Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Cách nấu cháo mực tươi và khô ấm bụng cho bé trong những ngày mưa

Cách nấu cháo mực thơm ngon mà các gia đình rất thích ăn, bởi nó không chỉ ngon mà còn rất ấm bụng, bổ dưỡng nữa.

Cháo không chỉ là món ăn ưa thích của nhiều người mà còn là món ăn dặm bổ dưỡng dành cho các bé. Có nhiều cách nấu cháo ngon như cháo thịt, cháo gà, cháo vịt, cá, mực… Trong đó, cháo mực mang hương vị rất ngon và hấp dẫn. Mực có bán rất nhiều ở các chợ và hầu hết các siêu thị ở Việt Nam. Hơn cả, mực cũng dễ chế biến nên các chị em có thể nhanh chóng vào bếp để bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu và cả gia đình ngay hôm nay.

Cách nấu cháo mực tươi

Nguyên liệu cháo mực tươi

– 1kg mực ống tươi con lớn

– 150g gạo thơm

– 50g mực khô

– 50g tôm khô

– 500g xương heo

– 1 củ gừng nhỏ

– Muối, nước mắm, tiêu

– 100gr hành tím xắt mỏng

– 50gr hành lá, ngò

– 5 củ hành tím

– 1 thìa xúp hành tím băm

– 1 thìa xúp tỏi

– Chanh ớt

– Giấm, dầu ăn

cháo mực tươi

Cháo mực tươi bổ dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)

Các bước nấu món cháo mực tươi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đầu tiên, bạn đem gừng đi gọt vỏ rửa sạch, 1 nửa xắt mỏng băm nhuyễn, 1 nửa xắt sợi nhuyễn.

– Mực ống đem lột bỏ màng bên ngoài, rút bỏ nang mực đen, xẻ đôi để con mực theo bề dài rồi rửa sạch trong ngoài. Ngâm vào giấm có pha một chút gừng băm nhuyễn để mực trắng và bớt tanh. Sau đó, đầu mực lột bỏ màng, nặn bỏ mắt và túi mực, rửa với nước sạch và ngâm với gừng chung với thân mực trong 10 phút. Tiếp theo vớt ra, rửa sạch rồi vẩy ráo nước. Thân mực thì cắt miếng vuông cạnh 3cm, khứa theo hình ô vuông ở mặt trong, đầu mực xắt miếng vừa ăn, ướp với muối, gừng băm, tiêu sọ xay để trong 30 phút cho ngấm gia vị.

– Mực khô đem nướng chín.

– Hành tím rửa sạch đập dập.

– Xương heo rửa sạch để nấu nước dùng.

– Gạo đem vo, để ráo nước, đem rang với dầu ăn có phi thơm hành tỏi. Gạo bắt đầu khô thì tắt bếp.

– Hành lá, ngò thơm đem rửa sạch rồi để ráo, thái nhỏ.

– Hành tím lột vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ rồi phi vàng, vớt ra để ráo.

Bước 2: Cách bước chế biến cháo mực tươi

– Nước dùng sau khi rửa sạch, bạn cho vào nồi với 4 lít nước, 5 củ hành tím đập dập, tôm khô, mực khô nướng, 1 nửa thìa café tiêu sọ xay, 1 nửa thìa café muối, đặt lên bếp nấu lửa nhỏ, không đậy nắp vung, hầm cho tới khi xương nhừ. Bạn chú ý cần hớt bọt thường xuyên để nước dùng trong đẹp mắt và sạch chất bẩn nhé.

– Khi xương hầm nhừ, lược lấy nước qua một nồi khác, cho gạo vào nấu cháo. Cháo nhừ thì để lửa nhỏ, nêm nếm lại cho vừa ăn, giữ lửa nhỏ để cháo nóng cho tới lúc ăn.

– Xào mực: đặt chảo lên bếp với 3 thìa xúp dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm lên, để lửa lớn cho mực vào xào nhanh tay để mực chín đều, xúc ra tô.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

– Bây giờ, bạn múc cháo nóng ra tô, cho mực vào trộn đều, trên mặt rải hành ngò và hành tím phi vàng. Cháo dùng nóng, chan thêm chút nước mắm, chanh, ớt và tiêu say là ngon nhất.

Với cách nấu cháo mực tươi này, cháo dậy lên hương vị thơm ngọt nhờ những lát mực vừa chín tới, ăn giòn mà không dai, thấm gia vị. Cháo chín nhừ mà không cần đặc quá hay loãng quá cũng sẽ thích hợp cho bé hơn.

Cách nấu cháo mực khô

Nguyên liệu nấu cháo mực khô

– 2-3 con mực khô (bạn có thể thay đổi số lượng tùy vào sở thích)

– ½ chén con gạo tẻ

– ¼ chén con gạo nếp

– Tiết lợn

– 1 củ gừng

– Muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm

– Hành lá, hành khô, rượu trắng, giá

– Đồ ăn kèm: Quẩy hoặc trứng bách thảo

cháo mực khô

Cháo mực khô đậm đà hương vị là món ăn ngon cho cả nhà
(Ảnh: Internet)

Hướng dẫn cách nấu cháo mực khô

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mực khô rửa sạch, ngâm vào âu nước lọc có pha thêm một chút rượu trắng chừng 30 phút để mực mềm. Bạn có thể đem râu mực để hầm với xương.

Bước 2: Nấu cháo mực khô

– Trộn lẫn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo sạch, để ráo nước.

– Cho một ít dầu ăn vào nồi nhỏ, phi thơm hành, cho hỗn hợp gạo rang sơ chừng 3-5 phút.

– Đổ nước lọc hoặc nếu có nước dùng xương thì đổ vào nồi gạo rang, đun lửa nhỏ để hạt gạo mềm và nở.

– Gừng nạo vỏ, rửa sạch và thái sợi nhỏ.

– Giá đỗ rửa sạch xong để ráo nước.

– Khi mực khô ngâm mềm rồi thì rửa lại lần nữa với nước sạch, dùng kéo cắt thành sợi vừa ăn.

– Bây giờ, bạn đun nóng một ít dầu ăn, thả hành và gừng vào phi thơm, cho mực vào xào, nêm một chút nước mắm và đường.

– Tiết heo luộc sơ, cắt quan cờ vừa ăn.

– Khi nồi cháo đã nở và mềm nhừ thì bạn nêm thêm một chút muối cho vừa ăn và lần lượt cho mực khô đã xào vào nồi.

– Đun nhỏ lửa, dùng muôi khuấy nhẹ để hạt gạo không dính đáy nồi.

– Cho tiếp tiết heo vào đun cùng, khi cháo sôi trở lại thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn là xong.

Cách chọn mực ống tươi và khô ngon

cách chọn mực ống

Nên chọn mực ống tươi như thế nào là ngon (Ảnh: Internet)

Mực ống bạn mua ở siêu thị hoặc chợ đều được miễn là dựa trên những đặc điểm sau:

– Nên chọn con lớn thịt dày, mang bao bên ngoài có màu xám. Nếu không có mực ống thì có thể thay bằng mực nang hay mực cơm. Nhưng tốt nhất là vẫn nên chọn mực ống vì thịt dai và thơm hơn.

– Đối với mực khô và tôm khô, bạn nên mua loại mực khô con nhỏ để nấu nước lèo ngọt tự nhiên.

Khi ăn, bạn thêm chút hành lá nhỏ vào và ăn kèm với quẩy hoặc trứng bách thảo, giá đỗ nữa là tuyệt vời nhé.

Như vậy, bạn đã biết cách nấu cháo mực khô và mực tươi thơm ngon rồi thì còn suy nghĩ gì mà không bắt tay ngay vào chuẩn bị nguyên liệu và chế biến một tô cháo cho cả gia đình cùng thưởng thức nào. Nấu cháo mực vừa nhanh gọn vừa ngon miệng, chúc bạn thành công nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chao/cach-nau-chao-muc-tuoi-va-kho

Canape là gì và sự hấp dẫn đến từ Canapes trong bữa tiệc ẩm thực

Canapes không chỉ là thuật ngữ quen thuộc đối với nhân viên làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn mà còn được các tín đồ “sành ăn” ưa chuộng. Canapes quyến rũ và mê hoặc khẩu vị của bất cứ ai từ vẻ bắt mắt bên ngoài cho tới hương vị đa dạng, thú vị.

canapes

Canapes có thể quyến rũ và mê hoặc khẩu vị của bất cứ ai
(Ảnh: Internet)

Canape là gì?

Canape hay còn được viết là Canapé theo tiếng Pháp. Canape không phải là món ăn cụ thể nào đó mà là thuật ngữ dành để chỉ những món ăn nhỏ bé thường được dọn cho khách trước bữa tiệc chính. Canape là loại đồ ăn khai vị, được bày biện đẹp mắt với kích thước nhỏ xinh chừng vài cm, nghĩa là chỉ vừa 1 miếng cắn để người ăn thưởng thức. Canape thường xuất hiện trong các bữa tiệc rượu, cocktail hay những bữa tiệc sang trọng, đẳng cấp, có tính xã giao.

Canape thuộc dòng thức ăn finger – food, thức ăn cầm tay. Tuy nhiên, không phải cứ finger-food thì cũng được gọi là Canape. Chẳng hạn như khoai tây chiên không phải là Canape.

Canape – Thưởng thức tiệc Canape nhỏ xinh nhưng đẳng cấp

Thành phần và nguyên tắc chế biến Canape

Canape truyền thống được định nghĩa là một miếng bánh mỳ nướng, được cắt thành các hình khối sắc nét hình vuông, tròn hoặc tam giác.

Vì là thức ăn cầm tay nên Canape phải có kích thước nhỏ, gọn, không cồng kềnh và phải khô, tránh những tai nạn trong khi thưởng thức. Dù là kích thước bé nhưng Canape có thể có đến 10 nguyên liệu khác nhau hòa quyện một cách hoàn hảo tạo nên món ăn đặc biệt chỉ vỏn vẹn trong 1 miếng bánh.

Canape mặn

Khởi sinh Canape thường là lớp bánh mì nướng, đặt bên trên là một loại thức ăn đi kèm có vị mặn như cá, thịt nướng, bơ, pho mát, trứng muối, salad rau củ quả… xếp chồng lên nhau và được cố định bằng tăm ghim, hành lá, rau buộc chặt lại và được nướng giòn và rưới nước sốt lên trên. Bánh có thể sẽ có được đựng trên đĩa trắng, khay bạc, phễu sắt hay thìa nhỏ… vô cùng bắt mắt và thơm ngon.

canapes vị mặn

Canapes vị mặn (Ảnh: Internet)

Ngày nay, Canape ngày càng được mở rộng với các nguyên liệu ướt hơn bánh mì. Đó là những món như salad hoặc thịt cá hầm áp chảo có nước sốt… Với cách trình bày này, Canape thường được trang trí vào lòng thìa xếp ngay ngắn trên bàn tiệc.

Canape ngọt

Không chỉ có vị mặn, Canape còn có vị ngọt khô như cupcake, muffin, macaroon… cũng được chế biến và trình bày tương tự. Màu sắc hấp dẫn, nguyên liệu đa dạng và hương vị độc đáo đã tạo nên món ăn có tổng thể trọn vị. Đặc biệt, trình bày xinh xắn đầy sáng tạo của các món Canape đã đủ tạo nên bữa tiệc thị giác trước khi chúng “chiêu đãi” vị giác của thực khách.

canapes vị mặn

Canapes vị ngọt (Ảnh: Internet)

Nguyên tắc phục vụ và thưởng thức Canape

– Bạn phải chắc chắn tay của mình phải được vệ sinh sạch sẽ vì món ăn sẽ được cầm tay.

– Canape giống như buffet đồ ăn tự chọn. Món ăn lên tới vài chục món nhưng lại giới hạn số lượng mỗi món. Do đó, bạn không nên ăn liên tục nhiều món trên một khay như vậy sẽ kém tế nhị.

– Nên hỏi bồi bàn thành phần có trong món ăn trước khi quyết định thưởng thức, tránh việc không vừa ý lại đặt xuống sẽ mất lịch sự và mất vệ sinh.

– Bạn nên quan sát, tránh việc rơi rớt ra ngoài hoặc dính nơi miệng.

– Ăn từ tốn, chậm rãi, nhẹ nhàng, đừng quên dùng tay còn lại hứng phía dưới.

– Dùng thêm thức uống để cảm nhận độ tinh tế, hòa quyện trong món ăn.

– Nếu không thích món ăn mình chọn bạn có thể gói phần thừa vào trong giấy ăn gửi cho bồi bàn vì họ có nhiệm vụ thu nhặt thức ăn thừa và giấy ăn bẩn. Đặc biệt, tuyệt đối không vứt bừa bãi hoặc để lại đĩa thức ăn gây mất thẩm mỹ, mất vệ sinh.

nguyên tắc phục vụ canapes

Nguyên tắc phục vụ Canapes (Ảnh: Internet)

Mẹo hay khi tổ chức tiệc Canape

– Nên đào tạo nhân viên trong tiệc bưng khay và phục vụ để nhân viên ăn thử, giải thích nguyên liệu từng món, tránh trường hợp lúng túng, không biết hoặc trả lời sai khi thực khách hỏi.

– Nhân viên phục vụ nên đeo găng tay và sử dụng khay sạch để đảm bảo vệ sinh, tạo cảm giác sạch sẽ, yên tâm và ngon miệng cho khách.

– Có thẻ linh động đặt một tấm biển nhỏ đề tên và các nguyên liệu cho từng món trong khay hoặc bàn để khách dễ hình dung, chọn lựa, không cần tìm nhân viên để hỏi.

Nhỏ và xinh, ngon và đặc sắc là hai yếu tố đầu tiên hiện ra khi nhắc đến văn hóa Canape. Phá vỡ các nguyên tắc về những bữa tiệc thịnh soạn với các đĩa thức ăn chất đầy mà Canape đưa chúng ta một trải nghiệm mới lạ về sự trang nhã và tinh tế trong chế biến lẫn thưởng thức. Canape dạy cho chúng ta cách trân trọng những điều nhỏ nhặt mà diệu kỳ cũng như cách ứng xử chậm rãi mà tinh tế trong ẩm thực và cuộc sống thường ngày.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/canape-la-gi

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Cách nấu canh ghẹ rau muống và ghẹ nấu canh gì ngon?

Với cách nấu canh ghẹ rau muống đơn giản sau đây, bạn sẽ mang đến bữa ăn ngon và lạ miệng cho cả nhà bằng hương vị biển ngọt ngon, đậm đà.

Canh ghẹ nấu rau muống là món ăn ngon quen thuộc được người dân biển chế biến trong các bữa cơm hằng ngày. Vì thế, không phải chị em nội trợ nào cũng biết đến món ăn thú vị này. Canh ghẹ nấu rau muống có vị ngọt của nước luộc ghẹ kết hợp với rau muống bình dân tạo ra bát canh tuyệt hảo. Nghe là thấy hấp dẫn rồi phải không nào, hãy cùng CET bắt tay vào chế biến ngay thôi nhé.

Cách nấu canh ghẹ rau muống

Nguyên liệu canh ghẹ rau muống

– 1 mớ rau muống

– 3 con ghẹ hoặc số lượng tùy thích

– 1 củ hành khô

– Gia vị gồm hạt nêm, bột canh

canh ghẹ nấu rau muống

Canh ghẹ nấu rau muống ngọt ngon ai cũng tấm tắc khen ngợi
(Ảnh: Internet)

Các bước nấu canh ghẹ rau muống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ghẹ mua về bạn dùng bàn chải chà và rửa sạch. Nếu muốn bạn có thể gỡ bỏ mai ghẹ rồi dùng kéo cắt ghẹ làm đôi hoặc để nguyên con nấu đều được nhé.

– Rau muống nhặt lấy phần ngọn non, bỏ những lá úa và già rồi rửa sạch, ngắt thành từng khúc ngắn vừa ăn.

– Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Chế biến canh ghẹ rau muống

– Đặt một nồi lên trên bếp, thêm dầu ăn vào rồi cho hành băm vào phi thơm vàng, nhanh tay cho ghẹ vào đảo đến khi ghẹ chuyển sang màu đỏ. Lúc này, bạn mới đổ vào một lượng nước vừa đủ vào nấu canh.

– Nêm nếm gia vị: bột canh, bột nêm sao cho vừa miệng, đun sôi lên.

– Khi thấy ghẹ chín tới thì nhanh tay thả rau muống vào, đợi canh sôi trở lại và thấy rau chín là bạn đã hoàn thành cách nấu canh ghẹ rau muống cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng rồi đấy.

Ghẹ nấu canh gì ngon?

Chắc hẳn với hương vị món canh rau muống nấu ghẹ vừa rồi đã mang lại một bữa ăn cực kỳ hấp dẫn cho cả nhà rồi bạn phải không nào. Không chỉ có vậy, ghẹ còn có thể nấu cùng rất nhiều loại rau khác nhau nữa để bạn có thể thường xuyên đổi vị đấy.

Chẳng hạn như món bánh canh ghẹ nấu măng chua, ghẹ nấu mồng tơi, canh ghẹ nấu rau ngót… ngon tuyệt vời. Sau đây sẽ là hướng dẫn thêm giúp bạn tham khảo nhé.

ghẹ nấu canh mồng tơi thanh mát

Ghẹ nấu canh mồng tơi thanh mát (Ảnh: Internet)

Cách nấu canh ghẹ măng chua

Nguyên liệu canh ghẹ măng chua

– 3 hoặc 4 con ghẹ (hoặc cua)

– 1 lát dứa

– 2 trái cà chua

– 100g măng chua

– Nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, chanh

– Hành lá, hành tím, mùi tàu

ghẹ nấu măng chua ngọt

Ghẹ nấu măng chua ngọt ngọt, chua chua ấm bụng (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện canh ghẹ măng chua

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ghẹ rửa sạch, để nguyên con hoặc tách yếm, bẻ đôi, sau đó rửa sạch. Dùng thìa múc trứng ghẹ để riêng ra chén nhỏ, vắt vào bát trứng ghẹ vài giọt chanh để khử mùi tanh nữa nhé. Đây là mẹo rất hay để món măng chua ghẹ của bạn không có vị tanh mà lại rất thơm.

– Măng chua mua về rửa sạch, hành lá, mùi tàu, hành tím làm sạch, thái nhỏ.

– Dứa cắt bỏ mắt, thái lát.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Bước 2: Chế biến canh ghẹ măng chua

– Đun nóng hai thìa dầu ăn rồi cho hành khô vào phi thơm, đổ trứng ghẹ vào nồi và đảo đều.

– Sau đó, cho thịt ghẹ vào đảo đều, đậy kín nắp, nêm vào nồi là thìa nhỏ muối, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa nhỏ nước mắm, ướp trong vòng từ 5 đến 8 phút thì thịt ghẹ sẽ ra nước.

– Tiếp theo, châm vào nồi canh khoảng hai bát con nước lọc rồi đun sôi với lửa vừa.

– Trên một chiếc chảo nhỏ, phi hành khô thơm, đổ cà chua vào đảo đều, thêm 1 thìa nhỏ muối để cà chua nhanh chín nhé.

– Thêm măng chua và dứa vào om cùng, đun từ 8-10 phút để măng chua dậy vị.

– Đổ hỗn hợp cà chua, măng cùng với dứa vào nồi canh ghẹ, đun sôi chừng 4-7 phút. Lúc này, cà chua và dứa cũng sẽ ra nước chua chua ngọt ngọt vừa đủ, ngấm vào thịt ghẹ rất ngon.

– Cuối cùng, bạn chỉ việc tắt bếp, rắc chút hành lá, mùi tàu vào nồi, múc ra chén là xong rồi nhé.

Với món ăn này, bạn không cần phải nêm nhiều gia vị bởi thịt ghẹ cũng đã đậm đà, chỉ cần nêm theo khẩu vị gia đình là món ăn đã đủ hấp dẫn rồi.

Chúc các bạn thành công với 2 món ăn ngon mà Cet.edu.vn vừa chia sẻ nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/canh/cach-nau-canh-ghe-rau-muong

Alain Ducasse – Đầu bếp tài ba của thế giới và triết lý ẩm thực “Nói không với thịt”

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Cách làm trứng gà nướng Thái Lan ngon đơn giản tại nhà

Trứng gà nướng với hương vị thơm ngon, mới lạ đã trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên học ngay cách làm trứng gà nướng Thái Lan đơn giản của Cet.edu.vn để tự tay thực hiện chiêu đãi cả nhà mình nhé!

Trứng gà là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin B6, B12, A, E, D cùng với các khoáng chất như kẽm, sắt rất có ích cho sức khỏe. Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến thành những món ngon như trứng chiên, trứng luộc, trứng cuộn phô mai… Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trứng gà với các loại gia vị để chế biến món trứng gà nướng thơm nức mũi.

Mẹo hay để chọn hột gà tươi ngon

Để món trứng gà nướng thêm ngon miệng, trước tiên, bạn cần nắm được cách chọn trứng tươi ngon. Trước hết, trứng phải có độ sáng bóng, không bị xỉn màu vì như thế trứng đã để lâu. Khi cầm lên, phải cảm nhận được độ cứng và ram ráp của trứng. Trứng gà tươi mới thường có lớp bụi phấn mỏng bao bọc lớp vỏ. Nếu khi lắc nhẹ trứng, trứng phát ra tiếng động có nghĩa đã để lâu ngày và khi trứng chuyển động mạnh có nghĩa trứng đã hỏng, không nên mua.

trứng gà nướng thái lan

Trứng gà nướng Thái Lan trông thật hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm trứng gà nướng Thái Lan thơm ngon

Nguyên liệu trứng gà nướng Thái Lan

– 5 trứng hột gà

– 1 mớ rau răm

– Mật ong

– Đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối

Cách làm trứng gà nướng Thái Lan

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Trứng gà tươi khi mua về bạn rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, dùng dao khoét 1 lỗ phía trên trứng rồi cho hết ruột trứng ra tô. Lưu ý, nên khoét và cho trứng ra thật cẩn thận không cho trứng dính vào phần vỏ sẽ mất đẹp. Tiếp đến, bạn khuấy đều tay cho lòng trắng và lòng đỏ hào quyện vào nhau. Sau đó, bạn cho trứng lọc qua rây để cho trứng gà được mịn hơn.

– Rau răm bạn đem nhặt sạch, rửa cho thật sạch rồi để ráo nước.

Bước 2: Nêm nếm gia vị

– Trứng gà sau khi được khuấy đều và lọc bạn tiến hành nêm nếm với: 1 muỗng nhỏ nước mắm, ½ muỗng muối, ½ muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng mật ong, 1 muỗng tiêu bột. Tiếp theo, bạn khuấy đều để gia vị hòa tan hẳn.

Bước 3: Cho trứng gà vào vỏ trứng

– Bạn cho phần trứng gà đã tẩm ướp vào một cá ca có miệng hình phễu, rồi đổ vào từng vỏ trứng. Lưu ý, bạn chỉ cho 2/3 vỏ trứng để khi nướng trứng không bị đầy và dễ vỡ. Tiếp theo, bạn cho trứng vào lồng hấp rồi để cẩn thận sao cho trứng không bị đổ ra ngoài.

Bước 4: Hấp và nướng hột gà

– Bạn cho nồi lên bếp, cho nước vào khoảng 1/3 nồi rồi đặt lồng hấp có trứng vào rồi hấp chín. Trong thời gian đó, bạn chuẩn bị lò than hồng cùng vỉ nướng. Khi trứng hấp chín, bạn cho trứng lên vỉ nướng cho đến khi lớp vỏ chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm là được. Thỉnh thoảng, bạn trở cho trứng được nướng và thơm đều.

Vậy là cách làm trứng gà nướng Thái Lan hoàn thành, bạn chỉ việc cho trứng ra đĩa, rồi ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh là được.

trứng nướng có lớp vỏ vàng

Trứng nướng có lớp vỏ vàng và không bị khét là đạt chuẩn (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi làm trứng gà nướng Thái Lan

– Trứng gà phải sạch, không bị hư. Trước khi thực hiện phải rửa trứng nhiều lần để loại bỏ tạp chất bám ngoài vỏ.

– Lúc lấy trứng khỏi vỏ và cho trứng vào khi đã tâm ướp xong phải thật cẩn thận để giữ vệ sinh và khiến món ăn thêm bắt mắt.

– Cần cho những gia vị cya như tiêu vào để khử mùi tanh của trứng và giúp món ăn thêm ngon.

– Khi nướng vỏ trứng nên chuyển vàng và không để vỏ cháy khét sẽ mất độ thơm ngon.

Trên đây là cách làm trứng gà nướng Thái Lan đơn giản, vệ sinh và mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Với công thức chi tiết và những lưu ý này, chắc chắn các bạn sẽ tạo nên món ăn khó cưỡng và cùng cả gia đình quây quần thưởng thức. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/an-vat/cach-lam-trung-ga-nuong-thai-lan

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay và rau muống ngon miệng dinh dưỡng

Vào những buổi họp mặt cuối tuần hoặc những ngày trời se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức hương vị nóng hổi, đậm đà của món lẩu ghẹ đúng không nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu cách nấu lẩu ghẹ chua cay và rau muống ngon khó cưỡng trong bài viết này nhé!

Trong các món ăn từ hải sản thì lẩu ghẹ là món chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Không cần phải cất công ra quán và chờ đợi, với cách nấu lẩu ghẹ chua cay và lẩu ghẹ rau muống ngon đúng chuẩn mà lại đơn giản của CET, chắc hẳn bạn sẽ có được món ăn ngon miệng và vô cùng bổ dưỡng.

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay

Nguyên liệu lẩu ghẹ chua cay

– 4 con ghẹ tươi sống

– 300g tôm

– 1kg xương heo

– 1 vắt me

– Hành tím, gừng, ớt

– 60g tiêu xanh

– ½ quả dứa

– Cà chua

– 100g nấm rơm

– 100g nấm đùi gà

– Bún

– Muối, tiêu, bột ngọt, chanh, đường, nước mắm

– Các loại rau ăn kèm nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm kim châm

lẩu ghẹ chua cay

Lẩu ghẹ chua cay đậm đà, ngon miệng (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Để món lẩu ghẹ ngon miệng, trước hết bạn phải chọn những con ghẹ tươi sống. Ghẹ ngon là những con ghẹ di chuyển linh hoạt, có yếm khít với thân, khi ấn vào yếm ghẹ nếu thấy yếm lún vào thì là những con tươi sống, nhiều và chắc thịt. Sau khi mua về, bạn chà sạch lớp đất, rửa sạch rồi loại bỏ mai và yếm rồi cắt đôi.

– Tôm bạn đem cắt râu, chân, để nguyên con và rửa sạch.

– Dứa và cà chua rửa sạch, cắt miếng.

– Các loại nấm bạn đem cắt gốc, rửa sạch, xếp ra đĩa.

– Sả bạn đem cắt khúc, đập dập.

– Các loại rau nhặt, rửa sạch, để ráo.

– Me bạn cho vào chén, cho nước ấm vào, lấy nước cốt bỏ hột.

Bước 2: Nấu lẩu

– Xương heo bạn rửa sạch, chần sơ với nước sôi rồi rửa sạch với nước lạnh. Tiếp theo, bạn cho xương vào nồi rồi nấu sôi để lấy nước dùng. Tiếp theo, bạn cho nồi lên bếp, cho tỏi vào phi thơm rồi cho sả cắt khúc, tiêu xanh đập dập, gừng thái lát và dứa thái miếng rồi cho nước dùng vào nấu sôi. Sau đó, bạn cho nước cốt me vào và nêm nếm với hạt nêm, đường, bột ngọt, muối cho vừa khẩu vị.

Bước 3: Hoàn thành món lẩu ghẹ chua cay

– Bạn cho lẩu ra nồi, bắc lên bếp rồi cho cà chua cùng ghẹ vào nấu sôi là có thể thưởng thức rồi đấy! Đừng quên cho thêm rau sống và ăn kèm cùng muối tiêu chanh nhé!

Cách nấu lẩu ghẹ rau muống

Nguyên liệu lẩu ghẹ rau muống

– 4 con ghẹ

– 1 mớ rau muống

– 500g xương ống

– Rau sống: Nấm hương, nấm rơm, kèo nèo…

– Đường, muối, sả, bột ngọt, tiêu, ớt

lẩu ghẹ

Lẩu ghẹ trông thật bắt mắt và hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu ghẹ rau muống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Xương ống heo khi mua về bạn đem rửa sạch, chần sơ rồi cho vào nồi nước hầm lấy nước dùng. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng trong và ngọt hơn.

– Ghẹ tươi khi mua về bạn rửa sạch, bỏ yếm, cắt làm đôi.

– Các loại rau ăn sống và nấm bạn đem làm sạch, rửa sạch rồi để ráo.

– Rau muống nhặt và rửa sạch rồi cắt khúc.

– Sả cắt khúc.

Bước 2: Nấu lẩu

– Bạn cho dầu ăn và tỏi vào nồi phi thơm, sau đó cho sả vào xào cho dậy mùi thơm thì bạn cho nước hầm xương vào nấu sôi. Tiếp đến, bạn nêm nếm với đường, hạt nêm, bột ngọt cho vừa khẩu vị, rồi cho các loại nấm vào nấu sôi.

Bước 3: Hoàn thành

Lúc này, bạn cho lẩu ra nồi và bắc lên bếp gas mini, sau đó cho ghẹ vào nấu chín. Tiếp theo, cho rau muống vào và thưởng thức được rồi đấy.

Những lưu ý nấu lẩu ghẹ ngon

– Nồi lẩu ghẹ đạt chuẩn phải hài hòa hương vị, chua chua, cay cay, thịt ghẹ phải tươi ngon, ngọt và thơm nồng.

– Đối với món lẩu ghẹ chua cay bạn nên cho gừng, sả vào xào trước rồi cho nước dùng vào sau để lẩu được thơm ngon.

– Khi cho nấm vào, bạn nên nấu sôi để nấm chín hoàn toàn nếu không sẽ có hại cho sức khỏe.

– Với lẩu ghẹ bạn có thể chấm cùng muối tiêu chanh hoặc mù tạt đều được.

Với cách nấu lẩu ghẹ chua cay và lẩu ghẹ rau muống ngon miệng, hấp dẫn trên đây, hy vọng các bạn sẽ trổ tài để chiêu đãi bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần nhé! Chúc bạn thành công.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/lau/cach-nau-lau-ghe-chua-cay

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Cách nấu chè vừng đen ngon sánh vô cùng bổ dưỡng

Chè vừng đen đặc sánh, ngọt thanh lại còn có vị thơm béo, bùi bùi vô cùng hấp dẫn là món ăn yêu thích của nhiều người. Do đó, trong bài viết này, hãy cùng Cet.edu.vn thực hiện cách nấu chè vừng đen ngon sánh và bổ dưỡng nhé!

Vừng đen hay vừng đen chứa rất nhiều dầu, vitamin E, axit folic và protein có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, món chè vừng đen còn có tác dụng như bổ máu, làm đẹp da, lợi sữa cho bà bầu. Thông thường, có hai cách nấu chè vừng đen rất được yêu thích là chè vừng đen sắn dây và chè vừng đen đậu phộng. Còn chần chừ gì mà không bắt tay cùng CET vào bếp thực hiện ngay hai món chè này thôi nào!

Chè vừng đen sắn dây

Nguyên liệu chè vừng đen sắn dây

– 100g vừng đen

– 50g bột sắn dây

– 100g đường phèn

– 50g gạo nếp

– 10ml sữa tươi

chè vừng đen sắn dây

Chè vừng đen sắn dây bùi bùi, thơm nức mũi (Ảnh: Internet)

Cách nấu chè vừng đen sắn dây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Vừng đen khi mua về, bạn nhặt sạch phần bụi rồi đem vo sạch vừng, loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước, giữ lại những hạt chìm. Sau khi vo xong, bạn vẩy cho vừng ráo nước. Tiếp theo, bạn cho chảo lên bếp, làm nóng chảo, rồi cho từ từ phần vừng vào đảo đều với lửa nhỏ đế khi nghe tiếng nổ lách tách và dậy mùi thơm tự nhiên của vừng. Sau đó, đợi đến khi vừng nguội hẳn thì bạn xay nhuyễn vừng.

– Gạo nếp bạn cho vào chảo rang với lửa nhỏ và đảo đều tay đến khi hạt gạo vàng và thơm thì tắt bếp. Tiếp theo, khi gạo nguội thì bạn mang xay nhuyễn.

– Bột sắn dây bạn cho vào chén hòa tan với nước đến khi bột tan hoàn toàn. Lưu ý, khuấy đều tay và không hòa tan bằng nước nóng như thế món chè sẽ dễ bị vón cục.

Bước 2: Nấu chè vừng đen

– Bạn cho phần vừng đen đã xay vào nấu cùng với 500ml nước. Nấu với lửa nhỏ và khuấy thật đều tay. Tiếp tục nấu đến khi vừng không còn màu trắng nữa mà chuyển sang màu đen tự nhiên của vừng là được. Tiếp theo, bạn cho phần gạo nếp vào và khuấy đều. Tiếp tục nấu đến khi chè sôi thì bạn cho phần sữa tươi vào, rồi cho tiếp bột sắn dây vào và khuấy đều tay. Lúc này, bạn cho đường phèn vào rồi nấu khoảng 3 phút, nêm nếm cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.

Vậy là món chè vừng đen bột sắn dây hoàn thành, bạn có thể thưởng thức hương vị bùi bùi, thơm nức này rồi đấy.

Chè vừng đen đậu phộng

Nguyên liệu chè vừng đen đậu phộng

– 200g vừng đen

– 200g đậu phộng

– 200g đường phèn

– 50g bột năng

– Một ít lá dứa

– 200g dừa nạo

chè vừng đen đậu phộng

Chè vừng đen đậu phộng giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Cách nấu chè vừng đen đậu phộng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Vừng đen khi mau về, bạn cho vào nước vo sạch, loại bỏ tạp chất, rồi cho vừng ra rổ để ráo nước. Tiếp theo, cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho vừng đen vào rang đến khi vừng dậy mùi thì bạn cho vừng ra đĩa để thật nguội. Sau đó, bạn cho vừng vào xay nhuyễn. Lưu ý, nếu vừng chưa nguội mà bạn đem xay sẽ khiến cho món chè vừng đen không được ngon.

– Đậu phộng bạn đem rửa sạch rồi cho vào chảo rang cùng ít muối đến khi vàng giòn. Sau đó, bạn tách vỏ đậu phộng rồi để nguội. Tiếp theo, bạn xay đậu phộng thật mịn rồi cho ra chén riêng.

– Bạn cho 2 chén nước ấm vào dừa nạo rồi nhào và vắt lấy nước cốt. Rồi cho phần nước cốt này vào nồi đun sôi, để nguội. Tiếp theo, cho tiếp 5 chén nước ấm vào dừa nạo để vắt lấy nước cốt dão để nấu chè.

Bước 2: Nấu chè vừng đen đậu phộng

– Bạn cho nước cốt dão, vừng xay, đậu phộng xay cùng đường phèn cùng lá dứa rửa sạch vào nồi và nấu sôi. Khuấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Tiếp tục, bạn hòa bột năng với nước, rồi từ từ cho bột năng vào nồi chè, khuấy đều tay để tạo độ sánh cho chè rồi tắt bếp.

Vậy là hoàn thành, bạn cho chè ra chén rồi rưới nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức rồi đấy? Hoặc bạn cũng có thể giữ lại ít dừa nạo và đậu phộng hạt để rắc lên trên mặt chè nữa đấy.

Bí quyết để có món chè vừng đen ngon

– Dùng đường phèn thay đường cát sẽ khiến món chè thanh ngọt hơn.

– Rửa đậu phộng trước khi rang sẽ khiến đậu phộng giòn hơn.

– Khuấy đều tay để chè sánh mịn, không bị vón cục.

Với cách nấu chè vừng đen ngon miệng, bổ dưỡng lại vô cùng đơn giản như trên, còn chần chừ gì mà không chiêu đãi cả nhà ngay nào! Chúc bạn thành công.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/cach-nau-che-vung-den

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Cách nấu xôi chè ngon cho ngày lễ Tết Nguyên Đán thêm trọn vẹn

Xôi chè vừa thơm ngon, ngọt dịu lại thanh mát, chắc chắn sẽ là một trong những món ăn hấp dẫn cho mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán năm nay trở nên đủ đầy và trọn vẹn.

Xôi chè là món ăn ngon và mát, thích hợp dùng vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là lễ, tết. Trong những ngày tết Nguyên Đán hay tết Đoan Ngọ truyền thống của người Việt Nam, mỗi mâm cỗ gia đình không thể nào thiếu xôi chè để bày biện lên bàn thờ cúng gia tiên. Tuy nhiên, để nấu được một món chè ngon chuẩn vị, thơm mát thì không phải ai cũng biết cách. Bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng biết cách nấu xôi chè ngon trổ tài trong dịp tết năm nay nhé.

Ý nghĩa món xôi chè ngày Tết

Món xôi chè vốn được xem là một nét văn hóa hấp dẫn của ẩm thực Việt nói chung và miền bắc nói riêng ở các đám hiếu hỷ của gia đình trong năm hay vào những ngày tết. Chúng ta đã quá ngán với món thịt thì món xôi chè này sẽ giúp vị giác của bạn được giải tỏa, đổi vị.

xôi chè

Xôi chè được bày biện trong mâm cỗ ngày tết (Ảnh: Internet)

Món xôi chè ngày tết trước tiên là để cúng tổ tiên, ông bà. Nó được bắt nguồn chính thức từ lễ cúng tất niên chiều 30 tết, 1 lễ cúng mặn và mâm lễ cúng xong là thưởng thức ngay trong bữa tiệc đoàn viên gia đình cuối năm. Có nhiều nơi như Huế, xôi chè là để chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa, kèm theo nhiều loại mứt bánh đồ ngọt khác.

Và thưởng thức xôi chè với vị ngọt của đường, cái dẻo kẹo của gạo nếp và vị bùi của đỗ xanh, hòa quyện khiến mỗi người chúng ta lại lưu luyến mãi không nguôi mỗi độ Tết về.

Cách nấu xôi chè ngon cho ngày lễ Tết Nguyên Đán

Nguyên liệu món xôi chè ngon

– 6kg gạo nếp cái hoa vàng

– 1kg đậu xanh

– 0,3 kg hạt sen

– Bột sắn

– Bột năng

– Đường kính trắng

– Dầu ăn

– Muối

Các bước thực hiện món xôi chè

Bước 1: Ngâm và nấu đậu xanh

Để làm được món chè này, bạn cần đem ngâm đậu xanh với nước từ đêm hôm trước để đậu xanh mềm bở, xong đem đãi sạch vỏ nấu chín.

Nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm. Bạn đem nấu đậu xanh cho bở, còn nguyên hạt và không nhão

đậu xanh

Đậu xanh đem ngâm qua đêm để mềm nở (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu hạt sen

Khi tiến hành nấu, hạt sen mua về bạn mua được loại tươi thì càng tốt. Còn nếu không có thể sử dụng hạt sen khô. Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa, nấu chín cho bở.

Bước 3: Chia đậu xanh

Bước tiếp theo của hướng dẫn cách nấu xôi chè ngon là để lại một phần đậu xanh để rắc vào chè. Phần còn lại giã nhuyễn rồi nắm lại thành từng nắm vừa lòng bàn tay.

Bước 4: Ngâm nếp

gạo nếp

Chọn nếp càng ngon thì xôi khi chín càng dẻo (Ảnh:Internet)

Gạo nếp đem ngâm nước nở bung, đãi sạch bụi bẩn và sạn. Để gạo nếp được thơm ngon hơn bạn xóc qua với chút muối rồi để cho ráo nước nhé. Sau đó, cho chút dầu ăn vào gạo trộn đều. Cho đậu xanh vào trộn đều cùng với gạo.

Bước 5: Xôi nếp

– Tiếp theo, bạn cho nước vào nồi đun cho sôi rồi cho gạo nếp vào nấu chín như nấu thông thường.

– Khi xôi chín, bạn đổ xôi ra tô to rồi thái nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn đều cho tới khi hạt xôi tơi ra. Sau đó mới cho hạt sen vào đảo nhẹ nhàng.

Bước 6: Nấu nước đường xôi chè

Trong một cái tô khác, bạn hòa tan nước với đường rồi nêm nếm lại khẩu vị cho vừa với cả nhà nhé. Sau đó, bắc lên bếp đun sôi, lúc nước sôi từ từ đổ bột năng vào cho sánh. Khi thấy bột chuyển sang màu trong thì rắc phần đậu xanh vào là hoàn thành cách làm xôi chè ngon rồi.

Chỉ với vài bước đơn giản cùng những nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có ngay món xôi chè cực kỳ thơm ngon, mát lành và bổ dưỡng để cùng cả nhà bày biện lên mâm cỗ ngày tết rồi. Còn chờ đợi gì nữa mà không cùng CET bắt tay vào thực hiện ngay với hướng dẫn cách làm xôi chè ngon và đảm bảo vệ sinh này phải không nào!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xoi/cach-nau-xoi-che

4 cách làm cải thảo xào ngon bất bại mà đơn giản không ngờ

Với 4 cách xào cải thảo vừa nhanh vừa lạ miệng sau đây, người nội trợ sẽ chẳng còn phải đau đầu suy nghĩ về việc chọn món cho bữa cơm nữa.

Cách xào cải thảo ngon khá đơn giản và có thể biến tấu với nhiều cách chế biến khác nhau nhưng có thể khiến thực đơn gia đình thêm phần hấp dẫn. Cải thảo là loại rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa giúp chữa bệnh hiệu quả, phù hợp dùng vào những ngày nắng nóng. Bây giờ, hãy cùng CET vào bếp cùng chuẩn bị món cải thảo xào thơm ngon cho bữa tối nhé.

1, Cải thảo xào thịt bò

Cải thảo xào thịt bò

Cải thảo xào thịt bò bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cải thảo xào thịt bò chuẩn bị

– 150g thịt bò

– 1 cây cải thảo nhỏ

– Hành lá

– 2 củ hành tím

– Dầu hào, dầu ăn

– Hạt nêm, bột năng

Các bước chế biến cải thảo xào thịt bò

– Bước 1: Thịt bò thái lát mỏng, ướp với 2 thìa café bột năng, 1 thìa café dầu hào, 1 thìa café dầu ăn, để nghỉ trong khoảng 15 phút.

– Bước 2: Cải thảo tách rời từng bẹ, rửa với nước sạch nhiều lần và có thể ngâm một lúc với nước muối loãng. Sau đó, cắt khúc khoảng 3 cm, rửa lại 2 lần nữa rồi vớt ra để ráo.

– Bước 3: Hành tím xắt lát mỏng. Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo, trút hành tím vào phi thật thơm.

– Bước 4: Bây giờ, bạn mới bỏ cải thảo vào xào trên lửa to nhé. Khi xào khoảng 2 phút, nêm thêm 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa café hạt nêm, đảo nhanh tay để cải thảo ngấm đều gia vị. Lưu ý là không nên nêm quá nhiều gia vị vì thịt bò chúng ta cũng đã ướp gia vị một chút rồi bạn nhé.

– Bước 5: Khi cải thảo hơi mềm và chín khoảng 80% thì bạn trút thịt bò vào chảo xào cùng. Nên xào trên lửa to đến khi thịt bò vừa chín tới thì nêm lại gia vị lần nữa rồi tắt bếp ngay.

– Bước 6: Rắc hành lá, đảo đều và bày cải thảo ra đĩa.

2, Cải thảo xào với nấm

Cải thảo xào với nấm

Cải thảo xào nấm hương hấp dẫn và bắt mắt (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cải thảo xào với nấm chuẩn bị

– 10 cái nấm hương khô hoặc tươi

– 500gr cải thảo

– 1 thìa tỏi băm

– Cà rốt, ớt

– Hạt nêm

– Sa tế

Các bước làm cải thảo xào với nấm

– Bước 1: Cải thảo sau khi mua về tách riêng từng lá, rửa nhiều lần với nước sạch rồi đêm ngâm với nước muối loãng, sau rửa lại nước sạch lần nữa, để ráo nước và cắt khúc vừa ăn.

– Bước 2: Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ, ớt bỏ cuống, rửa và thái lát.

– Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa trang trí nếu bạn có thời gian.

– Bước 4: Nếu dùng nấm hương tươi thì bạn cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, để ráo và cắt đôi nếu nấm to. Còn nếu bạn dùng nấm khô thì trước khi nấu bạn nên ngâm nấm một chút với nước sạch để nấm mềm. Sau đó, ngâm nước cho mềm, cắt chân nấm, rửa sạch và để ráo nước.

– Bước 5: Tiếp theo, bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn rồi phi thơm tỏi băm, trút nấm hương vào xào với lửa lớn trong 1 phút. Tiếp tục cho cải thảo xào đều tay và nêm thêm ½ thìa café sa tế, hạt nêm sao cho vừa ăn là được.

– Bước 6: Đun với lửa lớn trong khoảng 3-5 phút cho tới khi cải thảo chín tới, ngấm đều gia vị rồi tắt bếp.

– Bước 7: Bày cải thảo nấm ra đĩa, trang trí thêm vài lát cà rốt hoặc ớt để đẹp mắt và rồi thưởng thức khi nóng thôi nào.

3, Cải thảo xào cà chua

Cải thảo xào cà chua

Cải thảo xào cà chua. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cải thảo xào cà chua chuẩn bị

– ½ búp cải thảo

– ½ quả cà chua

– Hành lá

– Hành tím

– Hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, tiêu

– Dầu ăn

Các bước làm cải thảo xào cà chua

– Bước 1: Cải thảo sau khi mua về cũng làm các bước sơ chế như hướng dẫn trên. Sau đó, cắt cải thảo thành từng khúc vừa ăn 5cm.

– Bước 2: Cà chua rửa sạch, 1 nửa thái lát, 1 nửa thái cau.

– Bước 3: Đặt chảo sâu lòng lên bếp, cho thêm dầu ăn vào đun nóng, thả hành tím băm nhỏ vào phi thật thơm. Tiếp theo bạn cho vài lát cà chua vào xào. Khi cà chua chín thì cho thêm chút muối vào cà chua cho chín mềm và tạo màu cho món ăn.

– Bước 4: Sau đó, cho nốt chỗ cà chua cắt múi và cải thảo vào đảo đều trên lửa to, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

– Bước 5: Cải thảo vừa chín thì bạn thả hành lá vào tắt bếp nhé. Để món ăn thêm phần hấp dẫn bạn rắc thêm chút tiêu đen vào cho thơm.

4, Cải thảo xào trứng

Cải thảo xào trứng

Cải thảo xào trứng.  (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chuẩn bị cải thảo xào trứng

– 1 trái cải thảo

– 3 quả trứng gà

– 2-3 cây hành lá

– 1 củ tỏi

– Hạt nêm, muối, dầu ăn, bột ngọt

Các bước chế biến cải thảo xào trứng

– Bước 1: Cải thảo sau khi rửa sạch nhiều lần với nước và nước muối loãng, để ráo nước thì đem thái sợi nhỏ.

– Bước 2: Đập trứng vịt vào chén, dùng đũa đánh đều.

– Bước 3: Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch và thái khúc ngắn. Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.

– Bước 4: Bắc chảo lên trên bếp, đổ dầu ăn vào đun cho nóng già rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho cải thảo vào xào đều với lửa nhỏ chừng 2 phút. Vừa xào bạn vừa dùng đũa đảo đều, nêm nếm gia vị đã chuẩn bị vào cho vừa ăn với khẩu vị gia đình. Khi cải thảo chín mềm thì tắt bếp, xúc cải thảo ra đĩa.

– Bước 3: Bắc chảo vừa xào xong lên bếp, cho chút dầu ăn, đổ trứng vào đảo đều cho trứng chín.

– Bước 4: Bây giờ, bạn cho đĩa bắp cải vào chảo trứng, cho thêm chút hạt nêm, hành lá thái khúc ngắn rồi nêm gia vị vừa ăn, đảo đều vài lần rồi tắt bếp.

Món cải thảo tuy đơn giản và bình dân nhưng lại vô cùng hấp dẫn và ngon cơm. Đặc biệt, với các cách chế biến món xào này, cải thảo được xào trên lửa to còn giúp giữ được giá trị dinh dưỡng cũng như có độ giòn ngọt hấp dẫn.

Chúc bạn thành công nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xao/cai-thao-xao

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Thơm nức mũi với cách làm mề gà nướng muối ớt

Vào những buổi họp mặt bạn bè hay tiệc cuối tuần, thì những món nướng luôn luôn xuất hiện trong thực đơn món ăn. Bên cạnh những món như thịt ba chỉ tôm nướng hay bạch tuột nướng thì các món nướng từ gà là sự chọn lựa hàng đầu của các gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng Cet.edu.vn thực hiện cách làm mề gà nướng muối ớt thơm lừng, dai dai nhé!

Với mùi thơm quyến rũ cùng hương vị đặc trưng đã khiến các món nướng trở thành món ăn được rất nhiều người yêu thích. Và với nguyên liệu mề gà các bạn có thể biến tấu tạo nên nhiều món ngon như mề gà xào húng quế, mề gà chiên giòn, mề gà chiên nước mắm, mề gà xào nấm đông cô, mề gà nướng sa tế, mề gà nướng muối ớt… Trong đó, mề gà nướng muối ớt không chỉ có cách làm đơn giản mà còn có vị giòn ngon, thơm nức mũi. Giờ thì bắt tay với CET vào thực hiện ngay món ăn hoàn hảo này để bổ sung vào thực đơn của gia đình thôi nào!

Mề gà nướng muối ớt
Mề gà nướng muối ớt thơm lừng, cay cay hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu mề gà nướng muối ớt cần chuẩn bị

– 500g mề gà

– 1 muỗng cà phê mật ong

– Bột nghệ

– Hạt nêm, muối, đường, dầu hào, tiêu xay, nước mắm

– Ớt sừng

– Sa tế

– Xiên tre

– Rau sống ăn kèm: Dưa leo, xà lách, rau thơm, rau răm…

Cách làm mề gà nướng muối ớt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mề gà sau khi mua về, bạn làm sạch bằng cách cắt đôi, rồi loại bỏ chất bẩn bên trong sau đó cạo sạch. Tuy nhiên, bạn không nên để nước rơi vào như thế sẽ khó cạo sạch lớp bám trên mề. Tiếp theo, bạn chà xát mề với muối rồi rửa thật sạch với nước. Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch mề gà với giấm, cho giấm vào lòng bàn tay và bóp đều trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi.

Bước 2: Cách ướp mề gà nướng

Cách ướp mề gà nướng

Cách ướp mề gà nướng quyết định đến mùi vị của món ăn (Ảnh: Internet)

Đối với món ăn này, cách ướp mề gà chính là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi vị của món ăn. Do đó, bạn nên chú ý đến cách tẩm ướp sau đây. Sau khi đã rửa sạch, bạn cho mề gà vào tô rồi ướp cùng với 1 muỗng mật ong, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng canh bột nghệ, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng muối, ớt sừng băm. Sau đó, bạn dùng đũa trộn đều và ướp mề gà trong khoảng 30 phút cho mề gà thấm đều gia vị.

Bước 3: Xiên mề gà

Bạn cho xiên ngâm vào nước lạnh, sau đó bạn luộc xiên tre với nước sôi để khi nướng lên xiên tre sẽ không bị cháy. Sau đó, bạn xiên khoảng 5 – 6 cái mề gà vào một xiên tre. Tuy nhiên, không nên xiên quá chật sẽ khiến món mề gà nướng bị khô.

Bước 4: Nướng mề gà

Đối với món mề gà nướng, bạn có thể nướng bằng lò vi sóng hoặc bếp than hoa đều được. Nếu nướng bằng lò vi sóng, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ 230 – 240 độ rồi bạn cho mề gà vào nướng khoảng 15 phút. Tiếp theo, khi mề chín vàng, bạn phết lớp nước ướp lên và lật giở bề mặt còn lại, nướng tiếp đến khi chín. Nếu muốn món ăn béo ngậy hơn và thơm hơn, bạn nên nướng mề gà bằng bếp than hoa. Khi nướng, thỉnh thoảng bạn phết lên mề gà lớp nước ướp để mề gà không bị khô. Ngoài ra, nên giở đều 2 mặt để mề gà không bị khét. Tiếp tục nướng đến khi mề gà xém vàng là món ăn đã hoàn thành.

Sau cùng, bạn cho mề gà ra đĩa, trang trí cùng với xà lách, dưa leo, rau răm, rau thơm. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với muối ớt, tưởng ớt hoặc nước chấm chua ngọt đều được.

Vậy là cách làm mề gà nướng muối ớt đã hoàn thành, thật đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng đúng không nào? Hy vọng rằng với công thức này, Cet.edu.vn sẽ mang đến cho gia đình bạn món ăn cay nồng giúp thay đổi khẩu vị và kích thích vị giác. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/nuong/me-ga-nuong-muoi-ot

Decanter là gì? Những điều nhất định phải biết về Decanter

Decanter là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Nó là một công cụ được nhân viên Phục vụ thường xuyên sử dụng nhằm để tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vậy Decanter là gì? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Đối với vị trí Phục vụ, thì việc mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, giúp thực khách cảm thấy hài lòng từ lúc đến cho lúc rời đi luôn là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, nhân viên Phục vụ cần phải có những kiến thức nghiệp vụ vững chắc và kỹ năng nghề thành thạo. Trong đó, hiểu rõ cách sử dụng Decanter là yếu tố không thể thiếu.

Decanter là gì?

Decanter là thuật ngữ dùng để chỉ bình chiết rượu được làm từ chất liệu pha lê hoặc thủy tinh. Chúng thường được sử dụng trong quy trình phục vụ rượu vang của nhà hàng, khách sạn. Decanter có vai trò hỗ trợ nhân viên Phục vụ rót rượu vang hiệu quả nhất để kích thích hương thơm và mùi vị của rượu vang, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng rượu.

decanter

Decanter là bình thủy tinh hoặc bình pha lê dùng để chiết rượu vang
(Ảnh: Internet)

Decanter loại trung bình có trọng lượng tương đương với một chai rượu vang chuẩn dung tích 0,75 lít. Nó được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau và tùy vào từng loại rượu mà nhân viên sẽ chọn Decanter tương ứng. Trong quy trình phục vụ rượu vang tại các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao quốc tế, thì phục vụ rượu với Decanter được đánh giá là tiêu chuẩn nhất định phải có của một nhân viên Phục vụ.

Decanter được hình thành như thế nào?

Từ xa xưa, trong các buổi cúng tế hay tiệc tùng, những người phục vụ rượu đã thực hiện chiết rượu từ các thùng ủ sang loại vò có quai làm bằng gốm được gọi là Amphoras, nhằm mục đích phục rượu dễ hơn. Và theo sự ghi nhận của lịch sự, người La Mã cổ đại đã tiên phong trong việc sử dụng chất liệu thủy tinh để làm bình Decanter. Tuy nhiên, sau khi đế quốc La mã sụp đổ, Decanter được làm chủ yếu từ vàng, bạc, đồng hoặc đất nung chứ không làm bằng thủy tinh như trước đây.

Mãi đến thời kỳ Phục Hưng, người Venice mới ra mắt lại những chiếc bình Decanter được làm từ thủy tinh với kiểu dáng thân rộng, cổ dài thon, nhằm mục đích giúp rượu phản ứng với không khí dễ dàng hơn. Đến những năm 30 của thế kỷ XVIII, các nhà sản xuất bình chiết rượu ở Anh đã thiết kế thêm nắp đậy để giới hạn thời gian tiếp xúc của rượu với không khí.

Lý giải vì sao nên rót rượu vang vào Decanter trước khi phục vụ

Công đoạn rót rượu vang vào bình Decanter trước khi phục vụ cho thực khách không chỉ dơn giản là một hình thức trên bàn tiệc mà nó thật sự là việc quan trọng cần làm. Bởi việc chiết rượu vào bình sẽ giúp khí oxy tràn vào bên trong, tiếp xúp với rượu vang rồi phá vỡ cấu trúc của rượu, khiến rượu giảm độ chát và dậy mùi. Tùy vào từng dòng khác nhau mà rượu sẽ được để trong Decanter khoảng 30 – 60 phút rồi được đem đi phục vụ. Cách làm này sẽ giúp rượu thơm hơn và có vị ngon hơn.

Không chỉ vậy, Decanter còn có công dụng Carafing hoặc Decanting, có nghĩa là tách cặn ra khỏi rượu trong quá trình rót rượu qua Decanter đối với những loại rượu có tuổi thọ trên 10 năm. Bên cạnh đó, sử dụng bình Decanter để phục vụ rượu vang còn tạo nên nét thẩm mỹ, làm tăng tính hấp dẫn đối với bữa ăn của thực khách.

phục vụ rượu vang với decanter

Phục vụ rượu vang với Decanter là một công đoạn quan trọng trong
quy trình phục vụ rượu cho thực khách (Ảnh: Internet)

Chọn bình Decanter phù hợp với rượu

Để tạo nên sự nhã nhặn, sang trọng và làm tăng độ thơm ngon của rượu vang, tùy vào mỗi loại rượu mà nhân viên sẽ sử dụng loại bình tương ứng, như:

– Đối với rượu vang đỏ đậm đà như Petite Sirah, Cabernet Sauvignon, Tannat, Tempranillo, Monastrell… thì nên chọn loại Decanter có đáy rộng.

– Rượu vang đỏ trung bình như Dolcetto, Barbera, Merlot, Sangiovese… nên chọn Decanter có kích thước trung bình.

– Rượu vang đỏ nhẹ Beaujolais, Pinot Noir nên chọn loại Decanter được làm lạnh có kích thước nhỏ hoặc trung bình.

– Nếu bạn muốn chiết vang hồng hoặc vang trắng thì nên sử dụng loại bình có kích thước nhỏ đã được làm lạnh.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về Decanter là gì cũng như những điều thú vị xoay quang dụng cụ này. Hãy cùng Cet.edu.vn khám phá những thông tin đặc sắc trong bài viết tiếp theo nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/decanter-la-gi

Cách nấu lẩu lươn chua cay và lá giang dịu mát

Lẩu lươn là một món ăn nổi tiếng của miền Nam Bộ, mang đậm hương vị của vùng miền sông nước. Vị nước dùng đậm đà, chua chua cay cay kết hợp với vị ngọt của lươn cùng các loại rau ăn kèm mang đến những dư vị khó quên. Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu cách nấu lẩu lươn chua cay và lẩu lươn lá giang trong bài viết sau đây nhé!

Thịt lươn không chỉ chứa nhiều Vitamin A, B1, B6 mà còn chứa nhiều loại khoáng chất như Kali, Canxi, Natri… Do đó, thịt lươn được xem là loại thực phẩm dùng để bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ em và người bệnh. Với thịt lươn, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon như: Gỏi lươn bắp chuối, cháo lươn đậu xanh, miến lươn, lẩu lươn chua cay, lẩu lươn lá giang…

Thịt lươn

Thịt lươn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Cách sơ chế lươn đúng chuẩn

Để cho món lẩu lươn thơm ngon chuẩn vị, trước tiên bạn cần sơ chế lươn để đánh bay nhớt và mùi tanh. Lươn khi mua nên chọn những con có màu vàng đậm là lươn ngon. Khi mua về, bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm lươn khoảng 15 phút rồi dùng dao cạo sạch nhớt. Hoặc bạn có thể dùng nước cốt chanh hay nước vo gạo vuốt thân lươn cho đến khi hết nhớt.

Sau đó, bạn dùng dao đặt ngay dưới đầu lươn rồi kéo dọc theo mình lươn để tách thịt và xương lươn ra riêng. Xương lươn bạn chặt từng khúc hoặc tùy vào sở thích bạn không cần tách xương ra riêng. Giờ thì bắt tay vào nấu 2 món lẩu lươn này ngay thôi!

Lẩu lươn chua cay

Lẩu lươn chua cay

Lẩu lươn chua cay hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu lẩu lươn chua cay cần chuẩn bị

– 2 con lươn

– 500g xương ống heo

– Me

– Cà chua

– Hành khô, ớt, tỏi, sả

– Hạt nêm,  muối, bột ngọt, đường, nước mắm, dầu ăn

– Bún  tươi

– Rau ăn kèm: Hoa chuối, đậu bắp, bạc hà, rau muống

Cách nấu lẩu lươn chua cay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Xương ống heo bạn đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu khoảng 3 tiếng để lấy nước dùng. Khi nấu, bạn cho ít muối, bột ngọt và vớt bọt để nước dùng trong.

– Lươn bạn sơ chế theo cách đã nêu trên. Thịt lươn bạn cắt khúc, đem ướp với hạt nêm ,bột ngọt, tiêu xay rồi để 15 phút. Sau đó, cho thịt lươn ra đĩa.

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

– Đậu bắp rửa sạch, cắt vát.

– Me bạn cho ngâm với nước rồi lọc lấy nước cốt me.

– Ớt và sả bạn đem băm nhỏ.

Bước 2: Nấu lẩu lươn chua cay

Bạn cho tỏi, sả, ớt băm nhỏ vào nồi phi thơm cùng dầu ăn. Tiếp theo, bạn cho xương lươn vào xào chung cho săn rồi khi nước cốt me và nước dùng xương heo vào. Nấu đến khi nước lẩu sôi thì bạn cho cà chua vào và nêm nếm gia vị cho chua ngọt, cay cay là được.

Cuối cùng, bạn cho lẩu ra bếp gas mini rồi cho các loại rau sống và thịt lươn vào là có thể thưởng thức kèm với bún rồi đấy!

Lẩu lươn lá giang

Lẩu lươn lá giang

Lẩu lươn lá giang. Ảnh Internet

Nguyên liệu lẩu lươn lá giang cần chuẩn bị

– 3 con lươn

– 1 nắm lá giang

– Cà chua

– Sả, ớt, tỏi

– Sa tế

– Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, đường

– Rau ăn kèm

Cách nấu lẩu lươn lá giang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Lươn bạn sơ chế và tách riêng thịt, xương. Thịt lươn bạn cắt khúc rồi đem ướp với bột ngọt, hạt nêm, tiêu. Sau đó, ướp 15 phút và cuộn tròn thịt lươn lại rồi bày ra đĩa. Làm như thế, thịt lươn sẽ chắc và ngọt hơn.

– Lá giang bạn chọn những lá non rửa sạch, vò nhẹ. Lá giang non sẽ không có vị chát giúp món lẩu ngon hơn.

– Tỏi, sả và ớt bạn băm nhỏ.

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

– Rau sống rửa sạch để ráo.

Bước 2: Nấu lẩu lươn lá giang

Bạn cho dầu ăn vào nồi và phi thơm tỏi, sả, ớt cùng 1 muỗng sa tế. Tiếp theo, bạn cho xương lươn vào xào săn, rồi cho lá giang vào xào cùng để lá giang tiết ra vị chua. Sau đó, bạn cho nước lọc vào nấu sôi. Nêm nếm lẩu với nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt cho lảu có vị chau ngọt hài hòa và hơi cay cay là được.

Vậy là hoàn thành, khi ăn bạn cho thịt lươn, rau sống vào và ăn kèm với bún thì còn gì bằng.

Lẩu lươn ăn với rau gì?

Lẩu lươn ăn với rau gì?

Lẩu lươn ăn với rau gì? Ảnh Internet

Với cách làm lẩu lươn lá giang và lẩu lươn chua cay như trên, bạn có thể ăn kèm với các loại rau như: Hoa chuối, đậu bắp, bạc hà, rau ngổ, rau ngò ôm, rau muống, kèo nèo… Và đừng quên chuẩn bị thêm chén nước mắm nguyên chất thêm vài lát ớt hoặc là nước mắm chua ngọt để ăn kèm với lẩu lươn nhé!

Qua công thức nấu lẩu lươn chau cay và lẩu lươn lá giang như trên, hy vọng các bạn sẽ mang đến những bữa ăn ngon miệng cho người thân của mình. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/lau/lau-luon

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Tham khảo cách nấu chè hạt kê ngon chiêu đãi cả nhà

Chè hạt kê có vị dẻo thơm, bùi bùi và ngọt thanh sẽ mang đến những dư vị khó quên nếu ai đã một lần nếm thử. Sau đây, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè hạt kê ngon ngọt để chiêu đãi cả nhà nhé!

Hạt kê có nguồn gốc từ Ấn Độ, có vỏ bên ngoài màu nâu xám, khi bóc ra sẽ lộ những hạt tròn màu vàng nhạt. Tuy kích thước hạt kê có kích thước nhỏ nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cao. Trong mỗi hạt kê có chứa 73%  Hydrat Carbon, 10,8% Protein, 2,9% Lipid. Ngoài ra, hàm lượng Vitamin B1, B2 trong hạt kê cao gấp 1 – 1,5 lần so với gạo. Hạt kê có tác dụng tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ giảm cân, giải nhiệt cơ thể… Do đó, hạt kê được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chè hạt kê, cháo hạt kê, cơm kê… Tuy vậy, nếu bạn không khéo léo và không nắm được công thức nấu chuẩn thì sẽ dễ làm mất đi hương thơm dịu nhẹ của kê và vị ngọt của chè. Cùng xem bí quyết nấu món chè kê này thôi nào!

Hạt kê

Hạt kê. (Ảnh: Internet)

Chè hạt kê đậu xanh

Nguyên liệu nấu chè hạt kê đậu xanh

– 200g hạt kê

– 300g đậu xanh bỏ vỏ

– 200g đường phèn

– 30g bột sắn dây

– Dừa nạo

Cách nấu chè kê đậu xanh

Chè hạt kê đậu xanh

Chè hạt kê đậu xanh ăn kèm bánh đa nướng giòn ngon hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hạt kê bạn chọn những hạt có màu vàng đậm, bỏ hạt lép, loại này sẽ khiến món chè thêm đậm đà và ngon hơn. Sau khi mua về, bạn rửa sạch rồi ngâm với nước khoảng 5 – 6 tiếng cho hạt kê nở mềm.

– Đậu xanh bạn đem đãi sạch cặn bẩn, rồi ngâm trong nước khoảng 5 – 6 tiếng cho đậu nở mềm.

– Bột sắn dây bạn đem hòa tan với nước sao cho không bị vón cục.

– Bạn cho nước vào dừa nạo, rồi nhào và vắt lấy nước lọc.

Bước 2: Nấu chè hạt kê đậu xanh

Bạn vớt hạt kê ra và cho vào nồi nước nấu cho nở. Tiếp theo, cho tiếp đậu xanh vào nồi nước hấp chín nhưng không làm đậu nát. Tiếp đến, bạn trút phần đậu xanh vào nồi hạt kê và khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Sau đó, bạn thêm đường vào nồi chè và nếm cho vừa miệng. Lúc này, bạn cho phần bột sắn dây đã hòa tan vào và khuấy đều đến khi chè đặc sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Bạn cho đường, muối, nước cốt dừa và 2 muỗng bột năng vào nồi, rồi khuấy đều. Sau đó, bạn cho lên bếp và đun với lửa nhỏ đến khi nước cốt dền sệt là được.

Vậy là hoàn thành, bạn cho chè kê đậu xanh ra chén, rưới nước dừa lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy. Đừng quên cho thêm bánh đa nướng giòn rụm bạn nhé!

Chè hạt kê bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu chè hạt kê bí đỏ

– 300g bí đỏ

– 150g hạt kê

– 200g đường

Cách nấu chè hạt kê bí đỏ

Chè hạt kê bí đỏ
Chè hạt kê bí đỏ bắt mắt, ngon miệng (Ảnh: Internet)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bí đỏ bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch, rồi cắt miếng vừa sau đó đem hấp chín.

– Hạt kê bạn rửa sạch, ngâm với nước khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ rồi đem nấu chín.

Bước 2: Nấu chè hạt kê bí đỏ

Khi bí đỏ đã chín một nửa bạn đem tán nhuyễn nữa còn lại để nguyên. Tiếp theo, khi hạt kê gần sôi bạn cho bí đỏ tán nhuyễn vào cùng, đảo đều đến khi bí đỏ và hạt kê quyện vào nhau. Sau đó, bạn cho đường vào nêm nếm vị ngọt vừa phải rồi cho phần bí đỏ còn lại vào, nấu thêm khoảng 5 phút là được.

Vậy là hoàn thành món chè hạt kê bí đỏ rồi đấy. Vị bùi bùi của hạt kê quyện với vị ngọt thơm của bí ngô chắc chắn khiến bạn thích thú cho xem.

Chè kê hạt sen và yến mạch

Nguyên liệu chè kê hạt sen và yến mạch cần chuẩn bị

– 30g hạt kê

– 30g hạt sen

– 20g yến mạch

– 30g đậu xanh

– 1 chén bột sắn

– 20g đường phèn

– Vani

Cách nấu chè kê hạt sen yến mạch

chè kê hạt sen yến mạch

Chè kê hạt sen yến mạch. (Ảnh: Internet)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bạn cho hạt kê, đậu xanh vào ngâm trong nước khoảng 5 – 6 tiếng cho nở thì vớt ra.

– Hạt sen bạn cho ngâm khoảng 30 phút.

– Yến mạch bạn cũng cho vào ngâm nước khoảng 60 phút.

– Cho kê, đỗ xanh, yến mạch vào ngâm 30p.

– Bột sắn bạn đem hoà tan với nước.

Bước 2: Nấu chè kê hạt sen yến mạch

Bạn cho hạt kê và đậu xanh vào nồi riêng nấu chín. Hạt sen cũng vậy, bạn luộc chín hạt sen rồi để riêng. Sau đó, bạn cho đậu xanh vào nồi hạt kê và khuấy đều tay. Tiếp tục, cho yến mạch vào nấu khoảng 5 phút thì cho hạt sen vào khuấy đều. Tiếp theo, bạn cho đường phèn vào rồi nấu đến khi hỗn hợp sôi lên thì bạn cho bột sắn dây vào khuấy đều và tắt bếp.

Vậy là hoàn thành, bạn cho vani vào cho chè tỏa hương thơm là được.

Với cách nấu chè hạt kê ngon ngọt, bùi béo trên đây, hy vọng bạn sẽ có được những món chè ngon khó cưỡng lại nhé. Chúc bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-hat-ke

Thanh đạm với các món canh chay ngon dễ nấu

Các món canh chay không chỉ bắt mắt, ngon miệng bởi sự tươi ngon của rau củ và đậu hũ mà còn mang lại một chế độ dinh dưỡng vô cùng có ích cho cơ thể. Do đó, trong bài viết này, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu các món canh chay đơn giản để mang đến hương vị thanh đạm cho gia đình mình nhé!

Để có được các món chay ngon miệng và dinh dưỡng, thì việc quan trọng chính là chọn lựa nguyên liệu tươi ngon. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chay lại rất phong phú đa dạng, vì thế tùy theo sở thích của bản thân hoặc gia đình, bạn có thể thực hiện những món canh chay dễ nấu sau đây:

Canh nấm chay

Canh nấm chay

Canh nấm chay dinh dưỡng và ngon miệng (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu canh nấm chay cần chuẩn bị

– 100g nấm rơm

– 100g nấm đông cô

– 100g nấm đùi gà

– 50g nấm kim châm

– 50g nấm hưong

– 50g bí đỏ

– ½ cây súp lơ xanh

– Hành lá, ngò rí

– Dầu ăn, tiêu, hạt nêm chay

Cách nấu canh nấm chay đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Các loại nấm bạn đem cắt bỏ gốc rồi ngâm với nước sau đó rửa sạch, để ráo.

– Bí đỏ bạn đem gọt vỏ, cắt miếng vuông.

– Súp lơ tước vỏ, cắt miếng.

– Hành lá và rau mùi bỏ rễ, rửa và cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu canh

Bạn cho nồi lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào và phi thơm rồi cho thêm nấm hương, bí đỏ, súp lơ xanh vào xào sơ. Tiếp theo, bạn cho thêm nước vào và nấu sôi. Sau đó, bạn cho các loại nấm đã chuẩn bị vào rồi nấu sôi lần nữa. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì bạn cho thêm hành lá và rau mùi rồi tắt bếp.

Canh chua chay

Canh chua chay

Canh chua chay. (Ảnh Internet)

Nguyên liệu canh chua chay cần chuẩn bị

– 2 miếng đậu hũ

– Me

– ½ quả dứa

– 3 cây bạc hà

– 50g giá

– 2 quả cà chua

– Boa rô

– Muối, hạt nêm, đường

Cách nấu canh chua chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đậu hũ cắt miếng vuông.

– Dứa gọt sạch vỏ, cắt miếng.

– Bạc hà tước vỏ, cắt xéo, đem ngâm mềm với nước muối, bóp sạch rồi rửa sạch với nước.

– Giá đỗ rửa sạch.

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

– Boa rô và ngò rí rửa sạch, cắt khúc nhỏ.

– Me bạn ngâm với nước ấm, lọc lấy nước me.

Bước 2: Nấu canh chua chay

Cho nồi lên bếp, phi thơm đầu trắng của boa rô rồi cho cà chua vào xào trước. Tiếp theo, bạn cho dứa, đậu hũ vào xào, nêm nếm gia vị rồi cho thêm nước cốt me cùng nước lọc vào. Khi canh đã sôi thì bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho bạc hà, giá đỗ vào. Đun khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp và cho ra tô ăn kèm với bún hoặc cơm.

Canh rong biển chay

Canh rong biển chay.

Canh rong biển chay dễ nấu mang hương vị hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu canh rong biển chay cần chuẩn bị

– 150g rong biển

– 150g nấm rơn

– 150g hạt sen

– 150g nấm rơm

– 1 củ cà rốt

– Gừng, boa rô

– Hạt nêm, muối, hạt tiêu và nước mắm chay

Cách nấu canh rong biển chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Rong biển bạn đem ngâm với nước ấm cho nở mềm, thì đem cắt đôi.

– Cà rốt bạn gọt vỏ rồi tỉa hoa.

– Boa rô bạn đem băm nhỏ.

– Nấm rơm bạn đem cắt bỏ chân rồi rửa sạch, chẻ đôi.

– Gừng băm nhỏ.

Bước 2: Nấu canh rong biển chay

Bạn cho nước vào nồi, rồi cho hạt sen và gừng băm vao đun sôi. Sau đó, bạn cho nấm rơm và cà rốt vào khi nước sôi lại thì bạn vặn nhỏ lửa. Khi các nguyên liệu chín, bạn cho rong biển vào rồi nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp rồi cho boa rô băm nhỏ vào là hoàn thành.

Canh bắp cải cuộn chay

Canh bắp cải cuộn chay

Canh bắp cải cuộn chay. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu canh bắp cải cuộn chay cần chuẩn bị

– 50g nấm kim châm

– ½ cái bắp cải

– 50g cà rốt

– Hạt nêm chay, nước mắm chay, tiêu, đường

Cách nấu canh bắp cải cuộn chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bắp cải bạn đem rửa sạch, bóc từng lá. Tiếp theo, đun sôi nước rồi thả lá bắp cải vào chần sơ rồi vớt ra cho ngay vào nước lạnh.

– Cà rốt gọt sạch vỏ, thái sợi.

– Nấm kim châm rửa sạch và cắt đôi.

Bước 2: Xào nhân

Bạn cho cà rốt, nấm kim châm vào chảo xào sơ rồi năm nếm với nước mắm chay, hạt nêm chay, bột ngọt, đường và hạt tiêu. Tiếp theo, xào đều đến khi rau củ chín mềm.

Bước 3: Cuộn bắp cải và nấu canh

Bạn cho phần rau củ xào vào giữa lá bắp cải rồi cuộn chặt như cuốn chả giò. Sau đó, bạn cho nồi nước lên bếp đun sôi, lúc này bạn cho bắp cải cuộn vào rồi nêm nếm canh cho vừa ăn. Sau cùng, bạn tắt bếp và cho hành lá băm nhỏ vào. Vậy là hoàn thành.

Với cách nấu các món canh chay dễ làm trên đây, hy vọng rằng các bạn sẽ tự tay chế biến cho cả gia đình những món chay thanh đạm, ngon miệng. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/canh/cac-mon-canh-chay

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Vũng Tàu

Vũng Tàu không chỉ sở hữu những bãi biển quyến rũ, thơ mộng mà mảnh đất này còn chứa đựng một bản sắc văn hóa đặc trưng không nơi nào có được. Sau đây, hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu về đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Vũng Tàu nhé!

Nền văn hóa của phố biển Vũng Tàu là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố và nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, qua bao tháng năm, Vũng Tàu vẫn luôn giữ được truyền thống văn hóa bản địa đặc sắc, tạo nên dấu ấn riêng của vùng biển này. Tại đây, có rất nhiều lễ hội được tổ chức như:  Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam, lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành, lễ hội Dinh cô, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, lễ Giỗ Bà Phi Yến… Sau đây, hãy cùng khám phá cụ thể những lễ hội tiêu biểu này nhé!

khung cảnh của thành phố biển vũng tàu

Khung cảnh của thành phố biển Vũng Tàu (Ảnh: Internet)

Những lễ hội đặc trưng của vùng đất Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được diễn ra từ ngày 16 – 18/8 Âm lịch tại Đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội Nghinh Ông được xem là một nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân miền biển. Vào buổi sáng của ngày lễ, hàng trăm ngư dân và bô lão mặc trang phục chỉnh tề, chiêng trống náo nhiệt, bắt đầu di chuyển từ Bãi Trước đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong để làm nghi lễ khấn vái thần biển xin thỉnh Ông về đình thần Thắng Tam để cúng tế. Họ sẽ khấn vái, cầu mưa thuận gió hòa và tri ân cá Ông cùng các bậc tiền hiền. Sau đó sẽ là những hoạt động hấp dẫn như hát bội, hát bả trạo, diễn tuồng…

Lễ hội Trùng Cửu

Lễ hội này được tổ chức tại Nhà Lớn Long Sơn vào đêm mùng 8 và ngày mùng 9/9 Âm lịch. Lễ hội Trùng Cửu nhằm mục đích cầu an cho dân chúng được mạnh khỏe, hạnh phúc. Đêm mùng 8 được gọi là lễ Tiên Thường, người dân sẽ cúng mặn và ngày mùng 9 được gọi là lễ Chánh giỗ sẽ cúng chay.

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được diễn ra từ ngày 16 – 18/10 Âm lịch tại Miếu Bà Ngũ Hành, phường Thắng Tam. Miếu Bà được ngư dân Vũng Tàu lập nên để thờ Bảy Bà bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng Thánh Mẫu Y Ana và Thủy Long Thần Nữ. Lễ hội được diễn ra với các nghi thức tế lễ trang nghiêm, lễ rước cờ lọng, Ngũ sự với tiếng kèn, trống vang dội. Kế tiếp là một phần lễ quan trọng là nghinh thỉnh Bà Thủy Long Thần Nữ tại miếu Hòn Bà nơi có miếu Hòn Bà linh thiêng và có cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ.

Ngoài các nghi lễ truyền thống trên, Vũng Tàu còn có những nghi lễ như: Lễ hội bắn súng Thần Công, lễ hội Đức Thánh Trần…

lễ hội miếu bà ngũ hành

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành tại Vũng Tàu (Ảnh: Internet)

Ẩm thực độc đáo của Vũng Tàu

Đến với Vũng Tàu, bạn sẽ được trải nghiệm nền ẩm thực đặc sắc được chế biến từ những nguyên liệu mang đậm hương vị tự nhiên của biển. Và mỗi món ăn không chỉ thể hiện sự sáng tạo, tài năng của người nấu mà còn chứa đựng những nét riêng của văn hóa ẩm thực từng vùng. Nhắc đến Vũng Tàu, không thể bỏ qua những món ăn như: Tiết canh tôm, bánh khọt, bánh canh Long Hương, bánh xèo Long Hải, bánh bèo Tuyết Mai, bánh hỏi An Nhứt, gỏi cá mai…

Bên cạnh đó, tiết canh tôm cũng là một món ăn vô cùng mới lạ nhưng không kém phần ngon miệng. Đó là phần tiết tôm sần sật, có vị mặn ngọt hài hòa xen lẫn với thịt tôm mềm thơm. Tuy nhiên, bạn phải thật tinh ý mới có thể cảm nhận được hương vị trên bởi lẽ tiết tôm rất mỏng và ít. Tiết canh tôm thường được ăn kèm với bánh tráng, ngò gai, rau diếp cá khế chua và chuối chát.

bánh khọt vũng tàu

Bánh khọt Vũng Tàu là món ăn không thể bỏ qua mỗi khi đến với nơi đây
(Ảnh: Internet)

Và hiển nhiên, khi nhắn đến miền biển, chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua những món ăn hải sản tươi ngon và Vũng Tàu cũng không ngoại lệ. Đặc sản ốc Vú Nàng của Côn Đảo, mắm nhum, mắm hàu… đã để lại nhiều dư vị khó quên cho thực khách. Thức ăn phải được đi kèm với đồ uống và đồ uống đặc sản của Vũng Tàu chính là rượu áp xanh Bà Đập và rượu đế Hòa Long. Trong khi rượu áp xanh Bà Đập nổi tiếng là nhờ vào phương thuốc gia truyền để tạo hương vị thơm với màu xanh rất đặc trưng, thì rượu đế Hòa Long được ghi danh vào hàng “danh bất hư truyền”.

Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng CET đã giúp bạn hiểu hơn về đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của vùng biển xinh đẹp Vũng Tàu. Hãy cùng người thân, bạn bè khám phá tất tần tật khi đặt chân đến nơi đây bạn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-cua-vung-tau

Bạn có chắc đã nghe và hiểu rõ MRA là gì?

Đối với lĩnh vực kinh doanh Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn, thì MRA là một thuật ngữ chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng. Vậy MRA là gì? MRA có vai trò như thế nào với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam và các nước trong khối ASEAN? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

MRA là gì?

MRA là viết tắt của cụm từ Mutual Recognition Arrangements – Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ các nước AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN). Thỏa thuận này cho phép những lao động có kỹ năng trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có thể từ Việt Nam đến các nước ASEAN làm việc và ngược lại. MRA được ký kết vào tháng 1/2009 và có hiệu lực tháng 5/2015.

Tính đến cuối năm 2015, MRA đã ký 8 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau thuộc 8 lĩnh vực dịch vụ như sau: Hành nghề Du lịch (11/2012); hành nghề Y (02/2009); nghề Nha khoa (02/2009); dịch vụ Kế toán (02/2019); dịch vụ Điều dưỡng (12/2006); dịch vụ Kiến trúc (11/2017); dịch vụ Khảo sát (11/2017); dịch vụ kỹ thuật (12/2005).

mra là gì

MRA là Thỏa thuận thừa nhận lĩnh nhau trong khu vực AEC (Ảnh: Internet)

Vai trò của MRA đối với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ Du lịch (MRA – TP là viết tắt của cụm từ Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals) được ký kết vào 9/11/2012 tại Thái Lan. Nhiệm vụ của thỏa thuận này là tạo ra một cơ chế giúp thống nhất và thừa nhận tương đương trình độ năng lực nghề Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn trong khối ASEAN, để lao động trong ngành của một nước được công nhận tay nghề và có thể làm việc tại bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực, dù hiện tại ở mỗi nước có những quy định, hệ thống tiêu chuẩn nghề về đánh giá, cấp chứng chỉ, công nhận năng lực nghề cho người lao động là khác nhau. Tuy vậy, thỏa thuận này cũng có những điều kiện sau:

– Người lao động có thể làm việc một trong 32 lĩnh vực Khách sạn và Lữ hành theo quy định được nêu trong Phụ lục đính kèm MRA – TP (trừ Hướng dẫn viên du lịch).

– Người lao động phải trải qua quá trình đào tạo và có Chứng nhận trình độ du lịch (chứng nhận còn hiệu lực). Người lao động phải đáp ứng Tiêu chuẩn trình độ chung ASEAN về Du lịch (ACCSTP) và được chứng nhận bởi một Hội đồng chứng nhận nghề Du lịch tại đất nước của mình.

– Người lao động tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, pháp luật hiện hành của nước sở tại.

Xây dựng Tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ

Đến thời điểm hiện nay, ASEAN đã xây dựng được Tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ, bao gồm:

– 4 tiêu chuẩn thuộc phân ngành Lưu trú Du lịch: Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn.

– 2 tiêu chuẩn thuộc phân ngành Lữ hành: Đại lí du lịch, Điều hành tour.

Những tiêu chuẩn này gồm 32 chức danh nghề như Trưởng bộ phận, Giám sát bộ phận và các nhân viên nghiệp vụ như nhân viên Lễ tân, Phục vụ ăn uống…

mra-tp cho phép di chuyển

MRA – TP cho phép việc di chuyển nguồn lao động của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
giữa các nước trong khu vực ASEAN (Ảnh: Internet)

Những thuận lợi và thách thức đặt ra

Việc triển khai Thỏa thuận MRA – TP đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bởi khi có chung tiêu chuẩn về nghề nghiệp và được thừa nhận, người lao động sẽ có thể dịch chuyển nơi làm việc sang các nước trong khu vực, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và phát triển tay nghề hơn nữa. Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn ở các nước ASEAN.

Tuy nhiên, MRA – TP cũng gây nên nhiều thách thức đáng lo ngại. Vì khi đó, nguồn lao động Việt Nam không chỉ cạnh tranh với lao động được đào tạo tay nghề trong nước mà còn phải đối mặt với lao động nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc lao động phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp… để tăng sức cạnh tranh, nắm bắt cơ hội việc làm tốt nhất.

Tổng kết

Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng tằng CET đã giúp bạn hiểu rõ hơn về MRA là gì và những vai trò của MRA – TP. Hãy cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực để tìm kiếm cơ hội cho mình bạn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/mra-la-gi

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...