Phán, ông là người có công xây thành Cổ Loa và dựng nước Âu Lạc. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 18 tháng Giêng hằng năm. Khi diễn ra lễ hội, dân làng Cổ Loa khai hội bằng nghi thức đại tế và lễ rước. Đại tế được tiến hành trong tiếng nhạc phường bát âm, các chức sắc và dân làng thay nhau cầu nguyện thái thái bình thịnh vượng. Đám rước gồm nghi trượng, cờ quạt, kiệu phường bát âm, lễ phục rực rỡ tỏa khắp các ngả đường. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn.

lễ hội Cổ Loa

Sau phần nghi lễ, lễ hội Cổ Loa còn có rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn
(Ảnh: Internet)

Lễ hội Phù Đổng (Hội Gióng)

Là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 9/4 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ, ca ngợi chiến công của Thánh Gióng, một trong tứ bất tử tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hội Gióng mô phỏng sinh động diễn biến các trận đấu chống giặc Ân của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang. Qua đó cung cấp hiểu biết hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống thượng võ và khát vọng dân tộc. Trong đó, hội Gióng tổ chức ở đền phù Đổng và đền Sóc là tiêu biểu nhất.

Lễ hội Gò Đống Đa

Lễ hội Đống Đa diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm tại Gò Đống Đa, nhằm tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Sau nghi lễ rước và dâng hương tưởng nhớ anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là màn biểu diễn võ thuật tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Hội Đống Đa còn nhiều trò chơi vui khỏe để thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Lễ hội Làng Lệ Mật

Hằng năm vào ngày 23/3 âm lịch, người dân làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, Gia Lâm, Hà Nội lại mở hội nhằm tưởng nhớ Hoàng Đức Trung – Thành Hoàng Lệ Mật, người có công khẩn hoang vùng kinh đô lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long (hiện nay là Quận Ba Đình).

Ngày chính hội diễn ra từ sáng sớm đại diện con cháu 13 trại phía Tây Thành Thăng Long xưa đội 13 mâm lễ vật từ kinh đô về đình Lệ Mật dự hội. Trong phần lễ gồm: lễ rước nước giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, rước cỗ 13 trại ở Ba Đình về đình làng. Ngoài ra, hội còn có trò múa rắn vô cùng đặc sắc.

Nét đặc sắc của ẩm thực Hà Nội

Một ngày dạo quanh Hà Nội, chiếc bụng đói của bạn sẽ chẳng còn chỗ chứa nữa. Bởi quả thực có rất nhiều món ăn ngon mà vài ngày cũng không thể thưởng thức hết được.

Phở – hương vị mang linh hồn của người Hà Nội

Khi nhắc đến hương vị phở, người ta nghĩ ngay tới Hà Nội, như một cách tự nhiên. Phở Hà Nội bao đời nay vẫn không thay đổi. Vị ngon đậm đà mà thanh tao ấy được chế biến từ nồi nước dùng thanh ngọt, hòa cùng gia vị, mùi thơm của thịt, rau, những thớ phở mềm dai, dùng ngay khi nóng hổi khiến bạn dù có đi đâu cũng chẳng thể không nhớ về. Phở Hà Nội rất đa dạng, từ phở bò, phở gà đến phở áp chảo, phở cuốn… mỗi loại đều có hương vị riêng.

Mê tít bún chả Hà Thành

Lọt vào top 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới, chỉ bấy nhiêu thôi cũng hiểu vì sao bún chả Hà Nội được khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích đến vậy. Mỗi lần du lịch về mảnh đất địa linh nhân kiệt, ai ai cũng tranh thủ thời gian thưởng thức món bún chả trứ danh này.

Bún chả nếu chỉ nhìn sơ qua chỉ là vài miếng thịt, thêm dưa món ăn kèm, nước chấm, chan vào bún và thêm chút rau sống, rau thơm thôi thì chắc hẳn nhiều người hồ nghi về hương vị của nó. Thế nhưng, lạ thay, những ai đã được nếm qua một lần thì chẳng ngại tấm tắc khen ngợi. Khó có thể diễn tả được hương vị vừa đậm đà, beo béo, chua chua, cay cay và ngọt ngọt, tất cả đều vừa vặn mà không hề ngấy.

Bún thang dân dã đầy “gọi mời”

Cũng không thể không nhắc tới bún thang, bởi đây là một “sản vật” nhất định phải thử khi du lịch Hà Nội. Thoạt nhìn bún thang hết sức bình dị, thế nhưng người chế biến đã phải hết sức kỳ công và trải qua nhiều công đoạn để cho ra một tô bún thang ngon tuyệt cú mèo. Bún thang gồm có nước dùng có phong vị đa dạng, bên trên là lườn gà xé nhỏ. Trứng mỏng, giò lụa thái sợi, thêm ít rau thơm để trang trí và khiến món ăn thêm hấp dẫn.

Chiều chiều nhớ ghé gánh hàng bún đậu mắm tôm trên phố

Một trong những món ăn không chỉ làm say lòng du khách ở Hà Nội mà khi du nhập vào các tỉnh thành khác, bún đậu mắm tôm cũng “làm mưa làm gió”. Không cầu kỳ trong chế biến, không cao lương mỹ vị, mà chỉ cần một gánh hàng rong, một chiếc khay mộc mạc từ tre, một ít bún tươi, vài miếng đậu vàng giòn, chén mắm tôm đặc trung thêm lát chanh, lát ớt, tất cả nằm gọn lỏn trên miếng lá chuối xanh bình dị, bấy nhiêu thôi cũng đủ để làm căng tròn bụng vì “đã”.

Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm thơm nức mũi. (Ảnh: Internet)

Bánh cuốn Thanh Trì – Nét duyên dáng của mảnh đất Kinh Kỳ

Bánh cuốn Thanh Trì mê hoặc thực khách bởi hình dáng bên ngoài đẹp mắt, khi ăn mùi hương thơm thơm, nóng hổi khiến ai cũng quyến luyến không rời. Lại nhớ những ai đã từng được ăn đều không thể quên được kỷ niệm đáng nhớ ấy tại mảnh đất Kinh Kỳ.

Chả cá Lã Vọng, nhớ Hà Nội xưa

Với người Hà Nội, Chả cá Lã Vọng như một phần của ký ức, mỗi lần ăn là một lần nhớ nhung và hoài niệm. Người ta ăn chả cá Lã Vọng chẳng phải chỉ vì vị thơm giòn của nó mà còn vì cái tình ẩn chứa sâu thẳm ở đâu đó. Lã Vọng xưa được làm từ cá lăng, nay được thay thế bằng cá quả do cá lăng trở nên khan hiếm hơn.

Với những thông tin thú vị vừa rồi, CET hy vọng bạn sẽ có một kỳ nghỉ đáng nhớ tại thủ đô Hà Nội nhé.

Chúng ta đã nói về một Hà Nội cổ xưa thì một xứ Huế mộng mơ đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam với những nét văn hóa đặc sắc từ lâu đời. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét nổi bật trong văn hóa Huế này nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-ha-noi

Học ngành kỹ thuật chế biến món ăn – Sinh viên được gì và lợi gì?

Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn là một trong số các khóa học phù hợp nhất nhằm xây dựng nền tảng nghề Bếp vững chắc, tiết kiệm cả về thời gian lẫn tài chính cho những ai đam mê và mong muốn trở thành Đầu bếp, kinh doanh ẩm thực.

Học chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn

Học chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, sinh viên có lợi thế gì?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ẩm thực đang ảnh hưởng ngày càng râu rộng đến sự phát triển của xã hội, các ngành nghề liên quan, cũng như đẩy nhanh nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự trên khắp cả nước. Chính vì lẽ đó, Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều lứa tuổi. Thế nhưng, cụ thể ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn là gì? Người học được học gì và có những lợi thế nào? Có nên theo đuổi lâu dài hay không?

Với chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, bạn được học gì?

Là ngành học thuộc hệ Trung cấp, Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn chia làm các học phần cơ bản bao gồm: văn hóa, đại cương, chuyên ngành và thực tập.

– Văn hóa

– Đại cương

– Chuyên ngành

– Thực tập

Trong đó, học phần văn hóa và đại cương được rút ngắn, tiết kiệm thời gian cho sinh viên. Với chuyên ngành, sinh viên được đào tạo về nguyên lý, phương pháp và quy trình chế biến món ăn chuyên nghiệp. Trong đó, chương trình bao gồm: kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu thuộc tất cả các khâu chế biến món ăn trong nhà hàng, khách sạn, quán ăn… nhằm kinh doanh được mặt hàng ăn uống một cách đa dạng như: bữa ăn thường, bữa ăn tiệc và bữa ăn tự chọn…

kỹ thuật chế biến món ăn

Đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật chế biến món ăn đặc sắc
theo phong cách Việt, Á, Âu

Cụ thể, sinh viên được học tổng quan về ẩm thực, các nền văn hóa, kiến thức và kỹ năng nghề bếp. Trong đó bao gồm: kỹ thuật, phương pháp chế biến món ăn, lựa chọn và bảo quản nguyên vật liệu, trang trí món ăn, kỹ thuật sử dụng dao chảo, kỹ thuật tẩm ướp và sơ chế… theo phong cách Việt, Á, Âu.

Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về: Xây dựng thực đơn và cấu trúc bữa ăn; lựa chọn nguyên vật liệu chế biến; nâng cao kỹ năng quản lý và hoạch định chi phí, vận hành bếp, lập dự án kinh doanh ẩm thực…

Toàn bộ kiến thức và kỹ năng tay nghề được đào tạo theo trình tự từ cơ bản đến nâng cao. Do đó, sinh viên không chỉ nắm được nghiệp vụ Bếp ở mức độ chuyên sâu và am hiểu về kỹ năng quản lý giúp thăng tiến hoặc tự điều hành mô hình kinh doanh ẩm thực.

Học chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, bạn được lợi gì?

Khi theo học chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, bạn sẽ có lợi thế như sau:

Có nền móng vững chắc để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp

Với lộ trình bài bản này, bạn sẽ có nền móng nghề Bếp vững chắc, có thể sẵn sàng ứng tuyển vào làm việc trong bộ phận bếp của các nhà hàng, khách sạn uy tín. Về sau, phát triển lên những vị trí cao hơn như: Đầu bếp, Quản lý, Bếp phó, Bếp trưởng… với mức lương hấp dẫn.

nền tảng nghề Bếp vững chắc

Xây dựng nền tảng nghề Bếp vững chắc

Cơ hội chia đều cho nhiều lứa tuổi trong độ tuổi học nghề

Chuyên ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn thuộc hệ trung cấp nên thông thường sẽ bao gồm nhiều hệ đào tạo tương ứng với nhiều độ tuổi khác nhau (14 tuổi trở lên). Nghĩa là, trong lĩnh vực nghề Bếp, hệ trung cấp nghề chia đều cơ hội cho nhiều đối tượng, đặc biệt mở rộng đến học sinh đã tốt nghiệp THCS.

Theo đuổi ước mơ nghề nghiệp từ rất sớm

Theo đó, nếu ở độ tuổi 15 và đã xác định bản thân muốn gắn bó với nghề Bếp, thì bạn đã có thể theo đuổi niềm đam mê của mình ngay từ giai đoạn này. Dĩ nhiên, lúc này bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi thế: rút ngắn thời gian, tiết kiệm tài chính, lộ trình thăng tiến, tích lũy kinh nghiệm…

Theo đuổi ước mơ nghề nghiệp

Theo đuổi ước mơ nghề nghiệp từ tuổi 15

Chương trình nền tảng hỗ trợ dự án kinh doanh trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn

Khóa học Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức, tay nghề nghề Bếp, còn giúp bạn tích lũy kỹ năng cơ cấu và quản lý nhà bếp chuyên nghiệp, vận hành nhà bếp, set up menu, đánh giá nhân sự, kiểm soát chi phí thực phẩm, lập dự án kinh doanh ẩm thực… Với nền tảng đó, cùng với kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể tự tin hơn khi xây dựng và vận hành mô hình kinh doanh riêng trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn.

Bằng trung cấp có giá trị, lợi thế đặc biệt khi xin việc và thăng tiến

Một trong số những lợi thế nổi bật không thể bỏ qua đó là giá trị của bằng cấp. Mặc dù hiện nay xã hội đã không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp, thế nhưng đối với ngành Bếp, bằng cấp chính là tấm vé thông hành mà nhà tuyển dụng luôn ưu tiên, bởi doanh nghiệp không tốn thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại từ đầu. Từ đó, bạn sẽ thăng tiến nhanh hơn và có mức lương hấp dẫn hơn. Đó chính là lý do vì sao bằng Trung cấp vẫn luôn có giá trị nhất định trong ngành Bếp. (Để hiểu hơn về giá trị bằng trung cấp kỹ thuật chế biến món ăn như thế nào, mời bạn xem thêm nhé)

Đặc biệt, những bạn tốt nghiệp cấp 2 sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình Trung Học Phổ Thông bên cạnh bằng Trung cấp.

Tổng kết

Với những thông tin quan trọng và bổ ích mà CET chia sẻ vừa rồi, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành học Kỹ thuật chế biến món ăn là gì? Nghề Bếp có tương lai không? Tìm được hướng đi cho bản thân.

Hiện nay, Trường Trung cấp Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, đang triển khai tuyển sinh chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn với 3 hệ đào tạo : 1 năm, 2 năm và 3 năm. Với lộ trình đào tạo nghề bài bản; đội ngũ Giảng viên là các Bếp trưởng, Chuyên gia ẩm thực có trình độ chuyên môn sâu rộng; cơ sở vật chất hiện đại; sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo năng động, chuyên nghiệp, bám sát yêu cầu tuyển dụng và làm việc thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực F&B. Đặc biệt, nhà trường còn đảm bảo 100% hỗ trợ giới thiệu thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp uy tín ngay sau khi sinh viên hoàn thành chương trình học.

Sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ năng lực và sự tự tin
để bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp

Với những lợi thế đó, nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp hay mong muốn gắn bó lâu dài với nghề Bếp, đừng ngần ngại để lại liên hệ ngay bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (Miễn phí cước gọi) để được biết thêm thông tin về khóa học, thời gian… nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/ky-thuat-che-bien/sinh-vien-duoc-gi-va-loi-gi

Điềm danh các tập đoàn khách sạn lớn tại Việt Nam và thế giới

Lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn tại Việt Nam là một trong những lĩnh vực tiềm năng và có sự tăng trưởng rõ rệt. Chính vì thế, không ít các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam từ rất lâu. Trong bài viết hôm nay, cùng CET điểm qua các tập đoàn khách sạn lớn tại Việt Nam và thế giới này nhé!

Thị trường khách sạn tại Việt Nam

Không thể phủ nhận rằng kinh doanh khách sạn đang là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Mặc dù, các nhà đầu tư trong nước có thể đứng ra xây dựng những khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng để quản lý và vận hành thì cần đến sự góp sức của các đơn vị nước ngoài. Việc cho phép các tập đoàn, chuỗi khách sạn tốt nhất ở nước ngoài làm quản lý là sự chọn lựa khôn ngoan của các doanh nghiệp trong nước. Bởi chính sự nổi tiếng này sẽ là yếu tố giúp thu hút lượng khách hàng quốc tế đến Việt Nam. Và theo dự đoán của các Chuyên gia, trong những năm sắp tới, thị trường Khách sạn sẽ rất sôi động với các khách sạn, resort 5 sao.

Các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới

Marriott International

Tập đoàn Marriott International trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới sau vụ thâu tóm Starwood với trị giá 12,2 tỷ USD. Từ đó, Marriott sở hữu thêm 5.500 khách sạn cùng 1,2 triệu phòng trên toàn cầu, nhiều hơn 50% so với Hilton. Sau bước ngoặt chuyển từ dịch vụ cung cấp thức ăn sang kinh doanh lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn với quy mô lớn thì đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo chứng minh cho thế lực của tập đoàn Marriott International.

Hilton Worldwide

Hilton Worldwide được thành lập vào năm 1919 tại bang Texas, là một tập đoàn khách sạn của Mỹ và nhượng quyền thương hiệu cho hàng loạt khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nghỉ mát. Hilton Worldwide luôn là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới được nhiều người biết đến với 14 thương hiệu thuộc nhiều phân cấp khác nhau và hoạt động trên 103 quốc gia trên toàn câù.

 khách sạn lớn nhất thế giới
Hiện nay, Marriott International là chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới
(Ảnh: Internet)

InterContinental Hotels Group (IHG)

Tiền thân InterContinental Hotels Group là hãng bia William Bass được thành lập vào năm 1777 tại nước Anh. Năm 1990, công ty mua lại Holiday Inns International và bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp khách sạn. Hiện nay IHG cũng là một cái tên có thế lực lớn trong ngành công nghiệp khách sạn với 10 thương hiệu khác nhau và hoạt động trên 100 quốc gia khắp thế giới.

Accor Hotels

Thuở ban đầu, được thành lập vào năm 1967 tại Pháp và hoạt động tiếp khoảng 20 năm sau đó, chủ đầu tư mua lại Jacques Borel International và chính thức đổi tên thành tập đoàn Accor. Accor Hotels tiên phong trong việc mở các khách sạn mang phong cách Mỹ tại thành phố Lille, ở Pháp. Khi nhắc đến Accor, người ta sẽ nghĩ ngay đến các thương hiệu khách sạn nổi tiếng bậc nhất như: Novotel, Pullman hay Sofitel. Tập đoàn Accor Hotel mở rộng phân khúc từ bình dân đến hạng sang ở 92 quốc gia trên tất cả các châu lục. Và tính đến thời điểm hiện tại, Accor sở hữu số lượng khách sạn kinh tế cao cấp, sang trọng cao nhất nước Pháp.

Wyndham Hotel Group

Được tách ra từ Cendant Corporation vào tháng 7/2006 có trụ sở tại Parsippany, New Jersey, Mỹ, Wyndham Hotel Group là một công ty khách sạn lớn nhất thế giới của Mỹ. Vào những năm gần đây, Wyndham luôn lọt danh sách những thương hiệu khách sạn đắt giá nhất thế giới và được đánh giá là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lưu trú hoàn hảo nhất thế giới với 15 thương hiệu khác nhau hoạt động trên 66 quốc gia.

Choice Hotels International (CHI)

Được thành lập vào năm 1939 với cái tên ban đầu là Quality Courts United và sau khi mua lại 3 chuỗi khách sạn năm 1990, tập đoàn này chính thức đổi tên thành Choice Hotels International. Hiện nay, Choice Hotels International quy tụ những thương hiệu khách sạn lớn hàng đầu như Cambria Hotels & Suites, Ascend Hotel Collection, Comfort Suites, Clarion Hotel…

Các tập đoàn khách sạn lớn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các tập đoàn khách sạn trên cũng đã có mặt từ rất lâu với những thương hiệu và phân khúc khác nhau.

Marriott International

Tại Việt Nam, hệ thống khách sạn của Marriott International gồm có: JW Marriott Hanoi, Shereton Hanoi, Sheraton Saigon Hotel & Towers, Le Méridien Saigon, Renaissance Riverside Hotel Saigon, Sheraton Nha Trang Hotel & Spa và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, Sheraton Hoi An Tam Ky Resort, Four Points by Sheraton Danang và Sheraton Danang Resort. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm ở Việt Nam, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn lựa khách sạn JW Marriott Hanoi làm nơi nghỉ chân trong những ngày đầu tiên.

Hilton Worldwide

Hiện nay, tập đoàn Hilton Worldwide đang điều hành khách sạn Hilton Hà Nội Opera, Hilton Garden Inn Hà Nội cùng 3 khách sạn khác trong chuỗi bao gồm Hilton Đà Nẵng….

InterContinental Hotels Group (IHG)

IHG là chủ nhân của 8 khách sạn, khu resort cao cấp tại những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam như: Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội, Phú Quốc, Nha Trang. IHG đã kết hợp với BIM Group quản lý dự án InterContinental Phú Quốc và hợp tác với Sungroup cho vận hành khu nghỉ mát cao cấp InterContinental Danang Sun Peninsula Resort.

Accor Hotels

Ở Việt Nam, Accor Hotels được đánh giá là đối tác thân thiết của Sungroup khi cho ra đời hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp do Sungroup làm chủ đầu tư, như: Bana Hills, Mercure Danang French Village, Novotel Danang Premier Han River, Pullman Danang Beach Resort, Premier Village Danang Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay…

Pullman Danang

Pullman Danang Beach Resort địa điểm được rất nhiều người yêu thích
thuộc tập đoàn Accor Hotels (Ảnh: Internet)

Wyndham Hotel Group

WHG đổ bộ vào thị trường Việt Nam với sự ra đời của Wyndham Legend Halong ở thành phố Hạ Long. Sắp tới WHG sẽ cho trình làng Wyndham Garden Phú Quốc và Wyndham Soleil Danang, là khu tổ hợp gồm 1 khách sạn, 3 tòa căn hộ khách sạn Condotel theo tiêu chuẩn 5 sao và 1 trung tâm thương mại cao cấp.

Best Western International

Best Western International là tập đoàn khách sạn của Mỹ được biết đến với những khách sạn siêu sang ở khu vực Trung Đông hiện nay cũng đã lấn sân sang thị trường tại Việt Nam với những thương hiệu như: Best Western Premier Indochine Palace (Huế), Best Western Dalat Plaza Hotel, Best Western Premier Oceanami Hotel & Resort (Vũng Tàu)…

Với sự đổ bộ ào ạt của những tập đoàn khách sạn nổi tiếng trên thế giới, thị trường khách sạn Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước tiến nổi bật và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho nguồn nhân lực Nhà hàng – Khách sạn tại nước ta.

Nếu bạn đã đang và sẽ tham gia vào làm việc trong lĩnh vực này, việc tìm hiểu các khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam là điều cần thiết, giúp bạn định hình nơi mình muốn làm việc.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/cac-tap-doan-khach-san-lon

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực ở Ấn Độ

Khi nhắc đến Ấn Độ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến dòng sông Hằng linh thiêng hay tòa Taj Mahaj đồ sộ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Ấn Độ còn là một đất nước có nền tôn giáo, văn hóa độc đáo với những lễ hội rặc rỡ sắc màu cùng nền ẩm thực phong phú. Hãy cùng CET tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực của Ấn Độ trong bài viết sau đây nhé!

Những lễ hội ở Ấn Độ thường gắn liền với những truyền thuyết lâu đời. Và vào mỗi dịp khác nhau, người Ấn lại có cách chào đón, ăn mừng khác nhau. Có thể kể đến một số lễ hội như: Diwali, lễ hội ném bột màu Holi, lễ hội Ganesha, lễ hội gió mùa, lễ Carnival ở Goa, lễ hội Ugadi ở Hyderabad, lễ Shivaratri, lễ Ramadan…

Những lễ hội truyền thống ở Ấn Độ

Nếu như ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống của dân tộc thì đối với người Ấn chính là Diwali hay còn gọi là lễ hội Ánh sáng. Vào dịp lễ này, người dân chuẩn bị rất kỳ công, người người nhà nhà đều đốt pháo ăn mừng và có những chiếc đèn bằng đất sét được thắp sáng thể hiện cho sự chiến thắng của chính nghĩa. Và một trong những lễ hội đặc biệt khác của Ấn Độ và nhiều quốc gia có cộng đồng người theo đạo Hindu sinh sống chính là dịp lễ Holi.

Lễ hội Diwali

Lễ hội Diwali, người Ấn thường thắp sáng những chiếc đền nhỏ bằng đất sét
và quây quần bên nhau (Ảnh: Internet)

Người dân vào dịp lễ Holi sẽ ném bột màu vào nhau nhằm thể hiện cho sự tự do không biên giới và không có phân biệt giai cấp trong xã hội. Hay lễ hội Ganesha kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người luôn được người theo đạo Hindu ở Ấn Độ quan tâm và tổ chức long trọng.

Nền ẩm thực đặc trưng của người Ấn

Bên cạnh những mùa lễ hội đặc biệt, người Ấn Độ cũng có nền ẩm thực khá đặc trưng. Nếu như người Á Đông thường sử dụng đũa để gắp thức ăn, người Châu Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn bắt gặp trên những thước phim Ấn Độ, người Ấn thường dùng tay không để lấy thức ăn.

Và cũng có lẽ xuất phát từ cách ăn như thế đã dẫn đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn ở nơi đây. Người Ấn thường sử dụng gạo và bột mì là hai thực phẩm chính và cơm là món ăn chính. Tuy nhiên, cách nấu cơm của người dân Ấn Độ rất khác, gạo sẽ được xào với dầu hoặc bơ rồi cho nước vào nấu, khi cơm sắp chín còn cho thêm: tiêu, hạt cumin hay quế…

Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa ẩm thực

Bên cạnh đó, ẩm thực Ấn Độ còn chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo lớn là đạo Phật, đạo Hindu và đạo Hồi. Là nơi khai sinh đạo Phật, nên tư tưởng Phật giáo như không sát sinh, ăn chay đã là một phần quan trọng của ẩm thực Ấn. Vào những ngày ăn chay, người Ấn chỉ ăn những món từ ngũ cốc, không ăn cá thịt, hành tỏi. Thậm chí là các loại củ vì người Ấn cho rằng sẽ làm chết những sinh vật sống nhờ vào rễ của những loại rau củ đó. Còn đối với những người theo đạo Hindu, họ sẽ không ăn thịt bò hay những người theo đạo Hồi sẽ không ăn thịt lợn.

Sự ảnh hưởng của vùng miền đến văn hóa ẩm thực

Nền ẩm thực Ấn Độ cũng nổi tiếng với các món ăn như: Cà ri được chế biến với nhiều cách và nhiều loại nguyên liệu khác nhau; gà Tandoori; các món ăn từ cừu và đặc biệt, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay những lễ lớn thì cừu nấu với hạnh nhân món ăn không thể thiếu. Cũng giống như ẩm thực Việt Nam hay Thái Lan, nền ẩm thực Ấn Độ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Nếu như ở miền Bắc Ấn Độ hương vị món ăn được thể hiện qua việc sử dụng cân bằng các nguyên liệu sữa, bơ sữa, sữa chua cùng ớt, nghệ, quả hạch và thường không thể thiếu nước xốt, thì miền Đông Ấn Độ như vùng Orissa, Bengal, Assam thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh và xốt thì là.

Ẩm thực Ấn Độ

Ẩm thực Ấn Độ chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và vị trí địa lý (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, món ăn tại Nam Ấn Độ chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa, nước cốt dừa hay cà ri. Các món ăn của vùng này thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị từ tự nhiên như me, dừa, đậu lăng và một số loại rau. Còn ở miền Tây Ấn Độ thì chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và ở vùng Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các quốc gia lân cận như Trung Quốc hay Burma.

Với những thông tin như trên, hy vọng bạn đã có nhìn rõ hơn về văn hóa lễ hội và ẩm thực đặc sắc ở Ấn Độ. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên khám phá và trải nghiệm những điều thú vị tại quốc gia này nhé!

Là một trong những thánh đường du lịch của khu vực Đông Nam Á, Thái Lan thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những hòn đảo xinh đẹp, lễ hội náo nhiệt đầy màu sắc mà Thái Lan còn có một nền ẩm thực hấp dẫn và đặc trưng. Nào chúng ta cùng ghé qua và tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Thái Lan ngay nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-an-do

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Mê mẩn với cách ướp thịt bò và cách nướng thịt bò thơm ngon

Thịt bò nướng luôn là món ăn được nhiều người yêu thích vừa xuất hiện thường xuyên trong thực đơn những bữa tiệc cuối tuần hay liên hoan đội nhóm. Tuy nhiên, để món ăn được chuẩn vị thì không phải ai cũng làm được. Do đó, CET sẽ hướng dẫn bạn cách ướp thịt bò cùng cách nướng thịt bò thơm ngon ngay sau đây!

Không chỉ đơn giản cho tất cả gia vị vào thịt bò rồi cho lên vỉ nướng là hoàn thành món ăn, để có được hương vị thơm nồng trong từng lớp bò nướng bạn phải chọn được các loại gia vị dùng để ướp thịt bò nướng phù hợp, định lượng nguyên liệu cùng cách nướng thịt không cháy khét. Sao cho, khi món ăn hoàn thành, thịt bò phải đậm đà vừa ăn, thịt không quá khô hay quá dai. Đến đây thì bạn cảm thấy có chút rắc rối đúng không nào? Đừng lo, CET sẽ cùng vào bếp với bạn ngay bây giờ!

Thịt bò
Thịt bò nướng mềm ngọt tự nhiên khi nướng lên sẽ tỏa hương thơm nức mũi
khó lòng cưỡng lại. (Ảnh: Internet)

Gia vị ướp thịt bò nướng

Để làm món thịt bò nướng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và gia vị như sau:

– 500g thịt bò

– 1/4 chén nước tương

– 1/4 chén nước ép quả lê tươi hoặc đã xay nhuyễn

– 2 muỗng cà phê dầu mè

– Mè trắng rang vàng

– Hạt tiêu xay

– 1 muỗng canh đường nâu

– Tỏi, hành lá, gừng

Cách ướp thịt bò nướng

Sơ chế nguyên liệu bò nướng

Trước khi đến bước ướp thịt bò nướng, bạn cần sơ chế các nguyên liệu như sau:

– Thịt bò khi mua về bạn rửa sạch, rồi cắt ngang theo thớ thành miếng vừa ăn với độ dày khoảng từ 0,3 – 0,5 cm. Sau đó, bạn để nghiêng dao rồi khứa vài đường lên trên miếng thịt. Lưu ý, khi thái thịt bò, bạn không được thái quá mỏng vì khi nướng thịt sẽ dễ cháy hoặc nếu thái quá dày thịt sẽ không thấm đều gia vị và nên thái theo thớ để thịt bò mềm mà không bị dai.

– Tỏi bạn đem lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

– Hành lá bạn rửa sạch băm nhuyễn.

– Gừng bạn đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Ướp thịt bò nướng

– Bạn cho tất cả nguyên liệu gồm: 1/4 chén nước tương, 1/4 chén nước ép quả lê tươi hoặc đã xay nhuyễn, 2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng cà phê hạt mè rang, hạt tiêu xay, 1 muỗng canh đường nâu cùng tỏi, hành lá, gừng băm nhỏ vào một cái tô. Tiếp đến, khuấy đến khi các gia vị hòa tan là được. Sau đó, bạn cho nước ướp vào thịt bò và trộn đều, ướp khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị.

– Lưu ý: Khi ướp thịt bò, bạn không nên ướp với muối và nước mắm. Vì hai loại gia vị này sẽ làm giảm độ ngọt của thịt và ngăn cản các gia vị khác thấm sâu vào bên trong thịt bò.

Cách nướng thịt bò ngon

Bạn có thể nướng thịt bò bằng 2 cách là nướng bằng than hoa hoặc lò vi sóng.

Nướng bằng than hoa

Trước tiên, bạn làm cháy than, rồi xếp thịt bò lên vỉ nướng hoặc xiên que tre rồi đặt lên than. Nướng đến khi mặt thịt cháy xém, bạn lật giở mặt khác và tiếp tục nướng. Trong quá trình nướng, bạn nên phết hỗn hợp nước ướp lên bề mặt của thịt để giúp thịt không bị cháy và ngon hơn cũng như đẹp mắt hơn.

xiên thịt bò
Bạn có thể xiên thịt bò cùng rau củ qua xiên tre rồi nướng lên
để món ăn thêm đậm vị (Ảnh: Internet)

Nướng bằng lò

Đầu tiên, bạn làm nóng lò khoảng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C để nhiệt lượng được tỏa đều, khi cho thịt vào sẽ chín đều hơn. Tiếp đến, bạn xếp thịt vào khay nướng rồi cho vào lò. Nướng thịt bò trong thời gian 20 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Khi nướng bạn nên chọn chế độ nướng 2 mặt.

Khi nướng xong, bạn cho thịt bò ra đĩa trang trí với ít rau xà lách, ngò và dưa leo là có thể thưởng thức rồi đấy! Thịt bò nướng mềm thơm được cuộn trong lớp xà lách tươi xanh cùng dưa leo giòn giòn chấm cùng tương ớt hoặc nước chấm tỏi ớt sẽ mang đến cho bạn hương vị khó quên. Chúc các bạn thành công!

Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến cá hồi không tanh để làm nên những món ăn chuẩn vị.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/ky-thuat-che-bien/cach-uop-va-cach-nuong-thit-bo

Cách nướng vịt ngon bằng lò nướng và lò vi sóng siêu tiện lợi

So với các món làm từ thịt vịt khác, vịt quay là món ăn có phần trang trọng khi thường xuất hiện trong nhà hàng, mâm cỗ vào những dịp lễ, Tết. Món vịt quay hấp dẫn người dùng bằng hình thức bắt mắt và hương vị thơm ngon đặc biệt. Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ đem đến cho bạn hai công thức vịt quay đơn giản, không cầu kì, có thể làm ngay tại nhà để chiêu đãi người thân mà không tốn quá nhiều công sức: cách nướng vịt ngon bằng lò nướng và lò vi sóng. 

vịt nướng

Bạn có thể nướng vịt đơn giản tại nhà bằng các dụng cụ sẵn có trong nhà bếp.

Cách nướng vịt ngon bằng lò nướng

Nguyên liệu để nướng vịt bằng lò nướng

– 1 con vịt (1 – 1,2kg)

– 1 củ gừng

– 2 củ tỏi

– 1 muỗng canh dầu ăn

– 1/2 chén rượu trắng

– 750ml nước uống

– 1 muỗng canh mật ong

– 1 muỗng canh đường

– 3 muỗng canh giấm gạo

– 1 muỗng canh nước tương

– Tiêu hạt, hoa hồi, lá nguyệt quế, vỏ cam

Hướng dẫn cách nướng vịt bằng lò nướng tại nhà:

Cách nướng vịt bằng lò nướng

Cách nướng vịt bằng lò nướng tại nhà. (Ảnh: Internet)

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Thịt vịt mua về đem rửa sạch với nước rồi khử mùi hôi vịt bằng cách bóp vịt với gừng giã nhuyễn hoặc rượu trắng, rửa lại với nước rồi để ráo, vịt sẽ sạch và hết mùi hôi hoàn toàn.

– Tỏi bóc vỏ, 1 củ thái lát, 1 củ để nguyên.

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

– Chặt bỏ phần đầu vịt, giữ lại hết phần thân và lau khô.

Bước 2: Áp chảo vịt nguyên con

– Bắc một chảo lớn lên bếp và đun sôi cùng 1 ít dầu ăn. Khi dầu nóng già, bạn cho cả con vịt vào chảo, lật đi lật lại để da vịt xém vàng. Công đoạn này giúp vịt quay có lớp da giòn ngon, mỡ vịt sẽ chảy ra giúp giảm bớt vị ngấy.

Bước 3: Nấu vịt cho thấm gia vị

– Bắc một nồi khác lên bếp, cho tỏi và gừng thái lát vào đảo đều với một chút dầu ăn cho thơm. Khi gừng, tỏi dậy mùi thơm, cho thêm 1 muỗng đường, 1/2 chén rượu trắng, 750ml nước, 2 muỗng nước tương, 3 muỗng giấm gạo, hoa hồi, lá nguyệt quế, tỏi, vỏ cam và hạt tiêu vào trộn đều (các loại thảo mộc mỗi loại một ít).

– Đun sôi hỗn hợp gia vị cho sôi lên rồi hạ lửa nhỏ, cho vịt vào đun. Lưu ý, lượng hỗn hợp gia vị trong nồi nên để xâm xấp toàn bộ con vịt, như vậy vịt mới ngấm gia vị và thơm ngon.

– Đun thịt vịt liu riu trong khoảng 50 – 60 phút, khoảng 15 phút thì trở vịt một lần. Sau khi đun xong, lấy vịt ra ngoài, để ráo một chút rồi đặt vào khay nướng.

Bước 3: Nướng vịt

– Pha mật ong với một chút nước, sau đó dùng cọ phết đều lên thân vịt để khi quay vịt không bị khô, da cũng trở nên bóng đẹp. Cho vịt vào quay khoảng 12 – 15 phút ở nhiệt độ 220 độ C cho lớp da săn lại. Cuối cùng, lấy vịt ra ngoài, để nguội bớt rồi chặt nhỏ.

Bước 4: Hoàn thành

– Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, trình bày ra đĩa. Vịt quay có lớp da màu vàng nâu đậm, hơi bóng, mùi hương thơm lừng.

Cách nướng vịt bằng lò vi sóng

nướng vịt bằng lò vi sóng

Cách nướng vịt bằng lò vi sóng khá đơn giản.
(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu nướng vịt bằng lò vi sóng

– 1 con vịt

– 1 muỗng canh rượu trắng

– 1 muỗng canh nước tương

– 1 muỗng cà phê mật ong

– 1 muỗng cà phê bột ớt không cay (paprika)

– 1 củ hành tím băm

– 1 muỗng canh dầu ăn

– 3 muỗng sả băm

– 1 muỗng canh dầu hào

– 2 tép tỏi băm

– Lưu ý: Bạn nên chọn vịt đang sống rồi nhờ người ta làm giúp mình, đừng mua vịt đã chế biến sẵn, vì vịt có thể để tủ lạnh giảm đi phần thơm ngon. Hơn nữa, nên chọn vịt chân nhỏ, như thế sẽ ít xương hơn.

Hướng dẫn cách nướng vịt bằng lò vi sóng

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

– Vịt rửa với nước lạnh có pha muối, lấy gừng thái miếng chà lên da vịt cho hết mùi hôi, sau đó rửa qua nước lạnh thật sạch.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị

– Ướp vịt với các nguyên liệu :1 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê bột ớt paprika, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào, hành, sả, tỏi băm và tiêu. Để ướp trong vòng 20-30 phút cho thịt thấm gia vị. Trở vịt đều để đảm bảo các phần đều có gia vị ngấm đều.

Bước 3: Nướng vịt bằng lò vi sóng

– Cho vịt lên khay nướng. Bật lò 220 độ C trước 10 phút cho lò nóng, sau đó cho vịt vào nướng khoảng 25-30 phút đến khi nào thấy da vịt có màu vàng, thịt chín là được.

Bước 4: Trang trí và trình bày

– Thái vịt thành miếng vừa ăn xếp lên đĩa, trang trí vài lát cam và rau mùi.

Tổng kết

Cách nướng vịt ngon bằng lò nướng và lò vi sóng rất đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức, phù hợp với các bữa cơm gia đình. Hai cách làm vịt quay vừa chia sẻ dù đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, thơm ngon, nhất định sẽ khiến những người thưởng thức hài lòng. Cet.edu.vn chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Ngoài vịt ra bạn có thể thay đổi nguyên liệu là gà. Cách làm gà nướng mật ong ngon bằng lò vi sóng thơm nức mũi này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/nuong/cach-nuong-vit-ngon

Các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết

Sắp xếp phòng họp tổ chức hội nghị là một trong những kỹ năng nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Vậy bạn có biết phòng hội nghị trong khách sạn được sắp xếp theo những cách thức nào chưa? Trong bài viết này, Cet.edu.vn xin chia sẻ các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết và cách ứng dụng trong những trường hợp cần thiết.

Các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết

Sắp xếp kiểu lớp học

Kiểu lớp học

Kiểu lớp học phù hợp với những sự kiện đông người tham gia.
(Ảnh: Internet)

Đây là kiểu sắp xếp đặc biệt thích hợp cho những sự kiện kéo dài, có phát tài liệu và người tham dự cần ghi chép hoặc dùng máy tính xách tay. Khoảng cách tối thiểu giữa các bàn là từ 0,9 – 1m để lấy lối đi. Ưu điểm của cách sắp xếp này là người trình bày có thể nhìn thấy được tất cả những người tham gia và có sức chứa lớn trong một không gian dù nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu lớp học là khả năng tương tác ít, nếu không khéo léo sắp xếp thì có thể người tham gia chỉ nhìn thấy lưng của nhau.

Sắp xếp dạng chữ U

Sắp xếp dạng chữ U

Kiểu sắp xếp hình chữ U tạo ra không gian tương tác hiệu quả cho nhóm nhỏ.
(Ảnh: Internet)

Sắp xếp dạng chữ U rất thích hợp cho các cuộc họp, hội nghị có lượng người tham dự ít, khoảng từ 25 – 30 người. Bàn được sắp xếp theo kiểu chữ U, để khoảng trống ở giữa. Khoảng cách giữa mỗi bàn tối thiểu là 5cm. Ưu điểm của kiểu sắp xếp dạng chữ U là có thể tạo ra không gian làm việc hiệu quả vì có sự tương tác giữa những người tham gia.

Sắp xếp kiểu nhà hát (Theatre)

sắp xếp nhà hát

Kiểu sắp xếp nhà hát khá thông dụng. (Ảnh: Internet)

Đây là kiểu sắp xếp khá thông dụng, không có bàn kèm theo và phù hợp cho những sự kiện người tham dự là khán giả, không cần ghi chép hoặc ăn uống. Kiểu sắp xếp này khá linh hoạt vì nó phù hợp với nhiều loại phòng. Các hàng ghế có thể sắp xếp theo hình bán nguyệt, hình tròn, hàng ngang với tầm nhìn hướng về tiêu điểm. Với kiểu nhà hát, nhân viên khách sạn cần xếp ghế theo kiểu so le để người ngồi sau không bị vướng tầm nhìn. Giữa các khu vực sắp xếp cần có khoảng cách ít nhất là 1m để lấy lối đi cho người tham dự.

Sắp xếp kiểu bàn tròn

Kiểu bàn tròn

Kiểu bàn tròn phù hợp với những sự kiện có ăn uống.
(Ảnh: Internet)

Kiểu sắp xếp này rất phù hợp cho những sự kiện có ăn uống, mỗi bàn thường từ 6 – 10 người. Đôi khi có thể sắp xếp tiệc theo kiểu nửa bàn tròn để người tham dự có thể hướng mặt về phía sân khấu. Sắp xếp kiểu bàn tròn tạo ra sự tương tác tốt giữa những người tham gia cùng bàn, tuy nhiên lại có hạn chế là chiếm nhiều diện tích khiến phòng họp trông nhỏ lại.

Kiểu sắp xếp Hollow

Kiểu Hollow

Kiểu Hollow giúp tối đa không gian tương tác.
(Ảnh: Internet)

Với kiểu sắp xếp này, bàn ghế được được bố trí theo hình chữ nhật hoặc hình bát giác và để khoảng trống ở giữa. Kiểu sắp xếp Hollow thích hợp cho các sự kiện có lượng người tham dự ít với mục đích chính là tạo ra sự tương tác tốt nhất giữa những người tham gia.

Kiểu sắp xếp Conference

kiểu hội nghị

Phòng họp kiểu hội nghị phù hợp với những cuộc họp mang tính chất quan trọng.
(Ảnh: Internet)

Kiểu sắp xếp Conference sử dụng ít nhất 1 chiếc bàn họp lớn với mặt bàn hình chữ nhật hoặc hình oval đặt ở ngay giữa trung tâm phòng họp, các vị trí ghế ngồi được sắp xếp bao quanh. Kiểu sắp xếp Conference thích hợp cho những cuộc họp có lượng người tham dự ít nhưng mang tính chất đặc biệt quan trọng như: nhóm thảo luận chung, cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị, các cuộc họp chính trị mang tính quốc gia…

Kiểu sắp xếp bàn tiếp khách hoặc bàn cocktail

 kiểu bàn tiệc cocktail

Sắp xếp kiểu bàn tiệc cocktail thể hiện phong cách hiện đại, chuyên nghiệp.
(Ảnh: Internet)

Với kiểu sắp xếp này, bàn thường cao và có tiết diện nhỏ với đường kính từ 15 – 30cm hoặc 38 – 76cm, không có ghế ngồi, mục đích là để người tham gia đặt những ly rượu hoặc cocktail. Với tiệc buffet thì bàn cần có tiết diện lớn hơn và có ghế để người tham gia có thể ngồi thưởng thức món ăn. Kiểu bố trí bàn này vừa tiết kiệm được diện tích, vừa thể hiện được phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và tạo được sự tương tác tốt giữa những người tham gia.

Tổng kết

Tùy vào mục đích của cuộc họp và số lượng người tham gia mà nhân viên khách sạn sẽ bố trí khách sắp xếp phòng họp phù hợp nhất. Hy vọng với các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết vừa được Cet.edu.vn chia sẻ sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như thực hiện tốt công tác setup phòng họp khi làm việc tại các khách sạn quốc tế hiện đại.

Để trở thành một nhân viên Nhà hàng – Khách sạn, ngoài các yếu tố liên quan đến kỹ năng, ngoại ngữ thì kiến thức chuyên môn luôn được nhà tuyển dụng quan tâm và đánh giá cao. Trong đó, cách phân biệt hình dáng và chức năng của các loại ly sử dụng trong nhà hàng khách sạn là điều vô cùng cần thiết.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cac-kieu-setup-phong-hop

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Xem nghề nghiệp phù hợp với ngày sinh và qua tên rất chuẩn

Làm thế nào biết được nghề nghiệp nào phù hợp với mình và nghề nghiệp đó có mang lại may mắn cho mình hay không? Hãy cùng CET làm một trắc nghiệm vui nho nhỏ sau đây, đó là xem nghề nghiệp phù hợp với ngày sinh và xem nghề nghiệp qua tên cực chuẩn. Thử xem chúng ta phù hợp với công việc gì nhé!

Bạn đã sẵn sàng cùng Cet.edu.vn khám phá về nghề nghiệp tương lai chưa? Bắt đầu ngay thôi nào!

