Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Những tiêu chí và kinh nghiệm chọn trường dạy nấu ăn chất lượng

Để trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp thì các bạn trẻ cần phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện và thực hành để có đầy đủ kỹ năng, chuyên môn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên chỉ riêng ở địa bàn TP.HCM thì việc lựa chọn trường dạy nấu ăn uy tín chất lượng đã không hề dễ dàng, hôm nay Cet.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn những tiêu chí cũng như kinh nghiệm để bạn có thể tham khảo qua nhé.

Hiện nay, do nhu cầu học và theo đuổi Nghề bếp của học sinh, sinh viên và các bạn trẻ, nhiều cơ sở, trường dạy nấu ăn đã ra đời và liên tục chiêu sinh từ các khóa học ngắn hạn cho đến dài hạn, từ khóa cơ bản đến những chương trình học chuyên nghiệp. Chính vì lẽ đó, bạn cần tham khảo thật kỹ các thông tin từ trường và xem xét để lựa chọn nơi học tập phù hợp nhất với bản thân.

đầu bếp chuyên nghiệp

Để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì bạn cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện phù hợp. (Nguồn: Internet)

Những tiêu chí cần có ở một trường dạy nấu ăn chuyên nghiệp

1.Chương trình học

Chương trình học là một trong các tiêu chí đầu tiên mà bạn cần quan tâm, kết quả mà bạn sẽ thu lại được sau khóa học là gì? Đặc biệt với Nghề bếp thì nội dung chương trình học phải tạo được sự hứng thú, hấp dẫn dành cho học viên, có các giờ thực hành song song với lý thuyết. Ngoài các công thức chế biến món ăn ra thì người học phải còn được đào tạo về các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp để họ có nền tảng tốt.

Với các chương trình học chuyên nghiệp dài hạn thì ngoài các kỹ năng, bí quyết, công thức chế biến món ăn thì còn phải cung cấp cho người học các kiến thức về tổ chức, quản lý khu vực bếp, điều hành nhân sự…

2.Cơ sở vật chất

Như đã đề cập thì trong quá trình học nghề Bếp thì các giờ thực hành luôn rất quan trọng vì thế cơ sở vật chất để học thực hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả học tập sau cùng. Các công cụ dụng cụ, số lượng bếp có đầy đủ, đảm bảo cho giờ học thực hành của sinh viên hay không? Ngoài ra, hệ thống phòng chống cháy nổ cũng là yếu tố phải được đặt lên trên hàng đầu.

Đối với những bạn có định hướng để theo đuổi Nghề bếp ở các môi trường nhà hàng, khách sạn 5 sao, cao cấp thì nếu cơ sở đào tạo có hệ thống bếp theo đúng tiêu chuẩn châu Âu sẽ là một lợi thế. Vì sau khi học, bạn sẽ nhanh chóng thích nghi, bắt kịp với công việc thực tế.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong các tiêu chí quan trọng để lựa chọn trường học nghề Bếp

3.Đội ngũ Giảng viên

Chất lượng của đội ngũ Giảng viên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của bạn. Các Thầy Cô nếu là những người đang làm việc, công tác trong ngành thì họ sẽ truyền đạt cho bạn chính xác những kỹ năng, kinh nghiệm sát với công việc thực tiễn. Ngoài ra, các Thầy Cô tận tâm sẽ hướng dẫn cho bạn hết tất cả bí quyết để theo nghề. Không những thế, các thầy cô với nhiều năm kinh  nghiệm sẽ luôn biết cách tạo hứng khởi, khơi dậy niềm đam mê cho những người mới vào nghề.

Kinh nghiệm chọn trường dạy Nghề bếp phù hợp

1.Xem xét chương trình học với nhu cầu của bản thân

Bạn cần phải xác định rõ xem chương trình đào tạo của trường có đúng như định hướng của bạn hay không? Ví dụ như: học để phấn đấu trở thành Bếp trưởng thì bạn có thể đăng ký các khóa chuyên nghiệp. Hay học để nhanh chóng ra làm nghề thì bạn có thể chọn các khóa ngắn hạn…

2.Ưu tiên trường có thời gian học thực hành nhiều

Chính trong những giờ học thực hành bạn mới học được nhiều nhất, vì vậy hãy ưu tiên những trường dành nhiều thời gian cho sinh viên “lăn xả” vào thực tế hơn là lý thuyết sáo rỗng. Tuy nhiên, nếu bạn học các khóa chuyên nghiệp thì các lớp lý thuyết như tính toán chi phí, quản lý nhân sự… cũng vô cùng quan trọng.

3.Tham quan cơ sở vật chất, giờ học thực tế

Hiện nay, khi tham khảo các thông tin tư vấn thì bạn đều có cơ hội tham quan, khảo sát cơ sở vật chất của trường. Và đó chính là cơ hội để bạn có cái nhìn thực tế hơn là các hình ảnh trên tờ rơi hay quảng cáo. Với những tiêu chí mà chúng tôi nêu trên thì bạn hãy chọn lựa môi trường học tập tốt nhất nhé.

Nghề bếp

Đối với Nghề bếp thì giờ học thực hành sẽ giúp học viên tiếp thu được nhiều kiến thức nhất

Với những kinh nghiệm trong việc đào tạo nhân sự ngành Bếp thì Cet.edu.vn hy vọng thông qua bài viết hôm nay đã chia sẽ được đến một vài tiêu chí và kinh nghiệm chọn trường dạy nấu ăn chất lượng để bạn có thêm thông tin lựa chọn nhé.

Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, là đơn vị đào tạo đa ngành cung ứng nguồn nhân lực cho khối ngành: Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm Thực – Nhà hàng – Khách sạn hiện đang có chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến món ăn đào tạo ra các Đầu bếp chuyên nghiệp làm việc ở các nhà hàng, khách sạn hàng đầu Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi vào số 18006148 (không tính phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/truong-trung-cap/kinh-nghiem-chon-truong

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Học ngay từ vựng tiếng anh về món ăn Việt Nam

Đa số du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam đều mong muốn khám phá nền ẩm thực phong phú và đa dạng của nước ta. Tuy nhiên, do vấn đề về ngôn ngữ nên đôi khi đối với cả các nhân viên phục vụ trong lĩnh vực Ẩm thực cũng không thể giới thiệu một cách chính xác về tên gọi của các món ăn. Vì vậy, hôm nay Cet.edu.vn gửi đến bạn bộ từ vựng tiếng Anh về món ăn Việt Nam để các bạn có thể tự tin sử dụng khi “quảng cáo” các món ăn siêu hấp dẫn của chúng ta nhé.

Ẩm thực Việt

Ẩm thực Việt không chỉ làm say mê người dân mà còn cả du khách nước ngoài. (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về các món bún, mì, miến

– Bún thịt nướng: Charcoal grilled pork on skewers with noodles

– Phở bò: Rice noodle soup with beef

– Phở bò viên: Noodle soup with meat balls

– Phở cuốn: Steamed “Pho” paper rolls

– Phở chín, nạm, gầu, gân, lá lách: Noodle soup with brisket, flank, tendon, fatty, and crunchy flank

– Phở gà: Noodle soup with sliced – chicken

– Mỳ Quảng: Quang noodles

– Bún cua: Crab rice noodles

– Bún chả: Kebab rice noodles

– Bún ốc: Snail rice noodles

– Bún bò Huế: Hue style beef noodles

– Miến gà : Soya noodles with chicken

Từ vựng tiếng Anh về các món bánh

– Bánh cuốn: Stuffed pancake

– Bánh dày: Round sticky rice cake

– Bánh tráng: Sirdle-cake

– Bánh tôm: Shrimp in batter

– Bánh cốm: Young rice cake

– Bánh trôi nước: Stuffed sticky rice balls

– Bánh đậu: Soya cake

– Bánh bao: Steamed wheat flour cake

– Bánh xèo: Pancake

– Bánh chưng: Stuffed sticky rice cake

– Bánh phồng tôm: Prawn crackers

Bánh xèo

Bánh xèo (Vietnamese pancake) là một trong các món bánh nổi tiếng của người Việt. (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về các món khai vị

– Gỏi hải sản: Seafood delight salad

– Gỏi ngó sen tôm thịt: Lotus delight salad

– Gỏi tôm thịt: Shrimp and pork salad

– Chả giò: Crispy Vietnamese spring rolls/ Imperial Vietnamese Spring Rolls

– Chạo tôm: Char-grilled minced prawn on sugar canes

– Gỏi cuốn: Fresh soft summer rolls with king–prawns sage and salad wrapped in rice paper/ Summer rolls

Từ vựng tiếng Anh về các món cơm

– Cơm thập cẩm: House rice platter

– Cơm chiên: Fried rice

– Cơm chiên Dương Châu: Yangzhou fried rice

– Cơm hải sản: Seafood and vegetables on rice

– Cơm cari: Curry chicken or beef sautéed with mixed vegetables over steamed rice

Từ vựng tiếng Anh về các món ăn hằng ngày

– Cá kho tộ: Fish cooked with fishsauce bowl

– Gà xào chiên sả ớt: Chicken fried with citronella

– Tôm kho tàu: Shrimp cooked with caramel

– Bò xào khổ qua: Tender beef fried with bitter melon

– Sườn xào chua ngọt: Sweet and sour pork ribs

– Cua rang muối: Grab fried on salt

– Rùa hầm sả: Tortoise steam with citronella

– Tiết canh: Blood pudding

– Cua luộc bia: Crab boiled in beer

– Cua rang me: Crab fried with tamarind

– Bò nhúng giấm: Beef soaked in boilinig vinegar

– Bò nướng sa tế: Beef seasoned with chili oil and broiled

– Bò lúc lắc khoai: Beef fried chopped steaks and chips

– Tôm lăn bột: Shrimp floured and fried

– Đậu phụ (đậu hủ) : Tofu

– Lẩu: Hot pot

– Canh chua: Sweet and sour fish broth

– Cà muối: Pickled egg plants

– Cà pháo muối: Salted egg – plant

– Dưa muối: Salted vegetables

– Dưa cải: Cabbage pickles

– Dưa hành: Onion pickles

– Dưa góp: Vegetables pickles

– Lạp xưởng : Chinese sausage

– Xôi : Steamed sticky rice

– Hột vịt lộn: Boiled fertilized duck egg

Từ vựng tiếng Anh về các loại nước chấm

– Chao: Soya cheese

– Nước mắm: fish sauce

– Mắm : Sauce of macerated fish or shrimp

– Mắm tôm: Shrimp pasty

Từ vựng tiếng Anh về các món chè Việt

– Chè hạt sen: Sweet lotus seed gruel

– Chè trôi nước: Rice ball sweet soup

– Chè sắn: Cassava gruel

– Chè đậu trắng với nước cốt dừa: White cow-pea with coconut gruel

– Chè đậu xanh: Green beans sweet gruel

– Chè đậu đen: Black beans sweet gruel

– Chè đậu đỏ: Red beans sweet gruel

– Chè khoai môn với nước dừa: Sweet Taro Pudding with coconut gruel

– Chè chuối: Sweet banana with coconut gruel

– Chè táo soạn: Sweet mung bean gruel

– Chè ba màu: Three colored sweet gruel

– Chè Thái thơm ngon: Thai sweet gruel

– Chè khúc bạch: Khuc Bach sweet gruel

Các món chè Việt

Các món chè Việt là món tráng miệng hấp dẫn mà bạn có thể giới thiệu với du khách nước ngoài. (Nguồn: Internet)

Trên đây là bộ từ vựng tiếng Anh món ăn Việt Nam mà Cet.edu.vn đã tổng hợp lại cho bạn. Hy vọng với chúng, bạn có thể tự tin giới thiệu các món ăn của chúng ta một cách chính xác đến khách nước ngoài và làm cho họ yêu hơn mãnh đất hình chữ S.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/tieng-anh/tu-vung-mon-an-viet-nam

Hướng dẫn cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện ngon ngất ngây

Lá dứa là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn của rất nhiều người, bởi mùi thơm nhè nhẹ rất dễ chịu. Đặc biệt hơn, lá dứa dùng để nấu xôi thì sẽ tạo nên một món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà lại dinh dưỡng cao. Vì vậy, hôm nay Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn ngay cho bạn cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện ngon ngất ngây mà lại tiện lợi.

Xôi lá dứa hấp dẫn người ăn bởi màu xanh bắt mắt, thanh mát và một mùi thơm thoang thoảng nhưng đủ để kích thích vị giác của bạn hoạt động. Không những thế, chút dừa nạo với hạt vừng rắc lên càng làm tăng độ béo bùi nhưng lại không ngáy cho món xôi. Với phương pháp nấu xôi bằng nồi cơm điện thì bạn sẽ chẳng còn phải “lăn tăn” về việc mất thời gian như khi dùng xửng hấp. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào làm món xôi này thôi nào!

Lá dứa

Lá dứa là một trong những nguyên liệu mà người Việt ưa dùng bởi nó tạo ra mùi thơm dễ chịu. (Nguồn: Internet)

Cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện

Thành phần nguyên liệu nấu xôi lá dứa

– Gạo nếp hoa vàng: 400 – 500 gr

– Lá dứa: 1 bó (khoảng 4 – 5 lá)

– Nước cốt dừa: 200 ml

– Dừa sợi: 100 gr

– Đường cát trắng

– Một ít vừng rang

Các bước thực hiện nấu xôi lá dứa

– Bước 1: Bạn đãi gạo nếp thật sạch cho đến khi trong nước rồi chắt nước và cho vào nước mới ngâm từ 3 – 4 tiếng hoặc qua đêm cho hạt gạo nở mềm.

– Bước 2: Lá dứa sau khi mua về thì rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi cho vào máy xay, xay cho thật mịn. Sau đó, lược qua rây để lấy phần nước cốt. Lưu ý; bạn chừa lại một ít lá dứa để cho vào nồi khi nấu xôi nhé.

– Bước 3: Vớt gạo ra, vẫy cho ráo nước, xốc với một chút dầu ăn và muối. Bước này sẽ giúp xôi thành phẩm của bạn sẽ đậm đà và bóng bẩy trong ngon hơn.

– Bước 4: Bạn cho gạo vào nồi cơm điện cùng với nước cốt lá dứa và vài lá dứa chừa lại rồi đảo đều lên một chút. Lưu ý: nếu nước lá dứa ít quá thì bạn cho thêm nước sôi sao cho mực nước trong nồi xâm xấp với mặt gạo.

– Bước 5: Bạn bật chế độ nấu cho đến khi nồi tự chuyển sang chế độ hâm thì mở nắp, dùng đũa đảo đều rồi đậy nấp nấu tiếp 10 – 15 phút để cho xôi chín đều là có thể tắt điện.

– Bước 6: Vừng rang chín và bạn có thể giã thêm một chút cho vừng thơm hơn.

– Bước 7: Bạn múc xôi ra dĩa và cho dừa nạo lên cùng với chút vừng rang, nếu bạn muốn xôi ngọt xíu thì có thể rưới lên thêm chút đường.

xôi lá dứa

Cho thêm chút vừng rang lên sẽ làm cho món xôi lá dứa của bạn càng thêm thơm ngon. (Nguồn: Internet)

Biến tấu với xôi lá dứa đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu xôi lá dứa đậu xanh

– Gạo nếp hoa vàng: 300 gr

– Đậu xanh (đã bỏ vỏ): 100 gr

– Lá dứa: 1 bó (khoảng 5 nhánh)

– Nước cốt dừa: 250 ml

– Đường cát trắng

– Dừa nạo sợi: 100 gr

– Một ít vừng rang

– Muối, dầu ăn

Các bước thực hiện nấu xôi lá dứa đậu xanh

– Bước 1: Bạn cũng đãi gạo nếp và ngâm gạo như cách trên. Ngoài ra với đậu xanh thì bạn cũng vo cho sạch ngồi ngâm qua đêm cho nở mềm.

– Bước 2: Vớt đậu xanh ra, vẩy cho ráo nước và cho vào xửng hấp của nồi cơm điện hấp chín (bạn nên cho thêm chút muối để phần đậu đậm đà). Sau đó, để đậu nguội thì cho vào máy xay với 50 ml nước cốt dừa + 50 gr đường, xay cho nhuyễn mịn. Sau khi xay xong thì bạn nên cho phần hỗn hợp này vào chảo không dính, sên lại cho đến khi đậu sánh thì tắt bếp.

– Bước 3: Bạn sơ chế phần lá dứa như phía trên và nhớ cũng chừa lại vài lá dứa để cho vào nồi hấp xôi.

– Bước 4: Vớt gạo ra và vẩy cho ráo, cho vào nồi cơm điện cùng với nước cốt lá dứa, một chút muối và lượng nước sôi chao cho nước trong nồi xâm xấp mặt gạo. Sau đó, bật nấu đến khi nồi tự chuyển qua chế độ hâm thì cho tiếp phần nước cốt dừa còn lại với khoảng 70 gr đường vào, đảo đều nồi xôi để tránh cho phần xôi dưới đáy nồi bị khét. Đậy nắp và nấu tiếp khoảng 10 – 15 phút cho xôi chín đều là được.

– Bước 5: Bạn cho xôi ra dĩa, phết 1 lớp đậu xanh bên trên và cho dừa nạo, vừng rang lên là hoàn tất món xôi. Nếu nhà bạn có khuôn thì có thể cho đậu xanh vào trước rồi cho xôi vào kế tiếp, nén chặt phần xôi trong khuôn, rồi nhẹ tay gỡ khuôn ra, rắc thêm dừa nạo và vừng rang lên bên trên.

Xôi lá dứa đậu xanh

Xôi lá dứa đậu xanh cũng không kém phần hấp dẫn khi thêm vị bùi bùi của đậu xanh. (Nguồn: Internet)

Bạn thấy không, chỉ với vài bước chế biến đơn giản thì chúng ta đã có ngay một món xôi thơm ngon mà không mất quá nhiều thời gian. Ngoài cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện thì bạn có thể tham khảo thêm công thức các món xôi hấp dẫn khác như: xôi đậu phộng, xôi vò đậu xanh hạt sen… trên cùng chuyên mục của Cet.edu.vn.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xoi/xoi-la-dua

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Cùng vào bếp học cách nấu chè trôi nước đoàn viên đơn giản tại nhà

Những buổi tối cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức những viên trôi nước tròn tròn rồi uống một ngụm trà thì còn gì tuyệt vời hơn. Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn cách nấu chè trôi nước với những bước đơn giản nhất nhưng chất lượng thì không hề thua kém ngoài tiệm.

Nhắc đến chè trôi nước thì chúng ta không thể nào quên được những viên nếp trắng tròn, cuốn bên trong là đậu xanh bùi bùi ăn cùng với nước đường ngòn ngọt và mùi thơm thơm của mè rang, nhiều người lại thích chan thêm một ít nước cốt dừa để mang lại chút vị beo béo. Tuy các công đoạn trong cách nấu chè trôi nước có hơi tốn thời gian một chút nhưng khi bạn nấu món chè này xong thì bảo đảm mọi thành viên trong gia đình của bạn đều sẽ rất thích thú.

Chè trôi nước

Chè trôi nước cực thích hợp để cả nhà quây quần và thưởng thức cùng nhau. (Nguồn: Internet)

Cách nấu chè trôi nước chuẩn miền Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu chè trôi nước chuẩn miền Nam

– Bột nếp: 400 gr

– Đậu xanh cà vỏ: 200 gr

– Đường thốt nốt: 300 gr

– Gừng: 50 gr (bào vỏ, thái sợi)

– Hành tím băm

– Dầu ăn

– Mè (vừng) trắng rang

Các bước thực hiện nấu chè trôi nước chuẩn miền Nam

– Bước 1: Đậu xanh sau khi mua về thì vo sạch rồi ngâm trong nước khoáng 1 giờ hoặc cho đến khi nở mềm thì vớt ra, vẩy cho ráo nước. Cho đậu xanh vào nồi cơm điện với xâm xấp nước nấu cho chín, trong lúc nấu thỉnh thoàng nhớ xới đều đậu ở dưới đáy lên để đậu chín đều. Khi đậu chín thì rút dây điện, lấy nồi đậu ra, để nguội rồi cho vào cối giã nhuyễn.

– Bước 2: Bắc chảo lên bếp và cho vào chút dầu ăn, đun sôi, cho tiếp hành tím băm vào phi cho thơm. Bạn cho phần đậu xanh đã giã vào xào nhanh tay, có thể nêm nếm chút muối, đường sao cho hợp khẩu vị của bạn. Sau đó tắt bếp, cho phần đậu ra bát, để nguội rồi vo thành những viên nhỏ (khoảng 2 – 3 cm).

vo đậu xanh

Bạn vo đậu xanh thành những viên nhỏ với kích thước 2 – 3 cm là được. (Nguồn: Internet)

– Bước 3: Bạn chừa lại khoảng 50 gr bột nếp, phần còn lại thì cho vào tô với khoảng 300 ml nước sôi, trộn đều cho nước ngấm vào bột và đậy nấp để bột nở. Sau đó cho bột ra mặt phẳng và nhồi cho mịn. Nếu thấy bột dính tay thì cho thêm phần bột khô mà bạn chừa ban nãy vào và ngược lại nếu bột quá khô thì bạn cho thêm nước vào từ từ và nhồi.

– Bước 4: Bạn chia bột thành những khối vừa nhau, ấn nhè nhẹ cho viên bột hơi dẹt. Tiếp theo, bạn lấy viên đậu xanh cho vào giữa viên nếp và bọc thật kín lại, nếu không khi nấu thì viên trôi nước sẽ bị bể. Lần lượt làm viên trôi nước cho đến khi hết số bột và đậu. Nếu phẩn bột còn dư thì bạn có thể vo thành những viên tròn không nhân.

– Bước 5: Bạn bắc nồi với nước ngập hơn nửa nồi và đun sôi, thả từng viên trôi nước vào nấu cho đến khi bạn thấy các viên nổi lên trên bề mặt là có thể vớt ra, cho vào một nồi nước lạnh.

vớt ra và cho vào nước lạnh

Khi những viên trôi nước chín nổi lên thì bạn có thể vớt ra và cho vào nước lạnh. (Nguồn: Internet)

– Bước 6: Bạn lấy một nồi khác, đun sôi khoảng 400 ml nước với 300 gr đường thốt nốt, khi nước trong nồi sôi thì cho gừng thái sợi vào. Lúc này bạn vớt trôi nước từ nồi nước lạnh ra, vẩy ráo và cho vào nồi nước đường, để lửa nhỏ và đun nồi chè trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.

– Bước 7: Múc chè ra chén và rắc thêm chút mè rang lên là hoàn tất món chè.

Những lưu ý khi làm chè trôi nước   

– Nếu muốn tăng vị béo cho món chè thì bạn có thể hòa 300 ml nước cốt dừa với 1 muỗng café bột năng và chút xíu muối, bắc lên bếp, để lửa nhỏ khuấy cho đến khi hơi sệt lại là được, để nguội dùng với chè.

– Bạn có thể mua thêm lá dứa, cù dền… băm nhuyễn vắt lấy nước cốt và cho vào bột ở bước 3 và 4 để tạo màu xanh bắt mắt cho món chè.

tạo màu sắc đa dạng

Bạn có thể thêm dùng thêm các nguyên liệu khác để tạo màu sắc đa dạng cho viên trôi nước. (Nguồn: Internet)

Dưới sự hướng dẫn của chúng tôi thì bạn thấy cách nấu chè trôi nước thật đơn giản phải không nào? Cet.edu.vn hy vọng sẽ giúp bạn trở thành một người nội trợ, nấu ăn toàn diện không chỉ với các món ăn hấp dẫn mà còn cả các món chè Việt ngon lành, bổ dưỡng. Ngoài ra, trên chuyên mục Món chè còn có rất nhiều những món khác mà bạn có thể tham khảo qua nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/che-troi-nuoc

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Ăn là ghiền với cách làm món cá bống kho tiêu thơm ngon

Cá bống kho tiêu là một món ăn dân dã, đậm đà hương vị của người Việt nhưng do nhiều lý do khác nhau thì ngày nay, không nhiều bạn trẻ biết cách làm món cá này. Chính vì thế, hôm nay Cet.edu.vn sẽ mang đến cho bạn cách làm món cá bống kho tiêu thơm ngon mà lại siêu dễ làm. Hãy vào bếp và thực hiện món ăn này cho bữa ăn gia đình mình nhé!

Mọi người yêu thích thịt cá bống một phần do thịt dai dai nên khi kho cùng tiêu, ớt thì xen lẫn thêm vị cay cay nhẹ càng thêm hấp dẫn. Ngoài ra, thịt cá bống lại còn khá bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người dùng, nhất là với những người tỳ hư bụng đầy, đàm thấp ho thở, đau tức ngực sườn, nhức mỏi… Nên vì vậy, đây là loài cá thường được dùng nấu trong các món ăn, bài thuốc dùng để bồi bổ cho sức khỏe con người như: cá bống kho củ kiệu, cháo cá bống, cá bống om mộc nhĩ… nhưng trong đó, cá bống kho tiêu là hấp dẫn nhất vừa ăn lại vừa dễ làm.

Cá bống

Cá bống kho tiêu có thịt dai dai lại còn khá bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người dùng. (Nguồn: Internet)

Cách làm cá bống kho tiêu đậm đà hương vị 

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm cá bống kho tiêu

– Cá bống: 500 gr (bạn chọn loại cá ống cát, thân có màu hơi vàng nhặt)

– Ớt sừng: 10 trái.

– Tiêu sọ: 2 nhánh.

– Hành khô, tỏi: 50 gr

– Hành lá, rau mùi: 50 gr

– Gia vị: Nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, nghệ bột, dầu ăn.

– Ngoài ra, bạn để kho cá ngon nhất thì bạn nên chuẩn bị thêm 1 cái nồi đất

Tiêu sọ

Tiêu sọ sẽ giúp món cá bống của bạn có vị cay cay lại tăng mùi thơm khi kho. (Nguồn: Internet)

Các bước thực hiện món cá bống kho tiêu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

– Cá bống bạn cho vào rổ, chà nhẹ nhàng để cá bống bong hết phần vảy, cắt bỏ phần đuôi và vây cá, chà thêm lần nữa để cho cá sạch vảy hoàn toàn. Sau đó, bạn cắt phần bụng cá và bỏ đi phần ruột cá. Lưu ý: nếu trong bụng cá còn phần trứng thì giữ lại nhé, rửa sạch, để ráo nước.

– Sau đó, ướp cá với 1,5 muỗng đường và để yên trong 30 phút. Sau khi cá thấm hết đường thì bạn cho tiếp 2 muỗng nước mắm + 1,5 muỗng hạt nêm + 1 muỗng bột ngọt + 1 muỗng tiêu, đảo nhẹ và để cá khoảng 3 – 4 tiếng cho cá thấm gia vị.

– Trong thời gian chờ cá thấm gia vị thì bạn đem hành khô, tỏi đi băm nhỏ. Với hành lá, rau mùi thì nhặt rồi rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần đầu hành cắt khúc 3cm, chẻ làm 4, rau mùi thái khúc 3 cm. Còn ớt sừng thì bạn bỏ cuống, rửa sạch, để nguyên trái. Và tiêu sọ thì bạn tách hạt, rửa sạch.

Bước 2: Kho cá

– Bạn bắc chảo và cho chút dầu ăn, đợi dầu sôi thì hành tỏi và 1 muỗng ớt bột vào phi cho thơm, tắt bếp để nguội.

– Bạn bắc nồi đất lên bếp là cho vào 1,5 muỗng đường và bật lửa liu riu để cho đường tan hết thì cho vào khoảng 1 bát nước, đun cho đến khi sôi thì tắt bếp để nguội hoàn toàn. Lúc này, bạn mới xếp cá bống, ớt sừng, tiêu sọ và cả phần hành tỏi phi ban nãy vào nồi tất. Bạn có thể lắc nhẹ nồi để tất cả cá thấm đều gia vị.

– Bạn chỉ để lửa vừa cho đến khi nồi cá sôi bùng lên thì hạ lửa về liu riu, bạn để như vậy khoảng 30 – 40 phút để cho thịt cá keo lại. Khi bạn thấy nước kho cá sánh lại có màu nâu cánh gián đẹp mắt, cá bống chín đều là được.

Bước 3: Trình bày và hoàn tất món ăn

– Khi tắt bếp thì bạn cho hành lá, rau mùi cắt sẵn vào nồi và rắc chút tiêu xay. Cá bống kho tiêu ăn kèm cơm trắng nóng, cà pháo muối và canh riêu cua là ngon nhất.

Cá bống kho tiêu

Cá bống kho tiêu khi hoàn thành thịt cá keo lại hòa quyện với vị cay cay của tiêu, ớt cực hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Với sự hướng dẫn cách làm cá bống kho tiêu đậm đà hương vị mà Cet.edu.vn hướng dẫn thì bạn có thể tự tay mình hoàn tất món ăn dễ làm này tại nhà để bữa ăn của gia đình càng trở nên hấp dẫn, thú vị.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/kho/ca-bong-kho-tieu

Thực hiện ngay với cách làm bún ốc chuẩn vị Hà Nội tại nhà

Bún ốc chắc chắn sẽ là một trong những món mà người Hà Nội đi xa sẽ rất nhớ. Mùi vị thơm ngon của món bún này sẽ níu giữ bất kỳ ai trót một lần thử qua nó. Nếu bạn cũng là người mê mẩn món ăn này thì đừng lo, hôm nay Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm món bún ốc chuẩn vị Hà Nội siêu ngon ngay tại nhà.

Khi ăn bún ốc Hà Nội bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, dai dai của thịt ốc hòa quyện với vị ngọt của nước dùng và ăn kèm thêm với các loại rau sống thì lại càng ngon. Không những thế, cách nấu bún ốc không hề khó, vì vậy đây là món ăn được rất nhiều gia đình dùng vào bữa ăn sáng. Hơn nữa, các nguyên liệu (đặc biệt là các loại ốc sử dụng) dùng để nấu món bún này vô cùng quen thuộc, dễ kiếm.

Bún ốc Hà Nội

Bún ốc Hà Nội là một trong những món bún hấp dẫn, đặc trưng của người Hà thành. (Nguồn: Internet)

Cách nấu bún ốc chuẩn vị người Hà Nội

Thành phần nguyên liệu nấu bún ốc (cho khoảng 4 – 5 người ăn):

– Ôc nhồi (con vừa): 2 kg

– Xương heo: 1 kg

– Bún tươi (sợi nhỏ); 1 kg

– Đậu hủ (đậu phụ): 3 miếng (bìa)

– Cà chua chín: 300 gr

– Bột nghệ, chanh, ớt. hành tím băm, hành lá, ngò, rau tía tô

– Giấm bỗng: ½ lit

– Dầu ăn

– Gia vị: tiêu, muối, đường, nước mắm

– Rau ăn kèm: xà lách, rau muống chẻ, bắp chuối, hoa chuối xắt mỏng

ốc nhồi cỡ vừa

Để nấu bún ốc Hà Nội thì bạn nên chọn những con ốc nhồi cỡ vừa. (Nguồn: Internet)

Các bước thực hiện nấu bún ốc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ốc sau khi mua về thì bạn ngâm nước gạo qua đêm cho sạch hết chất bẩn. Nếu không có thời gian thì bạn có thể cho vào nước ngâm ốc vài lát ớt. Sau đó, bắc nồi nước luộc ốc với chút muối. Lưu ý: không luộc quá kỹ để tránh thịt ốc bị dai và bạn nhớ giữ lại phần nước lộc ốc.

– Sau khi luộc thì vớt ốc ra, để cho hơi nguội, lễ ốc lấy phần thịt ra bỏ phần đuôi đen đi. Tiếp theo bạn ướp ốc với khoảng 1,5 muỗng café nước mắm chút tiêu xay và ½ muỗng café bột nghệ, để yên khoảng 30 phút cho thịt ốc thấm gia vị.

– Cà chua: rửa sạch, bỏ phần cuống và bổ múi cau.

– Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn. Hành lá, tía tô rửa sạch xắt nhỏ. Các loại rau sống nhặt bỏ phần hư, rửa sạch, có thể cắt nhỏ cho vừa ăn.

– Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, chiên cho vàng, vớt ra để ráo dầu

– Phần xương heo: bạn rửa sạch với nước muối để khử mùi tanh, rồi cho vào nồi với 2 lít nước hầm trong trong khoảng 30 phút với lửa vừa. Lưu ý: trong khi hầm xương thì ban nhớ liên tục vớt bọt để nước dùng được trong.

– Bạn trụng bún tươi qua nước sôi, để ráo.

Bước 2: Làm bún ốc

– Bắc nồi lên bếp và cho chút xíu dầu ăn vào đun đến khi sôi thì cho hành tím băm vào phi cho thơm. Sau đó, bạn cho phần thịt ốc và cà chua vào xào với lửa lớn khoảng 3 phút cho săn. Lưu ý: nếu ban nãy bạn luộc ốc hơi quá tay thì có thể cho ốc vào xào sau cà chua, miễn canh sao cho thịt ốc vừa chín tới, đừng quá dai.

– Cho tiếp nước luộc ốc, nước hầm xương và nước giấm bỗng vào nồi và nấu sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thả luôn phần đậu hũ vào nồi, đợi đến khi sôi thì bạn hạ lửa để liu riu giữ nóng cho đến khi dùng.

Bước 3: Trình bày món ăn

– Bạn cho bún ra tô, chan nước và múc ốc, đậu hũ, cà chua mỗi loại một ít rồi rắc hành lá. Bún ốc ăn kèm với các loại rau sống, ăn đến đâu thì cho rau vào đến đấy.

 các loại rau sống

Bún ốc Hà Nội ăn kèm với các loại rau sống như: xà lách, bắp chuối, hoa chuối, rau muống chẻ. (Nguồn: Internet)

Trên đây là cách làm món bún ốc chuẩn vị Hà Nội mà bạn có thể tham khảo qua để nấu món bún này thưởng thức cho thỏa cơn thèm. Cet.edu.vn rất vui vì đã giới thiệu được đến bạn thêm 1 món bún ngon trong nền ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích các món bún và đặc biệt là các món của miền Bắc thì đừng bỏ lỡ những công thức hướng dẫn làm bún chả hay bún đậu mắm tôm ngon xuất sắc không kém.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/bun/bun-oc-ha-noi

Xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam trong vài năm tới

Bạn lựa chọn ngành nghề để theo đuổi dựa vào yếu tố gì? Ngày nay, khi kinh tế – xã hội phát triển đa dạng với nhiều nghề nghiệp khác nhau thì nhiều bạn trẻ đã chủ động xác định hướng đi lập nghiệp của mình dựa trên các yếu tố như: sự đam mê, khả năng thích ứng với công việc… Trong đó, xác định công việc dựa trên xu hướng nghề nghiệp tương lai ở Việt Nam cũng là một trong các gợi ý rất đáng để tham khảo.

Thật ra, nền kinh tế nước nhà đã phát triển với tốc độ vũ bão vượt ra ngoài các tính toán của các chuyên gia. Cùng với đó, cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra và lan tỏa ngày càng rộng ở trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) thì một số ngành nghề được dự đoán đang dần bão hòa và sẽ biến mất trong thời gian tới. Song song với đó, một số nhóm, lĩnh vực khác cũng sẽ vươn lên trở thành top công việc mà nhà nhà – người người sẽ theo đuổi.

chủ dộng chọn nghề

Ngày nay, nhiều bạn trẻ chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho mình dựa vào các yếu tố khác nhau. (Nguồn: Internet)

Những nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT)

Hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với đó là sự bùng nổ của internet thì không khó để nhận ra các ngành nghề liên quan đến CNTT sẽ có tiềm năng phát triển và nằm trong top những ngành nghề xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Các công việc từ phần cứng đến phần mềm đều được dự báo là sẽ có nhu cầu cao về nhân lực. Do đó, cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn dành cho các bạn trẻ lựa chọn nhóm ngành này là cực kỳ cao.

Ngoài mức lương trung bình của một kĩ sư CNTT lên đến 5.000 USD (có thể hơn dựa vào tay nghề của nhân viên) thì một số nghề mới ra đời dựa trên nền tảng đào tạo của CNTT như: lập trình ứng dụng Mobile; thiết kế game 3D, an ninh mạng… cũng đang tạo hứng khởi, thích thú cho không ít bạn trẻ.

công nghệ thông tin

CNTT là một trong các lĩnh vực đang rất khát nhân lực dù có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Thực tế đã chứng minh, trong top các tỷ phú trên thế giới hiện này thì có ít nhất 3 người liên quan đến lĩnh vực CNTT và không ít bạn trẻ Việt Nam nay làm việc trong các công ty công nghệ danh tiếng như Google, Microsoft… Họ đã và đang góp phần làm cho ngành CNTT ngày một trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Những ngành nghề thuộc mảng dịch vụ

Đứng ngoài cơn bão cuộc cách mạng 4.0 thì những nghề mảng dịch vụ không chỉ an toàn mà chúng sẽ còn phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Đó đều là những công việc có tính chất đặc thù chú trọng vào yếu tố con người cộng với đó là ngành du lịch nước ta đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo. Do đó khi du lịch phát triển thì sẽ kéo theo các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí, chăm sóc sắc đẹp, y tế… phát triển cùng với nó.

nhóm nghề dịch vụ

Các nhóm nghề thuộc mảng dịch vụ được dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. (Nguồn: Internet)

Tính hết năm 2017 thì chúng ta đã đón 13 triệu lượt khách quốc tế, 73 triệu lượt khách nội địa, đạt mức tăng trưởng gần 30%, đạt doanh thu hơn 500.000 tỷ. Tuy vậy, hiện nay lực lượng lao động của chúng ta lại đang không đủ áp ứng cho những nhóm ngành này. Chỉ riêng lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn thì mỗi năm cần ít nhất 40,000 nhân sự trong khi con số đào tạo ra chỉ khoảng 30,000 sinh viên. Đó là chưa kể đến lực lượng đội ngũ quản lý nhân sự từ tầm trung trở lên. Dù hiện nay, mức thu nhập trung bình của nhân viên làm việc trong mảng dịch vụ là khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

Nhóm ngành Marketing, truyền thông

Về mức độ hấp dẫn của các ngành nghề trong lĩnh vực marketing như: digital marketing, truyền thông, tổ chức sự kiện… là điều không thể phủ nhận. Hoạt động marketing đang đóng góp rất nhiều vào sự hiệu quả, tầm ảnh hưởng của hoạt động chung của doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng đội ngũ maketing chuyên nghiệp, hùng mạnh là điều cấp bách của hầu hết ở các công ty ở nước ta.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, đến năm 2020 thì sức hút của nhóm ngành marketing, truyền thông vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Mỗi năm, chúng ta đang cần đến 10,000 con người làm việc ở lĩnh vực này với mức lương thấp nhất luôn dao động từ khoảng 8 – 9 triệu đồng/ tháng trở lên.

marketing ngày càng quan trọng

Hoạt động marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng vào hoạt động chung của doanh nghiệp. (Nguồn: Internet)

Trên đây đều là những nhóm ngành được dự đoán sẽ là xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Có thể nói rằng, nếu các bạn trẻ càng sớm xác định con đường, hướng đi lập nghiệp của mình trong tương lai thì cơ hội để họ thành công là không nhỏ.

Trường Trung cấp CET

Trường Trung cấp CET là môi trường lý tưởng để các bạn chạm ngõ với nghề Bếp cũng như Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Hồ Chí Minh (CET – College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, là đơn vị đào tạo đa ngành cung ứng nguồn nhân lực cho khối ngành: Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm Thực – Nhà hàng – Khách sạn. Với 2 chuyên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn và Kỹ thuật Chế biến món ăn cùng với điều kiện, chất lượng đào tạo tốt thì CET đang là môi trường phù hợp để chắp cánh cho các bạn trẻ đến với các công việc thuộc lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn.

Mọi thắc mắc, các bạn có thể gọi về số 1800 6148 (không tính phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí và rút ngắn khoảng cách đến với vị trí Quản lý, Bếp trưởng tài ba trong tương lai. Để tìm hiểu hơn về 2 chuyên ngành tại CET, bạn có thể truy cập vào https://www.cet.edu.vn/

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tuyen-sinh/xu-huong-nghe-nghiep-o-viet-nam

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Học phí học quản trị nhà hàng – khách sạn bao nhiêu tiền?

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) đang là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay với nhiều môi trường, cấp độ học khác nhau. Chính vì thế, học phí học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn bao nhiêu tiền là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ khi đang tìm hiểu về ngành học này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé!

Chỉ xét riêng trên địa bàn TP.HCM, để theo học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), người học sẽ chọn lựa giữa các cấp độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp với các khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn khác nhau. Cùng với đó, sự đầu tư vào cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… ở mỗi trường cũng khác nhau nên vì vậy, mức học phí cũng có sự chênh lệch. Do đó, việc xem xét mức học phí có phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, bản thân là vô cùng cần thiết đối với các bạn trẻ.

Học phí

Học phí là một trong các vấn đề mà các bạn trẻ quan tâm khi lựa chọn trường học – (Nguồn: Internet)

Học phí ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là bao nhiêu?

Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ quy định về mức học phí tối thiểu tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp với ngành nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật – Công nghệ – Thể thao – Nghệ thuật – Khách sạn – Du lịch được áp dụng từ năm học 2015 đến 2021, cụ thể gồm:

– Đại học: Một khóa học NHKS ở thường sẽ kéo dài 4 năm (đã bao gồm thời gian thực tập) và dựa theo thì với các trường Đại học tự chủ về tài chính thì mức học phí năm học 2018/2019 và 2019/2020 sẽ dao động trong khoảng 2,200,000 đồng/ tháng/ sinh viên và từ năm 2020/2021 sẽ rơi vào khoảng 2,400,000 đồng/ tháng/ sinh viên/. Còn ở các trường Đại học không tự chủ về tài chính thì học phí trong 3 năm học 2018/2019, 2019/2020 và 2020/2021 lần lượt sẽ chạm mốc là 960,000; 1,060,000 và 1,170,000 đồng/ tháng/ sinh viên. Ngoài ra, một số trường Đại học có chất lượng và điều kiện vượt trội thì học phí có thể lên tới 48,000,000 đồng/ năm (Đại học Hoa Sen) và 113,000,000 đồng/ học kỳ/ sinh viên (Đại học RMIT).

– Cao đẳng: Giống với cấp độ Đại học thì các trường Cao đẳng cũng chia thành 2 nhóm là trường tự chủ tài chính và chưa tự chủ tài chính. Với nhóm trường không tự chủ tài chính thì học phí cho nhóm ngành NHKS sẽ dao động từ 770,000 đống/ tháng tăng dần đến năm học 2020/2021 là 940,000 đồng/ tháng. Còn với nhóm trường Cao đẳng còn lại thì mức học phí sẽ dao động từ 1,760,000 (cho 2 niên khóa 2018/2019 và 2019/2020) và 1,920,000 (từ niên khóa 2020/2021).

– Trung cấp: Năm học 2018/2019 và 2019/2020 thì các khóa học Quản trị NHKS ở các trường Trung cấp tự chủ về tài chính sẽ từ mức 1,540,000 đồng/ tháng và đến năm học 2020/2021 thì sẽ là 1,680,000 đồng/ tháng. Trong khi đó, 670,000; 740,000 và 820,000 đồng/ tháng sẽ là mức học phí trung bình của các trường Trung cấp không tự chủ về tài chính của các năm lần lượt là 2018/2019; 2019/2020 và 2020/2021.

Học phí giữa các cấp độ đào tạo

Học phí giữa các cấp độ đào tạo, các trường có sự chênh lệch với nhau – (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, để có thể thu hút nhiều học sinh cũng như nâng cao chất lượng đào tạo thì ngày nay các trường đều mạnh dạn đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất hay đội ngũ giảng viên… cho nên mức học phí ở các trường hầu như đều có sự chênh lệch ít nhiều (nhưng cũng không quá cao).

Lời khuyên dành cho học sinh, sinh viên theo đuổi ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn còn mặc định rằng Đại học vẫn là môi trường tốt nhất để học tập. Tuy nhiên, với ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn thì điều này vẫn cần phải xem xét lại. Đây là lĩnh vực mà thực tế hiện nay các nhà tuyển dụng chú trọng vào tay nghề thực tiễn, khả năng hòa nhập của sinh viên hơn là bằng cấp thực tế.

Trong khi đó, khoảng cách chất lượng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực NHKS của các trường Cao đẳng, Trung cấp và thậm chí Sơ cấp nghề hiện nay được đánh giá là không hề kém cạnh. Cùng với sự chú trọng của nhà nước thì chính các trường đã cải thiện các điều kiện học tập tối ưu nhất cho sinh viên.

Chính vì vậy, học sinh, sinh viên, học viên hoàn toàn có thể yên tâm thoải mái lựa chọn môi trường học tập sao cho phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình cũng như khả năng học tập của chính bản thân. Như thế, khi lựa chọn môi trường phù hợp nhất thì người học mới đạt hiệu quả, chất lượng học tập cao nhất.

 trường nghề hiện nay

Các trường nghề hiện nay có chất lượng đào tạo không hề thua kém mà học phí lại vừa phải

Hy vọng với bài viết về học phí học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn thì Cet.edu.vn đã giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để tham khảo trong việc chọn nơi học tập phù hợp nhất.

Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism), một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu, là đơn vị đào tạo đa ngành cung ứng nguồn nhân lực cho khối ngành: Du Lịch – Dịch vụ – Ẩm Thực – Nhà hàng – Khách sạn. Đây là một trong những cơ sở uy tín, chất lượng đào đạo nhân lực lĩnh vực Hospitality cho các NHKS hàng đầu trong cả nước. Nếu bạn quan tâm đến khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn có thể để lại liên hệ bên dưới hoặc gọi đến 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn thêm.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/chuyen-nghe/hoc-phi-nhks

Có hay không chuyện học nghề có lương cao hơn học đại học?

“Ôi dào! học nghề làm gì, lương lẹt đẹt qua ngày qua tháng, sống làm sao nổi”. Thế nhưng, chắc chắn bạn và các bậc phụ huynh có thể sẽ nên cân nhắc lại giữa hai sự lựa chọn Học nghề hay học Đại học ngay sau bài viết này.

Trước đây có nhiều người cho rằng, học nghề là những công việc tay chân vất vả và được xem là con đường mưu sinh duy nhất khi con em mình trượt Đại học hoặc không thể tiếp tục con đường học vấn. Và cũng chính vì lẽ đó mà đa số khẳng định thu nhập mà con em sẽ nhận được luôn ít ỏi hơn so với cử nhân.

Không thể phủ nhận điều đó. Thế nhưng nền kinh tế ngày càng phát triển sôi động ở nhiều lĩnh vực như Du lịch, Ẩm thực… kéo theo đó là một số ngành nghề mang tính đặc thù riêng cho phép người làm việc không chỉ có thu nhập khởi điểm cao hơn mà thậm chí còn dễ kiếm việc làm hơn so với một cử nhân các bậc Đại học (ĐH) hay Cao đẳng. Và để được như vậy, các ngành nghề đó phải đáp ứng được các yếu tố như sau:

Học nghề có phải là công việc vất vả Học nghề có phải là công việc vất vả và không có tương lai như nhiều người vẫn nghĩ?

Được đào tạo sát với yêu cầu thực tế công việc tại các doanh nghiệp

Lợi thế lớn nhất của các trường nghề đó là đào tạo ra đội ngũ nhân sự giỏi tay nghề, am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn. Sinh viên ngoài học về văn hóa, đại cương, chương trình chính vẫn là học và rèn luyện, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thể cho doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.

Đây là điểm khác biệt rất lớn so với Đại học. Khi mà ĐH hiện nay vẫn nặng nề về lý thuyết chứ không rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu cho sinh viên. Vì lẽ đó, sau khi ra trường, sinh viên trường nghề hoàn toàn có thể tự tin đặt vấn đề cho một mức lương cao như mong muốn tại các Tập đoàn lớn.

Có tính chuyên môn hóa – Xu thế phát triển của nền kinh tế hội nhập

Học nghề mang tính chuyên môn hóa rất cao. Khi xác định được sở thích, đam mê và tố chất của bản thân, bạn sẽ đăng ký vào một trường nghề và khoa đào tạo chính nghề mà bạn muốn theo đuổi.

Ví dụ bạn thích trở thành Hướng dẫn viên, Quản lý Nhà hàng hay Đầu bếp… bạn sẽ được đào tạo chuyên môn đặc thù tại các trường về Công nghệ, Du lịch hay Nhà hàng – Khách sạn. Như vậy khi ứng tuyển, bạn sẽ nhận được công việc tốt, mức lương cao tương ứng với năng lực của mình. Và đây cũng là xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới hiện nay và trong tương lai.

Đầu bếp Đầu bếp là một trong những công việc thú vị và được đào tạo chú trọng yếu tố thực nghề.

Nắm bắt được xu hướng thị trường lao động

Học nghề cho phép bạn linh hoạt trong việc đáp ứng các ngành nghề xã hội đang cần và có mức lương rất khá. Theo ông Bùi Xuân Tiến – Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội) tư vấn: Xã hội đang đòi hỏi sự năng động nên chọn những nghề năng động sẽ dễ kiếm việc làm hơn. Những ngành nghề như công tác xã hội, dịch vụ xã hội, kinh tế thương mại sẽ dễ kiếm việc làm và có thể tự thân lập nghiệp, kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Đặc biệt là những ngành có tiềm năng phát triển trong vòng 10 năm tới”, Ông Tiến chia sẻ.

Như vậy có thể thấy rằng, lựa chọn nghề dựa trên những lưu ý này thì việc học nghề lương cao hơn Đại học là điều không quá ngạc nhiên. Và những nhóm ngành sau hiện được đánh giá là có tiềm năng và tương lai rộng mở trong khoảng 10 năm tới đây:

Top các ngành nghề lương cao, cơ hội rộng mở

Lập trình viên, phát triển web

Được xếp vào danh sách những nghề “hot” nhất hiện nay, Lập trình viên có thể được nhận mức lương khởi điểm từ 5 – 6 triệu/ tháng. Đối với Lập trình viên có 5 – 7 năm “chinh chiến”, trung bình từ 20 – 30 tháng. Và thậm chí, thu nhập của bạn chỉ tính theo USD chứ không phải theo VND nữa. (Thống kê khảo sát từ 1000 ứng viên IT, qua kênh VietnamWorks – topITworks, năm 2017). Lập trình viên cho phép bạn theo học ở đa dạng cấp bậc. Ở các trường trung cấp hay sơ cấp đều cho bạn cơ hội được phát triển tối đa và nhận mức lương rất tốt.

Nhà hàng – Khách sạn

Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) là ngành học đòi hỏi kỹ năng thực nghề cao, yếu tố tay nghề được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề có khả năng đạt được mức thu nhập khởi điểm từ 5 – 7 triệu/ tháng. Sau khi có thêm kinh nghiệm, bạn có cơ hội thăng tiến lên các bậc quản lý, giám sát, bạn có thể nhận được thu nhập từ 20 – 30 triệu/ tháng, chưa bao gồm thưởng. Trên hết, hiện nay đây là một trong những lĩnh vực đang đáp ứng nhu cầu nhân lực dồi dào cho sự phát triển của xã hội. Những sinh viên giỏi tay nghề hoặc người có kinh nghiệm sâu rộng về ngành luôn được săn đón tại các Tập đoàn NHKS quốc tế, doanh nghiệp lớn ở các cấp vị trí quản lý tầm trung.

mức lương học nghề Khi có kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được mức lương lên tới 20 – 30  triệu/ tháng.

Kỹ thuật viên bảo trì máy bay, vận hành hoạt động hàng không

Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của các KTV bảo trì máy bay tại công ty VAECO (Vietnam Airlines) có thể lên tới 1000 đô la Mỹ – hơn 20 triệu đồng. Đây là công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ, thân máy bay, cabin, cánh máy bay và các bộ phận cấu thành khác trong máy bay; lưu trữ hồ sơ về việc sửa chữa máy bay, vận chuyển hành lý, giải quyết khiếu nại khách hàng… Với sự phát triển không ngừng của ngành hàng không tại Việt Nam, nhu cầu nhân sự cho ngành đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bất ngờ hơn nữa là ngành học này không yêu cầu bằng Đại học mà chỉ yêu cầu bằng liên kết.

KTV bảo trì máy bay KTV bảo trì máy bay là công việc thú vị và có mức lương rất hấp dẫn.
(Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó còn có một số ngành nghề hấp dẫn khác mà bạn có thể theo học như: Vận hành máy
móc, thiết bị điện; Giám sát hoạt động bán lẻ; Quản lý phân phối, dự trữ và vận chuyển; Nhân viên điều khiển không lưu; Tiếp viên hàng không…

Với những thông tin thú vị mà CET chia sẻ vừa rồi, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành nghề mà mình yêu thích. Và nếu bạn đang ấp ủ mong muốn được làm việc trong ngành NHKS chuyên nghiệp và đẳng cấp, đừng ngần ngại để lại thông tin bên dưới hoặc gọi về hotline 1800 6148 để được tư vấn chi tiết nhé.

Nếu bạn vẫn còn phân vân vấn đề không chọn đại học thì học trung cấp nghề có tương lai không? Bạn nên tham khảo bài viết này sẽ giúp bạn gỡ rối phần nào nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/tuyen-sinh/hoc-nghe-co-luong-cao-hon-hoc-dai-hoc

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Học ngay cách nấu chè hạt sen nhãn nhục vừa ngon vừa dễ

Vào những ngày hè nóng nực thì thưởng thức một chén hạt sen nhãn nhục sẽ còn gì tuyệt vời hơn. Món tráng miệng này không chỉ giúp giải nhiệt, thanh mát mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Hôm nay, Cet.edu.vn và bạn sẽ cùng nhau vào bếp học cách nấu món chè ngọt lành này nhé.

Nhãn là một trong nhữnng loại trái cây yêu thích của nhiều người, ăn nhãn sẽ giúp bạn tăng cường xương khớp, ngăn ngừa các bệnh về mắt… nhưng nếu dùng nhiều quá có thể sẽ bị nóng. Trong khi đó, hạt sen mang lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ và trẻ em như: bồi bổ nhan sắc, giúp trẻ thông minh, ngủ ngon… mà lại có tính bình (không nóng, không lạnh).

Vì vậy, với món chè hạt sen nhãn nhục không chỉ giúp bạn có một món tráng miệng ngon lành mà còn rất bổ dưỡng. Ngoài ra, cách nấu món chè này lại đơn giản, không phức tạp như nhiều người nghĩ.

Chè hạt sen nhãn nhục mát lạnh

Chè hạt sen nhãn nhục mát lạnh thanh nhiệt, bổ dưỡng thích hợp cho những ngày hè nắng nóng

(Nguồn: Internet)

Hướng dẫn nấu chè hạt sen nhãn nhục với đường phèn

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu chè hạt sen nhãn nhục với đường phèn

– Hạt sen tươi: 0,5 kg

– Đường phèn: 0,5 kg

– Nhãn nhục: 120 gr

– Rau câu giòn

– Hoa lài

Các bước thực hiện nấu chè hạt sen nhãn nhục với đường phèn

Bước 1: Sơ chế hạt sen

– Hạt sen sau khi mua về thì nhặt bỏ tim sen, rửa sạch qua nước là được. Sau đó cho hạt sen cùng với 1 lít nước vào nồi đun đến khi hạt sen mềm thì cho đường phèn vào, khuấy đều tay đến khi đường vừa tan hết thì tắt bếp, vớt hạt sen ra để ráo.

– Nếu bạn sử dụng hạt sen khô thì cần ngâm nước lạnh khoảng 30 phút rồi mới thực hiện việc loại bỏ tim sen. Sau đó bạn hãy nấu nước cho sôi trước rồi mới cho hạt sen khô vào nấu, để tránh hạt sen bị sượng.

Bước 2: Sơ chế nhãn nhục

– Đối với nhãn nhục thì bạn rửa thật sạch để loại bỏ những tạp chất, cho nhãn vào nồi ngập nước và cùng một chút đường (để có vị ngọt đậm đà) rồi để lửa đun sôi. Lưu ý, không đun quá lâu để nhãn không bị mất độ giòn.

Bước 3: Sơ chế rau câu với hoa lài

– Rau câu bạn cắt thành dạng sợi rồi cho vào tô cùng với hoa lài để yên trong khoảng 15 (hoặc để lâu hơn để chè thành phẩm càng thơm)

Bước 4: Nấu chè hạt sen đường phèn

– Trong khi nấu nhãn nhục, bạn thấy chúng vừa chín tới thì phần hạt sen vào nấu cùng trong khoảng 15 phút, khuấy đều cho đường phèn tan hết và nhãn nhục, hạt sen hòa quyện vào nhau là có thể tắt bếp.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

– Bạn để chè hơi nguội một chút rồi múc ra chén, cho thêm đá là có thể thưởng thức.

Hạt sen có tính bình

Hạt sen có tính bình, lại có nhiều công dụng sức khỏe tốt cho cả người lớn và trẻ em

(Nguồn: Internet)

Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục sử dụng nha đam

Nguyên liệu nấu chè hạt sen nhãn nhục nha đam

– Hạt sen: 100 gr

– Nha đam: 500 gr

– Nhãn nhục: 100 gr

– Đường phèn: 170 gr

Các bước thực hiện nấu chè hạt sen nhãn nhục nha đam

– Với hạt sen: thì bạn sơ chế và cho vào nồi đun cho mềm như cách trên nhé.

– Còn nha đam thì bạn gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó rửa nhiều lần dưới nước, để ráo rồi thái hạt lựu. Cho nha đam vào thau cùng với ½ muỗng café muối và bóp khoảng 5 phút, rồi tiếp tục rửa với nước sạch nhiều lần, để ráo. Bước này sẽ giúp bạn loại bỏ lớp nhớt và vị đắng của nha đam.

– Khi hạt sen trong nồi vừa mềm tới thì bạn cho nhãn nhục, nha đam vào và nấu tiếp khoảng 10 phút. Lưu ý, trong khi nấu nên liên tục vớt bọt để chè được trong.

Có thể bạn chưa biết?

– Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn hay sử dụng các sản phẩm từ nhãn nhục vì có thể sẽ làm động thai, đau bụng… Nhưng với phụ nữ sau khi sinh thì ngược lại sẽ rất tốt. Ngoài ra, đối với những người đang bị mụn hay béo phì thì nhãn cũng là loại trái không thích hợp để thưởng thức nhiều.

nha đam

Với cách nấu thứ 2 sử dụng nha đam thì món chè hạt sen nhãn nhục của bạn lại càng ngon hơn

(Nguồn: Internet)

Cả 2 cách nấu chè hạt nhãn nhục mà Cet.edu.vn hướng dẫn bạn hôm nay thật đơn giản phải không nào? Mùa hè nắng nóng sắp đến, bạn nấu món chè này đãi cả nhà dùng sau bữa ăn thì bảo đảm mọi thanh viên trong nhà bạn đều sẽ thích thú. Ngoài ra, CET còn rất nhiều món khác hấp dẫn không kém trên chuyên mục Món chè bạn có thể tham khảo qua.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/che/hat-sen-nhan-nhuc

Bỏ túi 120 từ vựng tiếng anh về rau củ quả, trái cây và các loại hạt

Trao dồi kỹ năng tiếng Anh là việc làm cần thiết đối với các ngành nghề Dịch vụ nói chung và lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn nói riêng. Chính vì vậy, ngoài các thuật ngữ, khái niệm ra thì từ vựng tiếng Anh về các loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây và các loại hạt cũng khá cần thiết, đặc biệt là đối với nhân viên khối Ẩm thực thì chúng lại càng quan trọng.

từ vựng tiếng Anh

Bổ sung từ vựng tiếng Anh về các loại thực phẩm rất cần thiết đối với nhân viên khối Ẩm thực – (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về các loại rau, củ, quả

  1. Súp lơ: cauliflower
  2. Cà tím: eggplant
  3. Rau chân vịt: spinach
  4. Bắp cải: cabbage
  5. Bông cải xanh: broccoli
  6. Atiso: artichoke
  7. Cần tây: celery
  8. Đậu Hà Lan: peas
  9. Thì là: fennel
  10. Măng tây: asparagus
  11. Tỏi tây: leek
  12. Đậu: beans
  13. Cải ngựa: horseradish
  14. Ngô (bắp): corn
  15. Rau diếp: lettuce
  16. Củ dền: beetroot
  17. Nấm: mushroom
  18. Bí: squash
  19. Dưa chuột (dưa leo): cucumber
  20. Khoai tây: potato
  21. Tỏi: garlic
  22. Hành tây: onion
  23. Hành lá: green onion
  24. Cà chua: tomato
  25. Bí xanh: marrow
  26. Củ cải: radish
  27. Ớt chuông: bell pepper
  28. Ớt cay: hot pepper
  29. Cà rốt: carrot
  30. Pumpkin: bí đỏ
  31. Cải xoong: watercress
  32. Khoai mỡ: yam
  33. Khoai lang: sweet potato
  34. Khoai mì: cassava root
  35. Rau thơm: herbs/ rice paddy leaf
  36. Bí đao: wintermelon
  37. Gừng: ginger
  38. Củ sen: lotus root
  39. Nghệ: turmetic
  40. Su hào: kohlrabi
  41. Rau răm: knotgrass
  42. Rau thơm (húng lũi): mint leaves
  43. Rau mùi: coriander
  44. Rau muống: water morning glory
  45. Rau răm: polygonum
  46. Rau mồng tơi: malabar spinach
  47. Rau má: centella
  48. Cải đắng: gai choy/ mustard greens
  49. Seaweed: rong biển
  50. Đậu đũa: string bean
  51. Củ kiệu: leek
  52. Rau nhút: neptunia
  53. Củ hẹ: shallot
  54. Mướp: see qua hoặc loofah
  55. Củ riềng: gatangal
  56. Cải dầu: colza
  57. Mía: sugar cane
  58. Lá lốt: wild betel leaves
  59. Đậu bắp: okra/ lady’s fingers
  60. Lá tía tô: perilla leaf

Từ vựng tiếng Anh về các loại trái cây

  1. Bơ: avocado
  2. Táo: apple
  3. Cam: Orange
  4. Chuối: Banana
  5. Nho: Grape
  6. Bưởi: Pomelo/ grapefruit
  7. Xoài: mango
  8. Dứa (thơm): pineapple
  9. Quất (tắc): kumquat
  10. Mít: jackfruit
  11. Sầu riêng: durian
  12. Chanh vàng: lemon
  13. Chanh xanh: lime
  14. Papaya: đu đủ
  15. Mận: plum
  16. Đào: peach
  17. Anh đào: cherry
  18. Chôm chôm: rambutan
  19. Cocunut: dừa
  20. Ổi: guava
  21. Thanh long: dragon fruit
  22. Dưa: melon
  23. Dưa hấu: watermelon
  24. Nhãn: longan
  25. Vải: lychee
  26. Lựu: pomegranate
  27. Quýt: madarin/ tangerine
  28. Dâu tây: strawberry
  29. Passion fruit: chanh dây
  30. Me: tamarind
  31. Mơ: apricot
  32. Lê: pear
  33. Măng cụt: mangosteen
  34. Mãng cầu (na): custard apple
  35. Mãng cầu xiêm: soursop
  36. Quả hồng: persimmon
  37. Sapôchê: sapota
  38. Trái cóc: ambarella
  39. Khế: star apple
  40. Mâm xôi đen: blackberries
  41. Dưa tây: granadilla
  42. Dưa vàng: cantaloupe
  43. Dưa xanh: honeydew

tên các loại trái cây bằng tiếng Anh

Bạn có thể liệt kê hết tất cả tên các loại trái cây bằng tiếng Anh – (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh các loại hạt, đậu

  1. Hạt óc chó: walnut
  2. Hạt hồ đào: pecan
  3. Hạt dẻ: chestnut
  4. Hạt dẻ cười (hạt hồ trần): pistachio
  5. Hạt phỉ: hazelnut hay filbert
  6. Hạt điều: cashew
  7. Đậu phộng (lạc): peanut
  8. Hạnh nhân: almond
  9. Hạt mắc ca: macadamia
  10. Hạt bí: pumpkin seeds
  11. Hạt hướng dương: sunflower seeds
  12. Hạt vừng: sesame seeds
  13. Hạt chia: chia seeds
  14. Hạt thông: pine nut
  15. Đậu xanh: mung bean
  16. Đậu đỏ: red bean
  17. Đậu nành: soy bean

Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Việc học từ vựng tiếng Anh mà nếu bạn cứ cố gắng nhồi nhét thì đôi khi sẽ không  hiệu quả bằng cách học với phương pháp phù hợp nhất. Bạn có thể thử các cách sau đây:

– Học từ vựng theo nhóm chủ đề như cách phân chia phía trên, bạn phân chia càng cụ thể thì sẽ càng dễ học.

– Ôn tập thường xuyên những từ đã học, đừng lo lắng nếu trong những lần đầu ôn mà bạn lỡ quên. Việc ôn tập nhiều lần thì càng về sau bạn sẽ càng nhớ kĩ.

– Ứng dụng vào các công thức nấu ăn thực tế, bạn có thể thử liệt kê chúng bằng tiếng Anh trong lúc nấu nướng.

nhân viên Bếp

Hiện nay ngay cả với nhân viên Bếp thì tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng

Trên đây là 120 từ vựng tiếng Anh về các loại thực phẩm rau củ quả, trái cây và các loại hạt mà bạn sẽ thường bắt gặp thấy trong quá trình làm việc. Chúc các bạn nắm vững thật nhiều vốn từ vựng để có thể giúp ích cho công việc của mình.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/tieng-anh/tu-vung-tieng-anh-ve-rau-cu-qua-trai-cay-va-cac-loai-hat

Từ vựng tiếng anh về đồ dùng trong phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp dành cho nhân viên NHKS

Nhằm để hỗ trợ cho các bạn sinh viên cũng như người đang làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) có thể giao tiếp tốt hơn với các du khách nước ngoài. Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ giúp các bạn liệt kê từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp thường sử dụng nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng ôn tập nhé!

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra khiến cho nhân viên làm việc trong nhà hàng – khách sạn ngại giao tiếp tiếng Anh là do sự hạn chế về từ vựng. Do đó, việc bổ sung vốn từ vựng từ lĩnh vực cụ thể cho đến môi trường làm việc chung là hết sức cần thiết và quan trọng. Khi cập nhật đủ vốn từ cho mình thì các bạn sẽ có sự chủ động hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.

hạn chế từ vựng

Một trong những nguyên nhân làm cho nhân viên ngại giao tiếp tiếng Anh là sự hạn chế từ vựng – (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng khách

– Cushion: Cái đệm

– Side table: Bàn để sát tường thường dủng làm bàn trà

– Window curtain/ drapes: Màn che cửa sổ

– Bookcase: tủ sách

– Coffee table: Bàn tròn

– Tea set: Bộ tách trà

– Television: Tivi

– Remote control: điều khiển từ xa

– Fridge: Tủ lạnh

– Heater: Bình nóng lạnh

– Barier matting: Thảm chùi chân

– Picture/ Painting: Bức tranh

– Reading lamp: Đèn bàn

– Chandelier: Đèn chùm

– Standinglamp: Đèn để bàn đứng

– Wall lamp: Đèn tường

– Telephone: Điện thoại

– Hanger: Đồ mắc áo

– Desk: Bàn làm việc

– Frame: Khung ảnh

từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng khách

Bạn có thể kể hết từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng khách? (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng ngủ

– Bath robe: Áo choàng

– Pillowcase: Áo gối

– Dressing table: Bàn trang điểm

– Key tape: Thẻ chìa khóa

– Slippers: Dép đi trong phòng

– Bed: Giường

– Bed sheet: Lót giường

– Drap: Ga giường

– Mattress: Nệm

– Pillow: Gối

– Barier matting: Thảm chùi chân

– Bedside table/ Night table: Bàn nhỏ bên cạnh giường

– Mirror: Gương

– Wardobe: Tủ quần áo

– Duvet cover: vỏ bọc chăn bông

– Blanket: Chăn, mền

– Bedspread: Khăn trải giường

vật dụng quen thuộc có trong phòng ngủ

Những vật dụng quen thuộc có trong phòng ngủ ở các khách sạn – (Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong nhà bếp

– Oven: Lò nướng

– Microwave: Lò vi sóng

– Rice cooker: Nồi cơm điện

– Toaster: Máy nướng bánh mỳ

– Apron: Tạp dề

– Kitchen scales: Cân thực phẩm

– Pot holder: Miếng lót nồi

– Grill – Vỉ nướng

– Oven cloth: Khăn lót lò

– Tray: Cái khay, mâm

– Kitchen roll: Giấy lau bếp

– Frying pan: Chảo rán

– Steamer: Nồi hấp

– Saucepan: Cái nồi

– Pot: Nồi to

– Kitchen foil: Giấy bạc gói thức ăn

– Chopping board: Thớt

– Tea towel: Khăn lau chén

– Burner: Bật lửa

– Washing-up liquid: Nước rửa bát

– Scouring pad/ scourer: Miếng rửa bát

– Knife: Dao

Nhà bếp

Nhà bếp là nơi có rất nhiều vật dụng với các tên gọi khác nhau -(Nguồn: Internet)

Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong nhà tắm

– Face towel: Khăn mặt

– Hand towel: Khăn tay

– Shower: Vòi tắm hoa sen

– Towel rack: Giá để khăn

– Shampoo: Dầu gội đầu

– Conditioner: Dầu xả.

– Shower: Vòi tắm hoa sen

– Shower cap: Mũ tắm

– Toothbrush: Bộ bàn chải, kem đánh răng

– Comb: Lược

– Cotton bud: Tăm bông ráy tai

– Bath gel/ bath foam: Dầu tắm

– Bath mat: Khăn chùi chân

– Bath towel: Khăn tắm

– Bath robe: Áo choàng tắm

– Body lotion: Kem dưỡng thể

từ vựng các đồ dùng liên quan

Nắm vững từ vựng các đồ dùng liên quan đến công việc còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn – (Nguồn: Internet)

Trên đây là những từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong phòng khách, phòng ngù và nhà bếp thông dụng thường sử dụng trong giao tiếp với khách nước ngoài. Tùy theo bộ phận cụ thể mà bạn nên nắm vững nhóm từ vựng liên quan đến công việc của mình. Chúc các bạn làm việc thành công và vui vẻ nhé!

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/tieng-anh/tu-vung-tieng-anh-ve-do-dung

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Hướng dẫn bạn công thức làm bánh flan thơm ngon tại nhà

Bánh flan là món mà bạn có thể gọi nó là món tráng miệng hay ăn vặt đều đúng, vì hầu hết mọi người có thể dùng chúng vào bất kỳ thời gian nào trong ngày từ trưa hè nắng nóng đến buổi tối mát mẻ. Vậy mà cách làm bánh flan tại nhà thì không hề khó chút nào, nếu bạn vẫn còn chưa biết thì hãy xem qua công thức dưới đây và bắt tay vào làm thử nhé!

Định nghĩa một cách chính xác thì bánh flan mà món trứng hấp với một lớp caramel vừa đắng vừa ngọt lại vừa beo béo. Không chỉ là món ăn hợp khẩu vị, bánh flan được làm từ trứng và sữa còn khá bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, các chị em phụ nữ nội trợ rất thích làm món ăn này tại nhà để cho những thành viên trong gia đình dùng. Nếu tìm kiếm trên internet thì bạn sẽ thấy có rất nhiều công thức khác nhau nhưng Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm đơn giản nhất nhưng bánh vẫn mềm mịn, thơm ngon.

Bánh flan

Bánh flan là món mà từ trẻ em đến người lớn đều yêu thích – (Nguồn: Internet)

Cách làm bánh flan mềm mịn, thơm ngon đúng chuẩn

Nguyên liệu cẩn chuẩn bị làm bánh flan

– Lòng đỏ trứng gà: 5 cái (loại trứng cỡ vừa, khoảng 50 gr/ quả)

– Sữa tươi không đường: 100 ml

– Đường trắng: 100 gr

– Sữa đặc: ½ hộp

– Vani: 2 ống

– Chanh: ½ quả

Các bước làm bánh flan

– Bắc chảo lên bếp, bạn cho đường và một ít nước chín vào cho xâm xấp đường để lửa liu riu, khuấy nhẹ đường tan hoàn toàn và màu chuyển sang nâu cánh gián thì tiếp tục vắt nước cốt chanh cho vào, thêm một chút xíu nước lạnh rồi khuấy đều. Đến khi bạn thấy hỗn hợp sôi và bắt đầu sệt lại thì tắt bếp. Lưu ý: nếu bạn dùng chảo chống dính thì càng tốt.

– Bạn lau sạch khuôn sẽ dùng đựng bánh, cho caramel vừa thu được vào tráng một lớp mỏng (vài mm) ở đáy khuôn, rồi nhanh tay cho hỗn hợp caramel vào để tránh chúng đặc lại.

– Cho sữa và lòng đỏ trứng vào tô rồi dùng phới lồng đánh nhẹ tay cho trứng sữa tan đều vào nhau. Lưu ý: bạn chỉ nên đánh theo 1 chiều và không đánh bông trứng.

– Bạn đun sôi phần sữa đặc với nước chín cho tới kho sôi già thì tắt bếp, để nguội.

– Sau khi phần sữa đặc nguội hoàn toàn thì bạn cho vào tô sữa – lòng trứng đỏ, khuấy thật đều cho đến khi hỗn hợp có  màu vàng kem và độ sánh mịn. Bạn có thể rây để loại bỏ hoàn toàn phần lòng trắng trứng sót lại. Khi hỗn hợp đã mịn thì cho vani vào, khuấy đều nhẹ cho tan.

– Bạn kiểm tra caramel trong khuôn đã đông lại chưa, nếu rồi thì có thể trút hỗn hợp phía trẻn vào cho đến hơi ngập khuôn. Sau đó, cho khuôn vào xửng hấp từ 30 – 40 phút. Khi hấp bánh xong thì để nguội và cho vào tủ lạnh, để hơi đặc 1 chút sẽ ngon hơn. Lưu ý: để bánh flan có mặt mềm mịn thì trong lúc hấp, bạn nhớ thỉnh thoảng mở nắp để lau phần nước đọng trên nắp nồi, để tránh làm nhỏ xuống mặt bánh.

cho hỗn hợp trứng sữa vào khuôn

Khi cho hỗn hợp trứng sữa vào khuôn thì không nên đổ quá đầy – (Nguồn: Internet)

Công thức làm bánh flan không dùng sữa đặc

Nguyên liệu làm bánh flan không dùng sữa đặc

– Trứng gà: 5 quả (3 quả để nguyên và 2 quả lấy lòng đỏ)

– Đường cát trắng: 150 gr

– Sữa tươi không đường: 400 ml

– Whipping cream: 150 ml

– Vani: 2 ống

– Chanh: ½ quả

Thực hiện làm bánh flan không dùng sữa đặc

­- Bạn chừa lại khoảng ½ số đường và dùng số đường còn lại làm lớp caramel như công thức trên.

– Cho 3 quả trứng nguyên, 2 lòng đỏ và lượng đường chừa lại vào thau, dùng phới tay đánh cho trứng và đường tan đều. Lưu ý, không đánh cho trứng bông lên.

– Cho sữa và kem tươi vào nồi, đun lửa vừa, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để cho nguội bớt.

– Bạn đổ từ từ hỗn hợp sữa kem vào thau trứng đã đánh ban nãy rồi nhẹ nhàng khuấy đều cho hỗn hợp tan đều thì cho nốt vani vào khuấy nhẹ rồi lọc hỗn hợp qua rây cho thiệt mềm mịn.

– Khi lớp caramel trong khuôn đông lại thì mới cho hỗn hợp vừa rây vào khuôn.

– Sau đó đem khuôn cho vào xững hấp và hấp tương tự như trên.

Trứng gà

Trứng gà để làm bánh flan bạn nên chọn quả vừa, có trọng lượng khoảng 50 gr – (Nguồn: Internet)

Trên đây là các công thức làm bánh flan tại nhà cực kỳ dễ dàng, tiện lợi mà bạn có thể thử qua. Bạn có thể thực hiện món này, bảo quản trong tủ lạnh và lấy ra cho cả nhà dùng sau bữa ăn thì chắc chắn mọi người đều sẽ rất thích.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/an-vat/banh-flan

Bật mí cách pha nước chấm vịt luộc, vịt quay, vịt nướng ngon mê ly

Thịt vịt là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, kể ra thì chúng ta có các món vịt luộc, vịt nướng hay vịt quay vừa nhắc đến thôi thì đã thèm. Nếu bạn mua một trong các món trên về nhưng phát hiện ra người bán đã quên cho nước chấm hay chúng không ngon như ý của bạn thì hãy xem ngay các cách pha nước chấm ngon ăn với thịt vịt sau đây.

