Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Lương net là gì? Những điều cần biết về lương net

Bên cạnh lương gross thì lương net là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất khi bàn về các loại tiền lương. Vậy thực ra, lương net là gì? Hôm nay, cet.edu.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh lương net mà có thể bạn chưa biết nhé!

Có thể nói tiền lương là một trong những vấn đề nhạy cảm khi đàm phán với nhà tuyển dụng. Thật không dễ để đưa ra một mức lương phù hợp vừa xứng đáng cho người ứng tuyển lại không quá cao khiến nhà tuyển dụng “chùn chân”. Vì vậy hiểu rõ về các loại lương mà các công ty đang áp dụng để trả lương cho nhân viên sẽ giúp bạn thuận lợi, trôi chảy hơn trong quá trình xin việc.

Lương net là lương như thế nào?
Lương net là lương như thế nào? (Nguồn: Internet)

Lương net là gì?

Lương net là mức lương bạn sẽ nhận thực tế vào cuối tháng sau khi công ty đã trừ khi các chi phí bảo hiểm, thuế… Bạn sẽ không phải tốn bất kỳ thêm chi phí nào như khi nhận lương gross.

Ví dụ: Khi phỏng vấn xin việc công ty trả lương net cho bạn là 10 triệu thì có nghĩa bạn sẽ được nhận 10 triệu đem về nhà mỗi tháng và những khoản phí BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN sẽ do công ty đóng theo quy định của nhà nước thay cho bạn.

Lợi ích và mặt hại của lương net

Mặt lợi ích mà lương net mang lại cho người lao động là họ sẽ nhận được khoảng tiền đúng với cam kết từ nhà tuyển dụng. Và mỗi tháng, họ sẽ không phải mất công tính toán cũng như đi đóng các khoản phí này. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có lợi khi nhà tuyển dụng đóng đúng các phí với mức lương mà họ chuyển khoản cho bạn. Ví dụ như công ty chuyển cho bạn vào cuối tháng là 17,01 triệu thì lương trước net của bạn là 20 triệu và công ty đóng các khoản phí ở mức lương này thì hoàn toàn là hợp lý.

Tuy nhiên, mặt hại khi người lao động chọn lương net là “ rủi ro “ gặp phải công ty không đàng hoàng. Để tiết kiệm chi phí, họ sẽ không tính ngược lại ra lương gross cho bạn mà sẽ đóng các khoản phí dựa theo lương net đã chuyển cho bạn. Vì vậy, những chế độ mà bạn được hưởng về sau sẽ bị thấp đi.

Vì vậy, nếu khi đàm phán với công ty và được đề nghị lương net thì bạn nên hỏi rõ các khoản phí mà họ sẽ đóng thay bạn và nên yêu cầu bảng lương liệt kê vào mỗi cuối tháng. Bạn có thể tự mình tính toán kiểm tra lại để xác nhận.

Lương net có lợi ích là bạn sẽ không phải tốn công tính toán, đi đóng các khoản phí
Lương net có lợi ích là bạn sẽ không phải tốn công tính toán, đi đóng các khoản phí (Nguồn: Internet)

Người lao động phải đóng các khoản phí nào?

1.Chi phí các loại bảo hiểm:

Hiện nay, theo quyết định 959/QĐ-BHXH khi người lao động ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, công ty thì những đơn vị này có trách nhiệm phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động.

Các mức phí, bảo hiểm sẽ do công ty và người lao động cùng nhau đóng. Trong đó, về phần của các doanh nghiệp sẽ được trừ vào phần chi phí. Tỉ lệ phân chia các khoản phí giữa công ty và người lao động cũng được chia rõ ràng như sau:

– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

– Kinh phí công đoàn: 2% – đơn vị đóng.

2.Thuế thu nhập cá nhân:

Đối với những người kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động mà xem xét người đó có phải đóng thuế TNCN hay không?

Công thức tính thuế TNCN:

– Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế (TNTT) x thuế suất

– Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế = tổng lương nhận được – các khoản được miễn thuế

Các bước tính thuế TNCN:

Tính tổng thu nhập: người lao động cộng hết tất cả các khoản được trả.

Xác định các khoản được miễn thuế TNCN. Sau bước này là bạn đã xác định được mức thu nhập chịu thuế.

Xác định các khoản giảm trừ: mỗi người chỉ được giảm trừ 1 nơi ( nếu có hợp đồng lao động 2 nơi thì phải chọn 1 trong 2). Với hạn mức: bản thân 9 triệu/ tháng và người phụ thuộc sẽ là số người phụ thuộc x 3,6 triệu.

Tính thu nhập tính thuế. Nếu ra số âm thì có nghĩ người lao động không cần phải đóng thuế TNCN. Nếu ra số dương thì bạn lấy thu nhập tính thuế x theo thuế suất.

– Bậc 1: thu nhập =< 5 triệu đồng: 5%

– Bậc 2: thu nhập trên 5 – 10 triệu đồng: 10%

– Bậc 3: thu nhập trên 10 – 18 triệu đồng: 15%

– Bậc 4: thu nhập trên 18 – 32 triệu đồng: 20%

– Bậc 5: thu nhập trên 32 – 52 triệu đồng: 25%

– Bậc 6: thu nhập trên 52 – 80 triệu đồng: 30%

– Bậc 7: trên 80 triệu đồng: 35%.

Ngoài ra, hàng năm người lao động còn phải đóng Quỹ phòng chống thiên tai. Mức đóng = 1 ngày lương tính theo mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài các chi phí bảo hiểm thì người lao động còn phải đóng thuế TNCN
Ngoài các chi phí bảo hiểm thì người lao động còn phải đóng thuế TNCN (Nguồn: Internet)

Hy vọng với các bài viết kiến thức về tiền lương, cet.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn để nắm rõ cách tính lương khi đi làm. Hãy vận dụng những thông tin này, tính toán thử xem lương bạn nhận có đúng không nhé?

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/kien-thuc-nganh/luong-net-la-gi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...