Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Những điều nhân viên nhà hàng – khách sạn cần biết trước khi ký hợp đồng lao động chính thức

Trước khi vào làm tại một đơn vị nhà hàng, khách sạn nào đó, ngoài tính chất công việc, môi trường thì những vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được những quyền lợi khi trở thành nhân viên chính thức. Vậy nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cần chú ý những gì?

Thời gian thử việc tối đa

Thời gian thử việc tại các công ty và đơn vị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn sẽ phụ thuộc vào trình độ ứng viên và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, khoảng thời gian được áp dụng rộng rãi là:

– Nhân viên có trình độ Cao đẳng trở lên là 60 ngày.

– Nhân viên có trình độ Trung cấp là 30 ngày.

– Nhân viên ở những trình độ khách là 6 ngày.

Mỗi nhân viên chỉ thử việc 1 lần cho 1 vị trí công việc. Và đối với hợp đồng lao động (HĐLĐ)
theo thời vụ, nhân viên Casual sẽ không áp dụng thử việc.

thời gian thử việc

Thời gian thử việc với nhân viên có trình độ Cao đẳng trở lên là 60 ngày (Ảnh: Internet)

Thời hạn nhận kết quả thử việc

Nhà tuyển dụng sẽ thông báo cho nhân viên Nhà hàng – Khách sạn về kết quả thử việc của họ trước thời điểm kết thúc thử việc 3 ngày.

– Nếu nhân viên không đạt yêu cầu sẽ không ký HĐLĐ và chấm dứt công việc khi hết thời gian thử việc.

– Nếu nhân viên đạt yêu cầu sẽ tiến hành ký HĐLĐ ngay.

Trong trường hợp vi phạm quy định, đơn vị sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng và bị buộc bồi hoàn 100% lương.

Loại HĐLĐ sẽ ký sau thử việc

HĐLĐ được chia thành nhiều loại như:

– HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng.

– HĐLĐ không xác định thời hạn.

– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc thực hiện công việc nhất định dưới 12 tháng.

– HĐLĐ được giao kết bằng miệng với công việc mang tính tạm thời và thời hạn dưới 3 tháng.

Mức lương thử việc tối thiểu

Mức lương tối thiểu nhân viên Nhà hàng – Khách sạn được nhận trong thời gian thử việc là 85% lương chính thức nếu được ký HĐLĐ.

Chẳng hạn như, lương chính thức sau khi ký HĐLĐ là 6 triệu đồng, thì mức lương thử việc ít nhất nhân viên được nhận là 5.100.000/tháng.

Nếu không trả đúng mức lương thử việc, đơn vị sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng/ nhân viên và buộc phải trả 100% lương.

Mức lương chính thức tối thiểu nhân viên được nhận sau khi ký HĐLĐ

Mức lương chính thức phải trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức LTT vùng năm 2019 được quy định như sau:

– Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng.

– Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng.

– Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng.

– Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng

Trên thực tế, mức lương chính thức còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa đơn vị và ứng viên dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn của ứng viên.

Nếu đơn vị vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng/nhân viên. Nếu lương trả chậm trên 15 ngày sẽ phải trả thêm theo lãi suất ngân hàng.

mức lương tối thiểu của nhân viên

Mức lương tối thiểu của nhân viên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
(Ảnh: Internet)

Quy định về lương làm thêm giờ

Lương làm thêm giờ = Lương thực trả x Số % x Số giờ làm thêm

Số % sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi khách sạn có thể là 150%, 200% hoặc 300%.

Nhưng nhìn chung, các nhà hàng, khách sạn sẽ áp dụng chính sách làm thêm sau:

– Làm thêm vào ngày thường: 150% lương.

– Làm thêm vào nghỉ nghỉ hàng tuần: 200% lương.

– Làm thêm ngày lễ, Tết: 300%.

Nếu làm việc vào ban đêm, tiền lương sẽ được tính theo công thức: Lương làm việc ban đêm = Lương thực trả x 130 % x Số giờ làm việc ban đêm

Nếu làm thêm vào ban đêm, lương sẽ được tính theo công thức: Lương làm thêm vào ban đêm = Lương làm việc vào ban đêm x Số %

Một vài quy định khác

Người lao động sẽ được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách bao gồm ngày phép, bảo hiểm, chế độ thai sản, trợ cấp, lương tháng 13, thưởng lễ Tết… sau khi ký HĐLĐ.

Ngoài ra, người lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nhà tuyển dụng không trả lương đúng thỏa thuận hoặc bị quấy rối, nhưng phải thông báo trước 3 ngày.

Nếu chưa hết thời gian ký kết, người lao động muốn chấm dứt HĐLĐ sẽ phải báo trước với đơn vị và có thời gian 30 ngày để hoàn thành tất cả thủ tục bàn giao công việc.

Tổng kết

Với những thông tin mà nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cần biết trước khi ký HĐLĐ chính thức mà Cet.edu.vn cung cấp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn trang bị được một số kiến thức cần thiết để bước vào môi trường thực tế và tránh được những rắc rối không đáng có.



Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-ky-hop-dong-lao-dong-chinh-thuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...