#CET- Trường Trung Cấp Kinh Tế Du Lịch TPHCM đơn vị đào tạo ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn, Nấu Ăn, Làm Bánh, Pha Chế hệ trung cấp chuyên nghiệp, hình thức xét tuyển vô cùng đơn giản với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT. Môi trường học thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi đam mê. Địa chỉ: 145 Xuân Hồng, P12, Q.Tân Bình, TPHCM Email: info@cet.edu.vn Điện thoại tư vấn: 1800 6552
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019
Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến ngon không cưỡng nổi
Bài viết: Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến ngon không cưỡng nổi
Được chia sẻ từ: Trường Trung Cấp CET
Tác giả: Lập Chef
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019
Tại sao phòng tắm trong suốt lại trở nên thu hút?

Được chia sẻ từ: Trường trung cấp CETT
ác giả: Đình Anh Vũ
Làm ngành Nhà hàng – Khách sạn có quan trọng bằng cấp?
Ảnh: Internet
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Trung cấp pha chế là gì? Những ai nên học trung cấp pha chế?

Được chia sẻ từ: Trường trung cấp CET
Tác giả: Đình Anh Vũ
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019
Bạn biết gì về nghề pha chế? Cùng trường trung cấp CET tìm hiểu nhé
![]() |
Pha chế được xem là một trong những nghề thời thượng hiện nay
Tổng quan về ngành pha chế
Pha chế là nghề thuộc nhóm ngành nhà hàng – khách sạn (NHKS). Khi nhắc đến pha chế, người ta thường nghĩ tới Bartender. Tuy nhiên, do tính chất công việc mà “nhân viên pha chế” còn được chia thành 2 hướng là: Bartender và Barista. Trong đó:
– Bartender là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn dạng như: cocktail, soda, đặc biệt là các món liên quan đến rượu hoặc các loại đồ uống khác như: mocktail, sinh tố…
– Barista là nhân viên pha chế các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso như: cappucino, latte, mocha, latte art (nghệ thuật tạo hình bọt sữa), thường được gọi chung là cà phê máy…
Công việc của một nhân viên pha chế là gì?
Để trở thành một nhân viên pha chế, tất nhiên bạn phải biết cách trộn các loại đồ uống sao cho hợp lí về cả liều lượng và qui trình. Ngoài những loại đồ uống truyền thống có công thức và quy định riêng về thành phần, trình tự mà người pha chế phải tuyệt đối tuân thủ thì họ cũng cần biết sáng tạo thêm các loại đồ uống mới của riêng mình. Phong cách khi pha chế như: cách cầm chai rượu, dụng cụ, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển, cách phục vụ… cũng là những yếu tố quan trọng thể hiện tài năng và tay nghề của từng người.
![]()
Phong cách khi pha chế cũng thể hiện tài năng và tay nghề. Ảnh: Internet
Một nhân viên pha chế phải đảm nhận và trực tiếp chịu trách nhiệm nhiều đầu công việc. Trong đó có các việc cơ bản gồm:
– Chào đón khách. Thực hiện ghi chép, order theo yêu cầu của khách.
– Giới thiệu thực đơn và thực hiện pha chế cho khách.
– Rót thức uống và phục vụ khách hàng. Lúc này, nhân viên pha chế có thể biểu diễn trực tiếp các kỹ thuật độc đáo của mình để gây hứng thú với khách hàng.
Ngoài ra, còn phải thực hiện một số công việc như: kiểm tra để xác định xem khách hàng có đủ độ tuổi để order rượu bia không trước khi phục vụ đồ uống; dọn dẹp khu vực làm việc trước và sau khi hết ca; thanh toán bill cho khách hàng…
Lộ trình phát triển và mức lương cho các công việc nghề pha chế
Khi mới bước chân vào nghề pha chế hoặc đang có hứng thú tìm hiểu nghề, có thể nhiều người chưa nắm rõ và hình dung được cụ thể các vị trí công việc. Vậy nên hiểu và nắm rõ lộ trình nghề pha chế sẽ giúp bạn có kế hoạch phát triển nghề nghiệp hợp lý, khoa học. Tất cả mức lương cho các vị trí công việc trong lộ trình này đều chưa tính tiền tip, phụ cấp và thưởng doanh số.
