Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Cách tính giờ qua đêm khách sạn và những lưu ý cần biết

Để thuận lợi hơn trong việc tính toán chi phí cho chuyến đi nghỉ dưỡng hoặc công tác, bạn cần hiểu được cách tính giá phòng khách sạn để đưa ra được khoản chi phí cho phù hợp. Do đó, hãy cùng CET tìm hiểu về cách tính giờ qua đêm tại các khách sạn và những lưu ý cần biết trong bài viết sau đây nhé!

Không phải tất cả các khách sạn đều có chung cách tính giá phòng mà tùy thuộc vào hạng sao, loại phòng và các tiện ích, dịch vụ kèm theo mà cách tính giờ qua đêm tại khách sạn được chia làm nhiều mức khác nhau.

Cách tính giờ qua đêm tại khách sạn

Thông thường, các khách sạn ở những thành phố lớn tại Việt Nam thường có cách tính thời gian nhận phòng từ 14h00 và trả phòng trước 12h00. Tuy nhiên, thường có những trường hợp như sau:

Trường hợp nhận phòng sớm

Check in từ 5h00 – 9h00: Tính 50% giá phóng

Check in từ 9h – 14h00: Tính 30% giá phòng

Trường hợp trả phòng trễ

Từ 12h – 15h: Phụ thu 30% giá phòng

Từ 15h – 18h: Phụ thụ 50% giá phòng

Sau 18h00: Phụ thu 100% giá phòng

Check in

Check in sớm và check out trễ sẽ ảnh hưởng đến chi phí
bạn phải trả cho khách sạn (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi đặt phòng tại khách sạn

Giá phòng

Giá phòng khách sạn hiện nay được chia làm 2 loại: Giá chuẩn và giá đặc biệt.

Giá chuẩn (Rack rate)

Giá chuẩn là giá đặt phòng được thể hiện trên bảnh báo giá của khách sạn được đăng tải trên các kênh truyền thông như Fanpage hay Website của cơ sở đó. Giá chuẩn là mức giá cao nhất với từng loại ở thời điểm vắng khách hay đông khách. Tuy nhiên, không phải khách sạn nào cũng bán được phòng theo mức Rack rate này. Do đó, các khách sạn thường lấy mức giá chuẩn làm mốc để đưa ra các chương trình khuyến mãi, thu hút khách du lịch đặt phòng.

Giá đặc biệt (Special rate)

Giá đặc biệt là mức giá ưu đãi mà khách sạn dùng để áp dụng đối với các đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP, khách hàng quen hay khách đi theo đoàn để tăng công suất phòng cho khách sạn. Trong giá đặc biệt có các mức giá như sau:

– FIT/ GIT’s rate (Giá hợp đồng với đại lý du lịch): Áp dụng đối với những đối tác kinh doanh du lịch đặt phòng cho khách của họ.

– Online booking rate (Giá bán phòng trực tuyến): Mức giá này áp dụng với các đại lý OTA và GDS – hệ thống phân phối buồng toàn cầu.

– Corporate rate (Giá hợp tác): Áp dụng với các đối tác không phải các dơn vị kinh doanh du lịch ký kết hợp đồng để đặt phòng cho nhân viên, khách hàng của họ.

– Special promotion rate (Giá khuyến mãi theo mùa): Áp dụng cho khách đặt phòng trực tiếp tại khách sạn và mức giá này thay đổi tùy thuộc vào từng đợt khuyến mãi khác nhau của khách sạn.

– Package rate (Giá trọn gói): Áp dụng với các khách đi theo chương trình du lịch hoặc khách đi theo đoàn nhiều người đã bao gồm nhiều dịch vụ đi kèm.

– Long staying guest rate (Giá dành cho lưu trú dài dạn): Dành cho đối tượng khách công tác và khi lưu trú càng lâu thì mức giá thuê phòng càng giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính giờ qua đêm tại khách sạn

Hạng sao

Sự khác biệt ở mức giá phòng phần lớn được tạo ra do sự khác biệt giữa các hạng sao. Những khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao trở lên thường có giá phòng cao hơn rất nhiều so với khách sạn 2 – 3 sao. Bởi lẽ các khách sạn 4 – 5 sao thường có cách thiết kế, nội thất tiện nghi và sang trọng hơn kèm theo đó là các dịch vụ đi kèm tốt hơn.

hạng sao

Tùy thuộc vào hạng sao của khách sạn mà cách tính giờ qua đêm và
mức giá bạn phải trả có sự chênh lệch (Ảnh: Internet)

Loại phòng

Trong khách sạn có nhiều loại phòng khác nhau và tùy thuộc vào loại phòng là Standard, Superior, Deluxe. Suite hay Royal mà mức giá phòng cũng khác nhau.

Vị trí

Đa số, các khách sạn ở trung tâm thành phố hay gần các địa điểm du lịch, có tầm nhìn đẹp, cao sẽ có mức giá cao hơn đối với những phòng không sở hữu lợi thế này.

Thời điểm đặt phòng

Vào những mùa du lịch cao điểm hay các ngày lễ, giá phòng khách sạn sẽ cao hơn so với bình thường. Và những thời điểm vắng khách, các khách sạn sẽ đưa ra những chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách đặt phòng.

Đối tượng khách

Với các khách đoàn, đối tác, khách ở dài hạn, đối tác… thường sẽ được đặt phòng với mức giá ưu đãi nhiều hơn so với khách đặt phòng bình thường…

Trên đây, là cách tính giờ qua đêm ở khách sạn và những lưu ý về các tính giá phòng cần biết. Hy vọng, với những thông tin này, các bạn sẽ dự trù chi phí cũng như lên kế hoạch thật trọn vẹn cho chuyến du lịch của mình nhé!

Trong quá trình cung cấp dịch vụ tại các khách sạn, không thể tránh khỏi những lúc mắc phải những sai sót khiến khách hàng không hài lòng. Và những lúc như thế, các khách sạn thường chọn cách xin lỗi thông qua những lá thư để thể hiện sự kính trọng và mong được cảm thông. Hãy cùng tham khảo các mẫu thư xin lỗi khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh để vận dụng ngay vào công việc của mình nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cach-tinh-gio-qua-dem-khach-san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...