Trong cách ăn của người châu Á và đặc biệt là người Việt thì nước chấm là một phần không thể thiếu. Với các món vịt luộc, nướng hay quay thì nước chấm lại càng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn. Nước chấm không ngon có thể khiến hương vị món vịt của bạn giảm đi nhiều phần. Vậy tại sao, bạn không thử tự mình làm các loại nước chấm này ngay tại nhà trong khi cách làm thì vô cùng dễ dàng?

Nước chấm

Nước chấm là một phần không thể thiếu trong cách ăn của người Việt – (Nguồn: Internet)

Nước chấm ăn với vịt luộc

Nguyên liệu làm nước chấm ăn với vịt luộc

– Nước mắm (loại ngon): 2 muỗng canh

– Gừng, tỏi băm, chanh (1 trái), ớt tươi

– Đường cát trắng

Thực hiện làm nước chấm ăn với vịt luộc

– Bạn cho nước mắm hòa tan với ½ muỗng café đường, khuấy đều cho đường tan hết.

– Gọt vỏ gừng, thái nhỏ và cho vào bát nước mắm cùng với tỏi băm.

– Vắt nước cốt chanh cho vào nước mắm, khuấy đều. Lúc này bạn có thể nêm nếm và điều chỉnh lại cho vị cân bằng.

– Thái ớt nhỏ, bỏ cuống và cho vào, khuấy đều.

Lưu ý:

– Nước chấm vịt luộc cần có sự cân bằng giữa vị mặn – ngọt – chua – cay nên vì thế tỉ lệ các thành phần vô cùng quan trọng, bạn nên chú ý nhé.

Nước chấm ăn vịt luộc

Nước chấm ăn vịt luộc có vị hòa quyện giữa ngọt – chua – mặn – cay cực kỳ hấp dẫn – (Nguồn: Internet)

Nước chấm để ăn vịt quay

Nguyên liệu làm nước chấm ăn vịt quay

– Nước lọc: 1/2 chén

– Bột năng: 1 muỗng canh

– Tỏi băm, hành lá cắt nhỏ

– Gia vị: muối, bột ngọt, nước tương, dầu ăn, tiêu

– Nước cốt chanh

Cách làm nước chấm ăn vịt quay

– Hòa bột năng với nước cho bột năng tan đều.

– Cho ½ muỗng canh nước tương vào 1 bát khác cùng với 2 muỗng café muối và 1 muỗng café đường vào hòa tan.

– Bắc chảo lên bếp và vào chút dầu ăn, khi dầu sôi thì cho tỏi, hành lá vào phi cho thơm. Lúc này, bạn cho bát nước tương vào khuấy đều đến khi sôi thì cho tiếp bát nước bột năng khuấy liên tục đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

– Tranh thủ lúc hỗn hợp còn nóng thì bạn cho 2 muỗng bột ngọt và một ít tiêu vào khuấy cho tất cả các nguyên liệu hòa tan vào nhau.

– Để cho hỗn hợp nguội một chút thì vắt nước cốt chanh vào (bỏ hạt) và thêm chút ớt cắt nhỏ là bạn đã hoàn thành nước chấm siêu ngon cho món vịt quay.

nước chấm thật ngon dùng với vịt quay

Chỉ với vài thao tác đơn giản bạn đã có ngay nước chấm thật ngon dùng với vịt quay – (Nguồn: Internet)

Nước chấm dành cho món vịt nướng   

Nguyên liệu làm nước chấm vịt nướng

– Nước tương: 2 muỗng canh

– Tỏi băm, hành băm, ớt

– Dầu mè: ½ muỗng café

– Đường, dầu ăn (hoặc lấy mỡ từ vịt)

– Bột năng

Cách làm nước chấm vịt nướng

– Hòa bột năng với chút nước lọc.

– Bắc chảo lên bếp và cho chút dầu vào đun sôi, cho tiếp hành tỏi vào phi cho thơm.

– Bạn cho tiếp nước tương, ½ muỗng café đường, dầu mè vào chảo, khuấy đều tay cho đến khi sôi thì bạn cho tiếp bát nước bột năng vào, tiếp tục khuấy đều cho đến khi sôi lần nữa, hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.

– Cho thêm chút ớt sắt là bạn hoàn thành nước chấm.

Chất lượng nước chấm

Chất lượng nước chấm ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị món ăn  – (Nguồn: Internet)

Những cách pha nước chấm dành để ăn với các món vịt luộc, vịt quay và vịt nướng thật dễ phải không nào? Những nguyên liệu để pha thì lại vô cùng quen thuộc và hầu như có trong bếp ở bất kỳ nhà nào. Chúc các bạn thưởng thức món ăn ngon với nước chấm càng thêm hấp dẫn nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/nuong/nuoc-cham-vit-luoc-vit-quay-vit-nuong

Rau khúc và cách nấu xôi khúc dẻo ngon, đơn giản ngay tại nhà

Rau khúc là loại rau thuộc họ Cúc rất quen thuộc thường được dùng trong các bài thuốc cổ truyền dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng như một loại thực phẩm kết hợp với nếp để nấu ra những món bánh, xôi không kém phần hấp dẫn. Do đó trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách dùng rau nấu xôi khúc bằng nồi cơm điện siêu dẻo ngon.

Đối với người miền Nam thì xôi khúc là món ăn có phần tương đối lạ lẫm, vì chúng xuất phát từ vùng Bắc bộ nước ta. Để nấu xôi khúc thật ra thì bạn dành chút thời gian và sự khéo kéo của bản thân, nhưng thật ra cách làm và đặc biệt là sử dụng nồi cơm điện thì việc nấu xôi sẽ đơn giản đi rất nhiều. Ngoài các bước nước nấu xôi ra thì chúng tôi sẽ chỉ bạn cách sơ chế rau khúc cách dễ dàng nhất.

rau khúc

Lá khúc vừa được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh vừa dùng làm nguyên liệu để nấu xôi

(Nguồn: Internet)

Cách nấu xôi khúc dẻo ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu xôi khúc dẻo

– Gạo nếp: 500 gr

– Đậu xanh không vỏ: 200 gr

– Thịt ba rọi: 180 gr (bạn có thể nhờ người bán thái nhỏ sẵn)

– Hành lá, hành tím, lá chuối

– Rau khúc: 1 kg

– Bột nếp: 200 gr

– Bột tẻ: 100 gr

– Gia vị: tiêu, muối, đường, nước mắm, hạt nêm

Các bước thực hiện nấu xôi khúc dẻo

– Gạo nếp: Bạn vo sạch, cho nước vào ngâm qua đêm hoặc ít nhất 6 – 7 tiếng cho gạo nở mềm và dẻo. Sau đó, vớt ra, để ráo.

– Đậu xanh: Bạn cũng ngâm với nước và chút muối qua đêm hoặc trong vài tiếng cho đến khi đậu xanh nở. Sau đó, đem đậu xanh đi hấp chín với chút xíu muối và tiêu, rồi bắc xuống, để nguội rồi giã nhuyễn.

– Thịt ba rọi: Rửa sạch, có thể rửa qua với nước muối để khử mùi hôi, xả lại với nước rồi ướp thịt với tiêu xay, hành khô, 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng café hạt nêm, trộn đều và để yên trong 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

– Khi thịt đã ngấm gia vị thì bạn bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào đợi sôi thì cho tiếp hành tím băm nhỏ vào phi lên cho thơm, thả phần thịt vào và nê, nếm gia vị cho vừa ăn rồi xào cho thịt vừa chín tới thì tắt bếp, vớt ra để trên giấy thấm cho hút dầu.

– Sau đó, bạn lấy phần đậu xanh giã nhuyễn cho vào tô đựng thịt, trộn đều rồi dùng tay vo thành những viên tròn nhỏ, nắm thật chặt để viên xôi thành phẩm đẹp mắt, cứ thế cho hết phần nguyên liệu.

đậu xanh giã nhuyễn

Sau khi trộn phần đậu xanh giã nhuyễn với thịt thì bạn trộn đều và vo thành những viên tròn

(Nguồn: Internet)

– Rau khúc: Bạn đem đi rửa sạch, vẫy cho ráo nước rồi thái nhỏ, rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn với chút nước lấy nước cốt.

– Cho phần bột nếp và bột tẻ vào 1 thau và cho từ từ nước cốt rau khúc vào nhào đều tay cho bột thật mịn – dẻo – ấn nhẹ không dính tay, bạn có thể cho vào 1 chút xíu dầu ăn để bột không dính tay bạn.

– Dùng tay vo bột thành những viên tròn rồi ấn dẹt rồi dùng chúng để bọc viên đậu xanh thịt cho thật kín. Bạn làm tuần tự cho đến khi hết phần thịt đậu xanh viên.

– Bạn lấy phần gạo nếp ráo nước trộn với chút muối. Bạn lấy khay dùng để hấp và lót lá chuối vào dưới đáy, thoa nhẹ 1 lớp dầu ăn và cho vào một nữa lượng gạo nếp.

– Bạn xếp những viên thịt đậu xanh đã được bọc bột vào khay. Lưu ý, không để các viên sát nhau. Sau khi xếp hết thì cho tiếp lượng gạo còn lại phủ lên.

– Cho khay hấp vào nồi cơm điện, hấp trong khoảng 40 – 45 phút. Lưu ý, trong khi hấp thỉnh thoảng bạn mở nắp nồi và lau phần nước, tránh làm rơi xuống và làm bỡ phần xôi.

– Khi xôi chín thì bạn chỉ việc lấy ra dùng ngay khi còn nóng là ngon nhất. Ngoài ra, bạn có thể rắc thêm chút hành phi thì xôi sẽ càng thơm hơn.

Cách sơ chế rau khúc tốt nhất

– Bạn nhặt rau khúc để riêng phần non và phần già, sau đó mới đem đi rửa.

– Cho phần già vào xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước, bỏ bã. Chúng ta cho phần rau non vào nước đó và xay lại thật nhuyễn (không cho thêm quá nhiều nước khi xay rau). Sau đó chúng ta chắt nước mang đun sôi lên và lại cho ngược lại vào rau non vừa xay.

xôi khúc

Cách làm xôi khúc không khó, chúng chỉ hơn tốn của bạn chút thời gian và sự khéo léo

(Nguồn: Internet)

Cách nấu xôi khúc tại nhà hơi tốn chút thời gian ở phần sơ chế nguyên liệu nhưng bạn có thể chuẩn bị chúng vào buổi tối trước khi đi ngủ và hôm sau thì thực hiện các bước nấu xôi này khá dễ dàng. Chúc các bạn có thêm một món xôi lạ mà ngon dành cho gia đình mình nhé.

Ban đầu được đăng bởi: Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch https://www.cet.edu.vn/nau-an/mon-an-ngon/xoi/xoi-khuc-deo-ngon

[THỦ THUẬT] Cách viết mẫu SƠ YẾU LÝ LỊCH xin việc chuẩn không cần chỉnh

Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ba...