Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Đơn vị  đo lường trong pha chế mà Bartender phải thuộc nằm lòng

Hiểu rõ, thuộc nằm lòng về các đơn vị đo lường trong pha chế và cách đo sao cho chính xác nhất luôn là những bài học đầu tiên mà các Bartender, Barista phải ghi nhớ. Vì để tạo nên một món đồ uống hoàn hảo, vai trò của việc định lượng rất quan trọng. Chỉ cần sai một chút thôi cũng có thể khiến cho thành phẩm của bạn không đạt chất lượng.

bartender nắm vững các đơn vị đo lường

Làm pha chế phải nắm vững các đơn vị đo lường và cách chuyển đổi chúng.

Thông thường với người Việt, chúng ta đã khá quen thuộc với các đơn vị đo lường như: l (lít), ml (mililit), g (gram), kg (kilogam)… Thế nhưng để làm pha chế chuyên nghiệp sẽ không dừng ở đó, các công thức pha chế hầu hết đều dùng đơn vị đo lường quốc tế mà nếu không biết và nắm vững, bạn sẽ rất dễ bối rối khi làm việc hoặc khó khăn khi pha chế các món đồ uống. Bên cạnh đó, với mỗi nguyên liệu đồ uống khác nhau lại có những đơn vị đo lường tương ứng đa dạng. Cùng CET tìm hiểu ngay những kiến thức quan trọng không thể bỏ qua này ngay dưới đây nhé!

Các đơn vị đo lường thông dụng

hình ảnh các đơn vị đo lường thông dụng trong pha chế

Có nhiều đơn vị đo lường thông dụng trong pha chế. Ảnh: internet

Fluid Ounce hay viết tắt là: fl oz; fl.Oz. hoặc oz. Fl.

Ounce hay Ounces thường được viết tắt là oz. Là một đơn vị đo khối lượng quốc tế có trọng lượng là 28.34 gr (chính xác là 28.3495231). Tùy vào các trường hợp áp dụng đo lường khác nhau mà đơn vị này được viết thành nhiều cách như: ounce, once, ons, unze… Vì trọng lượng của Ounce có thể gây ra một số nhầm lẫn nên trong pha chế, người ta thường dùng thang đo là fl oz (Fluid Ounce – đơn vị thể tích – fl oz) để thay thế. Lưu ý là phải dùng kí hiệu fl oz và đơn vị chính xác của fl oz theo chuẩn US là 29.57353 ml.

Teaspoon hay viết tắt là tsp hoặc ít thường xuyên hơn như: t, ts. hoặc tspn.

Đơn vị đo này khác hoàn toàn với “T” vì “T” một đơn vị đo lớn hơn. Cụ thể là Tablespoon (“Tbsp”, “T.”, “Tbls.” hoặc “Tb.”).

Ở Việt Nam, Teaspoon được hiểu là 1 thìa cà phê (hoặc 1 muỗng cà phê) và là dụng cụ đo phổ biến.

Dessertspoon viết tắt thành dstspn

Đây là muỗng dùng cho món tráng miệng và là một đơn vị đo lường trong pha chế hoặc ẩm thực.

Tablespoon được viết tắt Tbsp, T., Tbls. hay Tb..

Đơn vị này hay còn gọi là muỗng canh (thìa canh). Ở mỗi quốc gia  khác nhau,Tablespoon sẽ có đơn vị đo lường khác nhau.

Cup

Hiểu theo tiếng Việt thì đây là cốc, là một đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất liên quan đến nấu ăn và pha chế.

Pound

Là 1 đơn vị đo lường khối lượng thuộc hệ thống Đơn vị Imperial. Ngày nay, 1 pound được chia thành 16 ounce và tương ứng với 0,453 592 37 kg.

Các chuyển đổi các đơn vị đo lường sang mililit (ml)

hình ảnh đơn vị đo lường ml

Chuyển đổi các đơn vị đo lường sang ml để pha chế đơn giản hơn. Ảnh: Internet

  • 1 Teaspoon = khoảng 5 ml.
  • 1 Dessertspoon = 10 ml. (bằng hai muỗng cà phê)
  • 1 Dessertspoon = 10 ml
  • 1 Dessertspoon = 10 ml
  • 1 Tablespoon = 14,8 ml (Hoa Kỳ); = 15 ml (Anh); = 20 ml (Úc)
  • 1 Fluid Ounce = 29.5735 ml theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • 1 cup của Hoa Kỳ = 240 ml; = 16 tablespoons (236.588 ml) theo quốc tế và = 12 tablespoons (177.441 ml) của Úc.
  • 1 pound = 473,17 ml.

Một số tiêu chuẩn đo lường rượu

Đo lường trong pha chế rượu thì hệ đo lường SI thường dùng là minllitre (ml), centilitre (cl) hoặc litre (l) (1 l = 100 cl = 1000 ml). Bên cạnh đó, do lịch sử phát triển mà một số đơn vị đo lường khác cũng được sử dụng thường xuyên. Dưới đây là một vài tiêu chuẩn đo lường thông dụng khi pha chế rượu:

  • 1 dash (hoặc splash) = 1/8 Oz
  • 1 teaspoon (muỗng cà phê) = 3/8 Oz
  • 1 tablespoon (muỗng súp) = 1 Oz
  • 1 pony = 3/2 Oz
  • 1 jigger (barglass) = 4 Oz
  • 1 cup = 8 Oz

hình ảnh bảng tiêu chuẩn đo lường rượu

Bảng tiêu chuẩn đo lường rượu. Ảnh: Internet

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các thành phần chất lỏng cocktail được đo bằng ounces (oz) gần bằng 29,9 milliliter(ml).

Trên đây là những thông tin về các đơn vị đo lường trong pha chế chuyên nghiệp và cách chuyển đổi sang các đơn vị đo lường khác. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Bài viết nói về: Đơn vị  đo lường trong pha chế mà Bartender phải thuộc nằm lòng
Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET
Tác giả: Đình Anh Vũ


Tác giả: Đình Anh Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...