Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Gợi ý cách trả lời cho câu hỏi “điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?”

Trong vai trò là một ứng cử viên cho công việc, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng hỏi rằng “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?” Và câu hỏi này khiến khá nhiều bạn bối rối, không biết trả lời thế nào. Vì thường chúng ta khó nhận xét ưu điểm và khuyết điểm của bản thân hơn là nhận xét của người khác. Vậy đâu là cách trả lời hay cho câu hỏi này?

Cho dù bạn là người thế nào đi chăng nữa, bạn sẽ luôn tồn tại 2 trạng thái đối lập là điểm mạnh và điểm yếu. Cho dù bạn rất tài giỏi, thông minh, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn phải có ít nhất một điểm yếu. Chính vì thế, khi tham gia vào một cuộc phỏng vấn xin việc, các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm hiểu “tân nhân viên” của mình bằng câu hỏi điểm mạnh điểm yếu. Và cách trả lời của bạn chính là điều quyết định nhà tuyển dụng có chấp nhận bạn hay không.

Điểm mạnh (Strengths)

Câu hỏi về điểm mạnh không chỉ đơn thuần để bạn “khoe” trình độ của mình mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu bạn có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Trước tiên, bạn cần xác định xem điểm mạnh của bạn là gì: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực, lĩnh vực nào…

Nếu không có cách trả lời khéo léo cho câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu thì bạn có thể sẽ thất bại trong cuộc phỏng vấn

Nếu không có cách trả lời khéo léo cho câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu thì bạn có thể sẽ thất bại trong cuộc phỏng vấn (Nguồn: Interent)

Việc cần làm tiếp theo, bạn cần xem xét thật kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng để biết chắc chắn yêu cầu nào nhà tuyển dụng cần và quan trọng với họ. Tiếp theo, chuẩn bị một danh sách những điểm mạnh của bạn theo trật tự nhất định và cố gắng tìm cách biểu đạt, miêu tả chúng. Bạn không nên chỉ trình bày những điểm mạnh bằng lời nói, mà bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy các dẫn chứng cụ thể như cung cấp cho nhà tuyển dụng các tham khảo hay các tài liệu đính kèm theo đơn xin việc của bạn.

Điểm yếu (Weaknesses)

Mục đích chính của câu hỏi về điểm yếu không phải là dùng để làm khó bạn hay cố tình loại bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Mà câu hỏi này chỉ đơn giản là nhà tuyển dụng muốn  tìm hiểu xem điểm yếu nào của bạn cản trở bạn nhiều nhất trong công việc cũng như quá trình thích nghi với văn hóa và công việc trong công ty. Nhà tuyển dụng rất có hứng thú lắng nghe cách mà bạn trả lời về điểm yếu và cách bạn giải quyết câu hỏi dạng này.

Sự thành thật là cần thiết khi bạn trả lời câu hỏi này, mặc dù không nói ra tất cả mọi điểm yếu của mình, nhưng bạn cần một sự vừa phải và tập trung vào những điểm yếu mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang dự tuyển. Bạn cần phải hiểu rõ về những điểm yếu của mình và thành thật nói về việc bạn đã vượt qua các điểm yếu như thế nào. Tốt hơn, bạn có thể đưa ra những ví dụ điển hình để tăng sức thuyết phục cho lời nói. Nhưng lưu ý, đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc.

Không một ai là hoàn hảo, thật sự điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân. Nói về điểm yếu đây là một câu hỏi không quá “đáng ghét” và bạn có thể khéo léo, suy nghĩ để đưa ra những câu trả lời khiến nhà tuyển dụng phải gật gù.

Tránh đưa ra những điểm yếu làm kém đi khả năng của bạn tới công việc bạn ứng tuyển hoặc mong đợi từ nhà tuyển dụng

Tránh đưa ra những điểm yếu làm kém đi khả năng của bạn tới công việc bạn ứng tuyển hoặc mong đợi từ nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Vì sao nhà tuyển dụng thường hay đặt ra những câu hỏi như vậy? Vì họ nhận ra rằng người tìm việc không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những câu hỏi về điểm mạnh và đặc biệt là điểm yếu. Hiện nay, xuất hiện xu hướng mới trong các vòng phỏng vấn, đó là người phỏng vấn sẽ đưa ra tình huống hoặc hỏi những câu hỏi đa dạng, bất ngờ. Mục đích để người phỏng vấn có thể dễ dàng “cân não” ứng viên và từ các câu trả lời không chuẩn bị trước của ứng viên, người phỏng vấn có thể dễ dàng nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu.

Vì thế, trước khi bước vào vòng phỏng vấn, bạn cần đầu tư thời gian và chuẩn bị thật chu đáo mọi thứ. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/diem-manh-diem-yeu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...