Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Lào

Lào không chỉ được biết đến là đất nước của triệu voi mà còn được biết đến với những lễ hội độc đáo được diễn ra hằng năm và một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Lễ hội và ẩm thực nơi đây đặc sắc như thế nào thì mời bạn hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua bài viết tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Lào. Nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn đấy!

Đặc trưng lễ hội Lào – Dấu ấn sâu đậm của Phật giáo

Đến với đất nước triệu voi này, bạn sẽ có cơ hội khám phá và tham gia vào những lễ hội với những hoạt động vô cùng thú vị. Điểm chung của các lễ hội là thường được tổ chức ngay tại các ngôi chùa lớn hoặc các làng. Và đặc biệt, các lễ hội truyền thống của Lào được tổ chức theo Phật lịch. Các lễ hội lớn có thể kể đến như: lễ hội Thạt Luổng, lễ hội cầu mưa Bun Bangfai, lễ hội té nước, lễ hội lên chùa Khẩu – Phẳn – Sả…

Lễ hội Thạt Luổng

Lễ hội Thạt Luổng

Lễ hội Thạt Luổng Lào (Ảnh: Internet)

Lễ hội Thạt Luổng thường diễn ra vào những ngày cận rằm tháng 12 của Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm. Một trong những nét chính của lễ hội là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng  rồi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng. Ngoài ra, tại lễ hội, có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá trong nước và của cả các nước láng giềng.

Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

Tháng 5 ở Lào và Thái Lan là tháng của lễ hội Bun Bangfai – lễ hội bắn pháo cầu mưa truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các làng khác nhau trên cả nước và rải rác trong suốt cả tháng. Ngoài ý nghĩa cầu mưa, người dân tham gia lễ hội con cầu mong mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu…

Lễ hội lên chùa Khẩu – Phẳn – Sả

Lễ hội lên chùa Khẩu - Phẳn - Sả

Lễ hội lên chùa Khẩu – Phẳn – Sả (Ảnh: Internet)

Thời gian lễ hội truyền thống đặc sắc này diễn ra 3 tháng và kết thúc vào giữa tháng 11. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa. Mục đích cầu may, cầu an và sức khỏe, đất nước thanh bình, mùa màng tốt tươi. Sau lễ này, mọi người sẽ kiêng không tổ chức cưới hỏi, không say rượu bia, các nhà sư không di chuyển sang chùa khác…

Văn hóa ẩm thực Lào – nét đặc sắc từ sự kết hợp các loại nguyên liệu và gia vị tự nhiên

Cũng như nền ẩm thực Thái Lan và Campuchia, người dân Lào cũng rất thích các món ăn được chế biến từ côn trùng. Từ dế cơm, trứng kiến, đến cà cuống, nhện đều là nguyên liệu trong các món chiên xào, nhồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm. Đặc biệt, cà cuống, loại côn trùng được người Lào nhập về với giá rất đắt nhưng lại là côn trùng được ưa chuộng nhất.

món ăn từ côn trùng

Người Lào ưa chuộng các món ăn từ côn trùng (Ảnh: Internet)

Trong văn hóa ẩm thực nước Lào, mắm là loại gia vị không thể thiếu, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại mắm cá như ở chợ miền Tây nước ta. Trong đó, đặc biệt nhất phải là mắm da trâu trộn với ớt sa tế.

Ẩm thực Lào đặc sắc bởi việc sử dụng các loại nguyên liệu không đắt tiền, nét mộc mạc trong chế biến… nhưng cũng chính vì thế mà nó giữ lại gần như nguyên về hương vị của món ăn, tạo cho thực khách một cảm nhận đặc biệt về các món ăn của Lào. Vị chính trong các món ăn hầu hết là vị ớt. Chính vì cay đã tạo nên một nét văn hóa vì phần đông người Lào là lao động chân tay, vị cay kích thích vị giác, giúp người lao động ăn được nhiều tăng sức lao động.

Các món ăn đặc sản Lào

– Món nướng của người Lào rất hấp dẫn. Nguyên liệu chủ yếu cho món nướng là các loại thịt như gà, cá, heo, bò… Bước vào các quán ăn và các khu chợ đêm của Lào bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh quầy đồ nướng với đa dạng các món ăn như: cá lóc xiên nướng trui, cá chẽm nướng lửa than, đùi gà, cánh gà, hay cả con gà được xiên hay kẹp bằng xiên tre, vàng ươm, thơm nức mũi.

– Cơm lam cũng là món ăn đặc sản ở Lào. Chúng được nấu từ gạo nếp – loại gạo được người Lào ưa chuộng nhất. Cho gạo vào chiếc ống nứa 1 đầu hở, sau đó bịt kín lại rồi nướng trên than hoa. Ống nứa dùng để nấu phải là ống tươi, không quá non hoặc quá già. Nhờ vậy, món cơm lam của người Lào dẻo thơm và thấm đậm hương vị đặc trưng của ống nứa, gia tăng hương vị cho món ăn.

– Món Lạp trong tiếng Lào có nghĩa là may mắm. Đây là món ăn truyền thống trong lễ hội của người Lào. Được chế biến từ các loại thịt, thường là thịt bò, thịt hươu hoặc có thể là thịt trâu, cá. Thịt được bằm với các loại rau bạc hà và nước cốt chanh, xào chín và ăn kèm với các loại rau như húng lủi, ngò gai. Lạp là món ăn đãi tiệc được dọn ra trong những dịp đặc biệt hoặc cho những vị khách du lịch Lào danh dự.

Món Lạp

Món Lạp nổi tiếng của người Lào (Ảnh: Internet)

Thức uống nổi tiếng ở Lào là laulao, fanthong, nấm, cà phê, đặc biệt là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái rồi nướng vừa đủ, lột vỏ rổi ướp lạnh. Khi dùng nước dừa có mùi thơm, cơm dừa dẻo và trong, không những ngon mà còn lạ miệng.

Càng tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Lào chúng ta càng thấy được nhiều điểm thú vị ở đất nước triệu voi này. Với những ai thích du lịch, khám phá thì Lào thật sự là một điểm đến đáng trải nghiệm. Và những gì mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm thông tin để hành trình du lịch thêm phần hứng khởi.

>>> Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Ý.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/van-hoa-am-thuc-lao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...