Đường nho là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi của không ít người khi nghe về loại nguyên vật liệu khá lạ này. Trong bài viết hôm nay, cet.edu.vn sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời. Đồng thời, CET sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm tào phớ bằng đường nho.
Đường nho là một trong những phụ gia thực phẩm chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây và có giá thành khá cao. Đối với các món ăn kết hợp với sữa theo phương pháp đông (như tào phớ, sữa chua…) thì các hàng quán bên ngoài đường sử dụng thạch cao rất độc hại cho sức khoẻ. Vì vậy dùng đường nho thay thế cho các phụ gia có hại khác đang là xu hướng lựa chọn của chị em phụ nữ.
Đường nho là gì?
Đường nho GDL (Glucono Delta Lacton) là phụ gia thực phẩm nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy khá phổ biến trong mật ong, nước quả và rượu vang. Đường nho có dạng bột rất mịn, màu trắng và có vị đặc trưng của sản phẩm, nếu bạn nếm đường nho sẽ cảm nhận được vị ngọt dần thành vị chua. Loại đường này sẽ giúp bổ sung vị thơm nồng cho món ăn của bạn.
Hiện nay, ở trên thị trường có 2 loại đường nho GDL là đường nho Ý và đường nho Pháp. Theo nhận xét chung thì đường nho Ý ổn định và ít chảy nước hơn so với đường nho Pháp. Tuy nhiên, đường nho Ý khó kiếm và có giá thành cao hơn đường nho Pháp.
Cách làm tào phớ bằng đường nho
Đường nho GDL thủy phân trong nước thành axít, tạo kết tủa như chanh và giấm nhưng chậm hơn. Chính vì vậy, dùng đường nho GDL làm tào phớ rất mịn và đẹp.
Nguyên liệu làm tào phớ
– Sữa đậu nành: 1 lít. (Lưu ý: chọn sữa đậu nành càng đặc, ngon thì tào phớ sẽ càng mịn, béo)
– Đường nho: 5 gr
– Đường đỏ (hay còn gọi là đường hoa mai): 100 gr
– Vài bông hoa nhài
Cách làm tào phớ
– Đun sữa đậu nành chín rồi để nguội dần vừa mức hơi ấm. Vớt sạch bọt
– Pha 5 gr đường nho với 6 ml nước đun sôi để nguội.
– Nên sử dụng tô sứ hoặc bát thủy tinh để đựng đường nho (chính là sau đựng tào phớ). Tráng đường nho lên thành bát đựng.
– Đổ nhanh, nhẹ nhưng dứt khoát sữa đậu nành mà bạn đã xử lý vào sát miệng bát đường nho.
– Sau khi đổ sữa đậu nành vào bát đường nho pha sẵn, nếu còn có bọt dùng thìa hớt thật nhanh và nhẹ, để yên bát hỗn hợp đã trộn trong 30 phút.
– Trong thời gian chờ tào phớ đông, đun 100 gr đường hoa mai với nước lọc. Đun lửa nhỏ đến khi nước đường sôi kỹ, có màu đẹp thì tắt bếp, cho hoa nhài vào cho nước chan có mùi thơm nhẹ.
Thành phẩm:
– Tào phớ đông mịn, không bị rỗ, không bị tách nước. Ăn mềm, béo, ngậy, không có vị chua.
Lưu ý khi làm tào phớ:
– Khi pha đường nho không dùng nước ấm thay nước sôi, vì sẽ làm đường nho nhanh chua. Ngoài ra, chỉ nên bắt đầu pha đường nho khi sữa đậu nành đã ấm.
– Khi đổ sữa đậu nành vào bát đường nho, tránh không được đổ cao dễ tạo bọt, không dứt khoát thì tào phớ sẽ không mềm mịn, đồng khối.
– Tào phớ có thể ăn ngay sau khi đông hoặc giữ lạnh. Trong điều kiện ngăn lạnh, tào phớ có thể giữ được đến 2 ngày.
Đường nho bán ở đâu?
Hiện nay, đường nho được bày bán tại các siêu thị hoặc các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh. Đường nho có giá dao động từ 420.000 cho đến 500.000 vnđ cho một gói 1kg. Ngoài món tào phớ, đường nho còn có thể dùng để làm đậu phụ, pho mát, sữa chua…
Với những điều hôm nay cet.edu.vn đã giới thiệu, bạn đã hiểu hơn về đường nho là gì? CET rất hân hạnh đem đến cho các bạn những kiến thức về các nguyên liệu, phụ gia tốt cho sức khoẻ của bản thân và gia đình. Ngoài ra thì bột nở là một trong những nguyên liệu quen thuộc. Nhưng bạn đã biết bột nở là gì, cách làm bột nở và công thức hoá học của bột nở chưa? Cùng CET tìm hiểu nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét