Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Cách viết mẫu thư tự giới thiệu bản thân gây ấn tượng bạn cần biết

Bạn đang chuẩn bị bắt đầu cho chuyến hành trình xin việc và điều bạn quan tâm hiện tại lại làm thế nào để hồ sơ của bạn không bị lãng quên giữa hàng nghìn hồ sơ khác. Mấu chốt chính là ở mẫu thư tự giới thiệu về bản thân. Mẫu thư này chính là ấn tượng đầu tiên về bạn đối với nhà tuyển dụng và nó quyết định bạn có được lọt vào danh sách những người mà họ đang tìm kiếm hay không. Vậy nên bạn cần biết cách để viết một mẫu thư tự giới thiệu một cách đầy ấn tượng và hiệu quả.

Mẫu thư tự giới thiệu bản thân chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong cuộc sống, khi bắt đầu làm quen với những người bạn mới hay bắt đầu những câu chuyện mang tính chất xã giao… thì việc tự giới thiệu bản thân luôn được tiến hành đầu tiên. Điều này, còn quan trọng hơn rất nhiều trong trường hợp phỏng vấn xin việc. Mẫu thư tự giới thiệu của bạn phải là một thứ có thể tự PR bản thân bạn và mục tiêu của chúng là để nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn thì phần tự thuật này sẽ mang ý nghĩa sống còn với việc bạn có nhận được việc hay không.

Thư tự giới thiệu bản thân sẽ cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn
Thư tự giới thiệu bản thân sẽ cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn (Nguồn: Internet)

Dưới đây sẽ là những gợi ý giúp bạn tạo ra được mẫu tự giới thiệu phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng:

1.Bố cục của thư tự giới thiệu bản thân

Bố cục của mẫu thư này bao gồm:

– Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, tình trạng hôn nhân; các thông tin về gia đình như tên, tuổi, nghề nghiệp, xuất thân của cha, mẹ; chỗ ở hiện tại, thông tin liên hệ…

– Kinh nghiệm học tập và làm việc:  Khái quát quá trình học tập, thành tích đạt được, hoạt động đã tham gia, khái quát quá trình làm việc trước đó, vì sao chọn những công việc đó, lý do nghỉ việc…

– Tính cách: Bạn không cần nêu quá nhiều ở phần này. Bạn nên viết một cách đơn giản và tập trung vào những tính cách mà bạn nghĩ rằng phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.

– Mục tiêu nghề nghiệp: Các nhà tuyển dụng sẽ cần biết được rằng mục tiêu của bạn khi đến với công việc này là gì. Không một nhà tuyển dụng nào mong muốn nhân viên của mình sống và làm việc không có mục tiêu hay định hướng.

– Kế hoạch phát triển sự nghiệp: Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở các ứng viên. Vì một người thông minh và có tầm nhìn luôn biết cách định hướng tương lai rõ ràng. Nhưng bạn cần lưu ý, khi viết phần này, kế hoạch không được mâu thuẫn với chuyên môn, tính cách của bạn.

– Quá trình hoàn thiện bản thân: Bạn cần ghi rõ những khuyết điểm, hạn chế của bản thân và bạn đã đấu tranh khắc phục hoặc từ bỏ như thế nào.

– Một số phẩm chất, kỹ năng: Bạn sẽ trình bày những kỹ năng nổi trội của mình nhưng phải liên quan đến tính cách, chuyên môn và vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển.

Mẫu thư tự giới thiệu bản thân chính là yếu tố quan trọng để bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng
Mẫu thư tự giới thiệu bản thân chính là yếu tố quan trọng để bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

2.Những lưu ý khi viết mẫu thư tự giới thiệu bản thân

Khi viết thư tự giới thiệu bản thân, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

– Thư giới thiệu bản thân phải có bố cục nội dung rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ ý.

– Giọng văn tự tin nhưng khiêm tốn, trình bày đúng trọng tâm, dứt khoát, trung thực.

– Độ dài thư tự giới thiệu vừa phải, tránh viết quá ngắn không đầy đủ thông tin hoặc quá dài sẽ gây nhàm chán cho người đọc.

– Quan trọng thư giới thiệu bản thân phải nêu bật được ý chí, tài năng, điểm mạnh và phải chắc chắn chiếm được tình cảm, sự lưu tâm của người đọc.

– Cuối cùng, bạn cần kiểm tra thật cẩn thận từ lỗi chính tả đến cách sử dụng câu từ để làm lá thư trở nên hoàn hảo hơn.

Những thông tin trên chính là gợi ý để giúp bạn có một mẫu thư tự giới thiệu bản thân chuyên nghiệp và ấn tượng. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng của mình. Chúc các bạn thành công!

Hiện nay, việc hỗ trợ giảng dạy sinh viên, học viên cách viết hồ sơ xin việc tại các đơn vị đào tạo hiện nay không được phổ biến. Vì thế, các bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khắn khi bắt đầu hành trình xin việc của mình. Nhưng khi bạn tham gia khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn hay Kỹ thuật chế biến món ăn tại Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (CET), bạn sẽ được trang bị các kĩ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn xin việc… để tự tin hơn khi tiếp xúc với các nhà tuyển dụng lớn.

Ngoài ra, CET còn hỗ trợ giới thiệu việc làm miễn phí cho học viên sau khi tốt nghiệp đảm bảo các bạn có một tương lai vững chắc. Hãy để CET giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng với trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ thuần thục và một bộ CV chuẩn không cần chỉnh. Chúc các bạn có được công việc như ý!

Tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn ngữ bắt buộc không thể thiếu trong các ngành dịch vụ (đặc biệt là Nhà hàng – Khách sạn). Để khách nước ngoài lựa chọn và sử dụng dịch vụ lưu trú của bạn thì ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết thì cách bạn giới thiệu cũng rất quan trọng. Trong bài viết này, CET sẽ gửi đến các bạn một số mẫu giới thiệu khách sạn bằng tiếng anh để có thể hỗ trợ công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm:


Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/mau-thu-tu-gioi-thieu-ban-than

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...