Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Bếp lạnh là gì? Công việc của một nhân viên bếp lạnh?

Bếp lạnh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khu bếp của các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá mới mẻ và không phải ai cũng biết về nó. Vì thế, hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu xem Bếp lạnh là gìcông việc của nhân viên Bếp lạnh là gì nhé!

Ngày nay, nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày càng tăng cao, vì thế các nhà hàng và các đơn vị kinh doanh ẩm thực không ngừng mở rộng, đầu tư các trang thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết, để khu Bếp để tạo nên những món ăn phong phú, hấp dẫn cho thực khách. Và trong đó, ngoài Bếp nóng, thì Bếp lạnh là một bộ phận không thể thiếu.

Bếp lạnh là gì?

Bếp lạnh hay còn được gọi là Cold Kitchen, Bếp Salad, là khu vực dùng để chế biến những món ăn không cần chế biến qua lửa, trong khu bếp của các nhà hàng, khách sạn. Các món ăn đó bao gồm: Salad, gỏi cuốn, Sanwich, thịt nguội…

Bếp lạnh thường rất phổ biến tại các nhà hàng Âu và để có thể tạo ra lượng thức ăn đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của thực khách, các nhà hàng phải cần đến đội ngũ nhân viên được gọi là nhân viên Bếp lạnh, nhân viên salad hay nhân viên bếp nguội.

Bếp lạnhBếp lạnh là khu vực để chế biến các món ăn không chế biến qua lửa (Ảnh: Internet)

Công việc của một nhân viên Bếp lạnh trong nhà hàng

Cũng tương tự như Bếp nóng, nhân viên Bếp lạnh cũng đảm nhiệm những công việc chính, bao gồm:

– Chuẩn bị, sơ chế các nguyên vật liệu và thực hiện chế biến các món Salad, gỏi, Sanwich, đồ cuốn… theo thực đơn nhà hàng.

– Đảm nhận chính các món Salad trong thực đơn Buffet sáng và thực đơn A la carte (thực đơn đáp ứng theo yêu cầu) của nhà hàng.

– Kiểm tra khu vực kho để đảm bảo các nguyên liệu, thực phẩm được bảo quản đúng cách và đủ cho hoạt động của bếp.

– Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm nhập hoặc xuất kho trong ngày.

– Luôn giữ vệ sinh khu Bếp lạnh sạch sẽ, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ thuộc khu vực mình làm việc, duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động.

– Nhân viên Bếp lạnh cũng phải phối hợp với các bộ phận khác trong khu bếp để hoàn thành món ăn theo yêu cầu của thực khách.

– Thực hiện các công việc mà Bếp trưởng, Bếp phó hay cấp trên giao phó.

sơ chế nguyên vật liệuChuẩn bị, sơ chế nguyên vật liệu và chế biến Salad là công việc chính của nhân viên Bếp lạnh. (Ảnh: Internet)

Những tiêu chuẩn của một nhân viên Bếp lạnh cần có

Nhanh nhạy, tỉ mỉ

Nhanh nhạy, tỉ mỉ, tập trung vào công việc, có sức khỏe tốt để chịu được áp lực và đảm đương tốt công việc chính là những yếu tố mà một nhân viên Bếp lạnh cần có. Do đặc thù công việc, mỗi ngày nhân viên Bếp lạnh phải thực hiện thường xuyên và rất nhiều các món Salad, gỏi… để phục vụ cho thực khách. Do đó, những món ăn này cần được chế biến, trình bày một cách nhanh chóng tỉ mỉ, bắt mắt để tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách và đảm bảo sự hấp dẫn, ngon miệng.

Có kinh nghiệm chế biến các món Salad

Hiện nay, các nhà tuyển dụng, nhất là các nhà hàng, khách sạn 4,5 sao hay nhà hàng Âu, khi tuyển dụng nhân viên Bếp lạnh, đều ưu tiên cho các ứng viên có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ẩm thực, am hiểu chuyên sâu về các món lạnh trong nhà hàng. Và đặc biệt, ứng viên phải có kinh nghiệm phụ trách món salad, có khả năng sáng tạo món ăn và kỹ năng trình bày đẹp mắt…

Nhân viên Bếp lạnh

Nhân viên Bếp lạnh phải có sự am hiểu về các món lạnh nhất là Salad và cần sự sáng tạo trong cách chế biến, trình bày món ăn (Ảnh: Internet)

Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt

Do khối lượng công việc trong khu bếp khá nhiều, vì thế nhân viên Bếp lạnh trong mỗi nhà hàng, phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thật tốt, để có thể phối hợp với các nhân viên của những bộ phận khác, tạo ra những thành phẩm chất lượng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Từ những thông tin mà CET chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ Bếp lạnh là gì và công việc cũng như những yếu tố cần có của một nhân viên Bếp lạnh. Nếu bạn yêu thích công việc này, đừng quên thường xuyên tự thực hiện các món salad tại nhà hay tham gia vào các khóa học nấu ăn hoặc học việc tại các nhà hàng, quán ăn… để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhé!

Commis chef là thuật ngữ rất quen thuộc ở trong lĩnh vực F&B nói chung và bộ phận Bếp nói riêng. Hầu hết người đang theo ngành Bếp đều từng trải qua vị trí, công việc này. Vậy Commis chef là gì? cùng tìm hiểu xem và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm dành cho những bạn đang và chuẩn bị đảm nhận vai trò này nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/bep-lanh-la-gi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...