Ngoài ra, tùy thuộc vào bản thân người pha chế hoặc quy định riêng về phát triển nhân sự tại các NHKS, thương hiệu thức uống… mà lộ trình này có thể thay đổi.
Cụ thể:
– Phụ Bar (Help Bar): Thường dưới 1 năm kinh nghiệm. Mức lương cơ bản cho vị trí này khoảng 170 – 200 USD.
– Pha chế (Bartender/Barista): từ 1 – 2 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp và Flair (kỹ năng biểu diễn). Tuỳ môi trường làm việc mà mức lương cơ bản cho một Bartender/Barista sẽ dao động từ 200 – 240 USD.
– Bar trưởng (Head Bartender): từ 3 – 4 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho bạn. Mức lương cơ bản của vị trí Bar trưởng theo khảo sát mới nhất đang dao động từ 240 – 300 USD.
– Giám sát thức uống (Beverage Supervisor): từ 4 – 8 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, bạn cần nắm bắt được các xu hướng đồ uống để định hướng tiếp cận, phục vụ khách hàng. Mức lương cơ bản mà các NHKS trả cho vị trí này là từ 300 – 400 USD .
– Quản lý thức uống (Beverage Manager): từ 8 – 10 năm kinh nghiệm. Vị trí này đòi hỏi bạn cần có kỹ năng quản lý tốt và có mức cơ bản từ 520 – 650 USD. Một số nơi còn có vị trí Trợ lý Quản lý Bộ phận Pha chế (Assistant Beverage Manager) có mức lương cơ bản dao động từ 440 – 520 USD.
– Quản lý nhà hàng – Bar (Manager) hay Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): từ trên 10 năm kinh nghiệm. Mức lương cơ bản từ 750 – 1090 USD. Một số nơi còn có Trợ lý Quản lý Bộ phận Ẩm thực (Assistant F&B Manager) có mức lương cơ bản thực dao động từ 650 – 750 USD
– Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (Director Of F&B): Mức lương trên 1300 USD. Mức lương này có thể tăng gấp 3 – 4 lần nếu làm việc cho các thương hiệu nhà hàng, khách sạn quốc tế.
![]()
Lộ trình phát triển nghề pha chế
Cơ hội việc làm của nghề pha chế hiện nay
Có thể nói, pha chế là nghề không khó kiếm việc hiện nay và trong tương lai bởi số lượng các NHKS, quán bar… ngày càng nhiều và luôn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố và đô thị phát triển. Thêm vào đó, các hoạt động giải trí, nghệ thuật, lễ hội, hội chợ… tại VIệt Nam ngày một nhiều nên nhân lực ngành pha chế càng được trọng dụng hơn.
Thế nhưng, trên thực tế, lao động nghề pha chế vẫn không đủ để đáp ứng, đặc biệt là lao động có tay nghề. Những nhân viên pha chế được đào tạo bài bản, nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, biết ngoại ngữ… luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên với mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Do đó, học pha chế chuyên nghiệp, bạn có thể làm việc tại các mô hình quầy kinh doanh đồ uống, các quán café, quầy Bar của các NHKS; trở thành Quản lý Bar, chuyên gia set up quầy Bar hay chuyên gia đào tạo pha chế, nghiên cứu và phát triển thức uống, Giảng viên giảng dạy ngành Kỹ thuật pha chế đồ uốngtại các trung tâm, trường học…
Để trở thành nhân viên pha chế chuyên nghiệp, cần những kỹ năng gì?
– Vị giác tốt
Với một nhân viên pha chế thì khả năng cảm nhận vị giác vô cùng quan trọng. Để pha chế thành công một món đồ uống ngon, họ cần phải biết chính xác mùi vị của nó sẽ như thế nào, khi phối hợp các loại nguyên phụ liệu thì sẽ đạt được hiệu quả ra sao.
![]()
Ngoài yêu thích thì kỹ năng cũng là yếu tốt quan trọng hình thành nên tố chất
người pha chế thành công. Ảnh: Internet
– Khéo tay và có óc thẩm mĩ tốt
Đồ uống không chỉ ngon mà còn cần được trình bày cầu kì và đẹp mắt mới có thể thu hút thực khách. Chính vì vậy, óc thẩm mĩ cùng sự khéo tay sẽ giúp các nhân viên pha chế tạo được ấn tượng với khách hàng.
– Am hiểu và có kiến thức vững chắc về các loại đồ uống
Nhân viên pha chế cần am hiểu và có kiến thức vững chắc về các loại đồ uống đa dạng, từ mùi vị, công dụng, tính chất… để biết cách sáng tạo, kết hợp chúng với nhau và tạo ra những món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách khi sử dụng đồ uống.
– Giao tiếp tốt và thích nghi nhanh
Do phải làm việc và tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng đa dạng nên môi trường làm việc của nhân viên pha chế được đánh giá là khá nhạy cảm. Do đó, bạn cần có sự khôn khéo và khả năng giao tiếp tốt, khả năng thích nghi nhanh với tập thể.
– Kỹ năng biểu diễn kỹ năng Flair Bartender
Kỹ năng này là yếu tố thể hiện năng lực, sự chuyên nghiệp của một nhân viên pha chế, nhất là Bartender.
– Kỹ năng tiếng Anh
Đây là kỹ năng quan trọng bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ giúp bạn vượt qua thách thức và mở rộng cơ hội trong nghề.
Tổng kết
Với những thông tin tổng quan về ngành pha chế này, hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề và có sự chuẩn bị phù hợp để dấn thân vào nghề.
Nếu bạn đang tìm trường trung cấp dạy pha chế, muốn học pha chế chuyên nghiệp, hãy để lại thông tin của bạn tại form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí.
Bài viết: Bạn biết gì về nghề pha chế? Cùng trường trung cấp CET tìm hiểu nhé
Được chia sẻ từ: https://www.cet.edu.vn/hoc-pha-che/ban-biet-gi-ve-nghe-pha-che
Tác giả: Mai Thắng Phú
|
Học kỹ thuật pha chế đồ uống ở đâu tốt tại TPHCM?
Chương trình dạy pha chế chú trọng thực hành, bám sát thực tế

đánh giá cao tay nghề
Môi trường học pha chế chuyên nghiệp với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi

Giảng viên dạy pha chế chuyên nghiệp, tận tâm

Dành cho đa dạng người học – Tuyển sinh dễ dàng
Tổng kết
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019
Tìm hiểu tổng quan Nghề làm bánh
![]() |
Nghề làm bánh đang là nghề “hot” và có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay
|
Lịch sử phát triển của nghề làm bánh
Lộ trình phát triển của nghề làm bánh

Phụ bếp Bánh
Đầu bếp Bánh
Tổ trưởng Bếp Bánh
Giám sát Bếp Bánh
Quản lý Bếp Bánh
Chuyên gia Bếp Bánh
Cơ hội và tiềm năng phát triển nghề làm bánh hiện nay


tiềm năng kinh doang hấp dẫn
Học trung cấp nghề bánh có tương lai không?
![]() |
Nghề làm bánh đang tạo được nhiều sức hút với những người đam mê, yêu thích
|
Cơ hội việc làm cho lao động nghề bánh hiện nay
![]() |
Cơ hội việc làm cho đầu bếp bánh được đào tạo bài bản rất rộng mở
|
Tiềm năng kinh doanh khi học làm bánh
![]() |
Kinh doanh tiệm bánh có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Internet
|
Thu nhập nghề bánh cũng ngày càng cao
![]() |
Nhiều bạn trẻ chọn học trung cấp Kỹ thuật làm bánh tại CET
|
Tùy vào hệ trung cấp nghề phù hợp với đầu vào mà bạn chỉ mất từ 1 – 3 năm để lấy được bằng trung cấp Kỹ thuật làm bánh chuyên nghiệp, làm “tấm vé thông hành” để “ghi điểm” với các nhà tuyển dụng. Với chương trình dạy kỹ thuật làm bánh được nghiên cứu và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, bám sát thực tiễn và yêu cầu tuyển dụng hiện nay; sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đảm bảo được chất lượng đầu ra và được các đối tác, doanh nghiệp hiện nay đánh giá cao.
Tổng kết
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019
Cách làm cá hấp xì dầu “gây mê” bất cứ ai
Món cá hấp xì dầu có cách làm nhanh, đơn giản nhưng lại rất thơm ngon, dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nếu đang tìm món ăn ngon bổ sung cho thực đơn gia đình, nhất định bạn không nên bỏ qua.
Với cách làm cá hấp xì dầu, bạn có thể áp dụng cho nhiều loại cá như: cá diêu hồng, các chép, cá lóc… tùy vào sở thích. Phương pháp hấp giúp cá giữ được vị ngọt thịt tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe và hấp dẫn. Thêm xì dầu (nước tương) vào càng thêm kích vị, đậm đà. Bạn có thể chế biến cá hấp xì dầu trong các bữa ăn hàng ngày để đổi vị cho gia đình hay thêm vào thực đơn đãi tiệc đều rất phù hợp. Món ăn này cũng hợp với mọi lứa tuổi nên rất được yêu thích.
Món cá hấp xì dầu vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Còn bây giờ, hãy cùng CET bát tay ngay vào bếp để trổ tài với món cá diêu hồng hấp xì dầu cực lôi cuốn nhé!
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm cá hấp xì dầu
– 1 kg cá diêu hồng
– 1 củ hành tây
– 1 củ gừng
– 1 củ hành tím
– 1 củ tỏi
– 30g hành lá
– 30g rau ngò
– 1 quả ớt
– Xì dầu (nước tương), dầu hào
– Gia vị: tiêu, hạt nêm, muối, đường
Hướng dẫn cách làm cá hấp xì dầu đơn giản mà ngon khó cưỡng
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
– Cá diêu hồng bạn nên chọn mua những con còn tươi sống. Sau đó cắt bỏ mang, cạo sạch vảy, bỏ nội tạng cá, tránh làm vỡ mật để cá không bị đắng rồi rửa thật sạch với nước muối pha loãng cho hết nhớt, rồi rửa lại với nước, để ráo. Để nguyên con cá, dùng dao khứa lên thân cá 2 – 3 đường chéo để cá ngấm gia vị khi ướp.
Sơ chế cá diêu hồng để hấp. Ảnh: Internet
– Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.
– Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.
– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái sợi.
– Hành lá, ngò nhặt rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc vừa phải.
Bước 2: Ướp cá trước khi hấp
Cho cá vào thố hoặc đĩa lớn, sau đó nêm: 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh xì dầu, 1 1 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trộn đều rồi để ướp trong khoảng 1 giờ để cho cá ngấm gia vị.
Ướp cá cho ngấm đều gia vị trước khi hấp. Ảnh: Internet
Bước 3: Hấp cá
Bạn lấy một cái đĩa nhôm sâu lòng rồi đặt cá vào, rưới đều nước ướp cá lên bề mặt, sau đó cho thêm 1 thìa canh dầu hào phủ đều khắp thân cá. Sau đó, xếp hành tây, hành lá và gừng rải đều lên trên bề mặt cá rồi đặt vào nồi hoặc xửng hấp, để hấp khoảng 25 – 30 phút là được.
Để kiểm tra xem cá chín kỹ chưa, bạn dùng tăm đâm xiên lên mình cá, nếu thấy thịt cá không bị dính và nước cá không còn màu đỏ là cá đã chín.
Bước 4: Làm xốt và trình bày
Bắc chảo lên bếp làm nóng, cho 2 thìa canh dầu ăn vào tráng đều đun sôi thì cho tỏi và hành tím băm vào phi thơm. Nêm thêm nửa thìa cà phê hạt nêm và nửa thìa cà phê muối, đảo đều và tắt bếp.
Trình bày cá hấp ra đĩa cho đẹp mắt. Ảnh: Internet
Lấy đĩa cá hấp ra, rưới đều phần dầu và hành tỏi đã phi thơm lên mình cá, giúp cá có màu bóng, đẹp, thơm nức mũi và kích thích khướu giác lẫn vị giác.Cuối cùng, bạn rắc thêm 1 chút tiêu xay nữa là xong.
Để cảm nhận được trọn vẹn hương thơm và vị tươi ngon của món cá hấp xì dầu, bạn nên thưởng thức khi cá còn nóng cùng cơm, bún hoặc bánh tráng đều được.
Dùng nóng để cảm nhận hương vị món cá hấp. Ảnh: Internet
Tổng kết
Vậy là bạn đã cũng CET vừa hàn thành cách làm cá hấp xì dầu vừa ngon vừa đơn giản rồi. Chúc bạn thực hiện thành công! Các bạn nhớ theo dõi trang Trường trung cấp CET để tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn hơn nhé.
Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/hap/cach-lam-ca-hap-xi-dau
Khám phá ngay 14 điểm chết trong kinh doanh nhà hàng
Hiện nay, kinh doanh nhà hàng khách sạn đang là xu hướng có nhiều tiềm năng hấp dẫn. Thế nhưng, để “bước” vào lĩnh vực này thuận lợi và hạn chế bớt những rủi ro, bạn không thể bỏ qua bài học kinh nghiệm từ 14 điểm chết trong kinh doanh nhà hàng dưới đây.
Trên thực tế, số nhà hàng phải ngưng hoạt động sau một thời gian xuất hiện không ít. Hầu hết đều do các chủ, quản lý nhà hàng chưa có kinh nghiệm và chưa tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào kinh doanh. Những sai lầm đó phần lớn là những vấn đề xoay quanh 14 điểm chết trong kinh doanh nhà hàng dưới đây.
Ý tưởng kinh doanh chưa hoàn thiện
Chưa hoàn thiện ý tưởng kinh doanh đã bắt tay thực hiện sẽ dẫn đến rủi ro cao.
Ảnh: Internet
Khi có một ý tưởng kinh doanh nhà hàng, có thể bạn đã vô cùng hứng thú và đã nhanh chóng bắt tay thực hiện ngay. Thế nhưng, trong quá trình đó, bạn cần lên kế hoạch để hoàn thiện ý tưởng của mình một cách đầy đủ, khoa học nhất để xem ý tưởng đó có khả thi không. Chính việc vội vàng và sai sót ở bước này đã khiến nhiều chủ nhà hàng nhanh chóng phải bỏ cuộc.
Không lên kế hoạch chi tiết
Không chỉ kinh doanh nhà hàng mà việc kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ gì cũng đòi hỏi bạn phải có kế hoạch chi tiết. Kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng giúp bạn dễ dàng kiểm soát thu chi, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Không lên kế hoạch chi tiết khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn và dần dần rơi vào hỗn loạn sẽ là nguyên nhân thất bại trong kinh doanh nhà hàng.
Chọn sai địa điểm kinh doanh
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp một nhà hàng có đông khách hay không. Do đó, chọn sai điạ điểm kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn tự làm cho con đường đến vói nhà hàng của thực khách trở nên khó khăn hơn.
Chọn sai nhà hàng và bài toán thiếu vốn
Vốn luôn là yếu tố tiên quyết cần chuẩn bị đầy đủ đầu tiên khi bắt tay kinh doanh. Cùng với đó là sản phẩm kinh doanh chính. Nếu chưa chuẩn bị đủ vốn để làm và dự trù trong khoảng 3 tháng đầu hoạt động hoặc chọn sai sản phẩm kinh doanh , chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ không thể tránh khỏi những rắc rối.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế kinh doanh khiến bạn không biết
cách xử lý tình huống Ảnh: Internet
Lý thuyết luôn cần đi đôi với thực hành. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế khi kinh doanh nhà hàng là hạn chế khá lớn có thể dẫn đến những rủi ro.
Không tạo được dấu ấn riêng
Giữa rất nhiều nhà hàng đang ùn ùn mọc lên, nếu bạn không tạo được ấn tượng riêng cho nhà hàng của mình thì cũng là một hạn chế khiến thực khách không mấy hứng thú. Hãy luôn tìm hiểu thật kỹ để tạo được dấu ấn riêng thu hút thực khách cho nhà hàng của mình khi kinh doanh.
Tư tưởng bảo thủ
Tư tưởng bảo thủ cũng là 1 trong những “điểm chết” khi kinh doanh nhà hàng. Khi cuộc sống không ngừng vận hành, xã hội không ngừng đổi mới và phát triển mà bạn vẫn giữ nguyên những tư tưởng kinh doanh ban đầu, không chịu nắm bắt thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ thất bại.
Phân tích sai thị trường
Nghiên cứu thị trường là một trong những bước không thể thiếu khi mở nhà hàng để xem xét đối thủ kinh doanh, tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng để xác định sản phẩm, giá bán, chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Phân tích thị trường sai đồng nghĩa với những yếu tố trên sai thì thất bại chắc chắn là điều hiển nhiên.
Quản trị nhân sự không đúng cách
Quản trị nhân sự đúng cách làm tăng hiệu quả kinh doanh. Ảnh: Internet
Để một nhà hàng vận hành hiệu quả thì nhân sự chính là yếu tố quan trọng nhất. Nếu quản trị nhân sự không đúng cách, bạn không chỉ làm lãng phí nhân lực mà còn không khai thác được hết tiềm năng của các nhân sự để giúp nhà hàng phát triển. Mỗi một nhân sự là một miếng ghép giúp cho “cỗ máy” nhà hàng vận hành trơn tru, hiệu quả nếu có sự phối hợp hoạt động khoa học, ăn ý.
Không kiểm soát được vấn đề tài chính
Kinh doanh nhà hàng hay kinh doanh bất cứ thứ gì, nếu không kiểm soát được vấn đề tài chính, bạn sẽ khó có thể xác định được kế hoạch và hướng đi tiếp theo là gì. Việc kiểm soát tài chính giúp bạn nắm được tình hình kinh doanh nhà hàng đang như thế nào, từ đó có kế hoạch, phương án kinh doanh thay đổi kịp thời cho phù hợp với điều kiện đang có.
Không coi trọng việc đào tạo nhân sự
Đào tạo nhân sự sẽ nâng cao chất lượng lao động. Ảnh: Internet
Đào tạo nhân sự cũng giống như việc bạn phải luôn không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mỗi ngày để trở thành một phiên bản tốt hơn, hiểu biết hơn. Đó là cách để nâng cao chất lượng nhân sự. Đội ngũ nhân sự càng chất lượng, càng giỏi, họ sẽ càng biết cách làm việc hiệu quả, đưa nhà hàng ngày càng phát triển hơn. Nếu bỏ qua điều này, bạn sẽ phải chấp nhận việc nhà hàng của mình mãi dậm chân tại chỗ mà không có tiến triển gì mới mẻ hay phát triển hơn.
Coi thường việc nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ tốt sẽ giữ chân và tạo ấn tượng với thực khách. Ảnh: Internet
Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng là làm dịch vụ. Mà dịch vụ thì luôn đặt chất lượng phục vụ thực khách lên hàng đầu. Chỉ cần một scandal, một sai lầm nhỏ về chất lượng dịch vụ kém cũng có thể khiến nhiều nhà hàng phá sản. Ngược lại, có nhiều nhà hàng qui mô nhỏ, cơ sở vật chất có thể chưa tốt nhưng chất lượng dịch vụ tốt vẫn luôn tạo được ấn tượng với thực khách, giúp giữ chân họ lâu dài hơn.
Chiến dịch Marketing thiếu chuyên nghiệp
Marketing chuyên nghiệp góp phần xây dựng thương hiệu tốt. Ảnh: Internet
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, marketing đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo dựng thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh. Một nhà hàng dù có lớn, có đẹp, có chất lượng mà hoạt động Markting thiếu chuyên nghiệp thì cũng làm hạn chế sự phát triển của nó vì không mấy ai biết đến.
Đam mê chưa đủ lớn
Điều cuối cùng của 14 điểm chết trong kinh doanh nhà hàng chính là thiếu đam mê hoặc đam mê chưa đủ lớn. Đam mê là “cánh buồm”, là kim chỉ nam để dẫn dắt người kinh doanh, giúp bạn đủ bản lĩnh, quyết tâm vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Không đủ đam mê, bạn sẽ dẽ dàng chùn bước và gục ngã trước những rủi ro, khó khăn mà nhà hàng gặp phải.
Tổng kết
Trên đây chính là 14 điểm chết trong kinh doanh nhà hàng mà rất nhiều người đã vấp phải và đành chấp nhận thua lỗ hoặc ngưng kinh doanh. Nếu có đam mê và muốn làm giàu từ lĩnh vực này, nhất định bạn không nên bỏ qua những lưu ý đáng gờm này.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn từ: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/14-diem-chet-trong-kinh-doanh-nha-hang
[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh
Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...

-
Chương trình “Food Art – Plating Sauces” diễn ra chiều ngày 28/12/2019 tại chi nhánh Bình Tân do Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) tổ chức đã mang ...
-
Nếu ai đó hỏi tôi rằng, điều khiến tôi không bao giờ hối hận vì đã lựa chọn cho tới thời điểm này là gì, tôi sẽ nói ngay mà không cần suy ng...
-
Bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng vậy, song song với những thuận lợi, vinh quang, hào nhoáng sẽ luôn có những khó khăn, những “mảng màu ...