Cách xem nghề nghiệp phù hợp với ngày sinh

Cách thực hiện

Bạn hãy viết ngày tháng năm sinh của bạn ra tờ giấy, rồi cộng tất cả những con số này lại với nhau. Tiếp tục cộng đến khi thu được kết quả có 1 chữ số, rồi đối chiếu với kết quả sau đây.

Ví dụ: Bạn sinh ngày 08/03/1990, bạn sẽ thực hiện như sau: 0+8+0+3+1+9+9+0 = 30 = 3+0 = 3.

Kết quả

Số 1

Bạn là người có tính cách độc lập, mạnh mẽ, việc gì cũng muốn tự mình thực hiện, không thích sự giúp đỡ của người khách. Do đó, bạn thích hợp với các việc kinh doanh cơ sở riêng, những công việc liên quan đến kế toán, quản trị…

Số 2

Chủ nhân của số 2 là người có trí nhớ rất tốt hơn nữa lại có tính cách hòa đồng, nên thường phù hợp với các công việc như thư ký, giáo viên, tài chính, chăm sóc khách hàng, thu ngân nhà hàng, khách sạn…

Số 3

Người sở hữu số 3 thường là người sống nội tâm, nói ít làm nhiều, không giỏi trong việc biểu đạt ý kiến cá nhân nhưng lại có năng khiếu về nghệ thuật. Vì thế, nghề nghiệp phù hợp chính là họa sĩ, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, đầu bếp…

Ngày sinh
Ngày sinh của bạn cũng nói lên rất nhiều điều về tính cách
và sự nghiệp của bạn (Ảnh: Internet)

Số 4

Số 4 là người không thích sự cô đơn, bạn hoạt bát, thích tiếp xúc và thích làm việc nhóm. Công việc phù hợp với bạn là: Lễ tân Nhà hàng – Khách sạn, Bartender, hướng dẫn viên du lịch, MC…

Số 5

Bạn thuộc tuýp người yêu thích sự tự do, đi du lịch và khám phá những điều mới mẻ. Và tất nhiên những nghề như: Hướng dẫn viên du lịch, Travel Blogger, biên tập viên mảng du lịch…

Số 6

Bạn là người có tấm lòng nhân hậu, hướng thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác và bạn phù hợp với những nghề như: Giáo viên, những hoạt động phi Chính phủ, chăm sóc động vật, Baby Sister, nhân viên buồng phòng…

Số 7

Chủ nhân của số 7 là người thường gặp may mắn, có óc nhạy bén, giỏi phân tích, tính toán. Vì thế, các lĩnh vực kinh doanh, kế toán, nghiên cứu thị trường…

Số 8

Đối chiếu kết quả cho thấy những người số 8 là người có khả năng giao tiếp tốt, có tâm hồn nhạy cảm và có thể nhìn rõ mọi phương diện của sự việc. Nghề nghiệp phù hợp với bạn: Biên kịch, nhà báo, MC…

Số 9:

Bạn là người không giỏi trong việc quản lý tiền bạc nhưng lại rất giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc và quan tâm chăm sóc người khác rất chu đáo. Do đó, bạn phù hợp với các nghề như: Nấu ăn, làm bánh, giáo viên mầm non, tư vấn viên, nhân viên bán hàng…

Cách xem nghề nghiệp qua tên

Cách thực hiện

Tương tự như cách xem nghề nghiệp qua ngày sinh, đầu tiên, bạn viết tất cả tên của bạn ra giấy, rồi cộng tất cả chữ cái tương ứng theo bảng sau đến khi còn 1 chữ số là được.

Ví dụ: Bạn tên Hà My, bạn thực hiện phép tính như sau 8+1+4+7 =  20 = 2+0 = 2.

Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chữ cái A B C D E F G H I
J K L M N O P Q R
S T U V W X Y Z

Kết quả

Số 1

Bạn sẽ dễ thành công trong việc điều khiển và quản lý như: Làm giám đốc sản xuất, kỹ thuật, quản lý Nhà hàng – Khách sạn, bếp trưởng…

Số 2

Bạn thích hợp với công việc đòi hỏi sự tế nhị và giao tiếp tốt như: Giao dịch viên, các nghề về tâm lý học, cố vấn, xã hội học, thư ký…

Số 3

Các nghề thích hợp với bạn có thể kể đến như: Nhiếp ảnh, thiết kế, viết văn, giải trí, hội họa… Bạn sẽ không phù hợp với những nghề bác sỹ, luật sư hay kế toán…

Số 4

Bạn là người thích sự tập trung, tỉ mỉ đến từng chi tiết, vì thế bạn phù hợp với nghề kỹ sư, kiến trúc sư, thu ngân, kế toán, toán học, hóa học, luật sư…

Số 5

Người số 5 thường là người thông minh, tài ba và phù hợp với sáng tác, viết báo, hội họa, nhiếp ảnh, phi công, quảng cáo, Marketing…

khám phá bản thân
Bạn hãy khám phá bản thân của mình để chọn lựa được
nghề nghiệp phù hợp (Ảnh: Internet)

Số 6

Bạn là người có óc sáng phong phú và thích hợp với những nghề như viết văn, hội họa, điêu khắc. Hoặc có thể làm thêm các nghề như bác sỹ, hoạt động xã hội, từ thiện, chăm sóc trẻ em…

Số 7

Chính sự kiên nhẫn và kiến thức sâu rộng của bạn, bạn dễ thành công trong các nghề như nghệ thuật, hội họa, viết văn, giáo dục, điêu khắc, khoa học, tôn giáo…

Số 8

Là mẫu người cương quyết, tận tâm trong công việc, bạn thích hợp với việc kinh doanh các mặt hàng, Bar trưởng, Giám sát bộ phận trong Nhà hàng – Khách sạn…

Số 9

Bạn thích hợp với những nghề đòi hỏi sự ân cần và nhiệt tình như: Y tá, bác sỹ, PR, giáo viên… Nên tránh những việc liên quan đến tài chính, kinh tế.

Tổng kết

Với cách xem nghề nghiệp qua ngày sinh và qua tên phía trên, bạn đã biết mình thích hợp với nghề nghiệp gì chưa nào? Trên đây, chỉ là một trắc nghiệm vui để giúp bạn thuận lợi hơn trong việc khám phá bản thân của mình. Nếu muốn chọn lựa nghề nghiệp bạn cần có một quá trình dài và tìm hiểu thật cẩn trọng những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp. Hãy bắt đầu khám phá ngay bây giờ và đưa ra những quyết định đúng đắn bạn nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tin-tuc/huong-nghiep/xem-nghe-nghiep-phu-hop-voi-ngay-sinh-va-qua-ten

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...