Một nỗi lo của không ít bạn trẻ hiện nay đó là không thể vượt qua sức ép của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển nguyện vọng 1, 2.
Tuy nhiên, trên thực tế, điều này dường như chưa phải là vấn đề mà các nhà tuyển dụng hiện nay quá quan tâm. Bởi doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào yếu tố tay nghề chuyên môn hóa của nhân sự hơn. Theo ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thẳng thắn trao đổi: “Học nghề hoặc trung cấp rất dễ xin việc, vì thị trường lao động đang cần những nguồn lực như vậy” – (giaoduc.net.vn). Vậy thì, nếu không đậu nguyện vọng 2, hãy cứ bình tĩnh và tiếp tục “hành động”, bạn còn nhiều sự lựa chọn khác nữa.
Tuổi 18 có rất nhiều hướng nghề nghiệp khác nhau
Nguyện vọng 2 nên học khi và chỉ khi
Trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, bạn không thể bỏ qua một số lưu ý sau:
– Trước hết, hãy chắc chắn bản thân yêu thích, xác định sẽ gắn bó lâu dài với ngành nghề đó. Vì nếu đậu nguyện vọng 2, nhưng chưa thực sự đam mê, không ít bạn trẻ không đủ động lực, dừng bước chỉ khi mới đặt chân vào ngưỡng cửa đại học.
– Điều thứ hai, xét tuyển nguyện vọng 2 khi đã tìm hiểu kỹ càng về nhu cầu của xã hội đối với ngành học mình đăng ký. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất luôn là vấn đề việc làm. Song, đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức ở bất kỳ bậc học nào đi chăng nữa cũng đều không chắc chắn tỉ lệ thuận với công việc sau khi ra trường. Hiểu đơn giản là, nếu ngành học đó không phù hợp với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động, việc đầu tư sẽ lãng phí.
– Thứ ba, chọn nghề xét tuyển ở nguyện vọng 2 nên phù hợp với điều kiện và sự hỗ trợ từ phía gia đình. Với sự hỗ trợ từ cha mẹ, người thân, con đường học tập của bạn sẽ trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Như vậy, sau cùng, nguyện vọng 2 vẫn luôn rất đáng được lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài điều này ra, bạn còn nhiều sự lựa chọn khác hấp dẫn không kém. Một trong số đó là “học nghề”.
Vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi hệ trung cấp nghề?
– Nhiều ngành nghề mới có tiềm năng rất lớn: Không thể bỏ qua những ngành nghề giàu tiềm năng xuất phát từ các trường trung cấp hiện nay như: Nhà hàng – Khách sạn: Quản lý nhà hàng, đầu bếp, bếp trưởng, Food Stylist…; Công nghệ thông tin: Lập trình viên, thiết kế game…; Marketing: Social, Digital, PR…; Xây dựng: Kiến trúc sư, giám sát thi công…; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thực phẩm… Đây là nhóm công việc phụ thuộc vào bàn tay con người khó thay thế trong thời đại 4.0. Các ngành nghề này theo thống kê, mức lương khởi điểm thường dao động ở mức từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Tùy vào năng lực, số năm làm việc và thái độ người làm việc, mức lương tăng đều hằng quý và có thể chạm tới con số trên 2000USD.
Càng vững tay nghề và kiến thức, sinh viên trường nghề càng có thu nhập cao
– Điều kiện xét tuyển “dễ thở”, giảm áp lực thi cử hơn rất nhiều: Khi đăng ký vào trường nghề, điều kiện xét tuyển “dễ thở” đã giảm đi một khối lượng áp lực thi cử rất lớn cho bạn. Thông thường, bạn đã có thể bắt đầu theo đuổi ngành mình đam mê chỉ với bằng THCS mà thôi.
Giảm bớt áp lực thi cử và điều kiện xét tuyển đơn giản
– Học thật – làm thật: Lợi thế vô cùng lớn của các trường nghề mang lại đó là việc học và giảng dạy đang bám sát vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Giảng viên trực tiếp nghiên cứu, biên soạn giáo trình đa phần là đội ngũ các quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có đủ tự tin và năng lực đáp ứng yêu cầu mà nhà tuyển dụng đang cần.
– Thiên về thực hành: Các khóa học nghề thường có tới 80% thời lượng là thực hành. Sinh viên thành thạo tay nghề ngay trong thời gian học.
– Tiết kiệm thời gian, tiền bạc: Hiện nay, các khóa đào tạo nghề có học phí khá dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng học khác nhau, đã bao gồm chi phí thực hành… Đặc biệt, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian vô cùng lớn nếu theo học nghề từ sớm, khoảng 2 – 5 năm so với lộ trình học tập truyền thống từ THPT lên Đại học .
– Nhiều hướng phát triển: Con đường học nghề tạo điều kiện tối đa để bạn không chỉ làm việc được tại doanh nghiệp mà còn có thể tự kinh doanh riêng…
– Nhanh “hoàn tiền, thu hồi vốn đầu tư” cho việc học: Cuối cùng, học nghề là con đường gần như là nhanh nhất để bạn “hoàn tiền, thu hồi vốn đầu tư” cho việc học. Bạn có thể vừa học vừa làm và tìm việc ngay sau khi ra trường để chi trả cho khoản học phí trước đó.
Trung cấp ngành Nhà hàng – Khách sạn – Rộng mở con đường thăng tiến
Cũng chính vì những lợi thế đó, chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) tại CET đang là hướng đi mà rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay.
Với chương trình đào tạo bám sát yêu cầu các tập đoàn NHKS quốc tế 5 sao, trên 80% thực hành, đội ngũ Giảng viên là các Bếp trưởng điều hành, Chuyên gia ẩm thực, Quản lý cấp cao tại New World, Park Hyatt, REX, Caravelle, Intercontinential Saigon, Majestic… cùng cơ sở vật chất hiện đại tạo nên môi trường đào tạo lý tưởng dành cho sinh viên theo học. Ngoài ra, sinh viên còn được đảm bảo hỗ trợ giới thiệu thực tập, làm việc và tham gia nhiều hoạt động giao lưu, ngoại khóa năng động và bổ ích.
Sinh viên thuyết trình về kỹ năng giám sát bộ phận buồng phòng
CET – Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, là đơn vị đào tạo đa ngành cung ứng nguồn nhân lực cho khối ngành: Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm Thực – NHKS. Nếu bạn ước mơ trở thành Đầu bếp, Bếp trưởng hoặc Quản lý NHKS, đừng ngần ngại để lại liên hệ bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6148 (Miễn phí cước gọi) để được CET hỗ trợ chi tiết nhé.
Không đậu tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) là điều mà hầu hết các bạn học sinh cấp 3 đều cảm thấy lo sợ. Làm sao để không “gãy gánh giữa đường” vì rớt tốt nghiệp trung học phổ thông? Mời bạn tham khảo thêm nhé.
Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tin-tuc/huong-nghiep/rot-nguyen-vong-2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét