Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Top những món ăn Việt Nam nổi tiếng thế giới

Ẩm thực Việt Nam luôn gìn giữ và phát huy những nét tinh túy, độc đáo của dân tộc. Cũng chính bởi hương vị thơm ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, ẩm thực Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trong nền ẩm thực thế giới. Sau đây, hãy cùng chuyên mục Khám Phá Ẩm Thực của Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) điểm qua các món ăn Việt Nam được cả thế giới biết đến nhé!

Phở

Là người con Việt Nam, chắc chắn, ai ai cũng biết đến hương vị của món phở, một món ăn đặc trưng của nền ẩm thực Việt. Phở cũng chính là món ăn đi sâu vào tiềm thức mà khi bất kỳ một khách du lịch nào hỏi “Nên ăn gì khi đến Việt Nam?”, ta đều giới thiệu món phở trước tiên. Phở đã từng nhiều lần được CNN, BBC, Business Insider… bình chọn trong top những món ăn ngon nhất châu Á. Vào năm 2016, Liên minh Kỷ lục Thế giới – Wordkings đã công bố phở là một trong 3 món ăn Việt Nam lọt vào top 100 món ngon nổi tiếng thế giới.

Bún chả

Cùng lọt vào top 100 món ăn nổi tiếng thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới – Wordkings công bố năm 2016, món bún chả Hà Nội được nhận không ít lời khen từ những tín đồ sành ăn trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, bún chả cũng vinh dự khi đạt được những danh hiệu như: Nằm trong top 10 món ngon mùa hè của CNN, top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới của National Geographic… Và bún chả còn là món ăn mà Cựu Tổng thống Obama cùng đầu bếp Anthony Bourdain đã thưởng thức khi công du đến Việt Nam.

Bún chả Bún chả là món ăn nhận được nhiều danh hiệu và ca ngợi từ các trang thông tin nước ngoài (Ảnh: Internet)

Bánh mì

Bánh mì là một món ăn bình dị và khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Người Việt có thể ăn bánh mì cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hay bất kỳ thời điểm nào mà họ thích. Mặc dù, bánh mì là món ăn bình dân nhưng nó từng được các trang báo nước ngoài như The Guardian, National Geographic, BBC hay Tripadvisor dành những lời khen ngợi đặc biệt. Vào năm 2016, bánh mì Việt Nam đứng đầu trong danh sách 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới được trang du lịch Fodor’s Travel của Mỹ bình chọn.

Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn đặc sản của người dân miền Tây Nam Bộ. Bánh có lớp vỏ bên ngoài giòn rụm và phần nhân bên trong hài hòa, đậm vị. Bánh xèo là một trong những món ăn Việt Nam tham gia Đại hội ẩm thực đường phố 2016 (WSFC) được tổ chức tại Manila, Philippines. Theo đánh giá của CNN, bánh xèo thuộc top món ăn đường phố được yêu thích nhất 2016 và tiếp tục là món ăn hấp dẫn của năm 2017.

bánh xèoNhững chiếc bánh xèo vàng ươm, giòn rụm được cuộn cùng rau sống và chấm với nước chấm chua ngọt khiến nhiều khách du lịch say mê (Ảnh: Internet)

Cao lầu Hội An

Cao lầu Hội An từng được CNN nhắc đến là một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam và được tờ Traveller (Australia) bình chọn là món ăn đường phố ngon nhất châu Á. Cao lầu mang đậm hương vị của ẩm thực miền Trung tinh tế và độc đáo. Nó là sự kết hợp giữa những sợi mì vàng ươm ăn kèm với tôm, thịt heo và các loại rau sống, cùng nước dùng tròn vị.

Mì Quảng

Mì Quảng là một món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất miền Trung kỳ vĩ. Đồng thời, nó cũng là một trong 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á và được Roughguides gợi ý là một trong 10 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam.

Mì Quảng Mì Quảng được đánh giá là một trong 10 món ngon nhất định phải thử khi đến với miền Trung Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ngoài những món ăn trên, các món đặc sản như: Mì Quảng, Chả cá Lã Vọng, Gỏi cuốn, Bún bò Huế hay Cơm tấm đều nhận được rất nhiều sự ca ngợi từ các trang thông tin, nằm trong top các cuộc bình chọn và được nhiều tín đồ ẩm thực trên khắp thế giới biết đến.

Thật tự hào khi là người con sinh sống trên mảnh đất hình chữ S này đúng không nào? Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ lại tiếp tục đưa hình ảnh của nhiều món ăn Việt Nam vươn tầm quốc tế hơn nữa. Còn bây giờ, hãy thưởng thức hết tất cả món ngon của đất nước khi có cơ hội bạn nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kham-pha/mon-an-viet-nam-noi-tieng

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng cần biết

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Vậy quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì? Hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra nhằm đảm bảo từ khâu sơ chế, chế biến đến bảo quản thực phẩm phải đúng các tiêu chuẩn, ngăn chặn các mối nguy hại ảnh hưởng đến thực phẩm và gây nguy hiểm đến sức khỏe của thực khách. Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà hàng, quán ăn, khu nghỉ dưỡng… cần áp dụng gồm:

Vệ sinh an toàn thực phẩmVệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống quan tâm hàng đầu (Ảnh: Internet)

Những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh

– Diện tích phải đủ rộng để bày trí các khu vực cần thiết như: Khu bày bán thực phẩm, khu chế biến, khu chứa đựng, khu bảo quản, và phải thuận tiện để vận chuyển nguyên vật liệu, thực phẩm.

– Kết cấu nhà cửa, trần, sàn, các khu vực phải vững chắc, xây dựng bằng vật liệu phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh; bảo đảm an toàn vệ sinh, tránh các vi sinh vật, côn trùng gây hại, các loại động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.

– Cơ sở kinh doanh phải được xây dựng ở địa điểm không bị ngập nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng bởi các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại hay các nguồn gây ô nhiễm khác.

– Khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải được xây dựng tách biệt, phù hợp với yêu cầu kinh doanh thực phẩm.

– Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

– Khu vực vệ sinh của nhà hàng phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm.

– Đảm bảo nguồn nước phải sạch và đủ để duy trì hoạt động vệ sinh, chùi rửa trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở.

– Thực phẩm, nguyên liệu kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.

Chất lượng món ănChất lượng món ăn, hình thức bắt mắt và an toàn vệ sinh chính là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của thực khách (Ảnh: Internet)

Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

– Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ kinh doanh như các loại chén, đũa, nĩa, dao… phải được rửa sạch, bảo quản khô ráo.

– Có các loại dụng cụ chuyên biệt dùng cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Đủ trang thiết bị để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.

– Có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc diệt chuột, diệt côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

– Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp.

Yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng

– Chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

– Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải trải qua quá trình khám và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.

yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩmChủ nhà hàng và nhân viên nhà hàng cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm (Ảnh: Internet)

– Người đang mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

– Nhân viên nhà hàng phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ, nhai kẹo trong khu vực kinh doanh thực phẩm.

Trên đây, là các quy định, điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà đầu tư kinh doanh nhà hàng hay cơ sở ăn uống phải nắm rõ. Ngoài ra, để xây dựng một thực đơn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng đối tượng thực khách, các chủ kinh doanh cần phải nắm vững các tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn khi xây dựng thực đơn nhà hàng.

Hy vọng với những chia sẻ này của CET nhà hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bắt đầu kinh doanh và danh tiếng của nhà hàng sẽ ngày một vươn xa.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/nghe-bep/tieu-chuan-ve-sinh-toan-thuc-pham

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Và những kinh nghiệm cần biết

Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch và Ẩm thực, kinh doanh nhà hàng dần trở thành lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện nay. Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn và cần lưu ý những gì để có thể thành công trong kinh doanh? Hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Rất nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nhà hàng ngành “bội thu”, tuy nhiên không phải bất kỳ ai khi kinh doanh đều thành công và thậm chí nó còn khiến nhiều người thua lỗ nặng, dẫn đến phá sản, nợ chồng nợ. Điều này đã chứng tỏ rằng kinh doanh nhà hàng là ngành nghề phức tạp và để kinh doanh thành công bạn cần phải hoạch định rõ ràng và phải có một số vốn “rủng rỉnh”.

Chi phí mở nhà hàng gồm những gì và cần bao nhiêu vốn?

Để mở nhà hàng, bạn cần chuẩn bị chi phí bao gồm các khoản như: Chi phí mặt bằng; giấy phép kinh doanh; tiền trang trí nội ngoại thất, trang thiết bị; chi phí nhập hàng ban đầu; chi phí điện nước hàng tháng; chi phí rủi ro; chi phí dự trù ba tháng đầu kinh doanh…

mở nhà hàngĐể mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị nguồn vốn khá lớn để chi trả cho nhiều khoản chi phí khác nhau (Ảnh: Internet)

Chi phí mặt bằng

Để mở được nhà hàng ăn uống, chắc chắn bạn phải có mặt bằng. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và mô hình kinh doanh mà bạn chọn lựa mặt bằng cho phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mặt bằng, bạn cần lưu ý một số yếu tố như: Diện tích, vị trí xa gần trung tâm thành phố, có thuận tiện đi lại, có bãi đỗ xe hay không, thời gian thuê… Thông thường, bạn cần chuẩn bị trước 3 tháng tiền đặt cọc mặt bằng. Nếu bạn thuê mặt bằng với giá 30 triệu/ tháng thì bạn cần chuẩn bị 90 triệu để đặt cọc.

Chi phí trang trí nội thất

Khi có địa điểm kinh doanh, bạn phải tiến hành trang trí nhà hàng, mua sắm các trang thiết bị, nội thất cần thiết. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị một khoản cho hạng mục này, bao gồm:

– Tiền xây dựng và sơn phết lại mặt bằng: 10 – 20 triệu đồng (tùy thuộc quy mô nhà hàng).

– Tiền mua bàn ghế: Giả sử nhà hàng của bạn có diện tích 80m2 và có 20 bàn, thì chi phí cho mỗi bàn ghế khoảng 2 triệu/bộ, tức bạn phải chi trả 40 triệu đồng.

– Tiền mua tủ đông và tủ rau củ quả: 20 triệu đồng.

– Tiền mua các vật dụng bếp: 40 triệu đồng.

Chi phí nguyên vật liệu

Để duy trì hoạt động nhà hàng và mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng, bạn phải tìm kiếm được nơi cung cấp nguyên vật liệu đa dạng an toàn, vệ sinh. Từ đó, xây dựng được thực đơn phong phú, độc đáo để giữa chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Vì thế, đối với các nguyên vật liệu và gia vị bạn phải chi trả từ khoảng 5 – 10 triệu đồng/ngày.

Chi phí Marketing

Trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải sử dụng các hoạt động Marketting để quảng bá hình ảnh nhà hàng đến với công chúng. Bạn có thể sử dụng các tờ rơi, banner, áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt, giảm giá, tặng quà, vào những ngày đầu khai trương. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ phát triển, bạn nên lập Website, Fanpage cho nhà hàng và tận dụng mạng xã hội để đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Chi phí cho Marketing khoảng 10 – 20 triệu đồng.

Marketing để quảng bá Bạn có thể sử dụng các công cụ của Marketing để quảng bá hình ảnh của nhà hàng đến gần hơn với khách hàng (Ảnh: Internet)

Chi phí quản lý

Để nhà hàng có thể vận hành thuận lợi, nhất định phải có nhân viên, từ Đầu bếp, Phụ bếp, Phục vụ, Thu ngân, Lễ tân, Quản kho… Tùy theo quy mô nhà hàng, mà bạn cân nhắc số lượng nhân viên phù hợp. Hơn nữa, việc tuyển chọn nhân viên cũng cần được quan tâm, bạn cần chọn những người có tay nghề vững vàng và có nhiều kinh nghiệm cũng như có năng lực đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Với khoản này, giả sử lương nhân viên trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/tháng và bạn cần 20 nhân viên thì bạn phải chi trả 100 triệu đồng/tháng.

Chi phí khác

Ngoài ra, bạn cũng cần phải dự trù khoản chi phí phát sinh, chi phí điện nước và chi phí rủi ro cho 3 tháng đầu tiên kinh doanh cùng với các loại thuế. Tổng chi phí bạn cần có cho hạng mục này là khoảng 100 – 200 triệu đồng.

Qua các chi phí mà CET vừa nêu trên, bạn có thể thấy được rằng, số vốn cần chuẩn bị để mở nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đồng đối với các nhà hàng có mặt bằng từ 50 – 100m2. Do đó, nếu muốn kinh doanh nhà hàng thành công, bạn phải chuẩn bị thật kỹ chi phí đầu tư ban đầu, cần biết sử dụng nguồn vốn hợp lý và phải có kỹ năng quản lý và điều hành nhà hàng chuyên nghiệp.

Tuy nhiên để mở nhà hàng kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị những giấy phép kinh doanh nào? Nếu bạn quan tâm thì hãy tham khảo thêm baì viết nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/mo-nha-hang-can-bao-nhieu-von

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Tiếng anh dành cho nhân viên thu ngân nhà hàng

Với đặc thù của ngành Nhà hàng – Khách sạn, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh đã trở thành nhu cầu tuyển dụng bắt buộc đối với tất cả các nhân viên, đặc biệt là đối với nhân viên Thu ngân, vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Nhân viên Thu ngân là một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Cũng giống với bộ phận Lễ tân, nhân viên Thu ngân phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là nơi nắm giữ hóa đơn cùng chi phí của khách. Có lẽ vì thế mà đây là bộ phận “nhạy cảm” nhất và khiến khách hàng quan tâm đặc biệt.

Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nhân viên Thu ngân nhà hàng

Hầu hết, các nhà tuyển dụng hiện nay đều xem tiếng Anh là một trong những tiêu chí bắt buộc để chọn lựa ứng viên. Một nhân viên Thu ngân phải có được khả năng tiếng Anh lưu loát để dễ dàng tương tác với các khách hàng quốc tế, hiểu rõ được những nhu cầu của khách, từ đó sẽ làm hài lòng khách tốt nhất. Và ngược lại, nếu nhân viên Thu ngân không thành thạo tiếng Anh, trả lời ấp úng, nắm bắt nhu cầu không chính xác gây ra tình huống khó xử ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của nhà hàng.

Nhân viên Thu ngân Nhân viên Thu ngân phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát để thể hiện sự chuyên nghiệp và làm hài lòng khách hàng (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, tiếng Anh đối với nhân viên Thu ngân trong nhà hàng còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng để mở rộng cơ hội thăng tiến. Bởi khi bạn nghe và hiểu tốt thì cấp trên mới tin tưởng và giao phó cho bạn những nhiệm vụ mới và nếu bạn làm tốt có thể sẽ đề bạt bạn lên những vị trí cao hơn. Giữa 2 nhân viên có năng lực ngang nhau thì tiếng Anh chính là nhân tố quyết định sự thăng tiến của bạn.

Những mẫu câu thông dụng dành cho nhân viên Thu ngân nhà hàng

Sau đây, là một số mẫu câu thông dụng mà nhân viên Thu ngân thường sử dụng trong nhà hàng, bạn có thể tham khảo:

– I apologize for the wait (Xin lỗi vì đã để quý khách phải đợi lâu).

– How will you be paying today? (Quý khách sẽ thanh toán bằng phương thức nào ạ?).

– Will that be cash or credit card? (Quý khách muốn thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ tín dụng ạ?).

– Do you have a discount card today? (Hôm nay, quý khách có mang thẻ giảm giá không ạ?).

– Your total comes to… (Của quý khách tổng cộng là…).

– Please swipe your card. (Xin mời qúy khách quẹt thẻ ạ).

– I’m sorry but your card has been declined. (Tôi xin lỗi nhưng thẻ của quý khác bị từ chối thanh toán).

– Would you like to use another form of payment? (Quý khách có muốn thanh toán bằng hình thức khác không ạ).

giao tiếp với khách hàngKhi giao tiếp với khách hàng nhân viên Thu ngân phải luôn niềm nở, vui vẻ và có thái độ tôn trọng khách (Ảnh: Internet)

– Here’s … change. (Đây là tiền thừa đây ạ).

– Would you like your receipt? (Quý khách có muốn nhận hóa đơn không ạ?).

– I will need to see some ID to give you a lottery ticket. (Tôi cần xem một vài giấy tờ tùy thân để tặng cho quý khách vé rút thăm trúng thưởng.)

– Thanks for coming to our restaurant! Have a wonderful day! (Cảm ơn quý khách đã đến nhà hàng của chúng tôi! Chúc quý khách một ngày tốt lành!).

– See you again soon! (Hẹn gặp lại quý khách!).

Qua những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nhân viên Thu ngân trong nhà hàng. Hơn nữa, các bạn cũng được tham khảo một số mẫu câu tiếng Anh thông dụng thường được sử dụng. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả công việc tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, ngoài tiếng Anh giao tiếp, bạn cũng cần phải trau dồi thêm rất nhiều kỹ năng mềm mà một nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cần phải có.

Không chỉ vậy, các bạn cần phải học hỏi thêm nhiều kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn và phải có thời gian rèn luyện, trau dồi những kỹ năng đó. Như vậy, mới có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng lớn và có được môi trường làm việc chuyên nghiệp, sang trọng.

Là một nhân viên làm việc trong môi trường Nhà hàng – Khách sạn, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng từ các quốc gia khác nhau. Do đó, bạn phải tìm hiểu về các mẫu câu chào đón khách hàng thông dụng trong nhà hàng này neh1.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/tieng-anh/tieng-anh-danh-cho-nhan-vien-thu-ngan-nha-hang

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Học trung cấp nghề tại CET – học 1 được 2

Khi tham gia các khóa học hệ Trung cấp tại trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET), các bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí, mà còn không trải qua bất kỳ đợt thi tuyển đầu vào nào. Và đặc biệt, bạn còn được nhận chứng nhận hoàn thành bậc THPT và Trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp một trong những khóa học tại trường.

Nếu trước đây, bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) được xem là một tiêu chuẩn tối thiểu mà người lao động cần có để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện và cơ hội để có thể thuận lợi nhận được bằng tốt nghiệp THPT. Vậy làm thế nào để có thể vừa có bằng Tốt nghiệp THPT lại vừa có thể theo đuổi ngành nghề yêu thích ở các bậc học sau THPT?

bằng tốt nghiệp THPTChưa có bằng tốt nghiệp THPT, làm sao để bạn được theo đuổi ngành nghề yêu thích? (Ảnh: Internet)

Nhận 2 bằng cấp trong 1 khóa học tại CET

Với mục đích đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho khối ngành Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn, CET là một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu đã xây dựng 2 chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật chế biến món ănQuản trị Nhà hàng – Khách sạn.

Cả hai chuyên ngành tại CET vừa có chương trình đào tạo nghề 1 – 2 năm dành cho người hoàn thành khóa Quản Trị Nhà hàng – Khách sạn hay Nghiệp vụ Bếp trưởng tại Hướng Nghiệp Á Âu hoặc tốt nghiệp hệ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên (ở ngành nghề bất kỳ) và người đã tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, vừa có chương trình đào tạo 3 năm, kết hợp giữa bổ sung kiến thức bổ túc văn hóa với dạy nghề đối với những bạn đã tốt nghiệp THCS.

Điều này đồng nghĩa với việc, khi đăng ký học một trong các chuyên ngành tại CET, thì sau khi tốt nghiệp bạn sẽ đồng thời được cấp chứng nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề với tay nghề – kỹ năng được đào tạo vững vàng. Không chỉ vậy, bằng Trung cấp tại CET còn có giá trị trên phạm vi cả nước, mang lại cho bạn cơ hội nghề nghiệp không hề kém cạnh so với các bậc học khác và dễ dàng thăng tiến trong công việc.

khóa học tại CETKhi tốt nghiệp khóa học tại CET người học sẽ được nhận chứng nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề.

Học được gì với các khóa học tại CET?

Đối với những bạn chưa Tốt nghiệp THPT, khi học một trong 2 chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ănQuản trị Nhà hàng – Khách sạn tại CET, các bạn sẽ được học về phần Đại cương và Văn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng riêng cho hệ đào tạo Trung cấp.

Bên cạnh đó, các bạn sẽ được đào tạo các nghiệp vụ và kỹ năng chuyên sâu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn như, đối với nghiệp vụ chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, chương trình học sẽ tập trung vào việc cung cấp, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nghề và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành Bếp. Còn với nghiệp vụ chuyên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của các Bộ phận Nhà hàng, Tiền sảnh, Buồng phòng trực thuộc Khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.

đào tạo nghề chuyên nghiệpVừa được nhận chứng nhận hoàn thành bậc THPT lại được đào tạo nghề chuyên nghiệp khi tham gia khóa học tại CET.

Không chỉ vậy, bạn còn có cơ hội tiếp xúc với đội ngũ Giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm là những Chuyên gia ẩm thực, Bếp trưởng, nhà Lãnh đạo và Quản lý cấp cao của các Tập đoàn Nhà hàng – Khách sạn lớn trên cả nước. Ngoài ra, bạn còn được học tập và thực hành với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị khang trang. Và đặc biệt, Sinh viên còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Với những ưu điểm vượt trội trên, CET sẽ là môi trường lý tưởng để các bạn trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để theo đuổi ước mơ của mình.

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng gọi vào số Hotline 1800 6148 (Miễn phí cước gọi) hoặc đăng ký theo form bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!

Chọn Trung cấp học nghề hiện là định hướng của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh dành cho con em của mình. Đặc biệt, các trường Trung cấp học nghề buổi tối cũng đang thu hút khá nhiều sinh viên học nghề. Vậy, học Trung cấp nghề buổi tối ở đâu tại Tp.HCM, bạn hãy cùng xem qua nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/truong-trung-cap/hoc-trung-cap-nghe-tai-cet

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Cashier là gì? Tìm hiểu công việc cụ thể của một cashier trong nhà hàng

Cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, Cashier là một vị trí không thể thiếu trong nhà hàng, khách sạn. Vậy Cashier là gìcông việc cụ thể của một nhân viên Cashier trong nhà hàng là gì? Hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cashier là gì?

Cashier là thuật ngữ dùng để chỉ nhân viên thu ngân làm việc tại bộ phận Lễ tân, các outlet F&B, các bộ phận giải trí… trong khách sạn hay các nhà hàng độc lập. Cashier đảm nhận nhiều nhiệm vụ như thu tiền từ khách, kiểm tra tiền thừa, in hóa đơn, chuẩn bị chi phí chi tiêu hàng ngày và báo cáo doanh số cho cấp trên.

Trên thị trường lao động hiện nay, Cashier trong nhà hàng là vị trí được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Bởi vì, công việc này không chỉ mang đến môi trường làm việc chuyên nghiệp, sang trọng mà còn mở rộng cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Tại các nhà hàng cao cấp, mức lương của một Cashier dao động từ 7 – 10 triệu VNĐ/tháng, chưa bao gồm tiền tip từ khách, thưởng doanh thu hay lễ, Tết từ nhà hàng.

Cashier là gì?Trong nhà hàng Cashier chính là nhân viên thu ngân, là vị trí mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện nay (Ảnh: Internet)

Công việc của Cashier trong nhà hàng

Công việc đầu ca:

– Kiểm tra toàn bộ khu vực quầy thu ngân, bao gồm: Sổ giao ban, các máy móc, thiết bị phục vụ công việc có hoạt động tốt không.

– Kiểm tra số lượng các biểu mẫu cần sử dụng cho ca làm việc, nếu thiếu Cashier chủ động yêu cầu bổ sung.

– Xem xét và chuẩn bị tiền lẻ, đảm bảo đủ định mức phục vụ cho ca làm việc.

– Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng của ca làm việc trước.

Thanh toán cho khách

– Cashier tiếp nhận order từ nhân viên phục vụ và nhập thông tin các dịch vụ khách sử dụng vào phần mềm quản lý.

– Kiểm tra hóa đơn trên phần mềm cho chính xác và in hóa đơn cho khách. Xem xét nếu khách có Voucher giảm giá, Coupon hay thẻ VIP thì tính giảm giá cho khách.

– Nhận tiền thanh toán từ khách hoặc nhân viên phục vụ. Kiểm tra lại thật cẩn thận và thông báo rõ số tiền đã nhận và đưa lại số tiền dư.

– Phân loại theo mệnh giá tiền và cất vào tủ cho chính xác. Khi đưa lại tiền thừa cho khách nên xếp tiền theo thứ tự mệnh giá nhỏ dần và xòe thành hình quạt để khách dễ kiểm tra.

– Nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, Cashier phải kiểm tra số thẻ, chữ ký thẻ và tiến hành cà thẻ để thanh toán cho khách.

– Theo dõi và ghi chép số lượng hóa đơn đã xuất trong ca làm việc vào sổ theo dõi.

Thực hiện công việc cuối ca

– Kiểm tra và đếm số tiền thu được vào cuối ca làm việc, tiến hành bàn giao tiền cho người nhận hoặc nhân viên của ca tiếp theo, theo biểu mẫu quy định của nhà hàng.

– Lập báo cáo doanh thu theo ca làm việc.

– In các giao dịch thẻ, Settlement, báo cáo ca.

– Ghi những khó khăn, lưu ý vào sổ giao ban để nhân viên ca sau nắm rõ.

– Sắp xếp chứng từ theo trình tự.

Cashier trong nhà hàngCashier trong nhà hàng phải lập báo cáo doanh thu vào cuối mỗi ca làm việc (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, một Cashier trong nhà hàng cũng phải làm những công việc khác như:

– Thực hiện vệ sinh khu vực quầy thu ngân, các máy móc, thiết bị phục vụ công việc thường xuyên.

– Nếu khách hàng yêu câu, Cashier phải đổi tiền mặt cho khách nhưng vẫn phải đảm bảo đủ định mức quy định.

– Vào những giờ cao điểm, phối hợp với nhân viên phục vụ, quan sát khách, đảm bảo khách đã thanh toán trước khi rời nhà hàng.

– Phối hợp giải quyết các tình huống bất ngờ phát sinh trong ca làm việc.

– Thực hiện nhiệm vụ của Quản lý cấp trên giao phó.

Từ những chia sẻ trên của CET, hy vọng các bạn đã hiểu rõ Cashier là gì và công việc cụ thể của một Cashier trong nhà hàng. Nếu yêu thích vị trí này, ngay từ bây giờ, bạn hãy trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cùng những kỹ năng mềm cần thiết.

Nhiều bạn khi mới bắt đầu bước vào làm việc trong môi trường khách sạn thì không rõ vị trí Duty manager là gì và công việc của người Duty manager bao gồm những gì? Chính vì thế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí này, biết đâu bạn sẽ yêu thích công việc và muốn trở thành một Duty manager?

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/cashier-la-gi

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Bếp lạnh là gì? Công việc của một nhân viên bếp lạnh?

Bếp lạnh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khu bếp của các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá mới mẻ và không phải ai cũng biết về nó. Vì thế, hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu xem Bếp lạnh là gìcông việc của nhân viên Bếp lạnh là gì nhé!

Ngày nay, nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày càng tăng cao, vì thế các nhà hàng và các đơn vị kinh doanh ẩm thực không ngừng mở rộng, đầu tư các trang thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết, để khu Bếp để tạo nên những món ăn phong phú, hấp dẫn cho thực khách. Và trong đó, ngoài Bếp nóng, thì Bếp lạnh là một bộ phận không thể thiếu.

Bếp lạnh là gì?

Bếp lạnh hay còn được gọi là Cold Kitchen, Bếp Salad, là khu vực dùng để chế biến những món ăn không cần chế biến qua lửa, trong khu bếp của các nhà hàng, khách sạn. Các món ăn đó bao gồm: Salad, gỏi cuốn, Sanwich, thịt nguội…

Bếp lạnh thường rất phổ biến tại các nhà hàng Âu và để có thể tạo ra lượng thức ăn đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của thực khách, các nhà hàng phải cần đến đội ngũ nhân viên được gọi là nhân viên Bếp lạnh, nhân viên salad hay nhân viên bếp nguội.

Bếp lạnhBếp lạnh là khu vực để chế biến các món ăn không chế biến qua lửa (Ảnh: Internet)

Công việc của một nhân viên Bếp lạnh trong nhà hàng

Cũng tương tự như Bếp nóng, nhân viên Bếp lạnh cũng đảm nhiệm những công việc chính, bao gồm:

– Chuẩn bị, sơ chế các nguyên vật liệu và thực hiện chế biến các món Salad, gỏi, Sanwich, đồ cuốn… theo thực đơn nhà hàng.

– Đảm nhận chính các món Salad trong thực đơn Buffet sáng và thực đơn A la carte (thực đơn đáp ứng theo yêu cầu) của nhà hàng.

– Kiểm tra khu vực kho để đảm bảo các nguyên liệu, thực phẩm được bảo quản đúng cách và đủ cho hoạt động của bếp.

– Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm nhập hoặc xuất kho trong ngày.

– Luôn giữ vệ sinh khu Bếp lạnh sạch sẽ, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ thuộc khu vực mình làm việc, duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động.

– Nhân viên Bếp lạnh cũng phải phối hợp với các bộ phận khác trong khu bếp để hoàn thành món ăn theo yêu cầu của thực khách.

– Thực hiện các công việc mà Bếp trưởng, Bếp phó hay cấp trên giao phó.

sơ chế nguyên vật liệuChuẩn bị, sơ chế nguyên vật liệu và chế biến Salad là công việc chính của nhân viên Bếp lạnh. (Ảnh: Internet)

Những tiêu chuẩn của một nhân viên Bếp lạnh cần có

Nhanh nhạy, tỉ mỉ

Nhanh nhạy, tỉ mỉ, tập trung vào công việc, có sức khỏe tốt để chịu được áp lực và đảm đương tốt công việc chính là những yếu tố mà một nhân viên Bếp lạnh cần có. Do đặc thù công việc, mỗi ngày nhân viên Bếp lạnh phải thực hiện thường xuyên và rất nhiều các món Salad, gỏi… để phục vụ cho thực khách. Do đó, những món ăn này cần được chế biến, trình bày một cách nhanh chóng tỉ mỉ, bắt mắt để tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách và đảm bảo sự hấp dẫn, ngon miệng.

Có kinh nghiệm chế biến các món Salad

Hiện nay, các nhà tuyển dụng, nhất là các nhà hàng, khách sạn 4,5 sao hay nhà hàng Âu, khi tuyển dụng nhân viên Bếp lạnh, đều ưu tiên cho các ứng viên có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ẩm thực, am hiểu chuyên sâu về các món lạnh trong nhà hàng. Và đặc biệt, ứng viên phải có kinh nghiệm phụ trách món salad, có khả năng sáng tạo món ăn và kỹ năng trình bày đẹp mắt…

Nhân viên Bếp lạnh

Nhân viên Bếp lạnh phải có sự am hiểu về các món lạnh nhất là Salad và cần sự sáng tạo trong cách chế biến, trình bày món ăn (Ảnh: Internet)

Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt

Do khối lượng công việc trong khu bếp khá nhiều, vì thế nhân viên Bếp lạnh trong mỗi nhà hàng, phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thật tốt, để có thể phối hợp với các nhân viên của những bộ phận khác, tạo ra những thành phẩm chất lượng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Từ những thông tin mà CET chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ Bếp lạnh là gì và công việc cũng như những yếu tố cần có của một nhân viên Bếp lạnh. Nếu bạn yêu thích công việc này, đừng quên thường xuyên tự thực hiện các món salad tại nhà hay tham gia vào các khóa học nấu ăn hoặc học việc tại các nhà hàng, quán ăn… để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhé!

Commis chef là thuật ngữ rất quen thuộc ở trong lĩnh vực F&B nói chung và bộ phận Bếp nói riêng. Hầu hết người đang theo ngành Bếp đều từng trải qua vị trí, công việc này. Vậy Commis chef là gì? cùng tìm hiểu xem và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm dành cho những bạn đang và chuẩn bị đảm nhận vai trò này nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/bep-lanh-la-gi

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Giải quyết 3 trăn trở “không tên” lớn nhất của cha mẹ khi con học nghề

Dù là học trường nào, ngành gì đi chăng nữa, các bậc phụ huynh đều không thể tránh được những trăn trở khó nói khi con bước vào lứa tuổi trưởng thành.

Sự lựa chọn của con có thể đang ngược lại mong muốn ban đầu của cha mẹ. Nhưng thay vì ngay lập tức “chấn chỉnh” khi con mới đặt vấn đề, bạn cũng có thể giải quyết bằng một cách khác để con được thực hiện điều mình yêu thích, năng lực thực sự. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn khi cùng con biến nỗi lo trở thành động lực phấn đấu ở ngã rẽ đầu tiên này.

Thành công không có mẫu số chung

Ai cũng thấy rằng đòi hỏi về cơ hội tiếp cận giáo dục trình độ cao – Đại học là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, thành công không có mẫu số chung, cũng không hoàn toàn nằm ở tấm bằng mà bạn đạt được.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở hệ Đại học, thì xã hội phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, con đường học nghề lại chứa đựng cơ hội và tiềm năng cực kỳ cao khi mang lại rất nhiều việc làm có thu nhập hấp dẫn. Thậm chí là vị trí tốt hơn cả cử nhân. Chẳng hạn, những ngành nghề Pha chế, Quản lý nhà hàng, Đầu bếp, Food Stylist, Kinh doanh… đã khẳng định vị thế và bản lĩnh của giới trẻ hiện nay. Những hướng đi này đều xuất phát từ các trường dạy nghề chuyên nghiệp.

Thành công không có mẫu số chungThành công không có mẫu số chung cho tất cả.

Vậy thì, nếu con trẻ quyết định theo học nghề, phương án định hướng cho con học nghề từ sớm là không thể bỏ qua. Bạn có thể giúp con xác định được đam mê và sở trường của mình. Gợi mở cho con nhiều hướng đi khác nhau với 8 bước vàng sẵn sàng cho cuộc chọn nghề phía trước. Chắc chắn, sự động viên của bạn sẽ tiếp thêm động lực để con thành công cho dù là xuất phát khác với bạn bè trang lứa.

Học nghề để ổn định cuộc sống và không hoài phí công sức cha mẹ

Có một công việc ổn định nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình cũng là một trong những cách đáp lại công sức của bạn đã bỏ ra một cách thực tế nhất chứ không chỉ đơn thuần là mang về tấm bằng cử nhân.

V.A (22 tuổi, Daklak) mạnh dạn chia sẻ: “Sau khi học xong cấp 3, em không chọn Đại học như các bạn, mà theo học nấu ăn chuyên nghiệp. Một phần là do em nhận ra bản thân rất thích công việc nấu nướng, phần là do mong muốn phụ giúp tài chính cho mẹ. Sau khi được sự đồng ý của mẹ, em đã đăng ký theo học tại một trung tâm dạy nghề tại TP.HCM. Và tới nay, sau 2 năm theo nghề em vẫn luôn cảm thấy bản thân đã lựa chọn đúng.”

Học trường nghềHọc trường nghề, các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội ổn định và phát triển sự nghiệp từ rất sớm.

Chọn nghề gì đây giữa quá nhiều sự lựa chọn?

Mới đây, tại Hội nghị “Đánh giá công tác tuyển sinh, tổ chức thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018” do Tổng cục GDNN vào ngày 02/04/2018 công bố: “Tính trung bình năm 2017, tỷ lệ HS/SV tốt nghiệp trình độ Cao đẳng, Trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 80%.”

cơ hội việc làmKý kết hợp tác giữa Tổng cục GDNN với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cơ hội việc làm cho người lao động. (Nguồn ảnh: Bộ LĐ-TB&XH)

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, những ngành thuộc lĩnh vực Dịch vụ, Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Điện tử công nghiệp, Hàn, Quản trị mạng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật sửa chữa… nhu cầu tuyển dụng rất cao nhưng lại thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân sự đã qua đào tạo. Vì vậy, nếu theo học nghề chắc chắn cá nhân các bạn trẻ sẽ có đầy đủ cơ hội để phát triển, cũng như toàn xã hội giải quyết được vấn đề việc làm “nhức nhối” hiện nay.

Nhìn chung, hướng học nghề đang chứa đựng rất nhiều lợi thế đặc biệt: việc làm; cơ hội phát triển; theo sát yêu cầu doanh nghiệp; tiết kiệm thời gian – chi phí; mở rộng biên độ độ tuổi – trình độ. Vì thế, phụ huynh có thể cùng con xác định hướng đi phù hợp chứ không chỉ là gói gọn trong một sự lựa chọn duy nhất.

Với các bạn trẻ yêu thích và đam mê với lĩnh vực NHKS, việc theo đuổi hai chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) tại Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM – CET từ độ tuổi 16 là rất cần thiết.

rút ngắn lộ trình nghềHọc nghề sớm rút ngắn lộ trình nghề nghiệp.

Không chỉ xét tuyển đơn giản, các bạn đã có thể theo đuổi ngành nghề mình yêu thích, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí học (Tiết kiệm tới 4-5 năm nếu bạn đi theo con đường truyền thống từ Cấp 3 lên hệ Trung cấp) và nhận được chứng nhận hoàn thành bậc THPT và bằng Trung cấp.

Vì vậy, nếu bạn quan tâm hoặc muốn trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp/ Quản lý NHKS, đừng ngần ngại để lại liên hệ bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6148 (Hoàn toàn miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tin-tuc/huong-nghiep/tran-tro-cua-cha-me-khi-con-hoc-nghe

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Sự khác biệt giữa người nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp

Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng, hai thuật ngữ người nấu ăn và Đầu bếp đều giống như nhau, vì đều chỉ những người làm việc trong Bếp và tạo ra những món ăn hấp dẫn cho thực khách. Tuy nhiên, với cách nhìn của những người trong nghề, thì người nấu ăn và Đầu bếp lại có sự khác biệt lớn.

Trên thực tế, mặc dù vẫn chưa có tổ chức nào đưa ra được sự phân biệt rõ ràng giữa người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp, nhưng đối với những người lâu năm trong nghề đều nhận ra rằng, sự khác biệt rõ nhất chính là ở trình độ tay nghề và kinh nghiệm. Vậy cụ thể 2 thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Hay cùng chuyên mục Nghề Bếp của CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp

Người nấu ăn được hiểu là tất cả những ai biết nấu ăn, bao gồm những người nấu ăn tại nhà, tự học hoặc bắt đầu từ những công việc cơ bản trong khu Bếp của các nhà hàng khách sạn. Có thể người nấu ăn còn là người phụ trách đứng bếp, tuy nhiên, họ chưa qua đào tạo bài bản tại trường lớp.

Người nấu ăn Người nấu ăn được hiểu là những người biết nấu ăn, đang học nấu ăn hoặc bắt đầu từ những việc cơ bản trong khu Bếp (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, Đầu bếp chuyên nghiệp là người đã trải qua quá trình đào tạo bài bản, được nhận chứng chỉ hay bằng cấp về nấu ăn hoặc được truyền nghề bởi Đầu bếp nổi tiếng và được công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá về tay nghề, kinh nghiệm. Và thông thường, người nấu ăn thường được xếp hạng thấp hơn so với Đầu bếp chuyên nghiệp.

Công việc của Đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng khách sạn

Trong nhà hàng khách sạn (NHKS), Đầu bếp chuyên nghiệp có thể đảm nhận nhiều chức danh khác nhau và mỗi vị trí đều phụ trách một công việc riêng biệt. Chẳng hạn như, chức danh Bếp trưởng Điều hành đây là vị trí quyền lực nhất trong bộ phận Bếp. Bếp trưởng Điều hành chính là người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm, có vai trò xây dựng thực đơn món ăn và đề ra những quy cách vận hành gian Bếp. Kế đến là Bếp trưởng, Bếp phó, Tổ trưởng của các bộ phận, Đầu bếp và Phụ bếp.

Phụ bếp thường làm việc theo sự chỉ đạo của Đầu bếp và đảm nhận vai trò chuẩn bị nguyên vật liệu, hỗ trợ tiếp thực vào những giờ cao điểm, giữ vệ sinh khu vực làm việc… Phụ bếp thường được xem là vị trí dành cho người nấu ăn, bao gồm những người mới bước vào nghề, cần phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện để có cơ hội thăng tiến cao hơn.

Đầu bếp chuyên nghiệpĐầu bếp chuyên nghiệp đảm nhận nhiều chức danh khác nhau trong khu Bếp như Bếp trưởng, Bếp phó (Ảnh: Internet)

Làm thế nào để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng khách sạn?

Để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trước tiên bạn phải được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Hơn thế nữa, các bạn phải bắt đầu từ vị trí của một người nấu ăn và phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu. Sau đây là những yếu tố mà người nấu ăn cần rèn luyện để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp:

Sáng tạo

Đối với những người làm về ẩm thực, sáng tạo là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, các món ăn dù ngon miệng nhưng không độc đáo và mới lạ sẽ không thể thu hút được khách hàng. Là một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải luôn không ngừng học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp chế biến món ăn và phối hợp linh động những nguyên liệu, gia vị. Ngoài ra, sáng tạo trong cách trình bày tạo nên những món mang đậm dấu ấn cá nhân cũng mang đến sự thú vị cho thực khách.

Sáng tạoSáng tạo trong các phương pháp chế biến và trình bày món ăn sẽ thu hút và giữ chân thực khách

Khả năng ghi nhớ và vận dụng

Là một Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần có một trí nhớ tốt và đầy đủ về các kiến thức ẩm thực, như: Chế độ dinh dưỡng, cách sơ chế nguyên liệu, thuần thục nhiều phương pháp chế biến món ăn… Từ đó, vận dụng một cách linh hoạt vào quá trình làm việc.

Nắm được các kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý tài chính giúp các Đầu bếp kiểm soát được chi phí nguyên liệu, để giúp nhà hàng tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Không chỉ vậy khả năng giao tiếp và làm việc tập thể cũng rất qua trọng với các Đầu bếp chuyên nghiệp. Ôn hòa với mọi người, không tự cao, khiêm tốn, biết cách giao tiếp chuẩn mực sẽ giúp người Đầu bếp mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã phân biệt được người nấu ăn và Đầu bếp chuyên nghiệp, cũng như các yếu tố cần rèn luyện để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp. Nếu yêu thích và mong muốn theo đuổi lĩnh vực Nấu ăn, ngay từ giờ hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết bạn nhé!

Nếu bạn đang cảm thấy mình cần được truyền thêm động lực về nghề Bếp hay đơn giản là cập nhập, tìm hiểu thêm kiến thức về các xu hướng ẩm thực thì đừng bỏ qua những cuốn sách nấu ăn nổi tiếng thế giới này nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/nghe-bep/khac-biet-giua-nguoi-nau-an-va-dau-bep

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Kỹ năng mềm quan trọng cần có của một nhân viên nhà hàng – khách sạn

Bên cạnh việc trang bị các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, thì các kỹ năng mềm chính là yếu tố giúp bạn trau dồi, nâng cao những kiến thức nghề vững chắc để trở thành một nhân viên Nhà hàng – Khách sạn tài năng, chuyên nghiệp, đồng thời mang lại cơ hội thăng tiến dễ dàng.

Trong bất kỳ các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là Nhà hàng – Khách sạn, các kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao và được rất nhiều nhà tuyển dụng xem là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Do đó, dù bạn đảm nhận bất kỳ vai trò nào trong nhà hàng, khách sạn, từ vị trí nhân viên Phục vụ, nhân viên Lễ tân hay Buồng phòng, đến các vị trị Quản lý cấp cao, bạn cũng cần phải rèn luyện các kỹ năng mềm, để góp phần nâng cao tay nghề và hoàn thành tốt công việc được giao.

kỹ năng mềm

Là một nhân viên trong nhà hàng khách sạn bạn cần nắm được các kỹ năng mềm cần thiết (Ảnh: Internet)

Những kỹ năng mềm cần thiết trong nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn

Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng

Kỹ năng giao tiếp khéo léo, linh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng và thuyết phục họ đến với nhà hàng. Do đó, nhân viên nhà hàng cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua cách chào hỏi, mỉm cười và thái độ lịch thiệp, tôn trọng trong cách nói chuyện với khách. Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp, nếu bạn có thể ghi nhớ và gọi đúng tên khách hàng, thì đây sẽ là điểm cộng rất lớn để tạo thiện cảm với khách.

Kỹ năng phục vụ khách hàng

Kỹ năng phục vụ khách hàng là một trong những kỹ năng quan trọng cần có mà bất kỳ nhân viên nhà hàng nào cũng phải thuần thục. Kỹ năng này được xem là hình thức bán những sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng cho khách hàng thông qua thông qua thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên. Do đó, để mang lại những ấn tượng tốt đẹp để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo, thành thạo quy trình phục vụ khách hàng từ việc đón tiếp khách, hướng dẫn khách hàng vào bàn đến mời khách dùng bữa, thanh toán, tiễn khách…

Kỹ năng lắng nghe và xử lý tình huống

Ngoài ra, nhân viên nhà hàng khách sạn cũng cần phải biết cách lắng nghe những lời phàn nàn hay góp ý của khách hàng. Cùng với đó, là sự nhạy bén, bình tĩnh để xử lý những tình huống bất ngờ xảy đến. Vì các trường hợp như khách phàn nàn về nhân viên phục vụ sai món, món ăn không đúng yêu cầu hay tốc độ phục vụ chậm… vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó, đòi hỏi nhân viên phải nhanh chóng giải quyết hợp lý để làm hài lòng khách hàng và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân viên nhà hàng

Nhân viên nhà hàng cần phải biết cách giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra (Ảnh: Internet)

Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

Do tính chất của môi trường làm việc, luôn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng quốc tế, vì vậy nhân sự trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn đều yêu cầu trình độ ngoại ngữ và gần như bắt buộc giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh. Và kỹ năng giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh cũng là điều kiện hàng đầu mà nhà tuyển dụng quan tâm khi lựa chọn ứng viên.

Ngoài những kỹ năng mềm cần thiết trên, còn rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác mà nhân viên nhà hàng cần phải rèn luyện. Do đó, nhằm giúp các bạn tiếp cận, bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng này tại lớp học và các chương trình giao lưu ngoại khóa tại các doanh nghiệp, trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism) đã thiết kế chương trình học Quản Trị Nhà hàng Khách sạn dành cho nhiều đối tượng khác nhau với thời gian đào tạo cân đối, hợp lý.

CET là đơn vị đào tạo ngành Nhà hàng – Khách sạn

 CET là đơn vị đào tạo ngành Nhà hàng – Khách sạn uy tín và chất lượng.

Với những ưu điểm về chương trình học chuẩn quốc tế, Giảng viên là các Chuyên gia, Quản lý cấp cao hàng đầu, cơ sở vật chất hiện đại, đặc biệt, hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp, trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn, góp phần tạo nên sự thành công và rút ngắn thời gian thăng tiến trong công việc.

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học, bạn vui lòng gọi vào số Hotline 1800 6148 (Miễn phí cước gọi) hoặc đăng ký theo form bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!

Để biết thêm về Quy trình và nghiệp vụ phục vụ nhân viên nhà hàng, mời bạn nhấp vào để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/ky-nang-mem

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Tầm quan trọng của nghiệp vụ an ninh khách sạn

Nghiệp vụ an ninh khách sạn bao gồm những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà một nhân viên an ninh trong khách sạn phải nắm rõ. Nó được thiết kế hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc tế và có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch Việt Nam, có thể áp dụng cho nhiều loại hình cơ sở lưu trú khác nhau.

Không chỉ đối với những nhà hàng, khách sạn lớn mà ngay cả những đơn vị nhỏ cũng cần phải có đội ngũ nhân viên an ninh. Bởi, sự an toàn của khách hàng và toàn bộ nhân viên làm việc tại khách sạn đều được đặt lên vai của đội ngũ an ninh. Ở một số nơi, nhân viên an ninh còn được gọi với nhiều cái tên như bảo vệ, vệ sĩ. Và tất cả họ, đều phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp và thành thạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ an ninh.

Nhân viên an ninh khách sạnNhân viên an ninh khách sạn phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ an ninh (Ảnh: Internet)

1.Nội dung Nghiệp vụ an ninh khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS

Nghiệp vụ an ninh khách sạn mô tả những công việc cơ bản nhất của của nhân viên an ninh, bảo vệ làm việc tại khách sạn hoặc cơ sở lưu trú. Nghiệp vụ an ninh khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS gồm 20 phần nội dung cơ bản, như sau:

– Chuẩn bị làm việc

– Kiến thức về sản phẩm

– Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

– Tuần tra

– Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn

– Xử lý các chất cần được kiểm soát

– Xử lý khi có người chết trong khách sạn

– Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy

– Đối phó với hỏa hoạn

– Xử lý đe dọa đánh bom

– Xử lý với người không có thẩm quyền

– Kiểm tra tư trang của nhân viên

– Kiểm soát việc mang thiết bị ra/ vào khách sạn

– Kiểm soát người ra vào

– Kiểm soát rác

– Kiểm soát chìa khóa

– Mở khóa kho

– Kiểm soát các loại xe ra/ vào khách sạn

– Quan tâm đến khách hàng

– Kết thúc ca làm việc

2.Tầm quan trọng của Nghiệp vụ an ninh đối với Nhân viên an ninh khách sạn?

Nhân viên an ninh/ bảo vệ khách sạn là người có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn ngừa, xác định các mối đe dọa trong khách sạn. Họ có trách nhiệm bảo vệ khách hàng, nhân viên khách sạn và những vật dụng có giá trị hay những lúc cần thiết, họ phải ứng phó và giải quyết. Không chỉ vậy, nhân viên an ninh khách sạn cũng phải thường xuyên đi tuần tra ở các khu vực như hành lang, bãi đỗ xe hay luôn túc trực màn hình quản lý camera để xem xét và kịp thời giải quyết các hoạt động đáng ngờ.

Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA của Bộ Công an quy định, nhân viên bảo vệ/an ninh phải qua đào tạo và được cấp chứng nhận nghiệp vụ trước khi đi làm. Trong đó, phải có các nội dung về: Những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật; tác phong và đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ; các quy định về kỹ năng, cách sử dụng và quản lý các công cụ hỗ trợ; các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người khi bị nạn… Vì thế, nghiệp vụ an ninh được xem như một chứng chỉ chứng nhận trình độ tối thiểu mà một nhân viên an ninh cần phải có.

Nghiệp vụ an ninhNghiệp vụ an ninh được xem là một chứng chỉ chứng nhận trình độ tối thiểu mà một nhân viên an ninh cần phải có (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, hoạt động của nhân viên an ninh được xem là một hoạt động của lực lượng được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và khác hẳn với các hình thức bảo vệ không chuyên nghiệp. Do đó, lực lượng an ninh trong khách sạn phải bảo đảm các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn sức khoẻ, lý lịch, trình độ văn hoá và được huấn luyện về nghiệp vụ an ninh, để thích ứng và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp. Bởi vì, đối tượng tiếp xúc của an ninh khách sạn rất nhiều và đôi khi sẽ gặp những tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của bản thân.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về nội dung và tầm quan trọng của nghiệp vụ an ninh khách sạn. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành nhân viên an ninh, thì ngay từ giờ hãy luôn nỗ lực phấn đấu và trau dồi nghiệp vụ để chứng tỏ năng lực của bản thân và làm tốt sứ mệnh đảm bảo an toàn cho toàn bộ khách sạn.

Trong lĩnh vực Khách sạn có rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ ví như những nhân viên buồng phòng thì lại có nghiệp vụ buồng phòng. Vậy nghiệp vụ buồng phòng gồm những gì? Bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/nghiep-vu-an-ninh

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Các mẫu câu đón tiếp khách hàng bằng tiếng anh trong nhà hàng

Là một nhân viên làm việc trong môi trường Nhà hàng – Khách sạn, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng từ các quốc gia khác nhau. Do đó, bạn phải thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng các loại ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong bài viết này, hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM tìm hiểu về các mẫu câu chào đón khách hàng thông dụng trong nhà hàng nhé!

Từ xưa đến nay, tiếng Anh luôn được xem là ngôn ngữ phổ biến để mọi người cùng trò chuyện và trao đổi với nhau. Do đó, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát là một công cụ quan trọng để bạn lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng và làm hài lòng khách hàng. Thế nên ngoài kiến thức nghiệp vụ, tác phong làm việc chuyên nghiệp thì khả năng ngôn ngữ cũng là kỹ năng không thể thiếu.

1.Các mẫu câu giao tiếp với khách hàng thông dụng trong Nhà hàng – Khách sạn

Chào hỏi khách

Có rất nhiều cách chào hỏi khách hàng để thể hiện sự lịch thiệp và cung cách phục vụ chuyên nghiệp vừa. Nhân viên không nên dùng những câu chào hỏi thông thường như Hi hoặc Hello vì có thể sẽ gây phản cảm. Do đó, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:

– Good morning/Good afternoon/Good evening, Sir/Madam (Xin chào ông/bà).

– Welcome to Sheraton Restaurant (Xin chào mừng quý khách đến với nhà hàng Sheraton của chúng tôi).

Các câu giao tiếp bằng tiếng AnhCác câu giao tiếp bằng tiếng Anh trong nhà hàng phải thể hiện sự lịch thiệp vừa tính chuyên nghiệp (Ảnh: Internet)

Giao tiếp để lấy thông tin

– May I help you, Sir/Madam? (Tôi có thể giúp gì cho quý cô/quý ông?).

– Have you booked a table? (Quý khách đã đặt bàn trước chưa ạ?).

– How many persons, please? (Xin hỏi, quý khách đi bao nhiêu người?).

– How many persons are there in your party, Sir/Madam? (Thưa quý cô/quý ông, nhóm của quý cô/quý ông có bao nhiêu người?).

– Where would you prefer to sit? (Quý khách muốn ngồi ở đâu ạ?).

Giới thiệu, hướng dẫn vị trí ngồi cho khách

– I’ll show you to your new table. (Tôi sẽ đưa quý khách đến bàn ăn mới).

– I’m afraid that area is under preparation (Thật đáng tiếc là khu vực đó vẫn còn đang dọn dẹp ạ).

– I’m afraid that table is reserved. (Thật đáng tiếc là bàn đó đã được đặt trước ạ).

– Would you mind sharing a table? (Quý khách có phiền nếu ngồi chung bàn không ạ?).

– Excuse me, Sir/Madam, but may I pass? (Xin lỗi quý khách, tôi có thể đi qua được không?).

Hướng dẫn khách chọn món

– Maybe I can help you? (Tôi có thể giúp gì cho quý khách không ạ?).

– Would you like some…? (Quý khách có muốn dùng thử … không ạ?).

– Would you like to read through our menu? (Quý khách có muốn đọc qua menu của chúng tôi không?).

– A waiter will come to take your order. Just a moment, please. (Một nhân viên khác sẽ đến ghi món ăn. Xin quý khách vui lòng đợi một lát ạ).

– If you have more request, you can call me at any time. (Nếu quý khách muốn yêu cầu gì thêm, có thể gọi tôi bất cứ lúc nào).

Luôn luôn vui vẻ, tươi cườiLuôn luôn vui vẻ, tươi cười và thể hiện sự kính trọng khi giao tiếp với khách (Ảnh: Internet)

Xin lỗi khách hàng

Trong một số trường hợp bất đắc dĩ, bạn phải xin lỗi khách hàng, bạn có thể tham khảo các mẫu câu sau đây:

– I’m very sorry for the delay (Tôi rất xin lỗi vì sự chậm trễ).

– Sorry to have kept you waiting (Thành thật xin lỗi vì để quý khách đợi lâu).

– I’m very sorry for the mistake (Tôi rất xin lỗi về sự nhầm lẫn này).

– I’d like to apologize for the mistake (Tôi thành thật xin lỗi về sự nhầm lẫn này).

2.Một số lưu ý khi giao tiếp với khách nước ngoài

Khi giao tiếp với khách hàng, bạn nên sử dụng các dạng câu có tính chất lịch sự như: Would you like…, Could you… hoặc May I… Hạn chế sử dụng những từ có tính chất thân mật như: Yeah, Ok… mà thay vào đó là: Yes, Of course… Trong trường hợp khi không nghe rõ khách nói gì, bạn có thể yêu cầu khách nói lại, bằng câu : I’m sorry, I have not heard yet, Could you please repeat that?…

Với những mẫu câu đón tiếp khách hàng bằng tiếng Anh trên đây, hy vọng đã giúp các bạn có thêm những kiến thức mới và góp phần nâng cao vốn tiếng Anh của bản thân. Và nếu có thể hãy tự mình học hỏi, trau dồi thêm nhiều ngôn ngữ khác để ghi điểm trong mắt cấp quản lý và khách hàng nhé!

Ngoài những mẫu câu đón tiếp khách trong nhà hàng thì bộ từ vựng tiếng anh cho phục vụ nhà hàng sẽ cực kỳ hữu dụng cho những ai đã, đang và sẽ làm việc ở trong môi trường này nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/tieng-anh/mau-cau-don-tiep-khach-hang

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Những kiểu cắt thái rau củ cơ bản các đầu bếp cần thuần thục

Cắt tỉa rau củ là một kỹ thuật cơ bản và vô cùng quan trọng mà bất kỳ Đầu bếp nào cũng phải nắm rõ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM cùng tìm hiểu về những kiểu cắt thái rau củ cơ bản thường được sử dụng trong gian Bếp của các Nhà hàng – Khách sạn hiện nay nhé!

Mỗi món ăn đều có yêu cầu nhất định về hình dạng của nguyên liệu, do đó tùy thuộc vào yêu cầu của từng món, mà các Đầu bếp sẽ có những cách cắt thái rau củ cho phù hợp. Cắt thái rau củ đúng cách không chỉ thể hiện ở việc thái đúng kiểu mà còn phải thật đều đặn để các nguyên liệu sẽ chín cùng lúc khi chế biến và khi trang trí món ăn cũng đẹp mắt hơn.

Các kiểu cắt thái rau củ cơ bản

Julienne là cách thái thành que nhỏ. Với cách thái này sẽ áp dụng cho các loại rau củ như: Ớt chuông, dưa leo, củ cải, bí ngòi… để chế biến các món xào, món cuốn hay salad. Yêu cầu của cách thái Julienne là nguyên liệu khi cắt xong phải có độ dài khoảng 4cm và độ dày 2cm.

thái rau củ thành que nhỏCách thái rau củ thành que nhỏ áp dụng cho các món cuốn xào hoặc salad (Ảnh: Internet)

Batonnet hay còn gọi cách thái que dày. Kiểu này thường áp dụng để thái các loại khoai lang, khoai tây, su hào, cà rốt… để chế biến các món chiên, xào. Yêu cầu của cách thái này là nguyên liệu sau khi thái phải dài từ 4 – 5cm và dày gần 1 cm.

Slice là kiểu thái lát, được áp dụng khi thái các loại su hào, khoai lang, khoai tây, dưa leo để chế biến các món chiên giòn, món xào, salad hoặc dùng trang trí món ăn.

Chiffonade là cách thái sợi nhỏ. Kiểu thái sợi này thường được dùng cho các loại rau, lá như lá chanh để rắc lên gà hay bắp cải để làm salad…

Shred là cách thái theo kiểu sợi dài hay còn gọi là bào sợi. Thường được dùng để chế biến các món gỏi, salad. Yêu cầu của thái sợi dài là cần sự đồng đều, không bị đứt thành sợi nhỏ.

Large Dice là cách thái hạt lựu lớn, thường được dùng để cắt các loại như cà rốt, khoai tây, củ dền… để chế biến món canh, súp.

Small Dice là kiểu thái hạt lựu nhỏ. Với kiểu thái này thường cũng áp dụng cho các loại rau củ như khoai tây, cà rốt… nhưng có kích thước nhỏ hơn kiểu thái Large Dice và dùng để chế biến các món cháo, súp…

thái Small DiceCách thái Small Dice là kiểu thái thông dụng thường được dùng trong các món súp hoặc cháo (Ảnh: Internet)

Brunoise Dice chính là cách thái hạt lựu nhỏ nhất. thông thường, người ta sẽ thái theo dạng kiểu que nhỏ rồi thái thành hạt lựu nhỏ nhất này. Các loại rau củ cắt theo kiểu Bruinoise Dice thường được dùng để chế biến các món súp, món viên chiên hoặc trang trí món ăn…

Mince là kiểu băm nhỏ, thường dùng để băm tỏi, ớt, sả để làm nguyên liệu ướp cá, thịt hoặc để phi thơm, làm nước chấm…

Những lưu ý khi cắt thái rau củ

Trước khi bắt đầu thực hiện cắt thái rau củ, bạn phải chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên dụng để cắt thái hoặc cơ bản nhất là thớt và một con dao sắc bén. Và khi cắt thái, bạn phải lưu ý những yếu tố sau:

– Sau khi cắt thái xong một loại rau củ, bạn nên rửa lại thớt và dao, không nên cắt hai hoặc ba loại rau củ một lúc mà không rửa dao và thớt. Vì mỗi loại rau củ có những mùi vị khác nhau, nếu bạn không làm sạch thì hương vị các loại rau củ sẽ lẫn lộn với nhau, đánh mất đi mùi vị đặc trưng vốn có.

làm sạch thớt và daoBạn nên làm sạch thớt và dao khi cắt xong một loại rau củ để hương vị của chúng không bị lẫn lộn (Ảnh: Internet)

– Thêm nữa, mỗi khi cắt xong rau củ, bạn nên sử dụng ngay, không nên để chúng quá lâu trên thớt. Vì nước cốt rau củ có thể bị chảy ra và làm mất đi hương vị của chúng.

– Ngoài ra, đừng ngâm rau củ quá lâu trong nước, vì nó có thể làm rau củ bị mất đi các khoáng chất có lợi.

Với những kiểu cắt thái rau củ cơ bản và những lưu ý trong quá trình thực hiện như trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới và có thể vận dụng chúng vào công việc hằng ngày.

Ngoài những kỹ năng cắt thái rau củ thì quy trình sơ chế thực phẩm và bảo quản thức ăn trong khu Bếp là kiến thức cơ bản mà bất kỳ Đầu bếp nào cũng phải nắm vững để các hoạt động được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/ky-thuat-che-bien/cat-thai-rau-cu-co-ban

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Điều kiện và giấy phép kinh doanh khách sạn cần những gì?

Kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh khách sạn ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn cần những điều kiện và giấy phép gì luôn là mối quan tâm chung của các chủ đầu tư. Hãy cùng Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

1.Các yêu cầu tối thiểu về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn

– Phải có ít nhất 10 phòng cho một khách sạn và mỗi phòng tối thiểu phải có diện tích là 12m2, 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở vật chất phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 1 sao.

– Địa điểm xây dựng khách sạn không được liền kề với khu vực an ninh quốc phòng, không gần với các khu vực ô nhiễm môi trường hay có các hóa chất gây độc hại. Đảm bảo khoảng cách xây dựng tối thiểu là 100m giữa khách sạn và khu vực bệnh viện hay trường học.

– Làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề khách sạn. Phải đảm bảo có các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường.

điều kiện cấp giấy phépĐáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép, chủ đầu tư sẽ dễ dàng có được giấy phép kinh doanh khách sạn (Ảnh: Internet)

2.Các loại giấy phép cần có và thời gian thực hiện

Giấy phép đăng ký kinh doanh khách sạn

Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:

– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

– Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng.

– Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở.

– Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên do y tế cấp.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

– Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

Giấy chứng nhận an ninh trật tự

– Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày cấp giấy chứng nhận.

– Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

chuẩn bị hồ sơBạn cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, loại giấy tờ để được giấy phép kinh doanh khách sạn (Ảnh: Internet)

Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin cấp phép

– Phương án Phòng cháy chữa cháy

– Sơ đồ khách sạn

– Sơ đồ thoát hiểm

– Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ

Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.

Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.​​

Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

– Thời gian thực hiện: 15 – 20 ngày cấp giấy chứng nhận

– Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường​ địa phương.​

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế).

– Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm.

Đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn

Đăng ký xếp hạng saoĐăng ký xếp hạng sao là thủ tục sau cùng trong việc xin giấy phép kinh doanh khác sạn (Ảnh: Internet)

Một bộ hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú

– Sơ đồ phòng khách sạn

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của phá luật hiện hành

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên.

Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.

Nếu bạn có ý định kinh doanh khách sạn, thì hãy nhanh tay lưu lại những điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết khi kinh doanh khách sạn trên đây, để được cấp phép kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi nhé!

>>> Tham khảo thêm: lương của ngành Quản trị khách sạn là bao nhiêu?

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/giay-phep-kinh-doanh

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Đập tan 10 lầm tưởng phổ biến về trung cấp nghề

Bạn từng nghĩ rằng học Trung cấp nghề khó tìm việc, lương thấp “bấp bênh”, học xong chỉ làm công nhân, không thể thăng tiến, xã hội không coi trọng, rớt đại học mới vào trường nghề… Vậy điều này có đúng?

Trung cấp nghề là bậc học quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều băn khoăn về lợi thế cũng như ưu điểm của bậc học này khiến nhiều bạn trẻ còn e dè và chưa dám mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp mơ ước. Nếu bạn cũng đang phân vân, đừng bỏ qua bài viết này, bởi bài viết này là dành cho bạn.

 “Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề”?

Chọn một ngành học yêu thích, đúng với năng lực, tính cách là điều tối quan trọng của bất kỳ bạn trẻ nào nếu muốn phát triển sự nghiệp. Theo đó, không chỉ được các chuyên gia giáo dục khuyến khích và đánh giá cao mà thực tế việc học tại các trường trung cấp nghề đang thể hiện những lợi thế “đáng gờm” hơn so với các bậc học khác. Vì lẽ đó, ngày càng có nhiều bạn trẻ chủ động tìm hiểu và chọn học nghề ngay từ tuổi 16 hoặc sau tốt nghiệp cấp 3.

Học nghềHọc nghề để được theo đuổi đam mê, hoài bão.

Điều này cho thấy rằng, việc lựa chọn học nghề hay học đại học không còn quá quan trọng. Quan niệm “Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề” hoàn toàn không chính xác. Nếu các bạn tìm được “những mảnh ghép” phù hợp sở thích, đam mê, năng khiếu và cả tính cách, quan điểm sống của bản thân thì bạn luôn luôn thàng công cho dù là học ở đâu, hệ nào.

Nắm trong tay bằng trung cấp nghề xin việc “khó hơn lên trời”?

Lầm tưởng thứ hai mà có thể nhiều người đang nghĩ đó là về vấn đề việc làm của hệ trung cấp nghề. Thực chất, học nghề hay học Đại học thì cơ hội có việc làm ổn định là như nhau. Thậm chí, ở nhiều thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang… có tấm bằng đại học trong tay, bạn lại cầm chắc việc sẽ phải làm trái ngành, không đúng với sở thích, bỏ dở sau 1-2 năm làm việc rất mất thời gian và tiền bạc.

Theo bản tin Thị trường lao động việc làm quý 2/2017 do Bộ LĐ-TB&XH công bố, lao động có trình độ đại học trở lên vẫn tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với số lượng hơn 183.000 cử nhân. Trong khi đó, con số sinh viên từ các trường nghề lại có tỷ lệ thất nghiệp lại thấp hơn tới 5 lần so với sinh viên đại học.

Học trường nghề dễ xin việc Học trường nghề dễ xin việc làm sau khi ra trường.

Ở các ngành phát triển mạnh như Nhà hàng – Khách sạn, Du lịch, Ẩm thực – Dịch vụ, Chăm sóc sắc đẹp, Spa thẩm mỹ, đặc thù cần nhóm nhân lực vừa am hiểu kiến thức chuyên môn, vừa có tay nghề vững. Bằng cấp của các ngành này được nhà tuyển dụng đặc biệt ưu tiên và đánh giá cao, trong đó tốt nghiệp từ hệ trung cấp nghề là một lợi thế lớn.

Vì vậy, học trung cấp nghề mở ra cơ hội việc làm lớn, đa dạng và đầy sức hút chứ không như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Lương thấp, chế độ phúc lợi “bấp bênh”, cuộc sống không ổn định?

Hiện nay, tùy vào năng lực, tay nghề, người học hoàn toàn có thể “deal” mức lương của mình lên cao. Đặc biệt, nếu có thêm các kỹ năng mềm như: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống và tiếng Anh giao tiếp, sẽ là lợi thế giúp bạn có được mức lương như mong muốn và sớm ổn định cuộc sống, phụ giúp tài chính cho gia đình.

Theo đó, chế độ phúc lợi như: ngày nghỉ phép; thưởng lễ tết, kinh doanh; đãi ngộ.. vẫn đảm bảo theo chế độ nhà nước quy định. Người làm sau từ 1-2 năm kinh nghiệm, có nỗ lực được xét duyệt tăng lương, tăng thêm cấp bậc như nhóm trưởng, tổ trưởng, giám sát, quản lý…

kỹ năng xử lý tình huốngCó thêm kỹ năng xử lý tình huống… sinh viên có thêm lợi thế khi làm việc và thăng tiến.

Học trung cấp nghề không thể lên quản lý?

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc làm thợ hay làm chủ luôn nằm ở bản thân mỗi người. Và đối với bất kỳ ngành học nào cũng thế, nếu người học không có sự chủ động, nỗ lực hay trau dồi tay nghề đáp ứng được công việc của nhà tuyển dụng đề ra thì việc thăng tiến lên quản lý luôn là điều “xa vời”.  Bằng chứng là có rất nhiều ông chủ đạt đến thành công là những người đã học qua hệ đào tạo nghề ở mọi ngành nghề như dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ…

Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm ứng viên đã qua đào tạo bài bản, đáp ứng được ngay công việc, có khả năng đảm nhiệm các vị trí quản lý là người trong nước thay vì phải tuyển nhân sự nước ngoài. Theo đó, mức lương cho các vị trí cấp cao này như: Giám đốc Buồng, Giám đốc Tiền sảnh… giữ vai trò chiến lược dao động từ 10-18 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm (mức lương tham khảo tại những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao) và có thể đạt tới 2000 USD/tháng trở lên tùy theo quy mô khách sạn.

Xã hội không mấy thiện cảm với trung cấp nghề?

Cuối cùng, xã hội đã không còn quá chú trọng vào vấn đề bằng cấp và học vị. Bởi ngày càng nhiều người nhận ra để có một tương lai xán lạn và cuộc sống ổn định như mong đợi vấn đề không nằm ở việc học đại học hay không mà cần dựa vào năng lực và sự tích lũy.

Chính vì lẽ đó, học trung cấp nghề hay học đại học thì “Mọi con đường đều dẫn tới thành Roma” nếu bạn chắc chắn rằng, con đường mình đang đi là phù hợp nhất.

hướng đi phù hợpChọn cho mình hướng đi phù hợp là cách tốt nhất để bạn đạt đến thành công.

Để lựa chọn cho mình một trong hai ngành học yêu thích: Kỹ thuật chế biến món ănQuản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism – một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu) đúng với đam mê và năng lực, bạn đừng ngần ngại để lại liên hệ bên dưới. Hoặc bạn có thể gọi tới Tổng đài miễn phí cước cuộc gọi: 1800 6148 để được tìm hiểu chi tiết hơn.

Nếu bạn đang tìm địa chỉ học Trung cấp nghề buổi tối tại Tp.HCM thì đây là một nơi đáng để bạn lưu tâm nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/truong-trung-cap/lam-tuong-ve-trung-cap-nghe

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Mô tả chi tiết công việc và nhiệm vụ của quản lý nhà hàng

Quản lý Nhà hàng là một vị trí không thể thiếu và có những đóng góp to lớn trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Trong bài viết này, hãy cùng Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu về chi tiết công việc và nhiệm vụ của vị trí Quản lý nhà hàng nhé!

Những năm gần đây, Nhà hàng – Khách sạn là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chọn lựa vì mang đến cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Trong đó, Quản lý Nhà hàng là vị trí mà bất kỳ ai cũng đam mê và mong muốn đạt được.

Công việc và nhiệm vụ của Quản lý nhà hàng

Quản lý nhân sự

Những người quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm về tổ chức, sắp xếp lịch làm việc của nhân sự và giám sát tiến trình công việc mà nhân sự phụ trách. Thực hiện chấm công và đánh giá định kỳ kết quả làm việc của nhân viên trong các bộ phận. Luôn luôn giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ nội quy nhà hàng và tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt nhất. Tổ chức các buổi đánh giá định kỳ nhằm ngân cao hiệu suất công việc và mở rộng lộ trình phát triển cho nhân viên.

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là vị trí đảm nhân vai trò to lớn trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – khách sạn (Ảnh: Internet)

Quản lý tài chính

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận cũng là mục tiêu quan trọng mà tổ chức muốn hướng tới. Và kinh doanh nhà hàng cũng vậy, để duy trì hoạt động của nhà hàng và mang đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa, bắt buộc nhà hàng phải thu được lợi nhuận. Và người Quản lý nhà hàng chính là người giữ một vai trò quan trọng giúp nhà hàng đạt được mục tiêu đó. Họ phải làm những công việc như:

– Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh cho nhà hàng.

– Nắm rõ và cân đối giữa doanh thu và chi phí để tạo ra lợi nhuận.

– Triển khai các hoạt động thu hút nhằm giữ chân thực khách.

– Đề ra các giải pháp tiết kiệm kinh phí nhằm thúc đẩy doanh số nhà hàng.

Giám sát, điều phối công việc

Quản lý nhà hàng có nhiệm vụ quan sát, điều phối mọi công việc trong quá trình hoạt động để chắc chắn công việc luôn diễn ra trôi chảy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách, để chỉnh sửa và xây dựng các hoạt động nhằm tạo ấn tượng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Xử lý các vấn đề phát sinh và trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách.

Quản trị chất lượng phục vụ

Là một Quản lý nhà hàng, bạn phải giám sát và nhắc nhở cung cách phục vụ của nhân viên sao cho đúng với quy trình của nhà hàng. Hơn nữa, bạn phải thường xuyên tiếp xúc với thực khách, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về thực đơn của nhà hàng. Không chỉ vậy, Quản lý Nhà hàng còn phải nắm được các trào lưu và xu hướng ẩm thực trong xã hội. Để từ đó, phối hợp với Bếp trưởng xây dựng và cập nhật thực đơn tốt nhất nhằm giúp cho nhà hàng chinh phục thực khách bằng chất lượng ẩm thực độc đáo.

Công việc và trách nhiệm

Quản lý nhà hàng phối hợp với Bếp trưởng để xây dựng và cập nhật thực đơn tốt nhất cho khách hàng (Ảnh: Internet)

Công việc và trách nhiệm của một Quản lý nhà hàng không hề đơn giản đúng không nào? Vì thế, tùy theo tính chất, quy mô của từng nhà hàng mà mức lương cho vị trí này dao động từ 13 – 17 triệu đồng chưa kể phụ cấp. Tuy nhiên, để trở thành một Quản lý Nhà hàng bạn cần phải có những tố chất như: Kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quàn lý, kỹ năng ứng xử và giải quyết tình huống linh hoạt…. Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản và có được vốn kinh nghiệm vững vàng để có thể đảm nhận những trách nhiệm to lớn của vị trí này.

Hy vọng, với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu hơn về công việc và trách nhiệm của một Quản lý Nhà hàng. Vì thế, nếu bạn đang có ước muốn trở thành một nhà Quản lý Nhà hàng chuyên nghiệp, thì ngay từ bây giờ hãy trau dồi và rèn luyện các yếu tố cần thiết nhé. Chúc các bạn thành công.

Còn một câu hỏi mà khi học ngành quản trị nhà hàng – khách sạn các bạn rất hay thắc mắc, đó là: “Học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn có cần ngoại hình không?”. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi sau, các bạn tham khảo thêm bài viết này nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/cong-viec-va-nhiem-vu-cua-quan-ly-nha-hang

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Cách viết báo cáo công việc chi tiết dành cho nhân viên nhà hàng – khách sạn

Báo cáo công việc là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi nhân viên trong nhà hàng, khách sạn đều phải thực hiện, để cấp trên có thể nắm rõ tiến trình công việc. Vậy cách viết báo cáo như thế nào là hợp lý? Hãy cùng Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Báo cáo công việc là bảng tổng kết những gì bạn đã làm trong tuần, tháng hoặc năm. Đồng thời, nó cũng là căn cứ để cấp trên đo lường hiệu quả công việc, từ đó đánh giá và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Vậy, làm thế nào để có một bảng báo cáo chi tiết để gửi lên cấp trên?

Xác định nội dung và yêu cầu của báo cáo

Để có một bảng báo cáo đầy đủ, điều quan trọng trước tiên là bạn phải xác định rõ nội dung yêu cầu của báo cáo. Vì nếu bạn không xác định được nội dung, bạn sẽ không biết nên viết những gì, dẫn đến việc không thể hiện đầy đủ thông tin mà cấp trên muốn nhận.

Không chỉ vậy, bạn cũng phải hỏi qua ý kiến của cấp trên về mẫu báo cáo. Bởi mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ có những quy định khác nhau về mẫu báo cáo, có sếp thích ngắn gọn, chỉ cần liệt kê những ý chính, nhưng có sếp lại thích đầy đủ, diễn giải chi tiết. Bên cạnh đó, thời gian gửi báo cáo và cách thức gửi như thế nào cũng là điều bạn cần trao đổi để hoàn thành báo cáo đúng hạn.

nội dung báo cáoBạn cần xác định rõ nội dung báo cáo để có hướng triển khai hợp lý và hoàn chỉnh (Ảnh: Internet)

Trình bày chi tiết, ngắn gọn

Sau khi xác định nội dung và những yêu cầu cần thiết, bạn tiến hành soạn thảo nội dung chi tiết những gì mình muốn thể hiện, để tránh không bị sót ý và không tốn nhiều thời gian suy nghĩ trong quá trình làm báo cáo. Thông thường, bảng báo cáo sẽ có những phần sau:

– Liệt kê những công việc đã hoàn thành, công việc chưa hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện: Ở hạng mục này, bạn nên đánh giá một cách trung thực, không nên tập trung vào việc chỉ khoe thành tích mà giấu những gì chưa làm được hay những sai phạm. Bởi vì, cấp trên có thể nhìn được bao quát tất cả và biết được bạn có hoàn thành công việc hay không.

– Trình bày những thuận lợi, khó khăn: Trong quá trình làm việc, bạn gặp phải những thuận lợi hay khó khăn gì đều phải trình bày trong báo cáo. Để cấp trên thấu hiểu và có những điều chỉnh kịp thời giúp bạn hoàn thành công việc với kết quả tốt hơn.

– Hướng khắc phục: Đối với những công việc bạn chưa hoàn thành hay những sai lầm mắc phải đều phải đưa ra nguyên nhân rõ ràng. Không chỉ vậy, bạn phải nêu rõ giải pháp khắc phục để có hướng giải quyết, nhằm hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

– Kiến nghị, đề xuất: Phần cuối cùng của bảng báo cáo, bạn hãy đưa ra những kiến nghị, đề xuất riêng của bản thân để nâng cao hiệu qủa làm việc và cải thiện môi trường làm việc tốt hơn.

Khi soạn thảo xong, bạn bắt đầu trình bày từng đề mục rõ ràng, chi tiết hoặc có thể dẫn chứng các số liệu, để các sếp dễ dàng theo dõi bảng báo cáo của bạn.

Rà soát các chi tiết để không mắc lỗi

Ngoài việc tập trung vào nội dung chi tiết, bạn cũng cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ trong báo cáo. Bao gồm: Cách hành văn phải rành mạch, hạn chế sử dụng những từ ngữ hoa mỹ, chú ý lỗi đánh máy, lỗi chính tả…

Rà soát thật kỹ báo cáoRà soát thật kỹ báo cáo để đảm bảo không thiếu sót thông tin và các lỗi chính tả (Ảnh: Internet)

Kiểm tra thật cẩn thận trước khi gửi báo cáo

Trước khi gửi báo cáo cho cấp trên, bạn cần kiểm tra tổng thể báo để đảm bảo bảng báo cáo đã đầy đủ thông tin cần thiết, các số liệu hay biểu đồ không có sai sót và không mắc các lỗi không đáng có. Sau khi kiểm tra kỹ nội dung, bạn hãy gửi báo cáo theo cách thức đã thống nhất với sếp, thông qua email hoặc gửi trực tiếp. Khi gửi, bạn đừng quên giữ lại một bảng đề phòng trường hợp thất lạc và làm cơ sở để thực hiện các báo cáo tiếp theo nhé!

Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) hy vọng với những lưu ý trong cách viết báo cáo công việc dành cho nhân viên Nhà hàng – Khách sạn trên đây, sẽ giúp cho các bạn có những bảng báo cáo hoàn chỉnh nhất và đánh giá đúng năng suất làm việc của bạn.

Với những nhân viên làm việc trong bộ phận Buồng phòng đều cần phải nắm vững và thực hiện thành thạo các nghiệp vụ Buồng phòng Khách sạn. Vậy Nghiệp vụ Buồng phòng khách sạn gồm những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm ra câu trả lời nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/ky-nang/cach-viet-bao-cao-cong-viec

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...