Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Tìm hiểu tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ nhà hàng

Tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng bao gồm 4 bậc trình độ nghề, từ bậc 1 là nhân viên phục vụ nhà hàng không yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn đến bậc 4 là quản lý nhà hàng đòi hỏi phải vững vàng các kiến thức chuyên sâu. Nó được thiết kế dựa trên sự kết hợp của các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của ngành Du lịch Việt Nam.

1, Tiêu chuẩn VTOS về Nghiệp vụ Nhà hàng gồm những gì?

Nghiệp vụ Nhà hàng tiêu chuẩn VTOS có 2 phần cơ bản là phần việc kiến thức và phần việc kỹ năng. Phần việc kiến thức cung cấp cho nhân viên những nội dung lý thuyết cần thiết để thực hiện công việc một cách chuẩn xác. Phần việc kỹ năng là những thao tác cụ thể mà nhân viên cần phải thực hiện tương ứng với từng nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn VTOSTiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng giúp cho người lao động vững vàng kỹ năng tay nghề và đạt kết quả công việc hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Phần 1: Giới thiệu tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng

– Thông tin chung

– Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

– Bảng kỹ năng nghề

– Cách sử dụng Tiêu chuẩn VTOS

Phần 2: Tiêu chuẩn VTOS – Nghiệp vụ Nhà hàng

– Tóm tắt công việc, chức danh và danh mục công việc

– Kế hoạch liên hoàn các công việc và phần việc

– Nội dung các công việc và phần việc

2, Tóm tắt công việc, chức danh và danh mục công việc của tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng

Các công việc trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề trình độ sơ cấp bao gồm:

– 12 công việc chính

– 61 phần việc kỹ năng

– 12 phần việc kiến thức

Nhân viên phục vụ nhà hàng là chức danh thường được gọi trong công việc này. Bao gồm các công việc cụ thể như sau:

Công việc 1: Chuẩn bị làm vịêc

– Trang phục và vệ sinh cá nhân

– Vệ sinh thực phẩm

– Tác phong chuyên nghiệp

– Trang thiết bị trong nhà hàng

– Bộ phận ẩm thực và đồ uống

– Các bộ phận khác trong khách sạn

Công việc 2: Chuẩn bị nhà hàng

– Thu dọn nhà hàng

– Lau bóng dao dĩa

– Lau bóng ly

– Lau bóng bát đĩa

– Thay khăn bàn

– Gấp khăn ăn

– Chuẩn bị đồ gia vị

– Bày bàn ăn theo kiểu gọi món

– Bày bàn ăn theo kiểu đặt truớc

– Bày bàn ăn theo kiểu Á

– Bày bàn ăn bữa sáng

– Bày bàn ăn tự chọn

– Chuẩn bị bàn tiệc tự chọn

– Chuẩn bị khu vực phục vụ

– Gấp góc khăn bàn

Công việc 3: Chăm sóc khách hàng

– Nhận đặt bàn

– Chào đón và mời khách ngồi

– Trình thực đơn và danh mục rượu vang

– Phục vụ nuớc, bánh mỳ và bơ

– Giải quyết phàn nàn

Công việc 4: Tiếp nhận yêu cầu

– Nhận yêu cầu gọi món

– Chuyển yêu cầu gọi món

– Điều chỉnh bộ đồ ăn

– Nhận yêu cầu gọi món tráng miệng, trà, cà phê và rượu mùi

– Nhận yêu cầu phục vụ tại phòng

khi phục vụ bữa ănTrước khi phục vụ bữa ăn, nhân viên nhà hàng phải chuẩn bị, lau bóng các vật dụng như dao, nĩa, ly… (Ảnh: Internet)

Công việc 5: Phục vụ bữa ăn

– Phục vụ món khai vị và món súp theo đĩa

– Phục vụ món súp từ bát lớn

– Phục vụ các món chính theo đĩa

– Phục vụ món ăn dùng thìa dĩa (hay muỗng, nĩa)

– Kết hợp giũa phục vụ thìa dĩa và phục vụ theo đĩa

– Phục vụ khăn lau tay và bát nuớc rửa tay

– Phục vụ kiểu gia đình

– Phục vụ tại phòng

Công việc 6: Thu dọn bữa ăn

– Thu dọn đĩa: đĩa phụ, đĩa ăn cá, đĩa ăn món chính

– Thu dọn món khai vị, món tráng miệng và cốc tách

– Thu dọn phục vụ tại phòng

– Thu dọn tiệc tự chọn

– Dọn sơ bàn ăn và quét vụn thức ăn

– Thay gạt tàn

– Xử lý thức ăn bị đổ ra bàn

Công việc 7: Phục vụ bàn nói chung

– Phục vụ cà phê tại bàn

– Phục vụ trà/trà thảo mộc tại bàn

– Phục vụ đồ uống tại bàn

– Mở rượu vang

– Phục vụ rượu vang (Chi tiết: Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng khách sạn)

– Mở rượu sâm banh và vang sủi bọt

– Phục vụ cà phê pha rượu mùi

Công việc 8: Xử lý thanh toán

– Trình hoá đơn và nhận tiền thanh toán

– Các hình thức thanh toán

Công việc 9: Các công việc trong quầy đồ uống

– Vệ sinh quầy đồ uống

– Bổ sung vào quầy đồ uống

– Phục vụ bia tươi, bia đen nặng và bia nhẹ

– Phục vụ bia chai

– Phục vụ bia lon

– Phục vụ rượu vang theo ly

– Phục vụ rượu mạnh và vang mạnh

Công việc 10: Phục vụ hội nghị và tiệc

– Phục vụ đồ uống và bánh capapes (đồ ăn nhẹ) cho tiệc tự chọn dùng tay

– Phục vụ trà/cà phê trong giờ giải lao

– Bày bàn cho hội nghị

– Phục vụ hội nghị trong giờ giải lao

– Bày bàn ăn tiệc

– Quy trình phục vụ tiệc

Công việc 11: An toàn và an ninh

– An toàn về hoả hoạn trong nhà hàng

– Trách nhiệm về phục vụ đồ uống có cồn

– Quy định về làm việc an toàn

Công việc 12: Kết thúc ca làm việc

– Kết thúc ca làm việc tại nhà hàng

– Kết thúc ca làm việc ở quầy phục vụ đồ uống

Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về Nghiệp vụ Nhà hàng Khách sạn. Giờ thì, cùng đón chờ những điều thú vị từ bài viết tiếp theo nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/tieu-chuan-vtos

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Ngành quản trị nhà hàng – khách sạn có cần ngoại hình hay không?

Đối với những bạn trẻ đam mê ngành học Nhà hàng – Khách sạn, ngoài những vấn đề như nên chọn trường nào, học phí bao nhiêu, thì thắc mắc được quan tâm nhiều nhất là “Học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn có cần ngoại hình hay không?”

Trong những năm qua, ngành Nhà hàng – Khách sạn luôn nằm trong danh sách những ngành nghề được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. Bởi lẽ, đây không chỉ là ngành học năng động mà còn mang lại cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, vấn đề ngoại hình luôn là điều khiến các bạn trẻ băn khoăn khi chọn ngành này.

Ngoại hình quan trọng nhưng không phải là tất cả

Ngành Nhà hàng – Khách sạn là ngành nghề mang tính chất phục vụ, hướng đến sự thỏa mãn của khách hàng, bao gồm cả chất lượng phục vụ và yếu tố thẩm mỹ. Do đó, ngoại hình của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công mà dịch vụ mang lại. Vì thế, ngoại hình ưa nhìn chính là một lợi thế khá lớn khi làm việc tại các nhà hàng, khách sạn.

Tuy nhiên, ngoại hình đẹp chỉ là điều kiện cần nhưng không phải điều kiện đủ để nhà tuyển dụng đánh giá và đưa ra quyết định có chọn bạn hay không. Bởi vì, vẻ đẹp bên ngoài không chỉ dựa vào chiều cao, diện mạo mà nó còn được thể hiện thông qua cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, kiến thức, tác phong chuyên nghiệp, thái độ làm việc với đồng nghiệp, khách hàng hay cấp trên. Vì thế, nếu bạn tự ti về ngoại hình của bản thân hay chiều cao hạn chế, đừng quá lo lắng, vì đó không phải là rào cản ngăn bạn làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn.

Ngoại hình là điều kiện cần

Ngoại hình là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ để nhà tuyển dụng đưa ra sự lựa chọn (Ảnh: Internet)

Những yêu cầu của ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Có kiến thức sâu rộng về văn hóa – xã hội

Là một nhân viên làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn phải có kiến thức sâu rộng và am hiểu vững vàng về nhiều nền văn hóa, phong tục, con người, ẩm thực và kể cả tâm lý… không chỉ của Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Vì như vậy, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện, tương tác với nhiều khách hàng đến từ nhiều nơi, tạo được thiện cảm và cảm giác thoải mái cho họ. Từ đó, khách hàng sẽ hài lòng với chất lượng phục vụ của nơi bạn làm việc, hiệu quả công việc cũng vì thế sẽ được nâng cao.

Chịu được áp lực công việc

Để có thể trụ vững trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn cần phải có một sức khỏe tốt, chịu được khối lượng công việc khổng lồ, áp lực không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Bởi vì, ngoài việc đứng trong nhiều giờ đồng hồ, ít được nghỉ ngơi, bạn còn phải làm hài lòng mọi khách hàng từ những điều nhỏ nhất, dù là khách dễ tính hay khó tính.

Nhiệt tình và có lòng yêu thương con người

Bởi vì, tính chất của ngành nghề này đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với đối tượng chính là con người. Và công việc của bạn là phải chăm lo cho họ từ miếng ăn, giấc ngủ, đặt cảm xúc và trải nghiệm của họ lên hàng đầu. Vì thế, bạn cần phải thực sự đam mê công việc này, nhiệt tình, không ngại khó khăn và phải có lòng yêu thương, chăm sóc người khác, để có thể theo đuổi nghề lâu dài.

Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo

Nhà hàng – Khách sạn là môi trường làm việc quốc tế. Mỗi ngày, bạn có thể chào đón hàng trăm du khách nước ngoài. Vì thế, ngoại ngữ chính là một lợi thế để bạn có thể giao tiếp và hiểu được những gì khách muốn nói. Nếu không biết ngoại ngữ, bạn sẽ không hiểu khách cần gì và khách cũng không hiểu bạn nói gì. Chính vì vậy, kỹ năng ngoại ngữ thành thạo là tiêu chí tuyển dụng phổ biến và gần như bắt buộc trong ngành.

Kỹ năng ngoại ngữ

Kỹ năng ngoại ngữ là những tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn đặc biệt quan tâm

Giờ thì bạn đã tìm ra lời giải đáp về vấn đề ngoại hình trong ngành Nhà hàng Khách sạn phải không nào? Nếu bạn yêu thích ngành nghề này, ngay từ bây giờ đừng quên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và kể cả ngoại ngữ để xây dựng cho mình nền tảng vững chắc trước khi dấn thân vào nghề nhé!

Tuy nhiên, không ít các bạn vẫn còn lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế, trong bài viết này, bạn sẽ biết ngành Quản trị NHKS có dễ xin việc hay không nhé?

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/ngoai-hinh

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...