Demi Chef là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhà hàng, khách sạn. Demi Chef hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đầu bếp và Tổ trưởng bếp. Bên cạnh đó, công việc đòi hỏi cả về chuyên môn lẫn kỹ năng quản lý. Vậy tóm lại, Demi Chef là ai? Công việc của Demi Chef là gì? Chúng ta cùng đi chi tiết nhé.
Demi Chef – Họ là ai?
Demi Chef là Tổ phó Bếp trong các nhà hàng, khách sạn. Demi Chef hoạt động dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Tổ trưởng Bếp hoặc Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận. Theo đó, họ sẽ là người hỗ trợ Tổ trưởng bếp điều phối công việc, phân công, phân ca cho nhân viên theo lịch làm việc cụ thể; đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu; thay mặt Bếp trưởng giải quyết công việc khi Bếp trưởng vắng mặt.
Tổ phó bếp là người trực tiếp quản lý, giám sát và đào tạo nhân viên trong khu vực bếp phụ trách. (Ảnh: Internet)
Mô tả chi tiết công việc của một Demi Chef
Kiểm tra món ăn trước khi phục vụ khách
– Giám sát món ăn được chế biến theo đúng quy trình, công thức định sẵn của nhà hàng, khách sạn
– Đảm bảo chất lượng cùng số lượng món ăn theo quy định nhà hàng, khách sạn và yêu cầu từ thực khách
– Đảm bảo món ăn được trình bày đúng và đẹp
– Trực tiếp tham gia chế biến theo phần việc phụ trách của mình
Giám sát, đảm bảo vệ sinh chung của khu vực bếp
– Phân công và kiểm tra công tác vệ sinh toàn bộ khu vực bếp, đảm bảo mỹ quan trong khu vực bếp
– Chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu chế biến và trình bày
Giám sát tài sản chung trong khu vực bếp
– Giám sát, phân công sử dụng và bảo quản cẩn thận thiết bị, dụng cụ bếp trong khu làm việc
– Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ được sử dụng để chế biến luôn được sạch sẽ
– Quản lý trang thiết bị, dụng cụ bếp đầy đủ
– Báo cáo với cấp trên và các bộ phận bảo trì, kỹ thuật khi hư hỏng, mất mát tài sản
Phối hợp cùng Tổ trưởng bếp điều hành, giám sát công việc
– Phân công công việc, vị trí làm việc nhân viên cấp dưới vào đầu mỗi ca
– Giám sát, kiểm tra nguyên liệu chuẩn vị cho ca làm việc
– Kiểm tra, tổng hợp và báo cáo số lượng hàng cần phục vụ theo yêu cầu của cấp trên
Thực hiện các công việc khác được giao
– Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, phòng ngừa các tai nạn trong khu vực bếp
– Thực hiện triển khai văn bản, thông báo có liên quan đến nhân viên do mình quản lý
– Kịp thời theo dõi các vấn đề liên quan, phát sinh trong quá trình làm việc
– Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới theo nhiệm vụ được giao
– Thực hiện các công việc đặc biệt từ cấp trên
Công việc, nhiệm vụ và vai trò của Tổ phó bếp được xem là khá áp lực. Bởi song song với việc luôn phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn thì họ chịu sự quản lý trực tiếp của Đầu bếp hoặc Tổ trưởng bếp nhằm hoàn thành công việc và đạt được hiệu quả tốt nhất. Mức lương một Demi Chef nhận được đạt mức 5,5 – 7 triệu đồng/ tháng; chưa kể các khoản thưởng lễ tết, kinh doanh cùng rất nhiều đãi ngộ hấp dẫn dựa theo quy mô và tình hình hoạt động nhà hàng, khách sạn.
Chính vì vậy, một Demi Chef phải là một nhân sự ngoài có khả năng nấu nướng giỏi, am hiểu sâu rộng về ẩm thực thì còn cần biết cách quản lý công việc, nhân sự một cách khéo léo; có khả năng bao quát công việc, toàn bộ tiến trình làm việc đang diễn ra trong nhà bếp sao cho công việc được diễn ra trơn tru nhất. Đặc biệt, ý chí cầu tiến, sự siêng năng, tỉ mỉ và chu đáo trong công việc sẽ giúp Tổ phó bếp nhanh tiến đến vị trí Tổ trưởng bếp, Bếp phó và Bếp trưởng…
Khóa học Kỹ thuật Chế biến Món ăn giúp bạn đến gần hơn với vị trí Tổ phó bếp với chương trình đào tạo chất lượng. Xem chi tiết về chương trình học và đăng ký học bằng cách để lại liên hệ bên dưới, bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm: Chef de partie là gì? Tìm hiểu về vị trí chef de partie
Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/demi-chef-la-gi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét