Cách nấu chè nếp cẩm không như các món chè khác mà đòi hỏi người làm phải tuân thủ chuẩn quy trình, chọn đúng nguyên liệu, canh đúng thời gian… để cho ra được ly chè ngon. Muốn nấu chè nếp cẩm ngon, bạn sẽ cần vài bí quyết. Hãy cùng Cet.edu.vn học cách nấu chè nếp cẩm sữa chua và chè nếp cẩm nước cốt dừa ngon tuyệt khó cưỡng sau đây nhé!
Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Cách làm chè sữa chua nếp cẩm không khó. (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu chè nếp cẩm sữa chua
– 50gr gạo nếp cẩm
– 2 lá nếp
– 1 thìa cà phê muối ăn
– 4 – 5 thìa canh đường
– 100ml nước cốt dừa
– 70ml sữa chua
– 1,5 lít nước lọc
Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua như sau
Bước 1: Ninh nhừ nếp cẩm
– Nếp cẩm bạn đem vo sạch với nước và ngâm nước ấm khoảng 4 – 6 tiếng. Bạn có thể ngâm trước nếp cẩm qua đêm để tiết kiệm thời gian.
– Gạo nếp ngâm xong, bạn vo sạch lại một lần nữa rồi để ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Nấu chè nếp cẩm sữa chua
– Cho gạo vào nồi cơm điện nấu với 1,5l nước sạch và 2 thìa nhỏ muối. Rửa sạch phần lá nếp để phủ lên gạo, sau đó bật chế độ nấu như bình thường.
– Lưu ý khi nấu chè nếp cẩm, bạn nên hé vung nồi để tránh chè bị trào ra ngoài. Ninh liu riu cho đến khi hạt gạo cẩm nở bung thì vớt bỏ phần lá nếp.
Cách nấu chè nếp cẩm bằng nồi cơm điện.
(Ảnh: Internet)
– Tiếp tục ninh cho đến khi nồi chè sánh lại, nước chè không quá loãng mà cũng không quá đặc. Lúc này, bạn cho nước cốt dừa và nêm đường vào nồi chè sao cho vừa ăn. Khuấy đều để đường tan vào chè.
– Sau khi chè chín, bạn múc chè ra bát hoặc ly. Chờ cho chè nguội bớt, bạn trút sữa chua lên trên trên mặt, trộn đều cùng với một chút đá bào và thưởng thức ngay. Vậy là cách nấu chè nếp cẩm sữa chua vừa hoàn thành.
Nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa
Chè nếp cẩm nước cốt dừa lạ miệng, thơm ngon.
(Ảnh: Internet)
Nguyên liệu chè nếp cẩm nước cốt dừa
– 100gr gạo nếp cẩm
– 500ml nước dão dừa tươi
– 50ml nước cốt dừa
– 50gr đường trắng
– 1/2 thìa muối
– 3 lá nếp hoặc lá dứa
– 10ml dầu chuối
Các bước nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Gạo nếp cẩm đem đi ngâm trong nước ấm trong vòng 3 – 4 tiếng. Sau khi ngâm xong đem gạo đi vo thật sạch, nhặt bỏ hết những hạt thóc còn lẫn ra. Thêm vài hạt muối tinh vào trộn đều cùng phần gạo này.
– Lá nếp bạn rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Xay xong, bạn lọc vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
Ngâm gạo nếp vài tiếng trước khi nấu.
(Ảnh: Internet)
Bước 2: Các bước nấu chè nếp cẩm
– Cho phần gạo nếp đã trộn muối cùng nước cốt lá nếp và nước dão dừa vào một nồi to. Bạn có thể cho thêm một ít nước lọc nếu phần nước này quá ít.
– Bắc nồi chè lên bếp và đun trên lửa nhỏ. Trong quá trình ninh, bạn hé vung và thường xuyên vớt bọt, khuấy đều để nồi chè không bị trào, không khê đáy. Ninh chè cho đến khi hạt gạo nếp nở bung.
– Chè chín, bạn nêm thêm đường sao cho có vị ngọt vừa miệng, dùng muỗng khuấy đều lên và đun thêm khoảng 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn cho vài giọt tinh dầu chuối vào nồi chè và khuấy lên cho dậy mùi thơm.
Bước 3: Thưởng thức
– Múc chè ra chén hoặc ly thủy tinh, chờ cho chè nguội bớt và cho thêm đá bào vào, sau đó rưới phần nước cốt dừa lên trên. Trộn đều và thưởng thức ngay hương vị hấp dẫn của chè nếp cẩm nước cốt dừa.
Những lưu ý khi nấu chè nếp cẩm
– Chọn gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm để nấu chè cần được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo chất lượng món ăn. Nên chọn những hạt gạo căng mẩy, đều màu là những hạt ngon, không nên chọn phần gạo có dấu hiệu để lâu, bị mối, mọt.
– Quá trình nấu chè: Trong quá trình nấu chè, bạn cần thường xuyên khuấy và mở hé vung để chè không trào ra ngoài. Nếu chè tràn ra ngoài quá nhiều sẽ bị khê, không còn đảm bảo được mùi vị đặc trưng.
– Nấu chè nếp cẩm với lá dứa sẽ giúp chè có mùi thơm thoang thoảng hấp dẫn.
Chè nếp cẩm không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho tiêu hóa và làm đẹp. Đây là món ăn vặt bổ dưỡng dành cho gia đình và các chị em. Cet.edu.vn chúc các bạn thành công khi thực hiện cách nấu chè nếp cẩm sữa chua và chè nếp cẩm nước cốt dừa tuyệt ngon mà chúng tôi vừa chia sẻ!
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-nep-cam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét