Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Captain là gì? Công việc chính của Captain trong Nhà hàng – Khách sạn

Captain là một vị trí công việc quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ cũng như thương hiệu của Nhà hàng – Khách sạn. Vậy Captain là gì? Công việc chính của Captain như thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Để hoạt động của nhà hàng, khách sạn ngày một hiệu quả và mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, luôn cần sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau của rất nhiều nhóm thuộc các bộ phận khác nhau. Mỗi nhóm luôn có người đứng đầu để quản lý, phụ trách để công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và người đứng đầu được gọi là Captain.

Captain là gì?

Captain là một thuật ngữ dùng để chỉ vị trí Tổ trưởng, đảm nhận công việc quản lý một nhóm nhân viên phục vụ thuộc các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn. Hơn nữa, vị trí này còn chịu trách nhiệm kiểm tra các công cụ, dụng cụ, cách set up bàn an Đồng thời vị trí này còn đảm nhiệm công việc kiểm tra các dụng cụ, công cụ, cách set up bàn ăn theo quy định, tiêu chuẩn và trực tiếp phục vụ khách hàng khi cần.

captain là gì

Captain là thuật ngữ chỉ vị trí Tổ trưởng trong nhà hàng, khách sạn (Ảnh: Internet)

Công việc của Captain là gì?

Cũng như nhiều bộ phận khác, Captain đảm nhận rất nhiều công việc quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ khách hàng của nhà hàng, khách sạn. Các công việc thường ngày của vị trí Captain cụ thể như sau:

Chuẩn bị các công việc trước khi vào ca

– Phân công, sắp xếp nhân viên thuộc nhóm mình quản lý thực hiện đầy đủ các công việc cho công tác chuẩn bị như: Sắp xếp dụng cụ, công cụ, chuẩn bị trang thiết bị, vệ sinh khu vực sạch sẽ, set up bàn tiệc…

– Hỗ trợ và phối hợp với các nhân viên trong nhóm để hoàn thành công việc chuẩn bị hiệu quả và nhanh chóng.

– Kiểm tra công việc chuẩn bị, đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng trước khi đón khách.

– Hỗ trợ các bộ phận khác vào những giờ cao điểm hoặc khi được yêu cầu.

Giám sát, quản lý nhân viên thuộc khu vực phụ trách

– Giám sát, phân công, hướng dẫn và quản lý những nhân viên cấp dưới thực hiện các công việc nghiêm chỉnh.

– Điều phối nhân viên để hỗ trợ các bộ phận, các khu vực khác khi có yêu cầu.

– Theo dõi tiến độ công việc, tinh thần và tác phong làm việc của nhân viên.

Quản lý tài sản chung của nhà hàng, khách sạn

– Luôn luôn kiểm tra máy móc, vật dụng, công cụ và thiết bị thuộc khu vực mình phụ trách.

– Lập phiếu đề nghị xuất kho hoặc nhận hàng tại kho và gửi cho cấp trên duyệt.

– Đối với các thiết bị hư hỏng, trục trặc, dư hoặc thiếu, Captain phải báo cáo với cấp trên và chuyển cho bộ phận kỹ thuật để bảo trì, sửa chữa.

– Trực tiếp phục vụ khách hàng khi khách đông hoặc có yêu cầu.

– Nếu như nhà hàng quá tải, Captain sẽ thực hiện công việc của một người phục vụ như: Tiếp nhận order, đưa món ăn cho khách, thực hiện các yêu cầu từ khách…

Thực hiện các công việc kết thúc ca

– Báo cáo công việc hằng ngày vào cuối ca.

– Phân công nhân viên thực hiện các công việc vệ sinh, dọn dẹp.

– Kiểm tra công việc đã kết thúc trong khu vực mình phụ trách.

– Giao công việc cho các ca kế tiếp.

trực tiếp phục vụ khách

Trực tiếp phục vụ khách khi khách đông hoặc có yêu cầu (Ảnh: Internet)

Kỹ năng cần có của một Captain

Để chinh phục được vị trí Captain và hoàn thành các công việc hiệu quả, đòi hỏi bạn phải nắm chắc các kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản. Bởi khi là người quản lý, chịu trách nhiệm phân công công việc, giám sát hiệu quả  của một bộ phận nhân viên bạn cần phải có kiến thức vững chắc, kỹ năng quản lý, giao tiếp và làm việc nhóm.

Bên cạnh đó, do hoạt động chủ yếu trong khu vực phục vụ, nên những kiến thức về set up bàn tiệc, kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng luôn là điều Captain cần nắm vững. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo sẽ là lợi thế dành cho bạn.

Kỹ năng cần có của một Captain

Kỹ năng cần có của một Captain (Ảnh: Internet)

Tuy yêu cầu cao nhưng vị trí Captain cũng nhận được mức lương tương xứng và khá hấp dẫn, dao động từ 8 – 15 triệu/tháng tùy theo quy mô của đơn vị. Khoản tiền này chưa bao gồm service charge, tip và các trợ cấp khác.

Với những thông tin cơ bản về vị trí Captain, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị về ngành Nhà hàng – Khách sạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên Cet.edu,vn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/captain-la-gi

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Cajun là gì? Tìm hiểu gia vị đặc sắc của ẩm thực Mỹ

Bạn là một tín đồ ẩm thực, sành ăn và thích khám phá những món ăn mới lạ? Vậy bạn đã từng nghe đến cái tên Cajun chưa? Loại gia vị đầy màu sắc này đã làm nên nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Mỹ và khiến biết bao trái tim phải xốn xang. Vậy Cajun là gì? Cajun có nguồn gốc ra sao và được tạo nên như thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!

Cajun là gì?

Cajun là loại gia vị hỗn hợp được tạo nên từ rất nhiều loại gia vị khác nhau và đem xay nhuyễn tạo thành. Cajun thường được sử dụng để ướp các loại thịt cừu, gà, heo, tôm, rau củ để tạo màu sắc và hương vị cay thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, Cajun cũng là gia vị nổi tiếng, gắn liền với kỹ thuật blackening truyền thống.

Hương vị chính của Cajun là cay và thơm bởi nó sử dụng nhiều ớt và tiêu. Tuy nhiên, vị cay nồng này lại nhẹ nhàng, không gây tê đầu lưỡi như các món Ấn. Chút cay của Cajun giúp kích thích vị giác và khiến thực khách không thể ngớt đũa. Hơn nữa, không có quy tắc nào trong cách sử dụng Cajun chế biến món ăn. Do đó, người nấu phải sáng tạo và mang đến hương vị theo ý của mình. Vì thế, không quá ngạc nhiên khi một món ăn nhưng có đến hàng chục công thức khác nhau.

cajun là gì

Cajun là gia vị được tạo nên từ nhiều loại gia vị khác nhau (Ảnh: Internet)

Nguồn gốc của Cajun

Cajun có nguồn gốc từ người Acadian, là những người Canada gốc Pháp và định cư tại vùng Louisiana, miền Nam nước Mỹ. Do đó, Cajun mang vẻ mộc mạc cay nồng nàn được tạo nên từ những loại gia vị địa phương. Khi nếm thử Cajun, bạn sẽ cảm nhận được sự giao thoa hài hòa giữa ẩm thực Mỹ, Canada, Pháp và châu Phi.

Nguyên liệu tạo nên Cajun

Để tạo nên gia vị Cajun cay nồng, bạn phải cùng lúc kết hợp nhiều loại thực phẩm địa phương. Tuy nhiên, chúng khá dễ tìm và quen thuộc, bao gồm: Rau mùi tây, củ hành, cần tây, lá nguyệt quế, hành tươi, tiêu đen, lá hồng, ngò, tỏi, cây dẻ vàng, húng tây, đường mía… Kết hợp với các loại ớt như: Ớt chuông, ớt tương, ớt bột, ớt cayenne khô…

cajun mang hương vị cay

Cajun mang hương vị cay, thơm nồng nàn (Ảnh: Internet)

Các món ăn đặc trưng từ Cajun

Khi nhắc đến Cajun, người ta sẽ nhắc đến 3 món ăn đặc trưng chính là: Tôm đá, súp mướp tây và Jambalaya.

– Jambalaya là món ăn truyền thống lâu đời được làm từ Cajun. Món ăn này có cách làm đơn giản chỉ với gạo, hành củ, ớt, tiêu xanh và cần tây. Món Jambalaya có vị đậm đà nhưng dân dã.

– Khác với Jambalaya, súp mướp tây có sự tinh tế của ẩm thực Pháp, chút phóng khoáng của người Mỹ và khí chất hoang dã của châu Phi. Món ăn là sự pha trộn của lá cây dẻ vàng của Ấn Độ, mướp tây của châu Phi cùng các gia vị của châu Mỹ. Đặc biệt, là phần xốt roux được làm từ bột mì rang, mỡ thịt muối và dầu oliu.

– Tôm đá kiểu Cajun có vị cay cay, đậm đà và thơm phức mùi Cajun. Món ăn càng trở nên cuốn hút hơn nhờ lá hạt mù tạt, nguyệt quế khô, ớt cayenne, bắp và xúc xích…

tôm đá cajun

Tôm đá Cajun hấp dẫn, ngon miệng (Ảnh: Internet)

Cách làm Cajun

Nếu bạn yêu thích hương vị Cajun, bạn có thể pha trộn gia vị này tại nhà theo công thức sau đây. Bao gồm: 2 muỗng cà phê húng khô, ¼ muỗng cà phê bột mù tạt, 1 muỗng canh bột tỏi, 1 muỗng canh tiêu trắng, 1 muỗng canh tiêu đen, 4 muỗng canh muối, 2 muỗng canh bột paprika, 1 muỗng canh bột hành, 2 muỗng canh ớt cayenne, 1 muỗng cà phê bột ớt, ¼ muỗng cà phê thyme khô.

Sau đó bạn trộn đều các gia vị này với nhau là được. Bạn có thể sử dụng Cajun cho các món cá, thịt cừu, thịt heo đều được.

Tổng kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về Cajun là gì cũng như nguồn gốc và cách làm Cajun tại nhà đúng không nào? Quả thật, ẩm thực luôn là vùng đất thú vị mang đến cho chúng ta bao điều bất ngờ, hấp dẫn. Và hãy cùng chờ đón xem những điều thú vị tiếp theo là gì trên Cet.edu.vn bạn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/cajun-la-gi

Đến gần hơn với miền sông nước miền Tây với món ốc bươu xào đặc sản

Các món ốc bươu xào luôn luôn khiến thực khách xuýt xoa bởi hương thơm lừng cùng vị mặn ngọt chua cay hài hòa. Tuy nhiên, làm thế nào để chế biến nên hương vị khó quên đấy thì không phải ai cũng làm được.

Cách chọn ốc ngon

Bước quan trọng nhất trong cách làm các món ốc xào chính là chọn ốc ngon. Ốc ngon là những con có kích thước vừa phải, không quá to, không có mùi hôi. Hơn nữa, mày ốc bám chắc vào thân, đóng kín không thụt vào bên trong. Chọn được những con này, món ốc xào của bạn sẽ giòn, săn và ngon tuyệt.

chọn ốc bươu

Thịt ốc bươu ngon cũng quyết định độ ngon của món ăn (Ảnh: Internet)

Ốc bươu xào sả ớt

Nguyên liệu ốc bươu xào sả ớt

– 1kg ốc bươu

– 3 cây sả

– Ớt

– 1 củ gừng

– Hành tím

– Tỏi, chanh

ốc bươu xào sả ớt

Ốc bươu xào sả ớt thơm lừng góc bếp (Ảnh: Internet)

Các bước làm ốc bươu xào sả ớt

Bước 1: Làm sạch ốc

Khi mua ốc bươu về, bạn ngâm ốc bươu với nước vo gạo hoặc nước có cho vài lát ớt để ốc nhả hết đất, cát bên trong ra. Sau đó, bạn vớt ốc ra và xả lại lần nước với nước, rồi để ráo.

Bước 2: Ốc xào sả ớt

Bạn cho chảo lên bếp, làm nóng chảo, rồi cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, bạn cho hành tím băm, tỏi đập dập vào phi thơm. Tiếp đến,  bạn cho sả băm, gừng thái sợi vào xào chung. Đến khi dậy mùi thơm, nguyên liệu hơi xém vàng thì bạn cho ốc bươu vào xào.

Bước 3: Nêm nếm

Xào ốc đến khi bạn thấy mày ốc rớt ra ngoài, lúc này bạn cho 1 muồn cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê tiêu rồi đảo đều cho ốc ngấm gia vị. Khi nước cạn, bạn cho vào ớt băm nhỏ rồi đảo ảo nhẹ khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Vậy là hoàn thành món ốc bươu xào sả ớt dân dã rồi đấy! Đừng quên chuẩn bị chén muối tiêu chanh ăn cùng với ốc nhé!

Ốc bươu xào lá lốt

Nguyên liệu ốc bươu xào lá lốt

– 1kg ốc bươu

– 100g thịt ba chỉ

– 1 mớ lá lốt

– Tỏi, hành khô, gừng, ớt

– Dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, muối, bột nghệ

Cách làm ốc bươu xào lá lốt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ốc khi mua về, bạn đem ngâm với nước vo gạo hoặc nước trắng ngâm vài miếng ớt trong khoảng 1 tiếng cho ốc nhả hết đất cát.

– Thịt ba chỉ bạn đem rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi ướp với hạt nêm và bột nghệ.

– Hành, gừng, tỏi, ớt bạn rửa sạch rồi băm nhỏ.

– Lá lốt bạn cắt cuống, rửa sạch, rồi cắt sợi.

Bước 2: Luộc ốc

Bạn cho ốc vào nồi luộc cùng với sả cho chín. Rồi dùng tăm lấy thịt ốc ra, cho vào tô. Bạn dùng muối hạt bóp thịt ốc rồi rửa lại với nước. Bạn có thể thái nhỏ hoặc để nguyên ốc đều được.

Bước 3: Xào thịt ốc và thịt ba chỉ

Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Đợi khi dầu nóng, bạn cho tỏi vào phi thơm rồi cho thịt ba chỉ đã ướp vào xào với lửa lớn cho săn lại, rồi trút ra đĩa. Tiếp theo, bạn tiếp tục cho dầu ăn, tỏi, gừng vào phi thơm. Khi thơm vàng thì bạn cho ốc bươu vài xào cho săn.

Bước 4: Thêm lá lốt vào xào và hoàn thành món ăn

Nêm nếm ốc với bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa ăn, rồi cho phần thịt ba chỉ vào xào chung. Cuối cùng, bạn cho lá lốt vào xòa khoảng 5 phút thì cho thêm ớt cắt lát và tắt bếp.

Vậy là hoàn thành món ốc bươu xào lá lốt rồi đấy!

Ốc bươu xào kiểu Thái

Nguyên liệu ốc bươu xào kiểu Thái

– 1 kg ốc bươu

– Sả cây

– 1 trái chanh

– Lá chanh

– Hành tím, ớt

– Nước mắm, bột ngọt, đường

Cách làm ốc bươu xào kiểu Thái

Bước 1: Ốc bạn đem ngâm với nước vo gạo cho nhả hết đất cát. Tiếp đến, bạn cho ốc vào luộc với sả cây cho chín thơm. Rồi bạn dùng tăm lấy thịt ốc ra rửa lại với nước cho sạch.

Bước 2: Bạn cho nồi lên bếp, cho dầu ăn ăn hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Tiếp đến, bạn cho thịt ốc vào xào săn rồi cho nước lọc vào. Bạn cho tiếp lá chanh cắt sợi vào nồi cùng với 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng bột ngọt, ớt băm, sả băm rồi khuấy đều lên.

Bước 3: Nấu đến khi nước gần cạn thì bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Với món ốc bươu xào kiểu Thái này, bạn nên chấm kèm với nước mắm chua ngọt để tăng hương vị món ăn.

ốc bươu xào kiểu thái

Ốc bươu xào kiểu Thái cay cay kích thích vị giác (Ảnh: Internet)

Ốc bươu xào ớt xanh

Nguyên liệu ốc bươu xào ớt xanh

– 1kg ốc bươu

– 3 trái ớt chuông xanh

– 1 cây bông cải

– Hạt nêm, đường, dầu ăn

– Tiêu, hành tím

Cách làm ốc bươu xào ớt xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ốc đem về bạn ngâm với nước vo gạo cho sạch rồi vớt ra cho vào nồi luộc cùng với sả cho thơm. Khi ốc chín, bạn lấy thịt ốc ra rồi rửa sạch với nước.

– Ớt chuông bạn rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

– Bông cải bạn cắt miếng rồi ngâm với nước muối. Sau đó, vớt ra rửa sạch.

Bước 2: Xào thịt ốc bươu

Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho thịt ốc vào xào cho săn lại. Nêm nếm với 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt cho vừa ăn.

Bước 3: Hoàn thành món ốc bươu xào kiểu ớt xanh

Bạn cho tiếp ớt chuông và bông cải vào xào cho chín thì rắc tiêu vào và tắt bếp.

Vậy là món ốc bươu xào ớt xanh hoàn thành rồi!

Tổng kết

Với các cách làm ốc bươu ngon và đơn giản trên đây, mong rằng bạn sẽ đem những bữa ăn thơm ngon cho cả gia đình mình. Chúc bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xao/oc-buou-xao

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Ngũ cốc là gì? Ngũ cốc gồm những loại nào và có công dụng gì?

Ngũ cốc là một loại thực phẩm quen thuộc với hầu như tất cả mọi người, nhưng ít ai biết ngũ cốc là gì, gồm những loại nào cũng như công dụng thiết thực của chúng. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là tên gọi chung của loại thức phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian và Y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định mang đến nhiều giá tri dinh dưỡng kể cả người già và trẻ nhỏ. Thông thường ngũ cốc được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.

ngũ cốc là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe

Ngũ cốc là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Hạt mè (vừng)

Mè là hạt đầu tiên trong ngũ cốc

Trong hạt mè (vừng) có chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt và các vitamin (như B1, B2, niacin…).

Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng hàng đầu trong các thực phẩm (mỗi 100g mè đen chứa tới 5.14mg vitamin E).

Gạo nếp

Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó thì nếp cẩm xếp hàng đầu, được xem như 1 siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.

Gạo tẻ

Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho, Kali, Canxi).Gạo nguyên cám hay gạo lứt sẽ giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng.

Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo tẻ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm khác.

Lúa mì

lúa mì

Lúa mì ít chất xơ và giàu protein. (Ảnh: Internet)

Carbonhydrate là thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.

Trong lúa mì chứa phần lớn chất xơ không hòa tan (1 số làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và ít chất xơ hòa tan. Nó chứa 1 lượng protein vừa phải và các vitamin và khoáng chất: selen, mangan, đồng, photpho, folate.

Lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.

Các loại đậu

Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.

Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn so với đậu tách vỏ vì thành phần chất xơ và nhiều dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.

các loại đậu cũng là một phần của ngũ cốc

Các loại đậu cũng là một phần của ngũ cốc. (Ảnh: Internet)

Ngũ cốc chỉ có các loại trên?

Trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa thì khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau.

Về sau này, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực (như lúa mì, yến mạch, đại mạch…).

Như vậy, nói là ngũ cốc nhưng thực tế có tới gần 300 loại khác nhau nên không lạ khi nhiều người có nhiều cách liệt kê khác nhau về ngũ cốc.

Ngũ cốc có tác dụng gì?

Không chỉ người bình thường, ngũ cốc thích hợp cho tất cả mọi người, từ vận động viên, trẻ nhỏ và người già, phụ nữ mang thai, những bệnh nhân tiểu đường… Bổ sung 1 đến 2 ly bột ngũ cốc mỗi ngày để thu nạp thêm năng lượng mà không lo tăng cân.

Ít calories, giàu chất xơ và protein

Bột ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít calo và chất béo. Vì vậy, những người thừa cân không lo sợ số cân tăng vụt khi uống loại thức uống này. Ngũ cốc rất giàu chất xơ nên dễ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu.

Hỗ trợ cân bằng đường huyết

Ngũ cốc chứa rất ít lượng đường nên thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ và carbon hydrat giúp làm chậm lại sự chuyển hóa đường, cân bằng lượng đường trong cơ thể.

ngũ cốc đem lại nhiều lợi ích

Sử dụng ngũ cốc thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Thực phẩm vàng của phụ nữ mang thai và cho con bú

Với phụ nữ mang thai, uống ngũ cốc hàng ngày sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn và thiết yếu cho mẹ và bé. Hàm lượng sắt, a-xít folic trong ngũ cốc cao, rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp tái tạo hồng cầu và giảm khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ngoài ra, ngũ cốc còn là thực phẩm vàng đối với phụ nữ sau sinh. Thời kỳ cho con bú phụ nữ cần thêm nhiều dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể, thêm nguồn sữa mẹ cho bé bú. Uống ngũ cốc là cách nhanh chóng tiện lợi làm dịu cơn đói, giúp lợi sữa.

Chống oxi hóa, có lợi cho tim mạch

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chất chống oxy hóa có trong bột ngũ cốc là Avenantramides tương trợ chống lại một vài gốc tự do từ LDL Cholesterol, giúp đỡ giảm bớt bệnh về tim mạch.

Phòng chống ung thư

Ngũ cốc giúp sản sinh Lignans, chứa phytosterol hỗ trợ phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.

5 món ăn ngon từ ngũ cốc nghĩ tới là thèm

Những món ngon từ ngũ cốc sau đây có cách chế biến rất đơn giản nhưng lại mang đến hương vị mới cho các món ăn.

Gà chiên ngũ cốc

cánh gà chiên ngũ cốc

Cánh gà chiên ngũ cốc. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Đùi gà, trứng gà, bột chiên giòn, ngũ cốc ít đường, hạt nêm, tiêu, đường, ớt bột. Đùi gà rửa sạch, luộc sơ qua, khía vài đường trên đùi để gà ngấm gia vị tốt hơn.

Cho gà vào bát cùng với sữa tươi không đường, hạt nêm, tiêu, đường. Ướp ít nhất 8 tiếng để gà thật ngấm gia vị. Pha bột chiên giòn cùng nước lã và một quả trứng gà đến khi bột sánh và mịn.

Đùi gà sau khi ướp sẽ nhúng qua hỗn hợp bột chiên giòn. Ngũ cốc nghiền nát, lăn gà qua một lớp áo ngũ cốc rồi bỏ vào chảo dầu nóng. Phải chiên ngập dầu thì gà mới giòn và chín đều.

Bánh quy Cereal

Nguyên liệu: Bơ nhạt, đường trắng, mật ong, muối, cornflakes, nho khô, cherry, hạnh nhân lát nướng vàng, hạt dưa hoặc hạt bí đã bóc vỏ, bột mỳ đa dụng.

Cho bơ, đường, mật ong vào một chiếc nồi nhỏ, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi chúng tan ra. Trộn các nguyên liệu còn lại với nhau rồi đổ hỗn hợp bơ đường vào trộn đều.

Xúc từng thìa đặt lên khay nướng, để cách nhau khoảng 3cm, vặn lò 180 độ C trong vòng 8-10 phút đến khi bánh vàng ươm là được.

Sữa chua ngũ cốc trái cây

sữa chua ngũ cốc

Sữa chua ngũ cốc làm đẹp cho làn da. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Sữa chua, ngũ cốc, chuối, kiwi, chanh dây, mật ong. Đổ sữa chua vào tô, cho ngũ cốc lên trên, cắt chuối, kiwi đặt lên trên ngũ cốc.

Rưới 3 thìa mật ong lên mặt. Cắt đôi chanh dây, nạo ruột vào cho lên trên cùng. Để lạnh và thưởng thức.

Bánh xôi ngũ cốc nướng

Nguyên liệu: Đĩa xôi ngũ cốc (các loại đậu đỗ), hạt chia, dầu cám gạo, bí đỏ. Xôi lấy từ nồi xôi nhiều loại đậu. Nhào nhuyễn xôi và bí đã chín.

Giấy bạc lót vào khay, quét chút dầu và tưới hạt chia lên. Đặt xôi bí vào khay và rải thêm lớp hạt chia cho giòn sau khi quét dầu. Đặt vào lò ở nhiệt độ 200, thời gian 20 phút cho vàng cả hai mặt là được.

Chicken Nuggets

chicken nuggets

Chicken nuggets. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Thịt ức gà, bột mỳ, ngũ cốc, trứng gà, nước, muối, bột tỏi, lá basil khô. Ức gà cắt miếng nhỏ ướp muối, bột tỏi, lá basil khô để thấm 15 phút. Cho vào máy xay thịt. Thịt xay dẻo mịn.

Ngũ cốc cho vào máy sinh tố (xay khô) xay nhỏ. Trứng gà đánh tan với 10ml nước. Lấy thịt gà đã xay vo viên ấn nhẹ xuống, lăn qua bột mì rồi nhúng qua nước trứng gà rồi lăn với ngũ cốc. Làm nóng chảo dầu rồi chiên vàng đều hai mặt. Thưởng thức cùng chén tương cà.

Với gần 300 ngũ cốc các loại, sẽ không khó để chọn lựa một trong số đó để đưa chúng vào thực đơn dinh dưỡng cho các bé và cả gia đình bạn. Hy vọng bài viết về ngũ cốc là gì, các loại ngũ cốc và công dụng của chúng giúp bạn biết cách sử dụng ngũ cốc một cách thật hiệu quả.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/ngu-coc-la-gi

C&B là gì? Những điều cần biết về C&B trong Nhà hàng – Khách sạn

C&B là thuật ngữ dùng để chỉ bộ phận trực thuộc phòng nhân sự và chịu trách nhiệm về thu nhập của nhân viên trong khách sạn. Vậy cụ thể C&B là gì? Công việc cụ thể của C&B như thế nào? Mức lương ra sao? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

C&B là gì?

C&B là viết tắt của cụm từ Compensation & Benefit, đây là vị trí trực thuộc khối nhân sự trong các khách sạn. Nhiệm vụ chính của nhân viên C&B là phụ trách và quản lý tiền lương cũng như các chế độ chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên của khách sạn. Tùy thuộc vào chính sách của từng khách sạn mà nhân viên C&B sẽ áp dụng tính toán để có thang đo phù hợp nhất, đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và tuân thủ đúng pháp luật.

nhiệm vụ của c&b là phụ trách tiền lương

Nhiệm vụ của C&B là phụ trách tiền lương, chế độ đãi ngộ, phúc lợi cho
toàn thể nhân viên trong khách sạn (Ảnh: Internet)

Vai trò của C&B trong khách sạn

Vị trí công việc C&B vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong khối nhân sự cũng như của toàn đơn vị.

– Tính toán, đưa ra các giá trị thực tế phù hợp cho từng vị trí công việc, các chế độ phúc lợi, bảo hiểm cho nhân viên hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc, ổn định nhân sự, giữ chân được những nhân viên tài năng.

– Giải quyết các chế độ cho người lao động theo pháp luật.

– Tư vấn, làm hài hòa mối quan hệ giữa các nhân viên hoặc giữa khách sạn và nhân viên.

– Ở nhiều khách sạn, C&B còn kiêm nhiệm cả nhiệm vụ của các vị trí còn lại trong khối nhân sự, bao gồm: Tăng giảm nhân sự, hợp đồng lao động, thiết lập cơ cấu… Nhưng các vị trí khác không thể thay thế được C&B.

Công việc cụ thể của nhân viên C&B trong khách sạn

– Giám sát việc tuân thủ nội quy lao động và chấm công của nhân viên trong nhà hàng, khách sạn.

– Quản lý các chế độ nghỉ phép, tăng ca, nghỉ bù, làm việc ngày lễ… của nhân viên. Sau đó kiểm tra và cập nhật kịp thời vào hệ thống.

– Tính toán và chi lương, thưởng mỗi tháng và các dịp lễ, Tết cho nhân viên.

– Lập danh sách nhân viên đóng thuế thu nhập cá nhân,viết hóa đơn thu nộp thuế cho nhân viên.

– Theo dõi và cập nhật danh sách nhân viên bị kỷ luật hoặc được khen thưởng theo định kỳ tháng/ quý/ năm hoặc đột xuất theo quy định của doanh nghiệp.

– Lên danh sách, lập hồ sơ làm thẻ ngân hàng cho nhân viên để phục vụ việc thanh toán lương.

– Phụ trách sắp xếp, cập nhật, lưu trữ và bảo quản hồ sơ nhân sự, lương bổng cùng giấy tờ liên quan.

– Tiếp nhận và giải đáp các vấn đề liên quan đến tiền lương, chấm công và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi.

– Làm thủ tục thôi việc cho nhân viên.

– Thực hiện công việc liên quan đến chế độ bảo hiểm cho người lao động: Hoàn thiện hồ sơ cho nhân viên tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm theo đúng quy định.

– Đề xuất các ý kiến về việc xây dựng chính sách lương thưởng, chế độ cho nhân viên.

– Thường xuyên theo dõi, cập nhật quy định của pháp luật về chính sách lương, thưởng và bảo hiểm để kịp thời bổ sung, sửa đổi chính sách của khách sạn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.

c&b quản lý chấm công nghỉ phép

C&B quản lý chấm công, ngày nghỉ phép, tăng ca cho toàn bộ nhân viên
(Ảnh: Internet)

Mức lương của nhân viên C&B trong khách sạn

Mức lương của nhân viên C&B thường cao hơn những vị trí khác trong khối nhân sự. Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc ở mỗi khách sạn mà mức lương của nhân viên C&B có sự chênh lệch tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung mức lương dao động trong khoảng 6 – 10 triệu đồng/tháng và được hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định của doanh nghiệp.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về định nghĩa C&B là gì cũng như công việc cụ thể của C&B và mức lương của vị trí này hiện nay đúng không nào? Dù là công việc nào đi nữa, thì lộ trình thăng tiến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn đều bắt đầu từ vị trí thấp lên vị trí cao. Do đó, nếu bạn có đam mêm với nghề C&B thì đừng ngần ngại học hỏi, rèn luyện và cống hiến để có thể chinh phục vị trí mong muốn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/c-and-b-la-gi

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Phòng Dorm là gì? Các loại phòng Dorm và kinh nghiệm chọn phòng Dorm

Đối với các bạn thường xuyên đi du lịch bụi chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với phòng Dorm. Tuy nhiên có nhiều người vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ phòng Dorm là gì cũng như các loại phòng Dorm. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin và kinh nghiệm khi ở phòng Dorm cho các “phượt thủ” tham khảo.

Phòng Dorm Là Gì?

Phòng Dorm – từ viết tắt của “Dormitory” là 1 kiểu phòng ở tập thể dạng kí túc xá. Những bạn từng có kinh nghiệm ở kí túc xá sẽ hiểu hơn về kiểu phòng này. Dorm là 1 phòng lớn được phân thành nhiều giường tầng. Chủ phòng Dorm sẽ cho thuê lại từng giường tầng này.

Trong phòng Dorm, nhiều người sẽ ở chung trong 1 phòng lớn, mỗi người ngủ 1 giường riêng biệt, thường sẽ dùng chung phòng tắm và toilet. Toilet và phòng tắm có thể ở trong phòng luôn hoặc ở một khu riêng khác.

khái niệm phòng dorm

Khái niệm phòng Dorm đã không còn quá xa lạ với dân du lịch bụi. (Ảnh: Internet)

Các Kiểu Phòng Dorm                                                                 

Phòng Dorm cũng được chia thành nhiều kiểu khác nhau, cụ thể như sau:

Mixed Dorm: đây là loại phòng nam nữ ngủ chung phòng, nhưng mỗi người vẫn sẽ có một giường riêng.

Female Dorm: Phòng dành riêng cho nữ, mỗi giường thường có rèm kéo che phủ hết giường, đem lại cảm giác khá kín đáo.

Male Dorm: Phòng danh cho nam, loại phòng Dorm này thường không có rèm che và khá đơn giản.

Tùy vào quy mô của Hostel hoặc Homestay mà có nơi chỉ có Mixed Dorm hoặc Female Dorm. Hiếm nơi nào đủ cả 3 dạng phòng. Phòng Male Dorm thường hiếm hơn 2 dạng phòng còn lại.

Phòng Dorm là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ đi du lịch bụi vì nó có chi phí rất rẻ so với phòng riêng khách sạn. Thông thường, họ chỉ cần 1 chỗ để ngả lưng vào buổi tối là đủ, còn ban ngày họ hầu như không ở trong phòng mà rong ruổi khắp mọi nơi.

female dorm

Female Dorm thường có thêm rèm che để tăng thêm tính riêng tư. (Ảnh: Internet)

Ưu Điểm Của Phòng Dorm

Ưu điểm nổi bật nhất của phòng Dorm là giá cả rất rẻ. Mức giá thông thường cho 1 giường Dorm dao động từ $7 – $15/giường tùy vào từng quốc gia và số lượng giường trong 1 phòng. Phòng càng ít giường thì có giá càng cao. Ngoài ra còn tùy thuộc vào chất lượng phòng, các dịch vụ và tiện nghi đi kèm. Phòng Female Dorm sẽ đắt hơn phòng Male Dorm và Mixed Dorm một chút.

Bên cạnh đó, khi ở tập thể bạn sẽ rất dễ dàng kết bạn với những khách du lịch bụi khác ở chung phòng. Nằm chung một chỗ, chỉ khác giường kế nhau nên các du khách đến từ các quốc gia khác nhau có thể làm quen, trò chuyện và giao lưu văn hóa. Khách đi du lịch bụi phần lớn rất cởi mở và thân thiện. Đa số các hostel có dịch vụ Dorm đều có 1 sảnh lớn sinh hoạt chung hoặc sắp xếp một bàn lớn để khách ngồi ăn uống và trò chuyện với nhau. Nếu bạn là người thích trò chuyện, kết bạn thì việc trò chuyện, giao lưu cùng những du khách phòng Dorm khác sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Một ưu điểm nữa của phòng Dorm là sự tiện lợi của nó. Đơn giản là bạn chỉ có 1 cái giường để ngủ và 1 hộc để đồ (nhiều nơi thậm chí không có hộc để đồ). Đối với dân đi du lịch bụi thì như vậy là quá đủ vì họ đi cả ngày, tối đến chỉ cần 1 chỗ tắm rửa và ngủ thôi. Qua ngày hôm sau họ lại đi tiếp từ sáng đến tối hoặc chuyển sang 1 địa điểm dừng chân khác.

Nhược Điểm Của Phòng Dorm

Bên cạnh đó, du khách sẽ phải chấp nhận những bất lợi khi chọn ở phòng Dorm. Đầu tiên phải kể đến tính riêng tư, bạn sẽ không có không gian riêng tư như ở phòng khách sạn. Trong phòng Dorm có rất nhiều giường và mỗi người sẽ ở 1 giường kê sát cạnh nhau. Sự không riêng tư này có thể khiến nhiều người không thoải mái, đặc biệt là phụ nữ.

Thứ hai, vì ở trong không gian tập thể nên bạn sẽ phải tự bảo quản các vật dụng cá nhân. Nhiều phòng Dorm thậm chí không có tủ để đồ nhỏ (gọi là locker). Bên cạnh đó, các vật dụng cá nhân cần thiết hàng ngày như xà bông, khăn tắm… sẽ không có sẵn mà du khách phải tự mang theo.

khách tự giữ gìn đồ dùng cá nhân

Du khách sẽ phải tự giữ gìn đồ dùng cá nhân khi ở phòng Dorm. (Ảnh: Internet)

Khác với khách sạn, đa số Dorm thường rất ít dịch vụ, không nhiều tiện nghi. Có Dorm sẽ kèm ăn sáng miễn phí vào giá phòng, có nơi không. Ăn sáng sẽ là những món đơn giản như bánh mì, nước cam hoặc trà, sữa, các loại mứt… Một số nơi yêu cầu thực khách phải tự phục vụ, bao gồm lấy đồ ăn tại quầy và tự rửa chén đĩa sau khi ăn.

Mẹo Tìm Phòng Dorm Giá Rẻ Và Tốt

Trước chuyến đi, nếu muốn tìm Dorm tại nơi đến, hãy thực hiện search google “cheap Dorm/ cheap hostel/… in… (nơi đến. Ví dụ, Singapore/ Malaysia/ …)” là sẽ ra hàng vạn kết quả.

Một cách đó là truy cập vào các website đặt phòng uy tín như Agoda, Booking…để tham khảo tên, vị trí, giá,…rồi truy cập tiếp vào website Hostelworld.com để đặt phòng (vì thao tác trên Agoda sẽ tốn phí đặt phòng, phí trung gian cao, ngược lại trên Hostel world lại không tốn phí đặt phòng, chỉ tốn phí cà thẻ mà giao diện đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng hơn.)

khách đặt phòng dorm qua web trung gian

Du khách có thể đặt phòng Dorm qua các trang web bán dịch vụ trung gian.
(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm du lịch bụi khuyên rằng bạn nên đặt phòng trực tiếp chứ không qua trung gian. Khi chọn được phòng Dorm như ý, bạn google để tìm thông tin liên lạc của chủ Dorm và trao đổi trực tiếp giữa 2 bên. Bởi vì giá cả thỏa thuận trực tiếp thì rẻ hơn giá bán trên các trang web trung gian.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn khi tìm hiểu phòng Dorm là gì, các kiểu phòng Dorm cũng như ưu nhược điểm của phòng Dorm. Hãy cân nhắc kĩ càng trước khi lựa chọn chỗ nghỉ chân để chuyến đi của mình trở nên hoàn hảo.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/phong-dorm-la-gi

Tea Break là gì? Những điều cần biết về Tea Break

Những năm gần đây, Tea Break đã trở thành hình thức tiệc quen thuộc trong các buổi tiệc, sự kiện của người Việt. Những bữa Tea Break tuy nhỏ nhưng là  cách thể hiện sự chu đáo, quan tâm của đơn vị tổ chức dành cho khách mời. Vậy Tea Break là gì? Và cần biết những gì về Tea Break? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tea Break là gì?

Tea Break là hình thức tiệc trà thường được tổ chức khi sự kiện bắt đầu hoặc giữa giờ giải lao. Mục đích của Tea Break là giúp khách mời có không gian thư giãn, thoái mái trò chuyện hay giảm bớt căng thẳng khi tham dự sự kiện.

Hiện nay, Tea Break rất phổ biến tại các nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn và chuyên phục vụ cho các sự kiện, buổi họp, hội nghị… Hình thức này mang đến nhiều lợi ích cho nhà hàng khách sạn trong việc đa dạng hóa chất lượng dịch, khẳng định thương hiệu và tăng doanh thu.

tea break là gì

Tea Break là hình thức tiệc trà diễn ra vào giờ giải lao của các sự kiện (Ảnh: Internet)

Nguồn gốc ra đời Tea Break

Hình thức Tea Break có nguồn gốc từ tầng lớp quý tộc của các quốc gia châu Âu. Lúc đầu, đây chỉ là những bữa tiệc quây quần giữa những người thân, bạn bè để trò chuyện, thư giãn và thưởng thức ẩm thực. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, Tea Break dần được du nhập vào các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc họp, hội thảo.

Đặc điểm của Tea Break

Tea Break được diễn ra với hình thức tiệc đứng, vào lúc giải lao của các buổi hội nghị giúp khách mời nghỉ ngơi và trò chuyện trước khi tiếp tục sự kiện. Tea Break thường được kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút và có kèm theo tiếng nhạc du dương. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà Tea Break có thể diễn ra trước sự kiện.

Thực đơn được dùng trong Tea Break

Thực đơn Tea Break khá đơn giản gồm trái cây tươi, bánh ngọt và đồ uống.

– Trái cây gồm các loại như: Cam, nho, dưa hấu, thanh long, ổi…

– Bánh ngọt: Cup cake, Sandwich, bánh kem su, Tart, Finger Sandwic…

– Thức uống: Trà, nước trái cây, cà phê, rượu…

Vì Tea Break là bữa ăn nhẹ giữa giờ nên thường sẽ không có món ăn chính hay món mặn.

thực đơn của tea break

Thực đơn của Tea Break là bánh ngọt, trái cây và nước uống nhẹ (Ảnh: Internet)

Quy trình phục vụ Tea Break

Mặc dù Tea Break là bữa tiệc nhỏ nhưng nhân viên nhà hàng cũng cần nắm vững quy trình tổ chức để tổ chức tiệc thành công.

– Dọn sạch khu vực tổ chức Tea Break.

– Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ tiệc như muỗng, đĩa, ly, tách…

– Bày thức ăn trong thực đơn được chọn bánh, nước, trái cây lên bàn tiệc.

– Quan sát và kịp thời hỗ trợ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình diễn ra buổi tiệc

– Khi tiệc kết thúc, thu dọn tất cả vật dụng cho vào xe đẩy, lau dẹp sạch sẽ. Sau đó, phân loại dụng cụ rồi di chuyển đến khu vực lau rửa.

Những lưu ý khi tổ chức tiệc Tea Break

– Tea Break là bữa tiệc nhẹ nên thực đơn không cần quá cầu kỳ, chỉ với bánh, trái cây và nước uống nhẹ là được. Không nên dùng các thức uống có gas hay các món chính rườm rà.

– Tea Break cần được tổ chức ở những nơi có không gian thoáng mát, có view ngắm cảnh. Trình bày với những chiếc khăn trang nhã, có bình hoa, món ăn được sắp xếp gọn gàng, hợp lý.

– Tea Break nên hạn chế phụ vụ đồ sứ hoặc thủy tinh vì sẽ gây cảm giác nặng nề cho khách khi họ di chuyển trò chuyện với nhau. Thay vào đó, nên dùng đĩa giấy, muỗng nhỏ bằng nhựa hoặc bạn cũng có thể sử dụng đồ bằng inox và thủy tinh.

– Có thể sắp xếp vài chiếc ghế ở một số vị trí xung quanh nơi diễn ra Tea Break để khách có thể ngồi thư giãn và trò chuyện.

– Về phần âm nhạc, cần chọn những giai điệu nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư giãn không nên chọn những bài nhạc sôi động hay quá buồn.

tea break được trang trí thanh nhã

Tea Break cần được trang trí thanh nhã, tiện lợi (Ảnh: Internet)

Tổng kết

Hy vọng rằng, với những thông tin về Tea Break là gì và những điều xoay quanh Tea Break trên đây sẽ giúp ích cho các bạn nhân viên hoặc những ai yêu thích công việc Nhà hàng – Khách sạn trong việc tổ chức tiệc Tea Break chu đáo và hoàn thiện hơn.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/tea-break-la-gi

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Cách làm sườn chay chiên rim đánh bại món mặn ngày rằm

Bạn muốn đổi vị bữa cơm bằng món chay thanh đạm nhưng vẫn mang hương vị đậm đà và hấp dẫn như món mặn? Cách làm sườn chay chiên rim sẽ đáp ứng những yêu cầu đó của bạn. Không chỉ thơm ngon mà rất dễ thực hiện nữa. Cùng vào bếp và thử thực hiện ngay theo hướng dẫn của Cet.edu.vn nhé!

Chỉ vài phút vào bếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến sườn chay chiên, sườn chay rim nước tương, sườn chay rim me chua ngọt và sườn chay rim dừa. Theo dõi ngay bài viết sau đây.

Sườn chay chiên giòn

sườn non chay chiên giòn

Sườn non chay chiên giòn chế biến đơn giản tại nhà. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu sườn non chay chiên

– 200gr sườn non chay

– Muối, bột ngọt, tiêu, dầu ăn

– Sả, ớt tươi

Cách làm sườn chay chiên giòn

Bước 1: Sơ chế

– Sườn non chay mua sẵn ở chợ hoặc siêu thị, ngâm vào nước lạnh khoảng 5-10 phút cho mềm ra.

– Tiếp theo, bạn xé sườn non chay thành miếng dài 2-3 đốt ngón tay.

– Sả, ớt rửa sạch rồi đem thái mỏng, băm nhuyễn.

Bước 2: Ướp gia vị

– Ướp sườn non với sả ớt băm, muối, bột ngọt, tiêu và để trong khoảng 20 phút cho sườn thấm đều gia vị.

Bước 3: Chiên sườn chay

– Bắc chảo lên bếp, đun nóng với chút dầu ăn chay. Khi dầu nóng già, bạn bỏ sườn chay vào chiên từng phần.

– Chiên cho đến khi sườn vàng giòn thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu. Vậy là sườn chay chiên giòn đã hoàn thành.

Sườn chay rim nước tương

sườn chay rim nước tương

Sườn chay rim nước tương đậm đà. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu sườn chay rim nước tương

– 100gr sườn non chay

– 1 muỗng hành băm

– Nước tương, muối, đường

Cách làm sườn chay rim nước tương

Bước 1: Sơ chế

– Ngâm sườn chay vào nước khoảng 30 phút cho sườn nở mềm. Vớt sườn ra, xé thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Rim sườn

– Đun nóng dầu ăn trong chảo. Trút hành băm vào phi thơm rồi cho sườn non vào chiên vàng.

– Thêm vào chảo nước tương, muối và đường với liều lượng vừa ăn. Rim sườn khoảng 10 phút trên lửa nhỏ cho sườn ngấm gia vị rồi tắt bếp.

Dọn sườn rim nước tương ra dĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Sườn non chay rim me

sườn chay rim me

Sườn chay rim me đầy hấp dẫn. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu sườn chay rim me

– 200gr sườn non chay

– Dầu ăn, đường, tương ớt, nước tương

– Boa rô, sả, ớt, me chua, mè rang

Cách làm sườn non chay rim me

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Sườn non ngâm vào nước khoảng nửa tiếng cho nở ra, sau đó xé nhỏ, để ráo và cho vào chảo chiên vàng.

– Boa rô, sả, ớt bạn sơ chế thật sạch và băm nhỏ.

– Me chua ngâm vào chén nước ấm để được nước me.

Bước 2: Rim sườn

– Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào đun sôi.

– Khi dầu ăn nóng già, bạn trút boa rô, hành, sả và ớt băm vào chảo phi thơm.

– Tiếp tục cho nước me chua, đường, nước tương, hạt nêm, tương ớt vào và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi tọa thành nước xốt sền sệt là có thể tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

Có 2 cách ăn như sau:

Cách 1: Cho sườn non vào xốt trộn đều lên, tắt bếp, rắc mè rang lên trên và thưởng thức.

Cách 2: Xếp sườn non đã chiên vàng ra đĩa, rưới nước xốt me và rắc mè rang lên và thưởng thức.

Sườn chay rim nước dừa

Nguyên liệu sườn chay rim nước dừa

– 200gr sườn chay

– 100gr đậu hũ chiên

– 150ml nước dừa tươi, 1 lon gạo, 100gr dừa nạo

– 100gr cà chua, 100gr dưa leo, 50gr xà lách

– 1/4 gói ngũ vị hương, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê hạt nêm chay, ¼ thìa cà phê bột ngọt, ¼ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn

sườn chay rim nước dừa

Sườn chay rim nước dừa thích hợp khi dùng với cơm nóng. (Ảnh: Internet)

Cách làm sườn chay rim nước dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Sườn chay rửa sạch, xắt miếng vừa ăn.

– Đậu hũ chiên cắt miếng vuông.

– Gạo vo sạch và bỏ vào nồi cơm nấu chín.

– Dưa leo, cà chua rửa sạch, xắt lát mỏng. Xà lách cắt bỏ gốc, ngâm nước muối 5 phút, rửa sạch với nước, vớt ra để ráo.

– Dừa nạo cho vào nước ấm, bóp lấy nước cốt dừa.

Bước 2: Ướp gia vị

– Ướp sườn và đậu hũ với ngũ vị hương, muối, đường, hạt nêm chay, bột ngọt, tiêu và để khoảng 20 phút cho thấm đều gia vị.

Bước 3: Cách chế biến

– Cho dầu vào chảo đun nóng, trút sườn và đậu hũ đã ướp gia vị vào đảo đều trong 5 phút.

– Tiếp tục đổ nước dừa tươi và nước cốt dừa vào chảo, khuấy đều và rim hỗn hợp trên lửa nhỏ trong 15 phút. Nêm thêm muối, hạt nêm chay vào cho vừa khẩu vị và tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Xới cơm nóng ra dĩa, cho sườn rim nước dừa lên trên, rắc thêm vài hạt tiêu và dùng kèm món ăn với dưa leo, cà chua, xà lách.

Chú ý:

– Vì sườn và đậu hũ được ướp đường nên khi cho vào chảo phải đảo nhanh tay để sườn không bị cháy khét.

– Sau khi vo gạo, để ráo nước khoảng 30 phút rồi mới đem nấu thì cơm sẽ dẻo ngon hơn.

Hy vọng bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để “biến tấu” bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn và thú vị. Cách làm sườn chay chiên rim rất đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà. Chúc bạn thành công và ngon miệng khi thực hiện các công thức này nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chien/suon-chay-chien

FIT trong du lịch là gì? Quy trình check in và check out cho FIT cần biết

FIT là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, đặc biệt là trong giai đoạn Du lịch phát triển như hiện nay. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu về thuật ngữ FIT trong du lịch là gì và quy trình check in, check out cho FIT mà nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cần biết nhé!

Đối với nhân viên Lễ tân hoặc những ai yêu thích công việc Nhà hàng – Khách sạn thì kiến thức về FIT luôn là mảng quan trọng giúp công việc trở nên suôn sẻ và hiệu quả.

FIT trong du lịch là gì?

FIT là viết tắt của cụm từ Frequent Independent Travelers, có nghĩa là khách du lịch lẻ, tự do, không đi theo công ty lữ hành hay tour. Đây là đối tượng khách chính của các khách sạn. Họ có thể tự lên lịch trình, đi du lịch một mình, cặp đôi hoặc đi với nhóm bạn để tận hưởng kỳ nghỉ tự túc…

fit trong du lịch là gì

FIT trong du lịch là khách du lịch tự do không đi theo đoàn (Ảnh: Internet)

Tương tự như FIT, GIT cũng là một nhóm khách thường xuyên tại các khách sạn. Nhưng ngược lại với FIT, GIT là viết tắt của cụm từ Group Inclusive Tour, có nghĩa là hình thức đặt tour tham quan theo đoàn và trọn gói. Khi đó, các đại lý du lịch có trách nhiệm định ra các tiêu chí như mức giá, địa điểm lưu trú, thời gian và số lượng khách.

Quy trình check in cho khách FIT

– Thông thường, với nhóm khách FIT, họ sẽ đặt phòng từ trước. Do đó, khi thực hiện check in, nhân viên Lễ tân phải thực hiện theo quy trình sau:

– Nhiệt tình, vui vẻ chào đón khách đến với khách sạn.

– Tiếp nhận thông tin cá nhân, chứng minh thư hoặc passport của khách.

– Xin thông tin đặt phòng của khách và kiểm tra lại thông tin trên hệ thống đặt phòng.

– Yêu cầu khách điền vào phiếu đăng ký khách sạn. Sẵn sàng hướng dẫn khách điền chính xác. Đối chiếu thông tin đăng ký với chứng minh thư để đảm bảo các thông tin phải hoàn toàn trùng khớp với nhau. Sau đó, hoàn thành phiếu đăng ký nhận phòng.

– Yêu cầu và hướng dẫn khách điền thông tin vào phiếu đăng ký. Đối chiếu, kiểm tra thông tin khách đã điền trên phiếu đăng ký với chứng minh thư thư hay hộ chiếu, đảm bảo các thông tin phải trùng khớp, để hoàn thành phiếu đăng ký nhận phòng.

– Tìm hiểu những yêu cầu khác của khách lưu trú. Nếu có thì điền phần thông tin vào phần mềm quản lý của khách sạn.

– Xác nhận hình thức thanh toán có thể thanh toán bằng VISA, tiền mặt… Nếu khách đã đặt cọc tiền thì đưa biên nhận cho khách và lưu ý khách giữ đến khi làm thủ tục thanh toán trả phòng.

– Trường hợp khách sử dụng các coupon, voucher giảm giá, khuyến mãi, nhân viên Lễ tân phải kiểm tra thật kỹ thông tin, nội dung của các mã rồi xác nhận lại với khách, để đảm bảo tính chính xác khi thanh toán.

– Thông báo với khách các dịch vụ kèm theo, như: Tiệc buffet, thời gian, địa điểm ăn sáng hoặc các dịch vụ, chương trình khuyến mại của khách sạn đang được áp dụng.

– Giao chìa khóa phòng cho khách, thông báo cách sử dụng chìa khóa và những nội quy của khách sạn nếu khách làm mất chìa.

– Gửi lời chúc khách có kỳ nghỉ vui vẻ.

– Sau cùng thông báo cho nhân viên Bellman đưa khách lên nhận phòng.

khách fit đặt phòng khách sạn từ trước

Khách FIT thường sẽ đặt phòng khách sạn từ trước (Ảnh: Internet)

Quy trình check out cho khách FIT

Khi hết thời gian lưu trú, Lễ tân thực hiện quy trình check out cho khách FIT như sau:

– Kiểm tra thông tin và xác nhận lại với khách về những dịch vụ khách đã sử dụng cùng với các dịch vụ phát sinh trong quá trình lưu trú.

– Nhập các chi phí phát sinh vào hệ thống quản lý của khách sạn.

– In hóa đơn và giao cho khách, để khách kiểm tra.

– Sau đó, xác nhận với khách phương thức thanh toán.

– Nếu là du khách nước ngoài, nhân viên Lễ tân phải thông báo tỷ giá ngoại tệ với khách hàng và ghi chú phương thức thanh toán trên hóa đơn để khách dễ kiểm tra.

– Sau đó, kiểm tra lại với bộ phận Buồng phòng về tình trạng phòng của khách. Nếu khách để quên  vật dụng thì gửi trả lại cho khách.

– Nhận lại chìa khóa phòng từ khách.

– Trao trả cho khách các giấy tờ đã lưu giữ ban đầu.

– Cập nhật tình trạng phòng khách vừa trả lên hệ thống.

Bạn có thể hỏi về mức độ hài lòng của khách trong thời gian lưu trú nếu có thời gian. Đừng quên gửi lời chúc đến khách và hẹn gặp lại.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, chắc chắn ác bạn đã hiểu hơn về FIT là gì và quy trình check in, check out dành cho khách FIT đúng không nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho công việc của bạn phát triển tốt hơn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/fit-la-gi

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Cách nấu lẩu cay Tứ Xuyên cay nồng chuẩn vị Hoa

Ẩm thực Trung Hoa luôn khiến cho thực khách trầm trồ bởi những món ăn lâu đời có hương vị đặc biệt và vô cùng dinh dưỡng. Và khi nhắc đến nền ẩm thực lừng danh này, ta không thể bỏ qua vị cay nồng của lẩu Tứ Xuyên có một không hai. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Cet.edu.vn học hỏi cách nấu lẩu cay Tứ Xuyên chuẩn vị Trung Hoa nhé!

Vị cay nồng chính là tinh túy làm nên thương hiệu của món lẩu Tứ Xuyên. Tuy nhiên, vị cay này được tạo nên không chỉ với ớt, mà còn có cả hoa tiêu, hạt tiêu và các nguyên liệu để làm nên xốt tương đặc trưng. Tuy có cách làm công phu, nguyên liệu cầu kỳ và đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng hương vị của món lẩu chắc chắn sẽ khiến bạn xiêu lòng và chấp nhận lao ngay vào bếp. Giờ còn chần chừ gì mà không bắt tay làm ngay món ăn này nào!

lẩu tứ xuyên đậm đà nhiều màu sắc

Lấu Tứ Xuyên đậm đà đầy màu sắc trứ danh Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu nấu lẩu cay Tứ Xuyên

Xốt tương Tứ Xuyên truyền thống

– 3 muỗng canh sa tế Tứ Xuyên

– 1 muỗng canh đậu đen

– 3 muỗng canh tương đậu cay

– 5 trái ớt khô

– 4 lát gừng

– 4 nhánh tỏi

– ½ chén rượu trắng

– 1 muỗng canh đường phèn

– Gia vị khô bao gồm: 1 muỗng canh hạt tiêu, 1 miếng quế, 1 muỗng canh hạt thì là, 1 quả bạch đậu khấu đen, 2 lát gừng, 3 hoa hồi, 3 nhánh cam thảo, 4 hạt bạch đậu khấu xanh

Nước dùng

– 1kg xương bò

– 3 lát gừng

– 2 củ hành tím

– 3 lá nguyệt quế

– 3,8 lít nước

Đồ ăn kèm nhúng lẩu

– 500g thịt bò

– 500g thịt ba chỉ

– 3 miếng tàu hũ

– Các loại nấm: Nấm đùi gà, nấm kim chi, nấm hương

– Cải thảo, cải bẹ xanh

– Mì gói

Cách làm lẩu cay Tứ Xuyên

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Xương bò đem rửa sạch rồi chặt thành khúc vừa ăn, để ráo.

– Ớt, tỏi bạn đem băm nhỏ.

– Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ.

– Thịt bò và thịt ba chỉ heo bạn đem rửa sạch, cắt miếng mỏng.

– Tàu hũ cắt miếng vuông.

– Các loại nấm bạn cắt chân, ngâm với nước, rửa sạch rồi để ráo.

– Rau cải xanh bạn đem rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Nấu nước dùng

nước dùng

Nước dùng nhìn thôi là đã thèm ăn ngay (Ảnh: Internet)

– Bạn cho xương bò chặt khúc và nước lọc vào nồi. Tiếp theo, bạn cho thêm hành, lá nguyệt quế, gừng băm theo định lượng đã chuẩn bị vào nồi. Rồi hầm với lửa lớn cho nước dùng sôi lên. Sau đó, bạn vớt bọt và vặn nhỏ lửa, hầm trong 3 tiếng thì bạn vớt xương bò ra lấy nước dùng.

Bước 3: Nấu xốt tương Tứ Xuyên

Xốt tương Tứ Xuyên được xem linh hồn của món lẩu và có cách làm vô cùng công phu.

– Trước tiên, bạn cho tương đậu cay, gừng băm, tỏi ớt băm và đậu đen vào tô. Sau đó, bạn giã nhuyễn chúng lại với nhau.

– Tiếp theo, bạn cho dầu ăn vào chảo, rồi cho tiếp phần tương đã chuẩn bị vào chảo xào với lửa lớn. Xào trong khoảng 10 phút cho đến khi dậy mùi hương thì bạn cho thêm các gia vị khô đã chuẩn bị gồm: 1 muỗng canh hạt tiêu, 1 miếng quế, 1 muỗng canh hạt thì là, 1 quả bạch đậu khấu đen, 2 lát gừng, 3 hoa hồi, 3 nhánh cam thảo, 4 hạt bạch đậu khấu xanh vào.

– Lúc này, bạn cho tiếp đường và rượu trắng vào và đảo đều rồi nấu với lửa nhỏ thì tắt bếp. Vậy là hoàn thành xốt Tứ Xuyên rồi đấy!

xốt tương tứ xuyên

Xốt tương Tứ Xuyên là linh hồn, quyết định chất lượng của món ăn (Ảnh: Internet)

Bước 4: Làm nước chấm

– Nước chấm ăn kèm với lẩu Tứ Xuyên là loại xốt bơ lạc vừng đặc biệt. Để làm món bơ này, bạn cho bơ đậu phộng, đậu hũ non lên men, xốt mè vào tô rồi trộn đều để hỗn hợp quyện vào nhau. Sau đó, bạn cho đường, dầu hào và rau hẹ vào trộn đều lên là được.

Bước 5: Trình bày

– Khi ăn, bạn cho nước dùng vào nồi, rồi cho tiếp xốt tương Tứ Xuyên vào rồi đảo đều và đun sôi. Tiếp theo, bạn nhúng đồ ăn kèm, các loại nấm, rau sống vào cho chín, rồi chấm cùng với nước xốt bơ lạc vừng.

Vậy là hoàn thành, vị cay nồng của nước lẩu hòa quyện với nước xốt bùi bùi chắc chắn sẽ khiến bạn không ngớt đũa. Chúc bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/lau/lau-cay-tu-xuyen

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

6 chiếc mũ tư duy: Công cụ tư duy mà ai cũng nên biết

Chè củ mài – Bạn đã thử chưa?

Bạn có biết củ mài là gì không? Hay có bao giờ bạn nghe nhắc đến cách nấu món chè củ mài ngọt thanh, tươi mát chưa? Nếu chưa thì hãy cùng CET khám phá ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về loại thực vật này cũng như cách làm món chè ngon từ củ mài nhé!

Chè là món ăn vô cùng phổ biến và góp phần làm cho nền ẩm thực Việt Nam ngày càng phong phú. Ngoài những món chè như chè chuối bột báng, chè đậu xanh, chè bắp, chè xoài, chè bà ba… vẫn còn một món chè khá xa lạ với nhiều người, đó là chè củ mài. Tuy vậy, nhưng chè củ mài là món ăn nổi tiếng của vùng Hương Sơn và được nhiều người yêu thích. Chè củ mài thường được ăn kèm với xôi vò, vừa giúp thanh nhiệt vừa giúp cho cơ thể có thêm năng lượng.

Củ mài là gì?

Tên khoa học của củ mài là Dioscorea persimilis Prain. Ở Việt Nam, củ mài có rất nhiều tên gọi khác là củ chụp, hoài sơn hay khoai mài. Loại củ này thường mọc hoang tại các rừng núi thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới. Người dân thường dùng củ mài để chế biến món ăn như nấu canh, xào, luộc, nấu chè. Và đặc biệt, củ mài được xem là một dược liệu hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh.

củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn là loại dược liệu chữa nhiều chứng bệnh có cơ thể
(Ảnh: Internet)

Công dụng của củ mài

Theo y học cổ truyền, củ mài có tính bình, không độc, vị ngọt, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, trong rễ của củ mài có chứa rất nhiều loại Acid amin, Lipid, Protid, Dioscin, chất nhầy… Củ mài có thể chữa điều trị những chứng bệnh sau:

– Bổ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe cho người bị ốm hay suy nhược cơ thể.

– Các chứng bệnh về đường ruột, tiêu chảy…

– Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.

– Trị viêm tử cung.

– Suy thận, hoa mắt, chóng mặt…

– Chứng ra mồi hôi trộn ở trẻ em lẫn người lớn.

Cách nấu chè củ mài dân dã nhưng đậm vị

Nguyên liệu nấu chè củ mài

– 1kg củ mài

– 50g bột bắp

– 200g đường

– Hoa bưởi

– Mè trắng

Cách nấu chè củ mài

Bước 1: Cách chọn củ mài

Điều quan trọng quyết định độ ngon của món chè củ mài chính là khâu chọn lựa nguyên liệu. Để có món chè củ mài ngon, bạn không nên chọn những củ to, có mùi lạ hay mốc. Thay vào đó là chọn những củ có kích thước vừa phải, không vết nứt…

Bước 2: Sơ chế củ mài

cắt củ mài thành những lát mỏng

Cắt củ mài thành từng lát mỏng (Ảnh: Internet)

Khi mua củ mài về, bạn rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài rồi cho củ mài vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra, bóc sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng, rồi cắt củ mài thành những miếng mỏng.

Bước 3: Nấu nước hoa bưởi

Bạn cho hoa bưởi vào nồi cùng với 2 chén nước lọc. Tiếp theo, bạn đặt vào giữa nồi một cái chén rồi đậy ngược nắp nồi lại và nấu sôi. Khi nước sôi, bạn lấy nước đá cho lên nắp nồi rồi đậy, để khi nước hoa bưởi bốc hơi gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy theo phần trũng của nắp và rơi vào chén đặt trong nồi. Tiếp tục nấu cho nước gần cạn thì tắt bếp. Nước hoa bưởi có vị thơm mát của bưởi dùng thay thế cho vani cho vào chè sẽ rất thơm.

Bước 4: Nấu chè củ mài

Bạn cho đường và nước lọc vào nồi rồi nấu sôi lên. Tùy vào sở thích bạn có thể thay đổi lượng đường để chè ngọt thanh hoặc ngọt đậm. Tiếp đến, khi nước sôi lên, bạn cho củ mài vào nước đường nấu khoảng 10 phút để mài ngấm vị ngọt.

chè củ mài thanh mát

Chè củ mài thanh mát, ngon miệng (Ảnh: Internet)

Bước 5: Hoàn thành

Bột bắp bạn cho vào chén và hòa tan cùng với ít nước. Sau 10 phút, bạn cho bột đao vào khuấy đều tay để món chè có độ sánh. Lúc này, bạn cho nước hoa bưởi vào và tắt bếp. Để tăng thêm hương vị cho món chè củ mài, bạn đem mè trắng rang vàng lên và rưới lên trên khi thưởng thức.

Chỉ với những thao tác đơn giản như trên, chúng ta đã hoàn thành món chè củ mài tuyệt vời rồi đấy! Món ăn dân dã được làm từ những nguyên liệu đơn sơ lại không tốn nhiều thời gian nhưng lại có một nét riêng không thể nhầm lẫn. Chúc các bạn thành công với món chè này!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-cu-mai

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Mách bạn cách nấu cháo bào ngư đơn giản nhưng đầy dưỡng chất

Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà món cháo bào ngư còn là nguồn dưỡng chất vô cùng quý báu cho cơ thể. Trong bài viết sau đây, hãy cùng CET tìm hiểu về cách chọn và bảo quản bào ngư cũng như cách nấu cháo bào ngư đơn giản nhé!

Bào ngư còn được biết với nhiều tên gọi khác như cửu khổng, thạch quyết minh, hải nhĩ hoạc ốc khổng. Nó là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao do nó chứa nhiều Vitamin như E, B , protein và các khoáng chất như Canxi, Magie, kẽm… Cùng với đó, thịt bào ngư giòn giòn và có mùi thơm nên thường được chế biến thành nhiều món ngon như bào ngư xốt dầu hào, mì bào ngư, gỏi bào ngư… và đặc biệt là cháo bào ngư.

Cách chọn bào ngư

Để cháo bào ngư thêm ngon, khi mua bạn dùng ngón tay ấn nhẹ vào cạnh bào ngư, nếu thấy đàn hồi thì đó là bào ngư tươi. Bên cạnh đó, bạn cũng chọn bằng cách quan sát, bào ngư ngon là những con có thân tròn dày, nhiều thịt, thân mình không vết nứt, đồng đều, khi cầm lên ở chính giữa có đường màu đỏ.

bào ngư

Bào ngư là một trong “bát trân”, rất quý hiếm vào thời xa xưa và chỉ xuất hiện
trong bữa ăn của vương giả (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản bào ngư

Tốt nhất khi mua bào ngư bạn nên sử dụng liền. Nhưng nếu chưa kịp sử dụng nên bạn cho bào ngư vào ngăn đông tủ lạnh hoặc để nơi có gió khô và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi bào ngư khô thì bạn cho vào hũ, nếu bề mặt bào ngư có lớp phấn trắng, thì đó là do chất muối từ nước biển được tiết ra.

Nên chọn bào ngư tươi hay bào ngư khô?

Bào ngư được chia làm 3 loại:

– Bào ngư tươi hay còn gọi là bào ngư sống, bào ngư đông lạnh, loại này dùng để nấu canh, lẩu là ngon nhất.

– Bào ngư canh hay còn gọi là bào ngư đóng lon, bào ngư ăn liền.

– Bào ngư khô.

Tùy vào từng món ăn mà bạn chọn loại bào ngư phù hợp. Với bào ngư đông lạnh, trước khi nấu bạn nên rã đông, cắt bỏ ruột. Khi nấu, để giữ các dưỡng chất bạn nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm.

Cách nấu cháo bào ngư

Nguyên liệu nấu cháo bào ngư

– 500g bào ngư tươi

– 300g xương ống

– 200g gạo tẻ

– 50g gạo nếp

– 100g nấm rơm

-1 quả trứng vịt muối

– Hành lá, ngò rí

– Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu

cháo bào ngư hấp dẫn bổ dưỡng

Cháo bào ngư hấp dẫn, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Cách nấu cháo bào ngư đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo tẻ và gạo nếp bạn đam ngâm qua đêm rồi vớt để ráo.

– Xương ống bạn đem rửa sạch, chặt từng khúc và cho vào nấu trong 3 tiếng để lấy nước dùng.

– Bào ngư bạn đem rửa sạch rồi tách lấy thịt, rồi cho vào chảo xào sơ với hành tỏi phi thơm. Nếu bạn dùng bào ngư khô, bạn nên ngâm bào ngư vào nước ấm khoảng 20 phút rồi đem bào ngư hấp cách thủy cho mềm.

– Nấm rơm bạn cắt bỏ chân, rửa sạch, băm nhỏ hoặc cắt miếng.

– Hành lá và ngò rí bạn đem rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 2: Chế biến trứng vịt muối

– Trứng vịt muối bạn đem luộc chín, rồi tách riêng lòng đỏ ra chén. Tiếp theo, bạn đem nghiền nhỏ trứng và cho vào chảo xào với dầu ăn. Nêm nếm với ít đường, bột ngọt vừa ăn và khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.

Bước 3: Nấu cháo

– Khi nước dùng sôi, bạn vớt xương ra và cho gạo vào nấu đến khi gạo chín mềm.

Bước 4: Cho nguyên liệu vào và nêm nếm

– Khi cháo mềm, bạn cho nấm rơm vào khuấy đều. Sau đó, nêm nếm với hạt nêm, đường cho vừa ăn rồi nấu khoảng 15 phút thì cho bào ngư vào nấu cùng. Đảo đều tay và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì bạn tắt bếp.

Bước 5: Thưởng thức

Bạn múc cháo ra chén, rồi cho hỗn hợp trứng muối lên, cho thêm hành ngò, tiêu xay là có thể thưởng thức rồi đấy!

cháo bào ngư có cách làm đơn giản

Cháo bào ngư có cách làm đơn giản (Ảnh: Internet)

Yêu cầu thành phẩm cho món cháo bào ngư

– Món cháo bào ngư khi hoàn thành tỏa hương thơm lừng.

– Cháo chín mềm, quyện cùng các loại gia vị tạo nên hương vị hấp dẫn.

– Thịt bào ngư vừa giòn, vừa mềm có vị đặc trưng.

Vậy là cách làm cháo bào ngư hoàn thành. Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã mang đến cho gia đình hương vị mới mẻ và đầy dinh dưỡng rồi. Chúc các bạn thành công!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/chao/chao-bao-ngu

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Phát sốt với hương vị độc, lạ của món xôi khâu nhục Lạng Sơn

Cách làm món khâu nhục sẽ đem đến cho bạn một món ngon từ thịt rất độc đáo, cách làm và hương vị đều khác biệt với hầu hết các món thịt thông thưởng. Không cần đến Lạng Sơn hay là những quán ăn, nhà hàng để thưởng thức, bạn có thể tự làm khâu nhục theo công thức dưới đây.

Khâu nhục là món gì? Nguồn gốc tên gọi “khâu nhục”

Bạn đã từng nghe nói đến món khâu nhục nhưng không biết đó là gì? Hoặc đã từng thưởng thức nhưng không biết xuất xứ của món này từ đâu và vì sao lại có tên gọi như vậy?

“Khâu nhục” còn có tên gọi khác là “nằm khâu”, một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc đã theo chân dân tộc người Tày, người Nùng du nhập vào Việt Nam. Không biết từ lúc nào, nhưng khâu nhục dần được biến tấu và ngày nay đã trở thành một món đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, món khâu nhục thường được nấu và phục vụ phổ biến trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi… của người dân Lạng Sơn, đồng thời có mặt ở nhiều nhà hàng trên khắp cả nước để phục vụ thực khách.

khâu nhục

Món “khâu nhục” – một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Internet)

Khâu nhục được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo, cách làm không quá cầu kì nhưng tương đối lạ, nhưng vị cũng lạ, mới ăn có thể sẽ chưa thích nhưng càng ăn càng mê. Hôm nay, hãy vào bếp cùng Cet.edu.vn để tìm hiểu cách làm món xôi đặc sản độc đáo này cho bữa điểm tâm đổi vị nào!

Nguyên liệu để làm món khâu nhục

– Thịt ba rọi: 1 kg (chọn miếng thịt tươi ngon, đầy đủ nạc mỡ)

– Hành khô: 4 củ

– Tỏi khô: 1 củ lớn

– Gừng tươi: 1 củ nhỏ

– Khoai môn: 1 củ

– Tương cà: ½ chai

– Chao đỏ: 2 miếng

– Xốt mơ: 2 muỗng canh, hoặc có thể thay thế bằng tương xí muội hiệu Lee Kum Kee

– Mơ muối: 2 trái và 2 muỗng canh nước mơ

– Dầu hào: 2 muỗng canh

– Ngũ vị hương: 2 muỗng cà phê

– Nước chín: 1 chén

Cách làm xôi khâu nhục đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế thịt heo

– Thịt ba rọi mua về đem rửa sạch với nước muối loãng để khử mùi tanh. Nấu 1 nồi nước sôi, cho thịt vào luộc sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch với nước lạnh. Bước này giúp loại bỏ hết cặn bẩn cũng như mùi hôi của thịt heo sống.

– Dùng dao cắt thịt thành những miếng vuông lớn. Khi mua thịt,  nên chọn những tảng thịt to để dễ cắt miếng vuông, không nên mua nhiều miếng nhỏ, dài.

Bước 2: Xâm da heo và ướp gia vị

– Thịt sau khi luộc sơ cho săn lại thì tiến hành xâm mặt da. Dùng 1 cái nĩa, xâm lần lượt lên hết bề mặt da của miếng thịt. Ướp một lớp muối lên phần mặt vừa xâm rồi cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau 30 phút, bạn dùng dao vét sạch lớp muối trên da heo và lau sạch phần muối còn lại.

Bước 3: Chiên thịt

Chiên thịt heo lần 1

– Bắc chảo lên bếp đun nóng với chút dầu ăn, khi dầu già thì bỏ thịt vào chiên vàng đều các mặt. Lưu ý: mục đích chỉ chiên phần da nên bạn không cần cho nhiều dầu, khi cho thịt vào phải để phần da heo áp chảo. Sau khi da heo đã vàng, bạn vớt ra, cho vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút rồi để ráo.

ba rọi heo được chiên 2 lần

Ba rọi heo được chiên 2 lần trong cách làm món khâu nhục. (Ảnh: Internet)

Chiên thịt heo lần 2

– Khi thịt đã thật ráo nước, bạn cho thịt vào chảo chiên thêm lần nữa để phần da chuyển sang màu nâu cánh gián. Tiếp tục ngâm thịt vào thau nước lạnh, dùng dao cạo nhẹ phần cháy, khét trên da heo (nếu có).

Bước 4: Luộc thịt

– Nấu sôi một nồi nước rồi cho thịt vào luộc chín trong khoảng 10 phút, sau đó cắt thành các miếng mỏng vừa ăn.

Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

– Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chảo chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu.

Hành khô rửa sạch, băm nhỏ. Gừng, tỏi làm sạch và băm nhỏ.

Bước 6: Pha chế nước xốt

– Bạn cho chao đỏ, dầu hào, xốt mơ, mơ muối bỏ hạt dầm nhuyễn, nước muối mơ và ½ chai tương cà vào chén, trộn đều là ta được hỗn hợp xốt ướp thịt.

– Dùng chảo chiên khoai môn để phi thơm hành băm, gừng băm và tỏi băm (đổ bớt dầu ra ngoài nếu cần), sau đó đổ phần nước xốt trên vào đảo đều. Thêm ngũ vị hương vào xào khoảng 1 phút rồi thêm ½ chén nước lạnh, khuấy đều rồi nêm nếm lại gia vị.

Lưu ý: Phần nước xốt này có vị hơi mặn nhưng khi ướp với thịt và khoai môn thì sẽ vừa ăn. Nếu muốn ăn ngọt thì bạn cho thêm xốt mơ, tương cà; muốn ăn mặn thì cho thêm chao đỏ vào khuấy đều.

Bước 7: Ướp thịt

– Bạn đeo bao tay nilong, lấy xốt rồi phết một lớp mỏng lên từng miếng thịt và khoai môn. Xếp xen kẽ thịt và khoai môn vào những chiếc chén lớn (xếp phần da xuống dưới để khi úp chén lại sẽ thấy được phần da).

Bước 8: Chưng thịt

– Cho các chén thịt vào nồi, chưng cách thủy khoảng 3 tiếng cho đến khi khoai và thịt chín mềm.

– Lấy thịt ra ngoài, dùng đĩa úp ngược phần thịt lại rồi dọn ra ăn cùng cơm nóng. Vậy là món ăn đã hoàn thành. Bạn dọn khâu nhục ra ăn cùng với xôi nếp là có ngay món xôi khâu nhục cực ngon để thưởng thức.

màu sắc và hương vị hấp dẫn

Khâu nhục Lạng Sơn với màu sắc và hương vị hấp dẫn. (Ảnh: Internet)

Yêu cầu thành phẩm

– Các miếng thịt và khoai chín mềm nhưng không nát, mùi vị thơm ngon đặc trưng. Phần da phải phồng lên và thịt có màu nâu đỏ cánh gián đẹp mắt.

– Món ăn nếu không dùng hết có thể cất vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản, khi nào ăn thì đem hâm nóng. Thời gian bảo quản trong tủ lạnh là khoảng 1 tuần.

Vậy là Cet.edu.vn vừa hoàn thành hướng dẫn cách làm xôi khâu nhục ngon, độc, lạ rồi nhé! Các bạn cũng đã biết nguồn gốc của món ăn lạ tai này rồi. Hãy thử trổ tài làm món ăn này tại nhà để chiêu đãi người thân nhé. Chúc bạn thành công.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xoi/xoi-khau-nhuc

Thanh mát, lạ miệng với món canh hoa atiso hầm giò heo cực bổ dưỡng

Bạn yêu thích Đà Lạt vì thiên nhiên rực rỡ và ẩm thực lôi cuốn? Vậy thì không nên bỏ qua cách nấu canh hoa atiso hầm giò heo – món ăn được xem là đỉnh cao của sự hội tụ giữa ẩm thực và cảnh sắc ngàn hoa của thành phố trên cao nguyên. Canh hoa atiso hầm chân giò không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho gia đình bạn. Cùng tìm hiểu cách chế biến
món canh ngay sau đây nhé!


Canh giò heo hầm bông atiso là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình của người dân xứ sở ngàn hoa. Là vùng đất tuyệt vời để hoa atiso sinh trưởng và phát triển, người dân nơi đây từ lâu đã biết cách sáng tạo nên món canh giò heo hầm atiso bổ dưỡng, biến nó trở thành món đặc sản của ẩm thực Đà Lạt. Atiso không chỉ là loại thảo mộc quý cung cấp vitamin C, kali, các chất chống oxy hóa hỗ trợ phòng ngừa ung thư, loài hoa này còn được các chị em phụ nữ yêu thích nhờ làm nên hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.

đặc sản thành phố ngàn hoa

Hoa atiso hầm chân giò là món ngon đặc sản của thành phố ngàn hoa.
(Ảnh: Internet)

Hoa atiso nấu gì ngon? Cách chế biến hoa atiso khá đơn giản. Bạn có thể nấu với sườn non, hầm giò heo hoặc đem hấp ăn cùng các món mặn. Đặc biệt, canh hoa atiso hầm giò heo là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hướng dẫn cách nấu canh hoa atiso

Nguyên liệu canh hoa atiso

– Giò heo: 1kg (nên mua giò phía trước cho ngon)

– Bông atiso: 3 cái (chọn loại vừa, không chọn những bông quá già hay quá non)

– Hành lá, ngò rí: 50gr

– Cà rốt: 1 củ

– Bắp cải trắng: 1 bông 100gr

– Ớt sừng: 3 trái

– Gia vị: muối, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, ớt bột, hành khô, tỏi.

Hướng dẫn chế biến canh hoa atiso

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hành khô và tỏi các bạn rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng hình tròn dày 0.5cm hoặc tỉa hoa theo sở thích.

– Bông cải trắng rửa sạch, tách miếng vừa ăn. Ớt sừng rửa sạch, bỏ cuống, thái lát.

– Giò heo làm sạch, cho vào nồi luộc sơ với chút muối, chặt miếng vừa ăn. Khi nước sôi vớt giò heo ra, rửa sạch lại bằng nước lạnh. Ướp giò với 1 thìa hành hỏi băm nhuyễn, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn trong vòng 15 phút để chân giò ngấm đều gia vị.

làm sạch ướp chân giò

Làm sạch và ướp chân giò với gia vị để món ăn thêm đậm đà. (Ảnh: Internet)

Bước 2: Cách sơ chế hoa atiso

– Cắt riêng phần bông và phần cọng của atiso. Phần bông bạn đem rửa sạch, tước hết phần cứng bên ngoài, chẻ làm 4, lấy ra hết phần nhụy bên trong vì nếu để nguyên nhụy nước hầm canh sẽ bị đục và giảm vị ngọt hấp dẫn. Phần cọng tước bỏ xơ, cắt khúc 3cm.

Bước 3: Nấu canh

– Bắc nồi lên bếp, phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và 1 ít ớt bột để món canh hầm trở nên hấp dẫn hơn. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi đủ làm ngập các nguyên liệu kể trên.

– Cho giò heo vào nồi hầm với lửa lớn đến khi nước hầm sôi, dùng thìa hớt bọt phía trên để nước hầm được trong, sau đó cho bông atiso, cà rốt, bông cải trắng vào hầm cùng. Nêm vào canh 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt. Chú ý: không nêm nước mắm vì sẽ làm cho canh có vị chua.

– Văn nhỏ lửa, hầm cho đến khi chân giò và các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình hầm canh thỉnh thoảng dùng thìa hớt bọt ra ngoài cho nước dùng ngon và ngọt hơn. Nêm nếm lại gia vị lần cuối choa vừa ăn, thêm vào hành lá băm nhỏ và ½ thìa tiêu vào nồi rồi tắt bếp.

canh atiso hầm giò heo

Canh atiso hầm giò heo không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng.
(Ảnh: Internet)

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

– Đổ canh hoa atiso hầm giò heo ra một tô lớn, cho ½ ớt thái lát, ngò rí và một ít tiêu lên trên là bạn có thể thưởng thức món canh này ngay bây giờ.

– Trộn phần ớt thái lát còn lại với 3 thìa nước mắm ngon để ăn kèm canh giò heo cho món ăn thêm phần thơm ngon, đậm đà.

Yêu cầu thành phẩm

– Canh giò heo hầm atiso trình bày hấp dẫn, dậy mùi thơm, có vị ngọt đậm đà.

– Nước canh màu trong, chân giò và các nguyên liệu hầm chín nhừ, đồng thời ngấm gia vị đậm đà tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn.

– Món canh hoa atiso nên dùng ngay lúc nóng cùng cơm trắng hoặc bún, mì. Có thể sử dụng trong ngày, chỉ cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Trải nghiệm cách nấu canh atiso hầm chân giò để cảm nhận hương vị tinh túy đến từ vẻ đẹp thiên của núi rừng Đà Lạt. hương vị thơm ngon, hấp dẫn của ẩm thực Tây Nguyên chưa bao giờ gần gũi đến thế. Hãy cùng thử chế biến canh giò heo hầm atiso và thành công với Cet.edu.vn nhé!



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/canh/canh-hoa-atiso

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...