Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Thực đơn và quy trình tổ chức tiệc trà cần biết

Cụm từ “tiệc trà” từ lâu đã không còn xa lạ ở Việt Nam và thưởng thức tiệc trà dần trở thành thói quen tao nhã của một số bộ phận giới trẻ. Để phục vụ tốt tiệc trà, đòi hỏi nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cần phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng phục vụ cùng với thực đơn và quy trình tổ chức tiệc trà.

Tiệc trà là gì?

Tiệc trà là một bữa ăn nhẹ với các loại bánh ngọt, trái cây, café, hoa quả… nhằm mục đích giúp thực khách có những phút giây thoải mái khi tham gia vào các sự kiện, hội nghị. Tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất từng chương trình mà tiệc trà sẽ được tổ chức vào trước khi bắt đầu, giữa giờ để tạo không gian giúp mọi người trò chuyện thoải mái. Loại tiệc này thường được tổ chức dưới hình thức tiệc đứng và kéo dài khoảng 20 – 30 phút.

Các loại hình tiệc trà trên thế giới

Tiệc trà Boston

Khi nhắc đến tiệc trà trên thế giới, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiệc trà kiểu Anh và tiệc trà Boston. Nếu như tiệc trà kiểu Anh là một nét văn hóa độc đáo, quý tộc của người dân nơi đây thì tiệc trà Boston là một sự kiện lịch sử quan trọng. Sự kiện này diễn ra vào tháng 5/1773, nhằm mục đích phản đối Đạo luật Trà của Quốc hội Anh. Đạo luật này nhằm cứu công ty Đông Ấn đang trên bờ vực suy sụp, bằng cách giảm đáng kể thuế trà và cấp giấy phép độc quyền kinh doanh ở Mỹ.

Tiệc trà kiểu Anh

Không như tiệc trà Boston, tiệc trà kiểu Anh là một văn hóa thưởng trà truyền thống và rất đẹp của nước Anh. Dù bận rộn như thế nào, người Anh cũng dành một khoảng thời gian vào buổi chiều để thưởng thức những tách trà nóng cùng bánh ngọt. Tiệc trà kiểu Anh thường nặng về hình thức và kèm theo là một menu gồm các loại bánh độc đáo chứng tỏ sự cao sang, quý tộc và thịnh soạn.

Tiệc trà
Tiệc trà mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho thực khách (Ảnh: Internet)

Tiệc trà Nhật Bản

Tiệc trà Nhật Bản hay còn gọi là trà đạo, thường bao gồm: Usucha (trà loãng) và Ten Shin (bữa ăn nhẹ). Trong tiệc trà Nhật Bản cũng gồm 2 nghi lễ và Chaji là nghi lễ trang trọng hơn. Chaji bao gồm Kaiseki (bữa ăn chính), Koicha (trà đặc) cùng trà loãng bánh hoặc kẹo. Trà đạo Chaji kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Thông qua cách pha trà mời khách và cách dùng trà của khách ta có thể hiểu hơn về nền văn hóa cũng như tính cách của người dân Nhật Bản.

Tiệc trà Tea Break

Tiệc trà Tea Break được sử dụng trong thời gian khai mạc hoặc giữa giờ như một bữa ăn nhẹ giúp khách mời lót dạ. Những bữa tiệc Tea Break tuy là nhỏ nhưng thể hiện sự trân trọng và quan tâm tới các khách mời. Đồng thời, tạo môi trường cởi mở thân thiện để làm quen, giao lưu và trao đổi.

Tiệc trà chiều

Tiệc trà chiều hay còn gọi là “low tea” thường diễn ra ở những chiếc bàn thấp đặt cạnh ghế bành. Trà chiều mang nét quý tộc, thanh tao và mang nặng về hình thức và cách thưởng trà. Một bữa trà chiều đầy đủ sẽ gồm mứt, mật ong, đường, miếng bánh scone kẹp kem tươi và mứt quả, một tháp đầy ắp các loại bánh Tart, Finger Sandwic, bánh Victoria Sponge cùng một ấm trà ngon kèm với các đồ vật như cái lọc trà, đồng hồ.

Thực đơn tiệc trà

Thực đơn của một buổi tiệc trà thông thường bao gồm:

– Trái cây: Táo, thanh long, cam, nho, dưa hấu, mận, ổi, bưởi…

– Bánh ngọt: Sandwich, chè, bánh kem su, bánh nhân mặn loại nhỏ, Tart, Finger Sandwic, cup cake…

– Thức uống: Trà, cà phê, nước trái cây… tùy khẩu vị và điều kiện tài chính.

Ngoài ra, để tạo nên một buổi tiệc trà không thể thiếu âm nhạc nhẹ, báo, tạp chí. Và đặc biệt, hạn chế đồ có gas và các món ăn chính rườm rà.

Thực đơn tiệc trà
Thực đơn tiệc trà vừa có trà, trái cây kèm với các loại bánh (Ảnh: Internet)

Quy trình tổ chức tiệc trà

Trước khi diễn ra bữa tiệc

– Dọn dẹp và vệ sinh khu vực.

– Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng cần thiết: Ly, đĩa, tách uống trà, ly, nĩa…

– Bày biện thức ăn và nước uống theo thực đơn của Nhà hàng – Khách sạn và đúng khu vực quy định.

Trong bữa tiệc

– Mời khách vào khu vực trang trí bữa tiệc

– Quan sát và kịp thời hỗ trợ nhu cầu của khách khi cần.

Sau khi bữa tiệc kết thúc

– Sử dụng đồ dùng chuyên dụng để dọn dẹp và phân loại rồi chuyển tới khu vực rửa.

– Đảm bảo khu vực tiệc được dọn dẹp sạch sẽ.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về hình thức tiệc trà cùng với những điều thú vị xoay quanh nó. Đừng quên hãy tự thưởng cho mình những buổi tiệc trà thư giãn nhẹ nhàng vào cuối tuần nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/quy-trinh-to-chuc-tiec-tra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...