Chắc hẳn bạn đã nghe những người đi làm đều nhắc đến Deadline và nỗi sợ trễ Deadline. Vậy Deadline là nghĩa gì? Và chạy Deadline là gì?… CET cùng với bạn tìm hiểu nhé!
Deadline là thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Deadline thường được cho là yếu tố có tác động xấu đến tinh thần, công việc của người nhân viên. Tuy nhiên, nếu họ biết cách tận dụng, sắp xếp và thích nghi thì Deadline sẽ trở thành “bàn đạp” giúp bạn triển khai công việc hiệu quả.
Deadline là gì?
Deadline nghĩa là thời gian kết thúc nhưng thuật ngữ này nhằm nói đến thời gian hoàn thành công việc cụ thể được giới hạn ở một thời điểm nhất định nào đó. Ngày nay, hầu như ngành nghề nào cũng ứng dụng Deadline vào công việc nhằm để thúc đẩy người nhân viên hoàn thành công việc kịp tiến độ. Từ đó, trễ Deadline và chạy Deadline trở thành nỗi sợ, ám ảnh thường xuyên của bất kỳ ai.
Deadline có thật sự xấu như bạn nghĩ?
Bên cạnh những mặt “không tốt”, Deadline có những chức năng hữu dụng nhất định dành cho công việc của bạn. Nó sẽ chính là mục tiêu để bạn có thể theo dõi và thực hiện đúng kế hoạch đề ra một cách chuẩn xác nhất. Deadline còn giúp tạo sự tin tưởng giữa đối tác và người làm việc, giup đối tác thấy được sự hiệu quả công việc của bạn. Ngoài ra, khi trở thành người quản lý, Deadline sẽ là “vũ khí” tâm lý để cho bạn thúc đẩy nhân viên của mình làm việc tốt hơn.
Những phương pháp giúp bạn chạy Deadline hiệu quả
– Kế hoạch rõ ràng và chi tiết: Bạn phải có kế hoạch cho từng giai đoạn thời gian cho từng cá nhân. Việc lên kế hoạch chi tiết, dễ dàng giúp bạn dễ dàng kiểm soát kết quả công việc của mình nhất. Ngoài ra, nếu bạn có quá nhiều Deadline hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần hoàn thành trước.
– Quyết tâm cao nhất, liên tục cố gắng: Đây là một cuộc đua, chỉ cần bạn dừng lại thì bạn sẽ thất bại.
– Thương lượng thời gian: Với một công việc, bạn cần đưa ra một khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo có thể hoàn thành. Bạn không thể đưa ra khối lượng công việc 30 ngày và lên kế hoạch 3 ngày hoàn thành. Bạn sẽ chán nản ngay từ ngày đầu tiên và không có gì diễn ra những ngày tiếp theo.
– Ghi chú thông báo: Hãy ghi chú lại, thông báo để đảm bảo công việc sẽ được thực hiện theo đúng lộ trình. Đây cũng là một cách nhắc nhở bản thân bạn tập trung vào công việc hơn.
– Có đội ngũ/công cụ phù hợp với kế hoạch: Nếu công việc yêu cầu làm việc đội nhóm hãy chọn những đồng đội phù hợp nhất, lắng nghe ý kiến của họ và cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để các bạn cùng hoàn thành tốt nhất công việc đặt ra.
– Yêu cầu trợ giúp: Sẽ có những kế hoạch vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đừng chần chừ khi yêu cầu trợ giúp. Mọi sự trợ giúp kịp thời giúp bạn hạn chế tốt nhất những rủi ro khi không hoàn thành công việc đấy.
Những “sai lầm” khi lập ra Deadline
– “Chồng chéo” các Deadline: các công việc khác nhau sẽ có thời gian thực hiện và hoàn thành khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta sẽ bị trùng các Deadline với nhau (nhất là vào những giai đoạn cao điểm). Vì vậy, bạn nên ghi chú, hệ thống lại theo ngày, tháng, quý, năm để có những sự điều chỉnh hoặc nhận hỗ trợ kịp thời.
– Tạo ra Dealine không thực tế: nếu lập ra Deadline không khả thi với khả năng, điều kiện thực tế thì bạn bắt buộc phải làm quá sức, tâm lý chán nản và kết quả công việc thì có thể sẽ không được như mong muốn.
– Không chia giai đoạn cho Deadline: sai lầm này sẽ khiến bạn mất kiếm soát tiến độ công việc. Chia thành những giai đoạn nhỏ cho Deadline sẽ giúp bạn hệ thống, đánh giá, phân phối sức lực, tài nguyên hợp lý hơn.
– Tạo ra Deadline khi thật sự cần kiên nhẫn: đối với những công việc cần sự tỉ mỉ, nhất quán thì việc tạo ra Deadline chỉ làm uổng phí thời gian của bạn mà kết quả thì vẫn không được hoàn thành.
– Bắt chước người khác: việc đặt Deadline rập khuôn theo người khác sẽ đẩy chính bạn vào thất bại. Tuỳ theo khả năng của bản thân, nhóm, trang thiết bị hỗ trợ mà thời gian hoàn thành công việc khác nhau.
Dateline là gì? Dateline khác với Deadline như thế nào?
Trước hết, chúng ta cần nắm rõ định nghĩa của Dateline là dùng để chỉ mốc thời gian, mùi giờ cụ thể. Trong khi đó, Deadline là thời gian mà bạn phải làm xong công việc nào đó.
Ví dụ: “Tôi có một cuộc họp vào lúc 5h ngày x tháng x năm xxxx” thì đây là Dateline. Còn Deadline là khi “Chúng tôi phải làm xong báo cáo trước 5h ngày x tháng x năm xxxx”.
Sau tất cả, việc đặt ra Deadline cho công việc hằng ngày vẫn vô cùng quan trọng. Nếu không có Deadline, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng chây lười. Hy vọng với những thông tin chuyên mục kiến thức ngành quản trị nhà hàng – khách sạn của CET chia sẽ, bạn sẽ quản lý và làm việc thành công hơn nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét