Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là đất nước yêu thích ăn uống và có nền văn hoá ẩm thực hấp dẫn bậc nhất của châu Á. Đi cùng với sự phát triển của đất nước, mỗi năm số lượng nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mở mới là rất lớn. Các thương hiệu chuỗi thực phẩm, nhà hàng nổi tiếng thế giới cùng với những nhà đầu tư trong nước đã tạo nên bức tranh muôn màu về ngành dịch vụ ăn uống ở nước ta.
Bạn có biết, tính đến hết năm 2016, cả nước ta có khoảng 540,000 cửa hàng dịch vụ ăn uống, trong đó có hơn 430,000 cửa hàng nhỏ, hơn 7,000 cửa hàng thức ăn nhanh, 22,000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80,000 nhà hàng phát triển bài bản. Điều đó cho thấy, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển cực kỳ đa dạng, phong phú nhưng đó cũng là sức ép cạnh tranh cũng không hề nhỏ. Thực tế đã cho thấy không ít tấm gương thất bại, sớm phải rời bỏ cuộc đua khốc liệt này.
“Thuyền to thì sóng lớn”
Theo nghiên cứu của 1 website chuyên về Marketing, thị trường cho thấy nếu dựa số liệu của quý I/2017 thì ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống có bước thụt lùi khi số lượng khách ghé thăm đã giảm 9%, mức chi tiêu trung bình mỗi người đã giảm 12% và mức tổng doanh thu từ ngành này đã giảm 20% so với quý IV/2016. Ngoài ra, khoảng 80% cửa hàng dịch vụ ăn uống đều gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong 6 – 12 tháng đầu tiên.
Những nguyên nhân được chỉ ra là do: sự dè xẻn trong chi tiêu ăn uống bên ngoài của người tiêu dùng; sự mất niềm tin vào thực phẩm chế biến bên ngoài; xu hướng dùng bữa chính tại gia đình; cũng như việc bị các loại hình dịch vụ ăn uống online cạnh tranh…
Nguyên nhân của vấn đề
Như đã đề cập, việc mỗi năm số lượng cửa hàng dịch vụ ăn uống mở mới nhiều hơn dẫn đến thị trường ngày càng thu hẹp, trong khi người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn cho việc móc hầu bao để ăn uống. Ngoài những nhu cầu cơ bản như ăn no và ăn ngon, thì chất lượng còn phải đi cùng với giá cả hợp lý; cũng như sự trải nghiệm trong việc trải nghiệm dịch vụ.
Một trong những yếu tố không thể không nhắc đến là việc các loại hình dịch vụ ăn uống ngày càng đa dạng hơn. Dễ dàng nhận thấy, vài năm gần đây là sự lên ngôi của các dịch vụ ăn uống online hay giao hàng tận nơi. Đây là những loại hình dịch vụ duy nhất giữ được thị phần ổn định (so với tiêu thụ tại chỗ và mua mang đi).
Ngoài ra, một nguyên nhân khiến các chủ dịch vụ ăn uống dễ gặp thất bại khi tham gia lĩnh vực này xuất phát từ chính bản thân họ: thiếu định hướng và sự chuẩn bị các kỹ năng là những trường hợp thường gặp nhất. Việc thiếu định hướng dẫn đến việc gặp khó khăn trong sự hoạch định về nguồn vốn; hiểu sai về nhóm đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, chủ các cửa hàng dịch vụ thường không trang bị đủ kỹ năng chuyên môn, các lĩnh vực liên quan có thể hổ trợ tốt cho công việc chính của mình.
Còn đối với các doanh nghiệp, chuỗi lớn từ nước ngoài sau bước khởi đầu thành công, họ thường gặp khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ của mình do đặc tính của người Việt thường “nhanh thèm chóng chán” đối với các dịch vụ mới; thói quen sinh hoạt ưa chuộng các quán ăn vặt, lề đường.
Nhưng… cơ hội vẫn còn
Thực tế, nếu nắm bắt được thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng và sự chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, yếu tố thì cơ hội để khai thác và thành công trong ngành dịch vụ vẫn rất lớn. Tuy xu hướng người tiêu dùng có sự thay đổi nhất định nhưng ăn uống vẫn là nhu cầu hàng đầu của con người vì vậy nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội thì họ vẫn sẽ sẵn sàng móc hầu bao. Vì vậy các nhà hàng – khách sạn nên đầu tư một đội ngũ F&B chuyên nghiệp để làm hài lòng khách hàng của mình, vậy bộ phận F&B là gì? Có nhiệm vụ gì? (tìm hiểu thêm)
Với việc nền kinh tế ngày càng chú trọng vào phát triển du lịch sẽ kéo các ngành dịch vụ ăn uống “hồi sinh” trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, các ngành nghề ăn uống tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng lại đang thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư lớn sẵn sàng chung tay thúc đẩy ngành này phát triển.
Ăn uống là loại hình kinh doanh có sự biến chuyển liên tục cùng với đó là sự thách thức từ nhiều đối tương và yếu tố khác nhau đã tạo ra bức tranh kinh tế sôi động của lĩnh vực này trong nhiều năm qua. Và sau giai đoạn khởi động chậm, tin chắc rằng doanh thu và thị trường sẽ tăng tốc hơn vào giai đoạn giữa và cuối năm.
Bạn nào đang theo học ngành quản trị nhà hàng – khách sạn muốn cập nhật kiến thức nganh nhanh nhất thì nhớ tham khảo trang Kiến Thức Chuyên Ngành của CET nhé, nơi đây không chỉ cung cấp về kiến thức mà còn có những kỹ năng nghề nghiệp,…sẽ giúp rất nhiều cho công việc của bạn. Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét