Bạn đang có ý định lên kế hoạch đi chơi tại Đà Nẵng? Vậy thì đừng quên lưu lại thời điểm diễn ra các lễ hội và danh sách những món ăn nhất định phải thử tại đây để có một chuyến đi thật thú vị nhé.
Không chỉ đặc biệt bởi con người thân thiện, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà Đà Nẵng còn là nơi diễn ra các lễ hội đặc sắc và một nền văn hóa ẩm thực đặc trưng. Các lễ hội tại đây đã có từ rất xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác như Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng an Hải, Lễ hội pháo hoa… Đến với Đà Nẵng, chọn thời điểm diễn ra một trong các lễ hội này, cùng với đó là thưởng thức những món ăn hấp dẫn và thơm ngon sẽ là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng dành cho bạn đấy.
Những lễ hội tại Đà Nẵng hoành tráng nhất
Lễ hội bắn pháo hoa
Diễn ra vào ngày 30/04 – 1/5, hằng năm người dân và du khách tại Đà Nẵng có thể ngắm nhìn những màn bắn pháo hoa hoành tráng và đẹp mắt. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng hoặc vào ngày 30/04 và 1/5. Lễ còn diễn ra nhiều hoạt động kèm theo như: Lễ hội ẩm thực, đêm nhạc, triển làm tranh… đặc sắc và ý nghĩa. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2008 và đến nay qua nhiều lần tổ chức, dường như khi nhắc đến Đà Nẵng, không ai là không mong đợi để được chiêm ngưỡng khoảnh khắc ấn tượng này.
Lễ hội bắn pháo hoa hoành tráng tại Đà Nẵng. (Ảnh: Internet)
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội diễn ra ngày 19/2 âm lịch hằng năm tại khu du lịch Ngũ hành Sơn. Lễ hội thu hút các tín đồ hành hương và đông đảo du khách. Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận. Được diễn ra trong 3 ngày, bao gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung bao gồm: Lễ rước ánh sáng, Lễ khai sinh, Lễ trai đàn chẩn tế… Phần hội diễn ra sôi nổi và nhiều hoạt động mang sự xen lẫn giữa nét truyền thống và hiện đại như: hát dân ca, điêu khắc, múa tứ linh, hát tuồng, triển lãm tranh thư pháp…
Lễ hội Cầu Ngư
Diễn ra sau tết nguyên đán, lễ hội Cầu ngư là lễ hội đặc trưng của ngư dân miền biển nhằm thể hiện tinh thần tôn kính đối với cá voi. Loại động vật tương truyền đã giúp ích cho nhiều ngư dân. Lễ hội Cá Ông hay còn gọi là Lễ tế Cá Voi là lễ hội Cầu ngư lớn nhất của ngư dân nơi đây. Theo đó, lễ hội được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán… và diễn ra trong hai ngày trung tuần tháng 3 âm lịch, nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức của Cá Ông, cầu cho một mùa đánh bắt bội thu và thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Ẩm thực Đà Nẵng – Nét độc đáo thu hút du khách thập phương
Mì Quảng
Khi nhắc đến Đà Nẵng, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay tới món mì Quảng trứ danh. Vị ngọt của nước xương, những cọng mì to thô, cứng và dày khi kết hợp lại tạo ra hương vị tròn vị đến thế. Thành phần không thể thiếu trong một tô mì Quảng là đậu phộng rang, bánh tráng mè nướng giòn. Thế nhưng, món ăn này dường như có thể biến tấu thành nhiên phiên bản khác nhau, người Đầu bếp có thể sáng tạo các tô mì với đa dạng như mì Quảng thịt, mì Quảng xương, mì Quảng gà, mì Quảng đặc biệt… hay thú vị hơn là mì Quảng cá chuối, mì Quảng lươn.
Mì Quảng – món ăn nhất định phải thử khi đến thăm Đà Nẵng
(Ảnh: Internet)
Khi thưởng thức, trộn đều các nguyên liệu, thêm một chút sa tế hoặc ớt cay, một lát chanh nhỏ, ăn kem với các loại rau sống là bạn đã có một tô mì Quảng đậm đà và thơm ngon đặc biệt rồi. Hấp dẫn quá phải không nào!
Bánh tráng cuốn thịt heo
Đến Đà Nẵng mà quên không thưởng thức bánh tráng cuốn thịt heo thì chắc hẳn chuyến đi của bạn chưa thể trọn vẹn. Các nguyên liệu làm bánh tráng được lựa chọn kỹ lưỡng, phần thịt thì chỉ chọn phần mông hoặc vai, thịt được cắt vừa phải, miếng da giữ ở hai đầu sau đó được hấp hơi để giữ vị ngọt. Không thể không kể đến nhiều nhất trong bánh tráng đó chính là rau sống, những loại rau rất quen thuộc nhưng rau như xà lách, húng quế, bắp chuối… phải đảm bảo tươi ngon. Tất cả mọi thứ tạo nên hương vị của một Đà Nẵng thu nhỏ.
Đặc biệt hơn nữa, độc chiêu của món này còn nằm ở nước mắm nếm cay nồng nàn, hòa với vị tươi mát của rau, chút ngọt sắc của thịt thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ đâu. Với những ai đã nếm thử qua một lần thì đều khẳng định không thể quên được hương vị món ăn nhờ bởi chén mắm nêm “nhỏ nhưng có võ” này.
Bánh xèo
Bánh xèo Đà Nẵng ko quá to như bánh xèo miền Nam mà có hình dáng vừa phải. Mỗi chiếc bánh được làm từ lớp bột gạo xay có pha thêm chút lòng đỏ trứng và bột nghê, chiên trên một chiếc chảo thật nóng. Sử dụng hải sản tươi sống là tôm đồng, có thể có thêm thịt heo, khi ăn bạn dùng cuốn chung với rau sống tươi xanh như húng quế, xà lách…
Nước chấm với bánh xèo có hai loại. Bạn có thể dùng nước mắm tỏi ớt cay nồng, chua ngọt truyền thống. Hoặc không, bạn dùng loại tương được pha chế đặc biệt từ đậu phộng xay và gan heo có vị bùi bùi ngậy ngậy đặc biệt. Nhờ 2 loại nước chấm này mà mọi du khách khi sau khi thưởng thức đều không thể không xuýt xoa và nhớ về Đà Nẵng như một vùng đất xinh đẹp mà vô cùng gần gũi này.
Tổng kết
Vậy là các bạn đã vừa cùng Cet.edu.vn tìm hiểu những điều thú vị tại Đà Nẵng. Hấp dẫn đến thế, thế thì còn chần chừ gì nữa mà không lên kế hoạch ngay và đến thăm vùng biển xinh đẹp này ngay hôm nay phải không nào! Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều ý nghĩa nhé!
Cạnh đó không thể không nhắc đến xứ Huế mộng mơ đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam với những nét văn hóa đặc sắc lâu đời từ cung thành cổ kính, lễ hội dân gian, những điệu hát cung đình bên dòng sông Hương trầm mặc cùng những món ăn mang đậm bản sắc. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Huế nhé.
Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-da-nang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét