Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Tên gọi vị trí, chức danh trong khách sạn bằng tiếng anh

Mỗi khách sạn đều được vận hành bởi rất nhiều con người đảm nhận các công việc khác nhau, bên cạnh đó mỗi hệ thống, tập đoàn quản lý, các nơi khác nhau lại có cách gọi vị trí, chức danh đó không giống nhau.. Hôm nay, cet.edu.vn sẽ giúp bạn hệ thống lại tên gọi vị trí, chức danh trong khách sạn bằng tiếng Anh một cách dễ hiểu nhất nhé!

Mỗi khách sạn được vận hành bởi nhiều con người ở vị trí khác nhau

Mỗi khách sạn được vận hành bởi nhiều con người ở vị trí khác nhau (Nguồn: Internet)

Các vị trí, chức danh trong khách sạn

1.Cấp lãnh đạo, quản lý:

– General Director (GD)/ General Manager (GM) – Tổng giám đốc

– Deputy General Manager (DGM)/ Assistant Manager (AM)/ Executive Assistant Manager (EAM) – Phó Tổng giám đốc

– Rooms Division Manager (RD) – Giám đốc bộ phận phòng khách

– Front Office Manager (FOM) – Giám đốc bộ phận lễ tân

– Executive Housekeeper/ Housekeeping Manager – Giám đốc Buồng phòng

– F&B Manager (FBM)/ F&B Director (FBD)- Giám đốc bộ phận ẩm thực

– Sales & Marketing Manager/ Director of Sales & Marketing – Giám đốc kinh doanh

– Chief Accountant/ Accounting Manager – Giám đốc tài chính, kế toán

– Administration/ HR Manager – Giám đốc bộ phận hành chính – nhân sự

– Chief Engineering – Giám đốc bộ phận kỹ thuật

– Purchasing Manager – Giám đốc bộ phận thu mua

– Spa Manager – Giám đốc bộ phận dịch vụ Spa/ Fitness

– Guest Relation Manager – Giám đốc bộ phận Quan hệ khách hàng

– MarCom Manager – Giám đốc tiếp thị truyền thông

– Executive Chef – Bếp trưởng điều hành

– Duty Manager – Giám đốc tiền sảnh

– Night Manager – Giám đốc tiền sảnh ban đêm

– Banquet Manager – Giám đốc bộ phận tiệc

– IT Manager – Giám đốc bộ phận IT

Cách gọi Gerneral Director hay General Manager dùng để chỉ chức danh Tổng Giám đốc khách sạn

Cách gọi Gerneral Director hay General Manager dùng để chỉ chức danh Tổng Giám đốc khách sạn (Nguồn:Internet)

 2.Bộ phận Tiền sảnh:

– Receptionist – Nhân viên lễ tân

– Receptionist Supervisor – Giám sát lễ tân

– Reservation – Nhân viên đặt phòng

– Reservation Supervisor – Giám sát bộ phận đặt phòng

– Cashier – Nhân viên thu ngân

– Concierge – Nhân viên hỗ trợ khách hàng

– Chief Concierge – trưởng bộ phận hỗ trợ khách hàng

– Bell man – Nhân viên hành lý

– Door man/ Door Girl/  – Nhân viên đứng cửa

– Operator – Nhân viên tổng đài

– Lobby Attendant – Nhân viên tiền sảnh

– Guest Relation Officer – Nhân viên chăm sóc khách hàng

– Guest Relation Supervisor – Giám sát bộ phận chăm sóc khách hàng

3.Bộ phận Buồng phòng

– Housekeeping Attendant – Nhân viên làm phòng

– Floor Supervisor – Giám sát tầng

– Laundry Attendant – Nhân viên giặt là

– Linen & Uniform – Nhân viên phòng vải/ đồng phục

– Linen Room Supervisor –  Giám sát phòng vải

– Gardener/ Pest Control – Nhân viên làm vườn/ diệt côn trùng

– Public Area Attendant – Nhân viên vệ sinh công cộng

– Public Area Supervisor – Giám sát vệ sinh khu vực công cộng

– Baby Sitter – Nhân viên trông trẻ

– Order Taker – Nhân viên điều phối bộ phận Buồng phòng

– Locker Attendant – Nhân viên phòng thay đồ

4.Bộ phận Ẩm thực

– Waiter/ Waitress/ Server – Nhân viên phục vụ

– Banquet staff – Nhân viên tiệc

– Bartender – Nhân viên pha chế rượu

– Barista – Nhân viên pha chế cafe

– Sommelier – Nhân viên tư vấn rượu vang

– F&B/ Banquet/ Bartender Captain – Tổ trưởng tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế

– F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor – Giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế

– F&B/ Banquet/ Bar Assistant Manager – Phó giám đốc bộ phận F&B/ tiệc/ quầy bar

– F&B/ Restaurant Cashier – Nhân viên thu nhân nhà hàng

– Hostess – Lễ tân nhà hàng

– Room Service Attendant – nhân viên phục vụ tại phòng

– Food Runner – Nhân viên chạy món

5.Bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị:

– Marketing staff – Nhân viên Marketing

– Sales Corporate – Nhân viên sales khách công ty

– Sales Tour – Nhân viên sales khách tour

– Sales online – Nhân viên sales trên Internet

– Sales Banquet/  F&B – Nhân viên sales nhà hàng/ tiệc

– Graphic Designer – Nhân viên thiết kế đồ hoạ

6.Bộ phận tài chính – kế toán

– General Accountant – Nhân viên kế toán tổng hợp

– Debt Accountant – Nhân viên kế toán công nợ

– Auditor – Nhân viên kế toán nội bộ

– Cash keeper – Nhân viên thủ quỹ

– Purchaser – Nhân viên thu mua

– Receiving Staff – Nhân viên nhận hàng

– Store Keeper – Nhân viên giữ kho

– Cost Controller – Nhân viên kiểm soát chi phí

7.Bộ phận hành chính – nhân sự

– HR Manager – Quản lý nhân sự

– Payroll/ Insurance – Nhân viên lương/ bảo hiểm

– Legal Officer – Nhân viên pháp lý

Bartender: nhân viên pha chế rượu thuộc bộ phận Ẩm thực, Bar 

Bartender: nhân viên pha chế rượu thuộc bộ phận Ẩm thực, Bar (Nguồn: Internet)

 8.Bộ phận kỹ thuật

– Electrical Engineer – Nhân viên điện

– Plumber – Nhân viên nước

– Carpenter – Nhân viên mộc

– Painter – Nhân viên sơn

– AC Chiller – Nhân viên điện lạnh

– Boiler – Nhân viên nồi hơi

– Engineering Supervisor – Giám sát bộ phận Kỹ thuật

9.Bộ phận Bếp

– Sous Chef – Bếp phó

– Kitchen Serectary – nhân viên thư ký bếp

– Pastry Chef – Đầu bếp bánh

– Chef de Partie – Bếp trưởng bộ phận

– Commis – nhân viên phụ bếp

– Sterward Staff – Nhân viên tạp vụ

– Sterward Supervisor – Giám sát bộ phận tạp vụ

10.Bộ phận khác

– IT Man – Nhân viên IT

– Rescue worker/ rescuer – Nhân viên cứu hộ

– Fitness Officer – Nhân viên phòng tập

– Security – Nhân viên bảo vệ

Trên đây là những tên gọi vị trí, chức danh phổ biến trong các khách sạn hiện nay. Tuỳ theo sự phân chia, quy mô và phát triển mà ở mỗi nơi người ta còn có thêm nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ như: Senior F&B Captain, Junior Banquet Supervisor… nhằm để chỉ các nhân viên đạt mức tiêu chuẩn trên vị trí đó nhưng chưa tới tiêu chuẩn ở mức độ vị trí phía trên.

Executive Chef – Bếp trưởng người đứng đầu bộ phận Bếp

Executive Chef – Bếp trưởng người đứng đầu bộ phận Bếp (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang đến, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về các vị trí, chức danh trong khách sạn. Đây sẽ là hành trang đồng hành cùng các bạn trong chặng đường làm việc sắp tới. Chúc bạn thành công.

Một khách sạn 5 sao nếu muốn được cấp phép đi vào hoạt động thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe tại địa phương. Đây cũng là một trong các kiến thức hữu ích dành cho nhân sự làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Nhưng các tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 5 sao là gì? Tất cả đều có trong bài viết, mời các bạn tham khảo thêm nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/ten-goi-vi-tri-chuc-danh-trong-khach-san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...