Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Cách làm bánh đúc mặn và bánh đúc ngọt siêu ngon

Cách làm bánh đúc mặn và bánh đúc mặn siêu ngon mà Cet.edu.vn chia sẻ sau đây sẽ là hai thực đơn điểm tâm lý tưởng dành cho những ai yêu thích các món bánh truyền thống của Việt Nam. Cùng tìm hiểu ngay cách chế biến bánh đúc đơn giản, siêu ngon và hợp vệ sinh cho bữa sáng giàu dinh dưỡng nhé!

Cách làm bánh đúc mặn

Bánh đúc mặn được mọi người yêu thích bởi mùi vị thơm béo của nước cốt dừa quyện với nhân tôm thịt ngon ngọt, kết hợp nước chấm chua cay sẽ tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức.

Bánh đúc mặn
Bánh đúc mặn là món ăn tuổi thơ của không ít thế hệ người Việt.
(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh đúc mặn

– 250g bột gạo

– 40g bột năng

– 1/2 muỗng cà phê muối

– 300ml nước cốt dừa

– 400ml nước

– 150g thịt xay nhuyễn

– 100g tôm khô

– 50g nấm mèo

– 1 củ hành tím

– 1 củ tỏi

– Đường, hạt nêm, nước mắm, chanh

– 1 trái ớt

Cách làm bánh đúc mặn thơm ngon

hương vị bình dị mà dân dã.Bánh đúc mặn mang hương vị bình dị mà dân dã.
(Ảnh: Internet)

Bước 1: Làm phần vỏ bánh

Cho 250g bột gạo + 40g bột năng + 300ml nước cốt dừa + 400ml nước vào tô khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan. Có thể lược hỗn hợp bột này qua rây để bột mịn hơn. Để bột nghỉ trong phòng mát khoảng 20 phút.

Bước 2: Hấp bánh

Chuẩn bị khay để hấp bánh, trên khay bánh thoa đều một lớp dầu để chúng ta dễ dàng lấy bánh ra khi bánh chín. Sau đó cho vào khay một lớp bột với độ dày khoảng 1cm, cho khay vào nồi hấp khoảng 7-8 phút thì mở ra xem bánh đặc lại chưa, cho tiếp thêm một lớp bột nữa vào khoảng 1cm rồi hấp tiếp cho đến khi bánh chín. Lấy bánh ra để nguội khoảng 3 phút, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 3: Làm nhân bánh

Tôm khô cho vào nước ấm ngâm khoảng 30 phút cho tôm mềm ra, sau đó rửa sạch, để ráo.

Thịt xay nhuyễn bạn đem ướp theo khẩu vị, sau đó để thịt khoảng 15 phút cho ngấm.

Bước 4: Xào nhân bánh

Hành tím và tỏi băm nhuyễn, nấm mèo thái sợi, sau đó bắc chảo lên bếp đun nóng, khi dầu già bạn cho tỏi và hành tím vào phi thơm, rồi tiếp tục cho thịt vào xào đến khi gần chín thì đổ tôm khô và nấm mèo vào đảo đều tay, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

Bước 5: Làm nước mắm chấm bánh đúc

Pha 1 muỗng canh nước + 1 muỗng cà phê dấm + 3 muỗng cà phê đường + 4 muỗng cà phê nước mắm khuấy đều trong chén. Tiếp theo cho ớt, tỏi băm nhuyễn và cà rốt xắt sợi vào khuấy đều. Nêm nếm lại nước chấm cho vừa ăn.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức

Cắt bánh đúc ra thành miếng vừa ăn, sau đó cho một ít nhân bánh để lên trên, chan nước mắm vào và dùng ngay khi bánh còn nóng hổi.

Cách làm bánh đúc ngọt

Bánh đúc ngọt hay bánh đúc lá dứa là một loại bánh đặc trưng của miền Nam có kết cấu dai, mềm và thơm mùi lá dứa, ăn cùng nước cốt dừa và mè rang béo ngậy rất hấp dẫn.

Bánh đúc ngọt
Bánh đúc ngọt (bánh đúc lá dứa) là một đặc sản của ẩm thực Nam Bộ.
(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa

– 150gr bột gạo

– 150gr bột năng

– 1 bó lá dứa

– Màu thực phẩm xanh lá cây (nếu muốn xanh bắt mắt)

– 2 thìa canh dầu ăn

– 2 lạng đường thốt nốt hoặc đường nâu

– Mè rang

– 1 chén nước dừa

– Vài lát gừng đập dập

Cách làm bánh đúc ngọt dẻo thơm

Bước 1: Sơ chế

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, đem đi xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc bã, lấy khoảng 250ml nước cốt.

Bước 2: Nhào bột

Bánh đúc ngọt có vân hai màu xanh – trắng nên ta chia bột ra làm 2 phần:

Phần bánh màu trắng: trộn đều 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước + chút muối + 1 thìa cafe dầu ăn.

Phần bánh màu xanh: trộn đều 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước cốt lá dứa (gia giảm tùy thích) + 1 thìa cafe dầu ăn + màu xanh tùy thích.

Để bột nghỉ 20 phút.

Bước 3: Đúc bánh

Lấy khuôn làm bánh ra, quết lớp dầu ăn mỏng vào mặt khuôn.

Bắc hai cái nồi lên bếp, cho mỗi hỗn hợp vào một nồi, vừa nấu vừa quậy cho đến khi bột mịn, chín tới và còn dẻo nóng thì nhanh tay trộn đều hai chỗ bột vào với nhau để tạo vân rồi nhanh tay ép bột vào khuôn, đợi bột nguội.

Bước 4: Làm nước cốt dừa

Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho nước cốt dừa vào nấu sôi rồi thêm 1 muỗng cafe đường, muối, 1/2 muỗng cafe bột năng đã hòa tan trong nước, 1/2 muỗng cà phê bột gạo, ít nước lạnh, khuấy lên cho đều và nấu cho sền sệt lại, nêm nếm vị ngọt, béo, mặn sao cho vừa miệng.

Bước 5: Làm nước đường và thưởng thức

Bắc nồi lên bếp, cho đường vào cùng 200ml nước, 2-3 lát gừng, nấu cho đường tan ra và khuấy cho hơi dẻo tương tự đường ăn tào phớ đậu hũ.

Khi bánh nguội thì lấy khỏi khuôn, để ra dĩa, chan nước cốt dừa và nước đường, rắc mè rang lên trên. Bánh ngon hơn khi ăn nóng.

Như vậy Cet.edu.vn đã cùng bạn hoàn thánh hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn và bánh đúc ngọt siêu ngon siêu hấp dẫn rồi, thật đơn giản phải không nào? Chúc bạn thành công và thật ngon miệng khi thực hiện hai món bánh này nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/an-vat/banh-duc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...