Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Vì sao khách sạn không có tầng 13?

Không chỉ các khách sạn, những chung cư, tòa nhà… không có tầng 13 mà người ta còn “né” con số này với cả số nhà, số phòng, số đường, số thang máy… Đây cũng là một sự thật thú vị ít người biết. Vậy vì sao khách sạn không có tầng 13, hãy cùng trường trung cấp CET khám phá để tìm ra câu trả lời nhé!

hầu hết các khách sạn không có tầng 13

Hầu hết các khách sạn không có tầng 13. Ảnh: Internet

Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, số 13 cũng là đại diện cho những điềm xui rủi, không may mắn. Ở Anh, Canada hay Australia, người ta không bao giờ có địa chỉ nhà số 13. Tất cả các hãng hàng không của Đức đều bỏ qua hàng ghế thứ 13. Tại Mỹ bạn càng không thể thấy một chiếc bus nào mang số 13 hay không bao giờ ở trên tầng thứ 13 hoặc ở những căn phòng có ghi số 13. Thay vì thế, người ta thay số 13 thành nhiều kiểu như: 12A, 12+1…

nhiều nơi né số 13 bằng cách đổi thành 12a

Nhiều nơi “né” số 13 bằng cách đổi thành: 12A… Ảnh: Internet

Lý do vì sao khách sạn không có tầng 13

Nỗi sợ hãi con số 13 xuất phát từ sự tích Tiệc Ly trong sách Phúc Âm (Kinh Thánh). Đây chính  là bữa tiệc cuối cùng mà Chúa Jesus  ngồi cùng các môn đồ của mình trước ngày “Thứ sáu tuần thánh” – ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong bữa tiệc này, đã có 13 môn đồ ngồi với chúa hôm đó. Kinh Thánh kể lại rằng, chúa Jesus hướng về phía môn đồ nói: “Không phải Ta đã chọn 12 người các con ư? Nhưng một trong số các con là quỷ”.

tiệc ly trong kinh thánh

Tiệc Ly trong Kinh Thánh. Ảnh: Internet

Việc sắp xếp chỗ ngồi trong Tiệc ly được cho là đã làm dấy lên sự mê tín của một bộ phận những người theo Cơ Đốc giáo. Người ta tin rằng cứ có 13 khách tại một bàn là một điềm xấu; hoặc thậm chí tệ hơn, là nó đang châm ngòi cho cái chết.

Cùng với sự không may mắn mà con số 13 được gắn mác, thì ngày thứ sáu vô tình lại là ngày đánh dấu cả hai sự kiện lớn trong Kinh thánh: ngày Eva trao cho Adam quả táo và ngày Chúa Jesus chịu chết. Đây cũng là ngày xảy ra nhiều sự kiện chấn động như: việc Đức ném bom Cung điện Buckingham (thứ sáu ngày 13/9/1940); một trận lốc xoáy đã giết chết hơn 300.000 người ở Bangladesh (thứ sáu ngày 13/11/1970); sự biến mất của một chiếc máy bay không quân Chilê ở Andes (thứ sáu ngày 13/10/1972)…

Và từ những bi kịch tình cờ xảy ra vào nhưng ngày định mệnh này với những bộ phim như “Thứ 6 ngày 13” đã càng làm nỗi sợ hãi con số 13 tăng lên, làm tiền đề cho nhiều câu chuyện mê tín dị đoan sau này.

Để đánh dấu nỗi sợ hãi về hiện tượng này, các bác sĩ tâm thần cũng phát minh ra một thuật ngữ đặc biệt là “Paraskavidekatriafobiy” (sợ thứ sáu ngày 13). Những người mắc một hội chứng này sẽ rất sợ hãi số 13 và sẽ có các triệu chứng tâm thần như: buồn nôn, nôn, hoảng sợ, nhịp tim đập nhanh và khó thở khi trông thấy số 13.

nỗi sợ thứ sáu ngày 13

Nỗi sợ thứ sáu ngày 13 ám ảnh nhiều người. Ảnh: Internet

Kết hợp tất cả những lý do trên thì ta có thể dễ dàng hiểu được rằng, các khách sạn không có tầng 13 cũng như số phòng, số thang máy thứ 13… là nhằm mục đích giúp khách hàng của mình hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Đây cũng là mục tiêu mà những ngành dịch vụ rất quan tâm và lưu ý để chăm sóc và chiều lòng khách hàng của mình.

Vậy thực chất số 13 có phải là con số đáng sợ?

Báo An ninh thế giới từng đề cập: Nỗi sợ hãi con số 13 thực chất chỉ là mê tín dị đoan. Theo cách nhìn của giáo hội thì nó xuất phát chính từ những nỗi sợ hãi và định kiến sai lầm. Theo nhận định của cha Pavel Ostrovsky, Trưởng tu viện Uspensky thành phố Krasnogorsk gần thủ đô Moskva, trong cuộc trò chuyện với phóng viên tạp chí Nga Itogi:

“Chúng ta phải nhớ rằng, chính chúng ta mới là thợ rèn cho hạnh phúc hay bất hạnh của mình – chúng tôi đã được toàn quyền quyết định việc này. Không có số hoặc điềm báo nào có thể tước đi cái quyền đó, tất nhiên, nếu như chính bản thân con người không coi trọng một cái gì khác lớn hơn thế”.

“Chúng ta cần phải biết các khu vực nguy hiểm để đi vòng tránh chúng, nên bộ não con người luôn luôn cố gắng phát hiện ra khu vực này. Và tìm thấy chúng rồi, chúng ta hiểu rằng, cần phải học cách đối phó với số phận tàn khốc, thuần hóa nó, vượt lên trên nó”.

Vào thế kỷ XIX, ở Mỹ đã có 13 người Mỹ tự thành lập câu lạc bộ “13” tại thành phố New York để chế nhạo thói mê tín dị đoan và kiêng kị phi lý đối với con số 13 không may này. CLB còn làm lễ khai trương vào thứ sáu ngày 13 trong căn phòng số 13 và tiền phí hội viên suốt đời có giá 13 USD. Ý tưởng này còn khiến Tổng thống Theodore Roosevelt (tổng thống thứ 26) của Mỹ thích thú gia nhập câu lạc bộ.

câu lạc bộ mười ba

Cuộc họp thường kỳ đầu tiên và lần thứ mười ba của Câu lạc bộ mười ba
Ảnh: Internet

Nhà số học Alice Moskvina trong cuộc trao đổi với phóng viên Itogi cho biết: “Con số 13 là sự khởi đầu một chu kỳ mới, mà cái mới luôn ẩn chứa sự chưa tường minh nên có vẻ như là nguy hiểm. Thói mê tín dị đoan và nỗi sợ hãi trước con số 13 tồn tại dai dẳng được còn do có một thực tế là người ta thường hay sống theo quán tính và bị chi phối bởi những nguyên tắc cũ kỹ mà không phải lúc nào cũng áp dụng được trong hoàn cảnh mới…”.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin thú vị mà CET cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu được vì sao khách sạn không có tầng 13 cũng như không còn ác cảm hay nỗi sợ hãi với con số 13 nữa.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/vi-sao-khach-san-khong-co-tang-13

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Học Kỹ Thuật Pha Chế Đồ Uống Hệ Trung Cấp






Nếu đam mê, yêu thích nghề pha chế năng động và muốn học pha chế để trang bị những kỹ năng, kiến thức vững chắc đi làm hoặc kinh doanh thì ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống tại Trường trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism – CET) chính là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

Trở nên đầy sức hút ở hiện tại và đầy hứa hẹn trong tương lai với nhiều tiềm năng cùng cơ hội rộng mở, rất nhiều người mà đặc biệt là giới trẻ đã và đang đi theo xu hướng học pha chế đồ uống chuyên nghiệp. Trong đó, học trung cấp kỹ thuật pha chế đã giúp không ít người nhanh chóng chinh phục những vị trí cấp cao trong ngành dịch vụ F&B, nhà hàng - khách sạn hoặc gặt hái thành công với các mô hình kinh doanh đồ uống của riêng mình.

Tại trường dạy pha chế trung cấp nghề CET, sinh viên được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay. Do đó, không chỉ đáp ứng được nhu cầu học pha chế của những đối tượng đa dạng, CET còn được các doanh nghiệp, đối tác đánh giá cao và lựa chọn làm một trong những nguồn cung ứng nhân lực ngành pha chế chất lượng hàng đầu.



Chương Trình Học
CET xây dựng chương trình đào tạo hệ trung cấp ngành Kỹ thuật pha chế chú trọng thực hành, mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn. Theo đó, sinh viên được cung cấp đủ kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu về: kỹ thuật pha chế thông dụng, kỹ thuật làm kem, Barista, Bartender, Flair Bartending…
Không chỉ thế, CET cũng đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý và Tiếng Anh chuyên ngành để sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng toàn diện, có thể tự tin ứng tuyển làm việc cho các thương hiệu đồ uống, quầy bar Nhà hàng – Khách sạn đẳng cấp hiện nay hoặc tự khởi nghiệp mở quán kinh doanh, làm giàu với các loại đồ uống.
STT
HỌC PHẦN
NỘI DUNG
SỐ BUỔI
A
HỌC PHẦN 1
Sáu môn văn hóa
144
1
Toán
30
2
21
3
Hóa
21
4
Văn
30
5
Sử
21
6
Địa
21
B
HỌC PHẦN 2
Học phần đại cương
48
1
Pháp luật
5
2
Giáo dục quốc phòng
7
3
Giáo dục thể chất
7
4
Giáo dục chính trị
9
5
Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
9
6
Tin học
8
7
Kỹ năng mềm
3
C
HỌC PHẦN 3
Chuyên ngành Pha chế
106
1
Tổng quan ngành Pha chế
7
2
Pha chế thông dụng
10
3
Làm kem
2
4
Barista
16
5
Bartender
17
6
Flair Bartending
6
7
Kỹ năng quản lý
12
8
Tiếng Anh chuyên ngành
36
D
HỌC PHẦN 4
Bổ sung chuyên ngành
47
E
THỰC TẬP
Thực tập
60

Đối Tượng
Ngành Kỹ thuật Pha chế đồ uống tại Trường Trung cấp CET dành cho tất cả các đối tượng người học đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
·         Đã tốt nghiệp THPT và hoàn thành khóa Bar trưởng tại Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu)
·         Đã tốt nghiệp THPT.
·         Đã tốt nghiệp THCS.
·         Học viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp các chương trình khác tại HNAAu hay các ngành nghề bất kỳ tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác.

Hệ Đào Tạo

HỆ ĐÀO TẠO

XÁC NHẬN ĐẦU VÀO

HỌC KỲ

HỌC PHẦN

ĐỐI TƯỢNG

ƯU ĐIỂM


Hệ 1 năm (Trường hợp 1)
-    Chứng chỉ sơ cấp nghề của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
-    Bằng tốt nghiệp THPT (Sao y bản chính).


2


2, 4,
Thực tập
Đã tốt nghiệp THPT và hoàn thành khóa Bar trưởng tại HNAAu (chứng chỉ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Chương trình tiết kiệm thời gian và chi phí cho sinh viên.

Áp dụng chương trình liên thông từ hệ sơ cấp lên bậc Trung cấp.


Hệ 1 năm (Trường hợp 2)
Bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và bảng điểm.
(Sao y bản chính).

2

3,
Thực tập

Đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Áp dụng chương trình đào tạo văn bằng 2, tối ưu thời gian học đại cương.



Hệ 2 năm
Bằng tốt nghiệp THPT (Sao y bản chính).


3


2, 3,
Thực tập



Đã tốt nghiệp THPT
Chương trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đào tạo bậc Trung cấp của Bộ LĐ TB & XH dành riêng cho đối tượng tốt nghiệp THPT.


Hệ 3 năm
Bằng tốt nghiệp THCS (Sao y bản chính).

4

1, 2, 3, Thực tập

Đã tốt nghiệp THCS
Chương trình bổ sung kiến thức bổ túc văn hóa tạo điều kiện cho Học viên chưa tốt nghiệp THPT

Bằng Cấp

HỆ ĐÀO TẠO

BẰNG CẤP

HỆ 1 NĂM

Bằng Trung cấp Kỹ thuật Pha chế  (Professional Drinks Techniques) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
HỆ 2 NĂM
HỆ 3 NĂM
- Chứng nhận hoàn thành chương trình THPT
- Bằng Trung cấp Kỹ thuật Pha chế (Professional Drinks Techniques) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

Cơ Sở Vật Chất
Tham gia lớp dạy pha chế của CET, sinh viên sẽ được trải nghiệm các phòng học thực hành hiện đại với cách bố trí và kích thước mô phỏng theo không gian quầy bar tiêu chuẩn tại các thương hiệu đồ uống, nhà hàng, khách sạn quốc tế; đảm bảo đầy đủ công cụ, dụng cụ, nguyên liệu thực hành trong suốt quá trình học.
Bên cạnh đó, các phòng học lý thuyết, phòng học Tin học, Anh văn của CET cũng luôn đảm bảo chất lượng, thoáng mát để giúp sinh viên tiếp thu kiến thức thuận lợi và hiệu quả nhất.
Đội Ngũ Giảng Viên
Đội ngũ Giảng viên dạy pha chế tại CET là những Chuyên gia pha chế, Master Barista, Bartender có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và làm việc tại các quầy bar đẳng cấp của các nhà hàng, khách sạn lớn hiện nay.

Các thầy cô không chỉ giảng dạy theo phương pháp cung cấp kiến thức, kỹ thuật và hướng dẫn thực hành mà còn chia sẻ những bí quyết, câu chuyện nghề bổ ích, thú vị, giúp sinh viên hiểu rõ giá trị của nghề và có thêm động lực nuôi dưỡng đam mê.

·         Thầy Phạm Minh Tân – Quản lý tại Park Hyatt Abu Dhabi Hotel & Villa
·         Thầy Nguyễn Đắc Hiếu – Quản lý Bar tại Indochine Park Tower
·         Cô Nguyễn Đức Thục Anh – Chuyên gia pha chế đặc biệt
·         Thầy Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc – Barista Trainer – R&D – QC tại Le Vergers Du Mekong

Học Phí
Học phí hợp lý, phù hợp đã bao gồm toàn bộ chi phí cho: giáo trình, đồng phục, nguyên vật liệu thực hành, chi phí cấp bằng… Trong toàn bộ quá trình học, sinh viên sẽ không phải đóng thêm bất kỳ khoản nào khác.
-          Sinh viên đóng trọn gói chương trình học sẽ được ưu đãi giảm 3% trên tổng học phí.
-          Đối tượng là sinh viên thuộc hộ nghèo/cận nghèo, con gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ sẽ có chính sách ưu đãi về học phí theo quy định.
Lần đóng
Hệ
1 năm (TH1)
Hệ
1 năm (TH2)
Hệ
2 năm
Hệ
3 năm
Học kỳ 01
12,000,000
18,000,000
18,000,000
18,000,000
Học kỳ 02
6.000.000
18,000,000
14,000,000
16,000,000
Học kỳ 03


10,000,000
12,000,000
Học kỳ 04



9,000,000
Tổng cộng
19,000,000
36,000,000
42,000,000
55,000,000

Lịch Học – Thời Khóa Biểu
STT
NGÀY HỌC
SÁNG
CHIỀU
TỐI
1
Thứ 2 – 4 – 6
08h30 – 11h30
13h30 – 16h30
18h00 – 21h00
2
Thứ 3 – 5 – 7
Lưu ý: Sinh viên được nghỉ hè theo quy định của Nhà trường. Lịch nghỉ hè được thông báo trước ít nhất 2 tuần làm việc.

Hình Thức Xét Tuyển Vào Cet
Khi tham gia khóa học, sinh viên chỉ cần nộp các hồ sơ liên quan (xác nhận đầu vào) để chứng minh đủ điều kiện tham gia khóa học
Hình Ảnh Lớp Học











Cảm Nhận Của Sinh Viên
“Thích pha chế từ những năm học cấp 2 nên mình đã sớm có dự định học ngành này. Sau khi tốt nghiệp THPT, mình chọn CET để được học kỹ thuật pha chế đồ uống hệ trung cấp và thấy rất hài lòng. Mỗi buổi học thực hành, mình được thầy cô hướng dẫn từng kỹ thuật pha chế tỉ mỉ, chuyên nghiệp và còn được lắng nghe những chia sẻ rất thú vị về nghề.” – Nguyễn Dương Khả Tú

“ Mình vừa học vừa làm nên cảm thấy những gì được học tại CET cực kỳ bổ ích và thiết thực. Môi trường học tập trong trường không khác gì bên ngoài nên mình thích nghi rất nhanh. Thời gian học trung cấp không lâu nên mình vừa tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, vừa có được kỹ năng nghề vững chắc.” – Nguyễn Dương Khả Tú

Câu Hỏi Thường Gặp
1.      Học pha chế đồ uống ra làm gì?
Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống tại CET, sinh viên ra trường có thể:
-          Trở thành nhân viên pha chế chính thức tại các quầy pha chế của tất cả các mô hình quầy kinh doanh đồ uống, các quán café từ quy mô sân vườn đến quy mô Nhà hàng - Khách sạn lớn trong thời gian ngắn
-          Trở thành Quản lý Bar, chuyên gia set up quầy Bar hay Đại diện thương hiệu và Chuyên gia Đào tạo Pha chế…
-          Có cơ hội trở thành chuyên gia Pha chế, chuyên gia nghiên cứu và phát triển thức uống, Giảng viên giảng dạy ngành Pha chế tại các trung tâm, trường học…

2.      Học trung cấp Kỹ thuật Pha chế tại CET có ưu điểm gì?

-          Tuyển sinh dễ dàng
Các ngành học tại CET xét tuyển dễ dàng dành cho các đối tượng đa dạng như: học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc THPT. Bên cạnh đó, trường còn mở rộng thêm đến các đối tượng như: sinh viên hệ sơ cấp, văn bằng 2, người đi làm… tạo điều kiện tối đa cho người học theo đuổi ước mơ nghề nghiệp.
-          Chú trọng đào tạo nghề bám sát thực tế và yêu cầu tuyển dụng
Chương trình đào tạo tại CET được nghiên cứu và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, bám sát thực tiễn và yêu cầu tuyển dụng hiện nay; luôn chú trọng nhiều đến thời gian thực hành cho sinh viên nên đảm bảo được chất lượng đầu ra, được các đối tác, doanh nghiệp hiện nay đánh giá cao và ưu tiên vì không phải tốn thời gian đào tạo lại.
-          Rút ngắn thời gian học - Tiết kiệm chi phí
Tùy vào hệ học lựa chọn khi học trung cấp nghề, bạn chỉ mất từ 1 – 3 năm để lấy được bằng trung cấp nghề chuyên nghiệp, làm “tấm vé thông hành” để “ghi điểm” với các nhà tuyển dụng. Chọn học trung cấp nghề ngay từ sau khi tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, bạn đã rút ngắn một khoảng thời gian khá dài so với các bậc học khác.
Cùng với đó, học phí cho hệ trung cấp cũng tương đối dễ chịu, phù hợp với thu nhập của đa số người dân Việt Nam nên giúp người học tiết kiệm hơn.
3.      Học pha chế cần những gì?
Để theo học pha chế, bạn nên bắt đầu khi cảm thấy hứng thú và có đam mê, yêu thích nghề. Tiếp đó là cần có thái độ nghiêm túc với nghề và hãy chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp để trang bị thành thạo những kỹ năng cần thiết; có kiến thức và am hiểu về nguyên liệu; nuôi dưỡng, phát huy sự sáng tạo và khiếu nghệ thuật trong công việc; luôn không ngừng học hỏi thêm những kiến thức mới.
Theo số liệu thống kê nhu cầu tuyển dụng năm 2018, nhu cầu tuyển dụng ngành nghề pha chế đang thuộc “top” đầu trong lĩnh vực F&B. Tại các trường dạy pha chế ở TPHCM hệ trung cấp chuyên nghiệp, CET đã và đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo người học. Vì thế, nếu yêu thích và muốn học pha chế đồ uống chuyên nghiệp, hãy đồng hành cùng CET để nắm bắt các cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho tương lai của bạn.
Điền thông tin của bạn tại form đăng ký hoặc gọi về tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được CET tư vấn, hỗ trợ cụ thể nhé!
Đăng ký học, truy cập: https://www.cet.edu.vn/hoc-pha-che để tìm hiểu hơn nhé.
Địa chỉ: 145 – 147 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM.



[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...