Tiếp thực là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vị trí tiếp thực là gì và công việc cụ thể của nhân viên Tiếp thực trong nhà hàng. Vì thế, trong bài viết sau đây, hãy cùng Cet.edu.vn khám phá về vị trí này nhé!
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó, bộ phận Tiếp thực có tầm ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá chất lượng của thực khách với đơn vị. Do đó, hiện nay các nhà tuyển dụng lớn rất chú trọng tìm kiếm nhân viên cho vị trí này.
Nhân viên tiếp thực là gì?
Nhân viên Tiếp thực hay còn được gọi là Busboy/Food runner, là vị trí thường có trong các nhà hàng, khách sạn lớn. Nhiệm vụ của nhân viên Tiếp thực là hỗ trợ nhân viên Phục vụ set up dụng cụ, bàn ăn; vệ sinh khu vực; vận chuyển các dụng cụ đến vị trí cần phục vụ; bưng bê thức ăn để đảm bảo bữa ăn của thực khách diễn ra trọn vẹn nhất, nhằm giúp thực khách hài lòng khi trải nghiệm ẩm thực tại nhà hàng, khách sạn.
Nhân viên Tiếp thực hỗ trợ nhân viên Phục vụ bưng bê thức ăn, dụng cụ cho thực khách (Ảnh: Internet)
Công việc cụ thể của một nhân viên tiếp thực trong nhà hàng
Làm vệ sinh và setup nhà hàng
– Mỗi ngày, vào đầu ca làm việc, nhân viên Tiếp thực cùng với nhân viên Phục vụ làm vệ sinh khu vực tiếp thực.
– Chuẩn bị các loại nước xốt, nước chấm, gia vị, chanh, ớt phục vụ cho các món ăn. Nếu được phân công, nhân viên Tiếp thực phải trực tiếp pha nước chấm, nước xốt đảm bảo đúng tỷ lệ và có thể nhờ nhân viên Bếp kiểm tra lại mùi vị.
– Dọn dẹp và lau chùi các lọ đựng gia vị, di chuyển chúng đến đúng nơi quy định của nhà hàng.
– Chuẩn bị các công cụ dụng cụ như chén, đĩa, dao, nĩa, muỗng để đưa cho thực khách khi khách có nhu cầu.
Tiếp nhận order
– Nhân viên Tiếp thực tiếp nhận order từ nhân viên Phục vụ và kiểm tra lại thông tin của khách cho chính xác.
– Thông báo cho bộ phận Bếp về những món ăn cần chế biến.
Vận chuyển thức ăn từ khu vực bếp đến khu vực phục vụ khách được quy định
– Cần phải kiểm tra chất lượng món ăn trước có đúng quy chuẩn hay không trước khi mang ra phục vụ khách.
– Phải đảm bảo món ăn được phục vụ đúng theo yêu cầu từ order của nhân viên Phục vụ. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo món ăn phục vụ đúng bàn, đúng thực khách, đúng loại gia vị và nước xốt đi kèm.
– Vận chuyển thức ăn cẩn thận, tránh tình trạng rơi, vỡ hay sai lệch cách trang trí của món ăn trong quá trình di chuyển.
– Sau đó, bàn giao lại cho nhân viên Phục vụ để họ tiến hành phục vụ khách.
Làm vệ sinh khu vực hậu cần
– Phối hợp với nhân viên Tạp vụ, nhân viên Phục vụ đảm bảo vệ sinh khu vực ra món và khu vực hậu cần.
– Thu dọn các dụng cụ mà khách đã dùng từ khu vực hậu cần của nhà hàng.
– Phân loại và xử lý thức ăn thừa còn đọng lại trên các dụng cụ tại khu vực hậu cần trước khi đưa xuống khu vực rửa chén.
– Đảm bảo tất cả các vật dụng không bị rơi vỡ hay trầy xước.
Nhân viên Tiếp thực phải đảm bảo thức ăn không rơi vỡ hay thay đổi trong quá trình vận chuyển đến bàn của thực khách (Ảnh: Internet)
Các công việc khác
– Giải đáp thắc mắc: Là một nhân viên Tiếp thực bạn phải nắm được các kiến thức và thông tin của nhà hàng để giải đáp các nhu cầu hoặc thắc mắc của khách hàng khi họ có nhu cầu. Nếu chưa đảm bảo về độ chính xác của thông tin, bạn nên xác nhận lại với các bộ phận khác để tránh phát tán thông tin sai lệch.
– Bên cạnh đó, khi đông khách, nhân viên Tiếp thực phải hỗ trợ nhân viên Phục vụ bổ sung các loại gia vị khi thực khách yêu cầu thêm. Hoặc hỗ trợ bộ phận Bếp trang trí món ăn; kiểm tra hộp đựng thức ăn mang về của khách. Hỗ trợ các công việc khi khách yêu cầu tính tiền, đổi bàn, đổi món hay hủy món…
– Thực hiện công cấp trên giao phó.
Với những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu hơn về khái niệm tiếp thực cũng như công việc cụ thể của nhân viên Tiếp thực trong nhà hàng đúng không nào. Theo ghi nhận hiện nay, lương của nhân viên Tiếp thực trong các nhà hàng khách sạn dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, chưa tính các khoảng tiền thưởng, tip… Nếu yêu thích công việc này, đừng quên trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tay nghề ngay bây giờ bạn nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng mềm quan trọng cần có của một nhân viên nhà hàng – khách sạn là gì?
Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cong-viec-va-nhiem-vu-cua-nhan-vien-tiep-thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét